kết quả từ 1 tới 20 trên 37

Ðề tài: KỶ NIỆM 37 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17/2/1979 CHIẾN THẮNG BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #37

    Mặc định

    Cuộc chiến tranh 17-2-1979: Quốc tế chứng minh Trung Quốc thảm bại...

    (Quan hệ quốc tế) - Tuy chưa đồng nhất về số liệu, nhưng đa số các học giả nước ngoài đều thống nhất nhận định, TQ đã thất bại trong chiến tranh xâm lược VN 17-2-1979.

    Cuộc chiến năm 1979 đã thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân Việt Nam

    Quốc tế đánh giá về thiệt hại của 2 phía


    Hiện nay có rất nhiều nguồn tư liệu không đồng nhất về con số thương vong của quân đội hai nước. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố họ là người chiến thắng với thương vong rất thấp, còn Việt Nam đánh giá đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử hàng ngàn năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

    Còn phần lớn các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, ít nhất Trung Quốc cũng gánh chịu thiệt hại gấp đôi Việt Nam. Với số lượng binh lính, vũ khí trang bị áp đảo, cùng với lợi thế bất ngờ, đó quả thực là một thất bại thảm hại của Trung Quốc.Sau khi cuộc chiến tranh xâm lược kết thúc, Tướng Ngũ Tu Quyền, Phó tổng tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố rằng, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.

    Một số nguồn tin khác của Trung Quốc còn rêu rao chiến thắng vĩ đại của quân đội nước này với tổn thất rất ít là 8.531 người chết và khoảng 21.000 bị thương.Tuy nhiên, những công bố này đã nhanh chóng bị chính những cựu quân nhân Trung Quốc và những học giả quốc tế, những phóng viên chiến trường người Liên Xô, người Pháp… đã từng lăn lộn trên biên giới Việt-Trung năm 1979 phản bác.Theo nhà sử học người Pháp Gilles Férier viết trong cuốn “Gilles Férier. Les trois guerres d'Indochine” (tạm dịch: “Gilles Férier.

    Ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương”) do Nhà xuất bản Đại học Lyon xuất bản năm 1993, có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.

    Tổng số thiệt hại của Trung Quốc (theo tư liệu của kênh truyền hình Quốc phòng-An ninh)


    Đại tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ cho rằng, quân Trung Quốc thương vong cỡ 60.000 người, trong đó số chết là 26.000.

    Cuộc chiến tuy ngắn ngày nhưng cũng đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.

    Một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Trong đó, nhà nghiên cứu King Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, chỉ tính riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.

    Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người, phía Việt Nam có hàng nghìn binh lính và dân thường chết và bị thương. Con số này tương đối phù hợp với đánh giá của Tạp chí Time của Mỹ.Theo tạp chí này thì có khoảng dưới 10.000 quân nhân Việt Nam thiệt mạng, còn Trung Quốc là trên 20.000.Theo tuyên bố chính thức của phía Việt Nam (còn giữ nguyên cho đến ngày nay), thành tích chiến đấu của quân đội ta như sau:

    Mặt trận Lạng Sơn:


    Diệt 19.000 lính Trung Quốc, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).

    Xe tăng Trung Quốc bị quân dân Việt Nam bắn cháy năm 1979

    Mặt trận Cao Bằng:


    Diệt 18.000 lính Trung Quốc, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.

    Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Khi đó bao gồm Lào Cai và Yên Bái, chiến sự chỉ diễn ra ở Lào Cai):

    Diệt 11.500 lính Trung Quốc, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.

    Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: (Khi đó gồm Hà Giang và Tuyên Quang, chiến sự diễn ra ở Hà Giang)

    diệt 14.000 lính Trung Quốc, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch.
    Tổng số, quân đội ta đã diệt 62.500 tên địch (bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến); phá hủy 280 xe tăng, xe thiết giáp và 270 xe quân sự các loại, 115 khẩu pháo cối và dàn phóng hỏa tiễn các loại. Trung Quốc đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân.

    Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979


    Tuy nhiên, cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về quân sự và kinh tế cho Việt Nam, mà hậu quả của nó chúng ta đã phải mất tới hàng chục năm mới khắc phục được.

    Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường (Lào Cai) bị hủy diệt hoàn toàn, khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên ải bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống; 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.

    Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia.Nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Các cơ sở hạ tầng 6 tỉnh biên giới bị tàn phá rất lâu mới khôi phục được, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Ngoài ra, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ hằn học và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và những đồng minh mới của Bắc Kinh gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao.

    Đường phố và nhà cửa của nhân dân các thị trấn vùng biên bị tàn phá tan hoang sau cuộc chiến

    Quốc tế đánh giá thế nào về kết quả của cuộc chiến tranh 1979?

    Sau khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng chống đỡ của quân và dân Việt Nam vượt qua khả năng dự đoán của Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc, khiến họ hoảng loạn không tìm ra được kế sách gì đối phó với cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta.

    Theo một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với lợi thế bất ngờ cùng sự áp đảo về quân số và trang bị, Đặng Tiểu Bình cho rằng, kết quả kém nhất thì trong tuần đầu tiên Trung Quốc cũng sẽ chiếm được 5 tỉnh của Việt Nam, nếu thuận lợi hơn sẽ dẫn cuộc chiến tranh xâm lược phát triển theo hướng khác.

    Môt ví dụ như: Nếu diễn biến chiến tranh thuận lợi, mở được một đột phá khẩu xuyên qua biên giới trong vài ngày đầu, Bắc Kinh sẽ xua quân tiến xuống đồng bằng, có thể sẽ không đánh xuống quá sâu nhưng cũng thể hiện rõ thực tế là Trung Quốc có thể uy hiếp Hà Nội bất cứ lúc nào. (Về ý kiến này, chúng ta sẽ đề cập cụ thể trong các kỳ tiếp theo).

    Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Hội nghị lần 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI rằng, chỉ cần dùng một phần lực lượng của các Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.

    Trong thực tế, quân Trung Quốc đã cần tới 16 ngày, huy động 10 sư đoàn thuộc 6 quân khu (lực lượng gần bằng tổng binh lực hai Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô) lần lượt tham chiến để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên giới 15 km.

    Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng, dẫn đầu là xe bọc thép Type 63


    Những lúc cao điểm, Trung Quốc tập trung ở hướng Lạng Sơn tới 6 sư đoàn đồng loạt tấn công nhưng không đánh nổi 2 sư đoàn Việt Nam. Trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc chỉ tiến được 0,9 km và họ đã mất tới 16 ngày chỉ để chiếm được 1/10 quãng đường tới Hà Nội.
    Thực tế là sau 3 tuần huy động tối đa lực lượng đánh với bộ đội địa phương và dân quân du kích Việt Nam quân đội Trung Quốc mới chiếm được Lạng Sơn.

    Sau đó, do số thương vong quá lớn và chủ lực ta đã lên đến biên giới nên Trung Quốc buộc phải rút quân.
    Học giả King Chen của Đài Loan đánh giá, bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân, quân đội Trung Quốc không hoàn thành được những mục đích đã đề ra, nhiều nhất chỉ đạt được một nửa các mục tiêu, chủ yếu là về khía cạnh phá hủy kinh tế Việt Nam.

    Về quân sự: Điểm yếu của quân Trung Quốc là thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tinh thần kém, không phát huy được thế mạnh về lực lượng và trang bị. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là họ không lường trước được thế trận phòng thủ nhân dân của Việt Nam hiệu quả đến mức nào.

    Xe tăng của Trung Quốc tiến vào địa phận Lạng Sơn của Việt Nam


    Với quân số và vũ khí áp đảo, quân Trung Quốc đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam, mà còn bị đánh tiêu diệt hoặc thiệt hại nặng nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Trung Quốc đã tự bộc lộ trình độ tác chiến yếu kém trước toàn thế giới.

    Một trong số các mục đích ban đầu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là hạ bệ được uy thế lẫy lừng, đánh bại 2 cường quốc (Pháp, Mỹ) của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên thực tế, quân đội Trung Quốc đã tự điền thêm tên mình vào vị trí thứ 3.

    Về mặt ngoại giao, cuộc chiến của Trung Quốc đã tạo ra được hiệu quả gì? - không gì cả! Nó không thể cắt đứt được mối quan hệ hữu nghị Việt-Xô; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi mặt trận biên giới Tây Nam;

    ngược lại, bộ mặt xâm lược giả dối của Bắc Kinh lại bị lật tẩy qua cuộc chiến này.

    Một luồng ý kiến đánh giá khác là của tác giả Edward C. O'Dowd, thể hiện trong cuốn sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3" đã đánh giá rằng, quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu rất yếu kém trong cuộc chiến.


    Tại Lạng Sơn, 2 Tập đoàn quân (tương đương 6 sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn hỏa lực, phục vụ) Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam (tư liệu này cả ông O'Dowd có thể chưa chính xác, có thể đó là sư đoàn 3) cầm chân trong 1 tuần, một Tập đoàn quân khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị trước thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách biên giới không đến 15 km.
    Trung Quốc đã bất lực trước thế trận phòng thủ nhân dân của Việt Nam

    Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 Tập đoàn quân để tiếp tục tấn công thị xã mà mà trước đó Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được ngay mấy ngày đầu của cuộc chiến.

    Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới trong suốt 5 tiếng đồng hồ, gây thương vong cho 360 trong tổng số 2800 quân của trung đoàn này.Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận đã cho thấy quân đội Trung Quốc đã không có chiến thuật thích hợp để phát huy được ưu thế về quân số một cách hiệu quả, do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.

    Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật “biển người”, “biển hỏa lực” ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.Không chỉ những học giả nước ngoài mà ngay cả trong giới chức lãnh đạo chóp bu của nước này như Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh…, cũng đã buộc phải thừa nhận thất bại cay đắng của quân đội Trung Quốc (tuy bề ngoài vẫn tuyên bố là “chiến thắng”, “đạt mục đích đề ra”).

    Trong nội bộ Trung Quốc cũng thừa nhận thất bại trước quân đội Việt Nam


    Theo bản dịch bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong hội nghị quân chính nội bộ ngày 16-3-1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), do ông Dương Danh Dy dịch và gửi tới BBC vào năm 2011, Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ thái độ rất không hài lòng về kết quả yếu kém của cuộc chiến tranh xâm lược.
    Đặng chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội: "Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam.

    Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…" nhưng "…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).
    Trên đây là những đánh giá mang tính khái quát của các chuyên gia quân sự, học giả nước ngoài, còn trong những kỳ sau chúng ta sẽ nhìn nhận cụ thể những nguyên nhân làm nên chiến thắng của Việt Nam và các nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân đội Trung Quốc.

    Thiên Nam
    Last edited by Bin571; 28-02-2016 at 01:42 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 17-03-2015, 08:44 AM
  2. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  3. [ebook]Sau 30 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
    By TuanBinh7069 in forum Các thành viên tặng sách
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 04-03-2014, 10:45 AM
  4. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM
  5. Hồi kí, Hồi ức về chiến tranh biên giới 1979 - 1984
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 09:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •