Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 37

Ðề tài: KỶ NIỆM 37 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17/2/1979 CHIẾN THẮNG BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định KỶ NIỆM 37 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17/2/1979 CHIẾN THẮNG BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC

    Chiến tranh biên giới 1979: Tướng TQ gọi Tổng chỉ huy là "tên điên"

    Kiều Tỉnh | 17/02/2016 07:26
    Nhân kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ CHÍNH TƯ LIỆU CỦA TRUNG QUỐC, LIÊN XÔ... CÙNG CÁC HỌC GIẢ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI, cũng như truyền thông Hoa ngữ.

    LTS: 37 năm đã qua kể từ khi Trung Quốc huy động 60 vạn quân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam ngày 17/2/1979, nhưng đây vẫn là một vấn đề mà các nhà lịch sử và quân sự thế giới suy ngẫm.Không ít học giả Trung Quốc cho rằng đây là cuộc chiến sai lầm của cá nhân ông Đặng Tiểu Bình và cần xét lại.Dù ông Đặng Tiểu Bình và một số nhà lãnh đạo Trung Quốc dùng quyền uy biện minh, bóp méo sự thực khách quan về cuộc xâm lược biên giới Việt Nam, nhưng cuối cùng vẫn không thể nào che đậy được sự thực lịch sử mà ngay người Trung Quốc và kể cả giới cầm quyền khi đó đã nhìn thấy.Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn những ý kiến của lãnh đạo, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng như các nhà nghiên cứu về Chiến tranh biên giới 1979 và báo chí tiếng Hoa nhìn nhận về cuộc chiến tranh xâm lược này.
    ---
    Ngày 22/1/2016, trang Đa Chiều trích dẫn ý kiến của giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông lưu hành viết về cuộc Chiến tranh biên giới 1979.

    Cuốn sách được đánh giá là tài liệu đáng tin cậy và được giới thiệu như một tác phẩm tiêu biểu trong phần "lịch sử đảng" trên website của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.Vogel viết: “Nhìn chung Đặng Tiểu Bình bị nhiều Ủy viên quân ủy trung ương hoàn toàn phản đối kể cả Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đại tướng Túc Dụ, nguyên là Tổng tham mưu trưởng quân đội.Trong dân chúng nhiều người cũng hoài nghi về cuộc chiến tranh này. Khi đó nhiều báo tường chữ lớn ở Bắc Kinh cho rằng hành động này thể hiện thất bại thảm hại của Quân đội Trung Quốc.Một số bài báo chữ lớn trên tường ở khu Tây Đơn (trung tâm thủ đô Bắc Kinh) thẳng thắn phê phán Đặng Tiểu Bình”.

    Theo giáo sư Vogel, một số ủy viên Quân ủy trung ương Trung Quốc cho rằng quân đội nước này giai đoạn đó chưa chuẩn bị tốt cho tác chiến.Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã bị tổn thất lớn trong Đại cách mạng văn hóa(CMVH), kỉ luật lơi lỏng, huấn luyện không đầy đủ, ngoài cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ năm 1962 hầu như chưa có tác chiến nào đáng kể.

    Trong khi đó, quân đội Việt Nam được tôi luyện dày dặn trong cuộc Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và được trang bị vũ khí hiện đại của Liên Xô.Một số quan chức cấp cao trong quân đội cũng như ngoài dân sự cho rằng việc đánh Việt Nam là không khôn ngoan, một số khác công khai phản đối việc tấn công một nước láng giềng xã hội chủ nghĩa. Một số thì lo ngại xung đột sẽ dẫn tới hậu quả là Việt Nam thù địch lâu dài với Trung Quốc.

    Ngày 16/2/1979, Đặng Tiểu Bình triệu tập Hội nghị quân ủy trung ương do nhà lãnh đạo Hoa Quốc Phong chủ trì để nghe báo cáo kế hoạch tác chiến.Hoa Quốc Phong bày tỏ không đồng tình, nhưng ông khó cưỡng nổi uy thế của Đặng Tiểu Bình khi đó, nên sau này cho dù khi thấy được tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến nhưng ông cũng không thể
    nói được.

    Hoa Quốc Phong (trái) và Đặng Tiểu Bình

    Trong bài “Sự thực lịch sử về cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung”, đăng trên tờ Epochtimes của Hồng Kông năm 2012, tác giả Tân Viễn chỉ ra âm mưu đằng sau ý đồ xâm lược Việt Nam của Đặng Tiểu Bình: “Ở trong nước, cuộc CMVH vừa kết thúc, Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc hình thành.Khi đó đảng Cộng Sản Trung Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng lòng tin, vì vậy Đặng Tiểu Bình cho rằng cần phải phát động một cuộc chiến tranh để khuấy động lên chủ nghĩa dân tộc trong nước, lấy lại niềm tin.Đặng biết rõ rằng trước tình hình quân đội bị rệu rã trong CMVH, nên thông qua cuộc chiến tranh với Việt Nam để tấn công vào những đối thủ trong nội bộ, thâu tóm quyền lực về mình.""Ông ta đã lấy các sĩ quan và binh lính làm bia đỡ đạn và làm bậc thang leo lên quyền lực. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới cuộc chiến xâm lược Việt Nam.Sau Chiến tranh, Đặng Tiểu Bình đã thành công thâu tóm được quyền lực và hạ bệ Chủ tịch Quân ủy trung ương khi đó là Hoa Quốc Phong. Còn cuộc chiến tranh này không mang lại kết quả gì cho Trung Quốc,” bài viết chỉ ra tính phi nghĩa của cuộc chiến.

    Trong bài “Có phải hành động trừng phạt của Trung Quốc thất bại không?” xuất bản tháng 4/2013, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng xác nhận thái độ bất đồng của Hoa Quốc Phong, lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, với mưu đồ của Đặng Tiểu Bình.Ông Kissinger tiết lộ: “Sau khi Chiến tranh (biên giới Việt-Trung 1979) kết thúc không lâu, ông Hoa Quốc Phong nói: ‘Họ (Liên Xô) điều động binh lính lên vùng biên giới (Xô-Trung - PV), đồng thời đưa tàu chiến tới biển Đông, nhưng án binh bất động.Bởi vậy, thực sự là chúng tôi không biết đâu mà lần như sờ vào đít hổ'.”

    Trong Cuốn sách “Cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979” xuất bản năm 2014, Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Viện nghiên cứu vấn đề Trung Quốc trường Đại học Maine, Mỹ viết: “Trung Quốc từ lâu đã có ý định tấn công Việt Nam.Sau khi Trung Quốc dùng Polpot tấn công ở phía nam và đưa quân xâm lấn ở phía bắc thì Việt Nam mới phản ứng.

    Trung Quốc tức giận và không muốn Việt Nam đàm phán với Mỹ năm 1969.
    Năm 1972 khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm, Bắc Kinh đã đảm bảo với Mỹ rằng sẽ căn cứ vào ý kiến của Washington để gây sức ép với Việt Nam, và Trung Quốc bắt đầu giảm viện trợ cho Việt Nam, đồng thời viện trợ toàn diện kể cả vũ khí nặng cho Khmer Đỏ để tới tháng 4/1975, Khmer Đỏ bắt đầu tấn công Việt Nam.”


    Rạng sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc "bắn hàng vạn loạt pháo" trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng 60 vạn quân (Ảnh tư liệu: Huanqiu)

    Phản ứng trái chiều từ chính tướng lĩnh quân đội Trung Quốc

    Cuộc chiến tranh xâm lược mà Đặng Tiểu Bình tung hô bằng cái tên "chiến tranh tự vệ chống Việt Nam" chẳng những không có được sự đồng thuận từ giới lãnh đạo Trung Quốc, mà chính những người đứng đầu PLA cũng phải lắc đầu trước biểu hiện kém cỏi của quân đội nước này trong cuộc chiến.


    Trong cuốn “Trong nội bộ Đảng cần để mọi người phát biểu, nói lên sự thực” xuất bản tháng 1/1988, Thượng tướng Trần Tích Liên, nguyên Tư lệnh Lực lượng pháo binh, nguyên Tư lệnh Đại Quân Khu Thẩm Dương, nguyên Tư lệnh Đại Quân khu Bắc Kinh, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc đã chỉ trích Thượng tướng Hứa Thế Hữu, Tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến 1979.


    Trần Tích Liên tuyên bố: “Trong nội bộ đảng (Cộng sản Trung Quốc) có vấn đề tồn tại sâu sắc, có bè phái. Đây là điều không thể lảng tránh, là tồn tại khách quan. Nếu như không có thì ông ấy (chỉ Mao Trạch Đông) sẽ không tiến hành chỉnh quân, chỉnh đảng trên quy mô lớn.
    Có bè phái, nhưng không nên xuất hiện chủ nghĩa bè phái, đây là vấn đề nguyên tắc nếu không chúng ta trở nên quân phiệt.Trong tuyên truyền, nên tránh thái quá mà nên vừa phải, nhưng khi tổng kết các chiến lệ trong chiến tranh, chúng ta phải thực sự cầu thị, không nên tâng bốc, không nên sợ lãnh đạo mà không dám nói và cũng không nên sợ người đã qua đời (Hứa Thế Hữu mất năm 1985) mà bỏ qua không nói.Nếu nói tuyến phía Đông trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, thì Hứa Thế Hữu (Tư lệnh tuyến phía Đông-ND) là tên điên, là kẻ làm càn, mê muội, nói vậy có đồng chí nào phản đối không?Ba quân đoàn, mười mấy sư đoàn, 60% là bộ binh cơ giới, khi đột phá trung tâm thì một tuyến phòng ngự cũng không có, để cuối cùng bị phản kích đánh cho thảm hại.Đây gọi là tác chiến kiểu gì? Là cuộc chiến dốt nát, là cuộc chiến ngu xuẩn, là cuộc chiến điên rồ, lính chết đầy ra đấy nhưng không ai dám kêu oan."

    Cần phải biết rằng, Trần Tích Liên là một trong số lãnh đạo quân đội Trung Quốc trực tiếp tham gia hoạch định cuộc xâm lược đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.Tuy nhiên, chính ông này cũng phải thừa nhận kết quả thảm hại của PLA trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979.

    Thượng tướng Hứa Thế Hữu, kẻ cầm đầu quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)

    Cũng trong cuốn "Thời đại Đặng Tiểu Bình" nêu trên, tác giả Vogel chỉ ra dã tâm của ông Đặng: “Bất kể về ý đồ, hay về mục tiêu hay về quy mô tác chiến đều đo cá nhân ông Đặng định ra.Ông ta lựa chọn các tướng lĩnh chỉ huy làm Tư lệnh, đi động viên lãnh đạo các tỉnh, các địa phương ủng hộ cuộc chiến tranh, tự tay phê chuẩn các kế hoạch tác chiến, ra mệnh lệnh, nên có thể nói đây là cuộc chiến tranh của cá nhân ông Đặng…Chính vì vậy, ông bị một số ủy viên Quân ủy trung ương và nhiều tướng lĩnh sĩ quan phản đối.

    Nhiều cán bộ cao cấp cho rằng việc Đặng Tiểu Bình phát động và trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh này là xuất phát từ quyền lợi của bản thân ông ta nhằm thâu tóm quyền kiểm soát quân đội.
    Một số cho rằng việc phát động cuộc chiến tranh với Việt Nam là một minh chứng muốn bày tỏ với phía Mỹ rằng ông Đặng Tiểu Bình thực sự đoạn tuyệt với Liên Xô.Cho dù hiện nay còn có ý kiến khác nhau, nhưng một sự thực rõ ràng là dã tâm của ông Đặng đối với Việt Nam rất sâu sắc.”

    Xe tăng của Trung Quốc xâm lược tiến vào địa phận Lạng Sơn của Việt Nam trong Chiến tranh biên giới 1979, một trong vô số hình ảnh vạch trần cái gọi là "Chiến tranh tự vệ chống Việt Nam" mà Bắc Kinh rêu rao. (Ảnh tư liệu: Sina)

    Theo Vogel, Đặng Tiểu Bình tuyên truyền chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 rằng phải "dạy cho Việt Nam một bài học", nhưng thực tế là Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc một bài học.Các nhà phân tích quân sự cho rằng PLA đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu trong cuộc xâm lược phi nghĩa này, nhất là năng lực và trình độ chỉ huy tác chiến của các tướng lĩnh cũng như trình độ hiệp đồng tác chiến của họ."Chỉ huy cấp trên giao nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng họ không biết được cấp dưới sẽ làm gì và cấp dưới cũng không hiểu được ý đồ của cấp trên.
    Một số tư lệnh chỉ huy đã tỏ ra bất mãn và phản đối,"
    giáo sư Vogel viết.

    Do hiệp đồng tác chiến yếu kém và vũ khí lạc hậu, nên có trận hơn 500 sĩ quan và binh lính chết do chính pháo binh và hỏa lực của chính quân đội Trung Quốc bắn nhầm.


    TÁC GIẢ KIỀU TỈNH

    Tác giả từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên 1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng Kông từ 1996-2001 và 2004–2006.




    theo Thế giới trẻ



    Last edited by Bin571; 17-02-2016 at 10:53 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979: Trung Quốc hằn học vì Việt Nam thắng Mỹ!

    HẢI CHÂU (lược ghi) | 16/02/2016 15:55






    Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” do NXB Sự thật xuất bản tháng 10/1979 (Ảnh: HC)

    37 năm trước, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh, tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc song họ lừa gạt dư luận rằng đây là cuộc “phản kích để tự vệ". Vậy đâu là sự thật?


    • LTS:
      Tháng 10 năm 1979, Nhà xuất bản Sự Thật (nay là NXB Chính trị Quốc gia - Sự Thật) đã cho xuất bản cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, trong đó công bố rất nhiều những thông tin quan trọng và đáng chú ý về mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc kể từ khi nhà nước Trung Hoa chính thức ra đời (1949).


      Đáng chú ý, cuốn sách còn công bố khá nhiều tư liệu lịch sử quan trọng liên quan đến cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam (tháng 2/1979).
      Điều đáng tiếc là đến nay vẫn còn khá nhiều người chưa biết đến cuốn sách cũng như các thông tin quan trọng về cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biên cương phía Bắc, của quân và dân Việt Nam.
      Báo điện tử Infonet xin trích đăng một số nội dung của cuốn sách để độc giả hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.


      Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” là một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước CNXHCN Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979, không chỉ nêu rõ về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đầu năm 1974 để từng bước kiểm soát Biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á, khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông, mà còn “vạch trần bộ mặt phản động của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài” (chú dẫn của NXB Sự thật, tháng 10/1979).


      Việt Nam trong chiến lược toàn cầu và chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc


      Theo sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979), trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếucần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính đế dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.


      Đông Nam Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu những người lãnh đạo nước CHND Trung Hoa ước mơ thôn tính.
      Ý đồ bành trướng của Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: "Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á"!


      Cũng trong dịp này, Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở.
      Đối với nước Lào đất rộng, người thưa, Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.


      Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8/1965: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore...
      Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...


      Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây".
      So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình.


      Cho nên hàng chục năm qua, những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện cho chiến lược toàn cầu của họ.


      "Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, đe dọa bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ.


      Họ xâm phạm lãnh thổ và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực.


      Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dựng lên tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia. Họ dùng nhiều công cụ ở các nước Đông Nam Á: lực lượng Hoa kiều làm “đạo quân thứ năm”, các tổ chức gọi là “cộng sản” theo mệnh lệnh của Bắc Kinh, các dân tộc thiểu số ở các nước thuộc hu vực này có ít nhiều nguồn gốc dân tộc ở Trung Quốc, để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ." (Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua - 1979).


      Cũng theo sách này, Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam Á.


      Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông Nam Á.


      Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Á"!


      Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979) nêu rõ: "Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam.

      Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông Nam Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới…
      Nhưng những người lãnh đạo Trung Quốc đã không thành công trong các kế hoạch đen tối này… vì họ vấp phải đường lối độc lập, tự chủ trước sau như một của Việt Nam”.


      Giấu mặt sau lưng bè lũ Pol Pot - Ieng Sary hòng làm suy yếu Việt Nam


      Theo cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua”, xuất phát từ lợi ích dân tộc của mình, những người cầm quyền Trung Quốc có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc.


      “Họ muốn Việt Nam bị chia cắt lâu dài, nhưng nhân dân Việt Nam đã đánh cho “Mỹ cút, ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất nước nhà.

      Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ, nhưng sự cấu kết của họ với Mỹ không ngăn được nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn và dựng lên nước CHXHCN Việt Nam…

      Thắng lợi lịch sử của nhân dân Việt Nam không chỉ là thất bại lớn của đế quốc Mỹ xâm lược, mà cũng là thất bại lớn của bọn bành trướng Bắc Kinh.

      Họ hằn học nhìn thắng lợi của nhân dân Việt Nam, cho nên, từ khi nhân dân Việt Nam giành được toàn thắng, họ ngày càng công khai và điên cuồng thực hành một chính sách thù nghịch toàn diện và có hệ thống chống nước CHXHCN Việt Nam” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết.


      Ngay từ giữa những năm 1960, những người lãnh đạo Trung Quốc đã mưu tính nắm trọn vấn đề Campuchia, trước mắt nhằm phá hoại Mặt trận đoàn kết nhân dân các nước ở Đông Dương, làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, có thế đàm phán với Mỹ; và lâu dài là nhằm bắt Campuchia lệ thuộc và trở thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Đông Dương và Đông Nam Á.


      Sau ngày 17/4/1975, Campuchia hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của bè lũ Lon Non, tay sai của Mỹ; Trung Quốc dùng bọn tay sai Pol Pot - Ieng Sary chiếm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Campuachia, gạt Quốc trưởng Sihanouk và những người thân cận của ông ta để xây dựng nên một chế độ phát xít diệt chủng có một không hai trong lịch sử loài người và thông qua chế độ đó hoàn toàn kiểm soát Campuchia, biến Campuchia thành một nước chư hầu kiểu mới và căn cứ quân sự của họ để tiến đánh Việt Nam từ phía Tây Nam.


      Dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh, tập đoàn cầm quyền phản động Phnom Penh lúc đó đã tiến hành liên tục chiến dịch tuyên truyền rộng khắp vu khống Việt Nam “xâm lược Campuachia”, “âm mưu ép Campuchia vào liên bang Đông Dương do Việt Nam khống chế”, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam.
      Chúng đã phá hoại cuộc đàm phán giữa hai nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới để có cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.


      “Ngay từ tháng 4/1975, chúng đã đưa quân lấn chiếm, bắn phá nhiều điểm trên lãnh thổ Việt Nam và từ đó ngày càng gây thêm nhiều vụ xung đột ở biên giới, đột kích nhiều đồn biên phòng, lành xóm Việt Nam, làm cho tình hình ở vùng biên giới không ổn định, ngăn cản nhân dân Việt Nam khôi phục và xây dựng kinh tế.


      Từ những cuộc khiêu khích vũ trang, chúng tiến đến gây ra một cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam từ tháng 4/1977 suốt dọc hơn 1.000km với những cuộc tiến công quy mô, huy động hàng vạn bộ binh có xe tăng, trọng pháo yểm trợ, có khi vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 30km, giết hại dã man dân thường, tàn phá nhà cửa, hoa màu, gây nên biết bao tội ác không thể dung thứ được” – cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” thuật lại.


      Xem tiếp: Sự thật về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 (2): Dùng vấn đề người Hoa chống Việt Nam từ bên trong

      theo Infonet




    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Vị Đại tướng Liên Xô đã sát cánh cùng Việt Nam năm 1979 là ai?

    Phan Việt Hùng | 17/02/2016 07:45






    Bức ảnh tư liệu quý: Đại tướng Obaturov cùng vợ đến thăm gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng, ngày 1/9/1979.
    t câu hỏi
    ĐỌC NHIỀU NHẤT

    Ngay sau khi Chiến tranh Biên giới nổ ra, Moskva đã cấp tốc thành lập đoàn công tác đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov để khẩn trương bay sang VN.

    Vì sao Đại tướng Obaturov được chọn?

    Thiếu tướng Evrafji Melnichenko, thành viên trong đoàn công tác nhớ lại:"Theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam và trên tinh thần Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết ký tháng 11/1978, ở Thủ đô Moskva, đoàn công tác đặc biệt đã cấp tốc được thành lập.Thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam chúng tôi đã nắm được từ trước. Vì thế ngay từ đầu tháng 2/1979, Bộ Tổng tham mưu đã thành lập một nhóm 20 chuyên gia quân sự, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov.Vì sao Obaturov được chọn? Theo ý kiến của chúng tôi, ở thời điểm đó, ông là một vị tướng được đào tạo bài bản và rất giỏi. Chúng tôi vẫn gọi ông là "từ điển bách khoa sống".Ông nắm rõ đến tận chân tơ kẽ tóc các chiến thuật của nghệ thuật quân sự, các binh quân chủng, các loại vũ khí và cách sử dụng chúng trong chiến tranh hiện đại. Thêm nữa, ông đã trải qua kinh nghiệm trận mạc".


    Trong khi các tướng lĩnh, sĩ quan trong nhóm chuyên gia tập trung chuẩn bị sang Việt Nam thì Đại tướng Obaturov tự mình nghiên cứu một chương trình làm việc riêng.
    Đại tá Igor Kuminov từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu Bộ quốc phòng Liên Xô nhớ lại:"Ghenady Obaturov có quan hệ rất tốt với Tổng tham mưu trưởng, Nguyên soái Liên Xô N.Ogarkov. Ông đã yêu cầu Ogarkov cho ông được biết các loại vũ khí của Liên Xô hiện đang được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam.Ông nắm vững các loại vũ khí khí tài, bởi trước đó đã từng tự lái tăng và sử dụng thuần thục các loại vũ khí khác nhau".

    Đại tướng Obaturov tại Việt Nam, tháng 2/1979.

    Phu nhân tướng Ghenady Ivanovich Obaturov, bà Elizaveta Pavlovna kể:"Đích thân nguyên soái Tổng tham mưu trưởng Ogarkov gọi điện cho tôi, khuyên không nên đi cùng chồng sang Việt Nam bởi tình hình ở đó khá phức tạp. Tôi đã từ chối đề nghị này, nói đây không phải lần đầu tôi chia sẻ những khó khăn với chồng của mình".Và bà đã cùng chồng sang Việt Nam, để bước vào một nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn.

    Vị tướng xuất sắc toàn tài, không ngại gian khổ, hy sinh

    Sáng 19/2/1979, máy bay của Hãng Aeroflot chở đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Liên Xô hạ cánh xuống Hà Nội.Trong đoàn, ngoài trưởng đoàn, Đại tướng Obaturov còn có các tướng: V.Mikhailov, V.Demyanenko, E.Melnichenko, A.Zichenko, N.Bernadsky, A.Baltyshev, A.Vasilev, B.Butorin, V.Bulgakov, Maiorov, M.Skrabov, M.Koval, chuẩn đô đốc A.Skvortsov...


    Họ đã nhanh chóng bắt tay vào công việc.Sau khi nghe Trung tướng M. Vorobev, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam báo cáo nhanh, Đại tướng Obaturov đã tiếp xúc và nắm thông tin chiến trường từ Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn và Đại tướng Văn Tiến Dũng.Pavel Rutkovsky, Trung tá, chỉ huy đơn vị thông tin của đoàn chuyên gia cao cấp Liên Xô nhớ lại:"Tình hình ở thủ đô Hà Nội khi đó khá căng thẳng. Đến thời điểm đó, tôi và đơn vị của mình (120 chiến sĩ) đã ở Việt Nam nửa năm. Chúng tôi đến Việt Nam trên 2 chiếc AN-22 qua đường Ấn Độ và Pakistan từ tháng 8/1978.Tình hình chiến sự tôi được biết qua một đồng chí trung tá phiên dịch. Nói thật là khi đó tình trạng khá căng...Mặc dù phía Việt Nam đã can ngăn, nhưng Obaturov vẫn quyết định ra thẳng chiến trường để thị sát. Ngay ngày 20/2, Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" đã loan tin về sự có mặt của các chuyên gia quân sự Liên Xô.Chuyến thị sát đó, đoàn xe chuyên gia quân sự đã suýt dính pháo ở Lạng Sơn. Nhưng mục đích của chuyến thị sát đã đạt được.

    Trong những ngày ở Việt Nam, vị Đại tướng 64 tuổi Ghenady Obaturov, người đã từng trải qua Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đã khiến cho mọi người kinh ngạc về sự bền bỉ của mình.Ông làm việc hầu như suốt ngày đêm, bất kỳ khi nào cũng có thể yêu cầu báo cáo thật chi tiết về tình hình chiến sự để có những quyết định kịp thời.Nắm bắt tình hình thực tế, Đại tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết, có thể giúp Việt Nam đẩy lùi kẻ địch.


    Chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam.

    Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.Trong những ngày sát cánh bên các bạn Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đoàn chuyên gia quân sự Xô viết cũng chịu những sự tổn thất.Tháng 3/1979, chiếc máy bay vận tải quân sự An-24 đã gặp sự cố khi hạ cánh ở Đà Nẵng, 6 chuyên gia quân sự Liên Xô, trong đó có Thiếu tướng Malykh đã hy sinh.

    Duyên nợ với Việt Nam của tướng Obaturov đến đây vẫn chưa chấm dứt. Sau đó, ông còn lưu lại Việt Nam 3 năm và có những đóng góp rất hiệu quả trong việc xây dựng quân đội, củng cố nền quốc phòng của 2 nước Lào và Campuchia.Sau khi về nước, tháng 11/1982, Đại tướng G.Obaturov được phân công làm Giám đốc Học viện Quân sự Frunze.Trong số 19 Huân chương cao quý của Nhà nước Liên Xô và 22 Huân chương của các nước anh em trao tặng cho Obaturov, có Huân chương Quân công hạng Nhất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


    ĐẠI TƯỚNG GHENADY IVANOVICH OBATUROV

    Ghenady Obaturov sinh ngày 9/1/1915 tại làng Maloe Zarecheno, nay thuộc tỉnh Kirov. Ông đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, được tặng thưởng 7 huân chương Chiến công. Ông mất năm 1996 tại thủ đô Moskva.



    Có lẽ ít ai ngờ, Đại tướng Obaturov không những là một vị tướng tài ba, mà ông còn là một thi sĩ. Trong những ngày ở Việt Nam, ông đã sáng tác nhiều bài thơ, trong đó có bài gửi cho một người bạn chiến đấu cũ, kết thúc bởi những dòng:
    Và bạn hỡi, rồi chúng ta
    Những chiến binh sẽ giã từ cuộc sống
    Nhưng tôi tin, trên tấm bia Tổ quốc
    Sẽ đôi khi ghi nhớ chúng ta
    Và tôi sống, vững vàng bởi thế.
    Không những ở nước Nga, Ghenady Obaturov mới được mọi người nhớ đến.Ở Việt Nam, mọi người vẫn nhớ đến ông, một vị Đại tướng, một người bạn Xô viết đã sát cánh cùng chúng ta trong những ngày tháng đầu tiên khó khăn của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

    Last edited by Bin571; 17-02-2016 at 11:42 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới phía Bắc: Không thể nào quên

    Đặng Trung (thực hiện) | 17/02/2016 08:22


    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến đặt vòng hoa và thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN
    Không ai có thể quên được những ngày tháng 2 lịch sử, đó là một phần sự thật lịch sử của dân tộc ta.


    • “Không một ai có thể quên được những ngày tháng 2 lịch sử cách đây 37 năm trước trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, khi đông đảo đồng bào, chiến sĩ của ta đã ngã xuống bảo vệ biên giới; giữ lấy biên cương của Tổ quốc” - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, chia sẻ vớiPháp luật TP.HCM.

      Một phần sự thật của lịch sử dân tộc

      . Phóng viên: Những ngày tháng 2 này, ông nghĩ gì về sự kiện chiến tranh biên giới phía Bắc 37 năm trước (17-2-1979 – 17-2-2016)?




    + Trung tướng Nguyễn Quốc Thước:

    Khi đó tôi đang là tư lệnh của Quân đoàn 3.

    Quân đoàn tôi được lệnh của Quân ủy Trung ương điều động về tăng cường lực lượng án ngữ các tỉnh phía Bắc để giữ vững biên giới khu vực Hà Giang.

    Khi Trung Quốc xâm lược, đơn vị chúng tôi đã có nhiều đồng chí hy sinh nằm lại tại biên giới phía Bắc.
    Không ai có thể quên được những ngày tháng 2 lịch sử ấy, những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Đó là một phần sự thật lịch sử của dân tộc ta.

    Chúng ta cần tôn vinh tất cả chiến sĩ, đồng bào ta đã hy sinh xương máu ngã xuống để chặn bước quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Họ xứng đáng được vinh danh!

    . Trong bối cảnh hôm nay, sự kiện ấy để lại cho chúng ta những cảnh giác và bài học gì?

    + Bài học của chúng ta chính là không bao giờ được quên lịch sử, nếu chúng ta quên đi những người cầm súng chiến đấu chính là có lỗi với Tổ quốc, với nhân dân, với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ phần biên giới thiêng liêng cực Bắc của đất nước.

    Suốt hơn 40 năm qua, dù đất nước đã được độc lập, thống nhất nhưng biên giới, hải đảo vẫn chưa yên tiếng sóng, vì thế chúng ta luôn phải vừa cảnh giác vừa đấu tranh và hợp tác.
    Đồng thời giáo dục cho những người còn sống hôm nay cần phải có trách nhiệm hơn đối với đất nước, Tổ quốc trước sự dòm ngó của các thế lực bên ngoài.



    Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu
    Đoàn kết dân tộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng

    . Từ sự kiện này ông nghĩ gì về những hành động xâm phạm chủ quyền nước ta ở biển Đông hiện nay của Trung Quốc?

    + Chúng ta nhắc lại sự kiện ngày 17-2 để thấy rằng đất nước của chúng ta thực sự chưa bao giờ bình yên bởi sự rình rập của các thế lực bên ngoài.

    Bởi vì biển, đảo của chúng ta hằng ngày, hằng giờ đang bị Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng, vì thế chúng ta không thể bị ru ngủ bằng “hữu nghị viển vông”, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng phát biểu.
    Ta quyết tâm đến cùng để bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

    . Nếu được gửi một thông điệp đầu năm về bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới, ông sẽ gửi gắm điều gì?

    + Tôi xin có đôi điều. Trước tiên là phải xây dựng một đất nước hùng mạnh, vì nước mạnh Tổ quốc mới vững bền.
    Đảng và nhân dân hợp nhất thành một khối vì lợi ích của Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân. Đặc biệt trong tình hình hiện nay phải chống cho được tham nhũng. Một nhà nước trong sạch vì dân.
    Thế giới đang hội nhập, tất cả mọi nước dù to, dù nhỏ hãy biết tôn trọng lẫn nhau, một đất nước lớn chưa hẳn đã mạnh nhưng một đất nước nhỏ đoàn kết thì sẽ tạo nên sức mạnh, mà đó là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của một dân tộc.

    . Xin cảm ơn Trung tướng.

    Chủ tịch nước tri ân các liệt sĩ bảo vệ biên giới phía Bắc

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác trung ương ngày 16-2 đã đi thăm đối tượng chính sách, đồng bào thiểu số, lực lượng vũ trang khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
    Theo TTXVN, thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị cùng các lực lượng như hải quan, biên phòng, kiểm dịch…

    Chủ tịch nước biểu dương những kết quả đạt được của các đơn vị.

    Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, chiến sĩ, nhân viên tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại biên phòng, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, đấu tranh chống buôn lậu, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến đặt vòng hoa và thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Lạng Sơn. Ảnh: TTXVN
    Chủ tịch nước cùng đoàn công tác cũng đã dâng hương Nghĩa trang liệt sĩ TP Lạng Sơn, tưởng niệm công lao to lớn của hơn 400 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến; trong đó có hơn 300 liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.

    Đây cũng là nơi yên nghỉ của nhà báo Takano, phóng viên người Nhật, đã hy sinh khi đưa tin chiến sự tại thị xã Lạng Sơn ngày 7-3-1979.

    N.ANH

    Không được mơ hồ

    Dứt khoát phải khẳng định đây là cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Không được mơ hồ!
    Và nếu ai còn mơ hồ về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam thì có lỗi với Tổ quốc, dân tộc, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất thiêng của Tổ quốc.

    37 năm, sau cuộc chiến biên giới phía Bắc đó, đặt trong bối cảnh chủ quyền biên giới, hải đảo hiện nay bị Trung Quốc xâm phạm, chúng ta càng nhận rõ toan tính của họ.
    Chúng ta yêu chuộng hòa bình, chúng ta không chống bất cứ nước nào nhưng chúng ta phải xác định rằng chúng ta sẽ phải cầm súng khi bất cứ nước nào xâm phạm chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

    Thiếu tướngLÊ VĂN CƯƠNG,nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an
    theo Pháp luật TPHCM




    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?

    Tuấn Khanh | 17/02/2016 09:39






    Hàng vạn thanh niên nhập ngũ và lên biên giới vào năm 1979. (Ảnh tư liệu)

    Đã đến lúc Bộ GDĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Dù đó chỉ là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống!


    • Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn.

      Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt.

      Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ - tên của người phụ nữ - đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”.

      Khu nghĩa trang nhỏ nơi bà Phạm Thị Kỳ đang viếng người thân, sẽ không bao giờ nói lên đủ nỗi đau của một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó.
      Theo ước tính chủ quan của các sử gia nước ngoài, ước tính có 50.000 người Việt đã thiệt mạng, bao gồm binh sĩ cùng người già và trẻ con bị quân Trung Quốc tàn sát man rợ trên đường rút chạy, để trả thù cho cuộc xâm lăng thất bại, với khoảng gần 100.000 lính bị thương và chết.

      Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này.

      Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam.

      Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử - so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng.

      Đã đến lúc Bộ GD ĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa?

      Chí ít đó là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống, đổ máu trong các cuộc đụng độ biên giới, để chúng ta có thể ngồi yên ở đây, hôm nay?
      Không khác mấy ở Việt Nam. Cuộc chiến biên giới 1979 Việt – Trung cũng được nhắc đến rất mờ nhạt ở Trung Quốc.

      Ngay trong sách giáo khoa của học sinh trung học đại lục, chỉ có vài dòng ít ỏi mô tả để thế hệ sau không lãng quên quá khứ nhưng lại không quên ghi rằng đó là một cuộc chiến tự vệ và đánh trả để chứng minh "sức mạnh và chính nghĩa" của Trung Quốc.

      Giải thích về chuyện vì sao quân đội Việt Nam không hề tiến qua biên giới, mà chính quân đội chính quy Trung Quốc lại thọc sâu vào đất Việt Nam, các sử gia nhà nước đã ghi rằng bởi PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa) chấp nhận đáp trả thách thức của nước Nga, lúc đó đang hậu thuẫn cho Việt Nam, khi đưa ra lời cảnh cáo nếu vượt biên giới thì Nga sẽ pháo kích đánh trả.

      Dù ít, nhưng người Trung Quốc cũng được dạy rằng họ mang "chính nghĩa" đi khắp thế giới, và Hoàng Sa và Trường Sa là của đất mẹ đại lục hiện vẫn chưa thu hồi được.

      Cuộc chiến 1979 được Trung Quốc mô tả với hơn một tỷ dân của họ rằng Việt Nam “kiêu ngạo và càn quấy” nên cần được dạy dỗ.

      Ký ức về cuộc “dạy dỗ” đầy man rợ đó vẫn lưu truyền trong dân chúng, và những nấm mồ người dân Việt vô tội im lặng nằm rải rác, dọc khắp biên giới Bắc là bằng chứng không thể chối cãi.

      Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau? Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này.

      Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào.

      Lịch sử dặn dò rằng con người nhỏ nhoi nhất có thể trở nên vĩ đại nhất, nếu vượt qua và sống sót. Tựa lưng vào lịch sử đầy đủ và trung thực, con người có thể tìm thấy cho mình cái nhìn sâu sắc, giá trị giúp cho từng thế hệ đi tới.

      Lịch sử không để dùng nuôi giữ hận thù hay phục vụ cho mục đích nào đó, ngoài việc dâng tặng cho tri thức tử tế và sinh tồn.

      Lịch sử là kho kinh nghiệm vô giá để loài người soi lại chính mình. Cố tình lãng quên sự thật và lịch sử mới chính là cách dùng súng bắn vào quá khứ.

      Ở Trung Quốc lúc này, việc đòi hỏi minh bạch cuộc chiến 1979, đưa vào sách vở chính thống cũng đang rộ lên trên các diễn đàn tiếng Hoa.

      Trên tờ New York Times, khi ký giả Howard. W. French hỏi vài cựu chiến binh Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến 1979 rằng họ có biết ý nghĩa của cuộc chiến đó là gì không, họ đã lắc đầu nói “tôi không biết”.
      Long Chaogang, tên của người cựu binh này, nói rằng khi con cháu hỏi về cuộc chiến này, và vì sao, ông chỉ còn biết gạt phắt đi và nói “không phải việc của tụi mày”.

      Xu Ke, tác giả một cuốn sách tự phát hành mang tên “The Last War”, từng là một cựu pháo binh 1979, thì có những lý giải khác.
      Ông nói với ký giả Howard rằng cuộc chiến đó là phần ký ức buộc phải xóa đi trong trí nhớ của người Trung Quốc, bởi lý do của cuộc chiến đó không rõ ràng.

      Thậm chí, còn có lý thuyết rằng Đặng Tiểu Bình dấy lên vụ xung đột biên giới để rảnh tay sắp xếp lại quyền lực của mình trong Bộ Chính trị, vốn đang bị ám ảnh khuôn mẫu từ triều đại của Mao và đầy bất lợi với họ Đặng.

      Trung Quốc làm ngơ và xóa ký ức của người dân Trung Quốc về cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 bởi họ không có chính nghĩa.

      Cả thế giới nhìn thấy đó là cuộc xâm lăng điên cuồng. Nhưng người Việt thì không thể làm ngơ với lịch sử của mình, đặc biệt khi đó là phần lịch sử bảo vệ tổ quốc, kiêu hãnh và lưu danh trong ký ức nhân loại.

      Lịch sử phải được ghi lại, được giáo dục trong sách giáo khoa để ghi rõ những quân đoàn Trung Quốc trên đường tháo chạy vẫn được tướng Hứa Thế Hữu (*) truyền lệnh “sát cách vô luận” – tức thấy là giết, không cần lý lẽ.

      Đàn bà bị hãm hiếp rồi giết, trẻ con bị đập chết, người già bị chôn sống... "chính nghĩa" của đạo quân phương Bắc là vậy.

      Lịch sử phải được nhìn thấy đủ, để dấy động mọi tâm can, cho những cuộc thắp hương tưởng niệm hàng năm phải được là lễ trọng, không bị ngăn trở và vô vàn những bia, chữ tưởng niệm không bị vô-chủ tâm nhổ bỏ, hoặc làm ngơ với phong sương.

      17.2.1979 không phải là cuộc chiến riêng của vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, cuộc chiến đó là cuộc chiến của lòng ái quốc và lòng tự trọng của một dân tộc trước thách thức để sinh tồn và độc lập. 17.2 cũng cần được kính trọng không khác ngày 2.9 trên đất nước này.

      Vậy thì, khi nào sách giáo khoa Việt Nam sẽ ghi vào đó phần máu thịt và đau thương của người Việt đã bị làm ngơ? Khi nào?

      Kết thúc bài viết của mình tại Trung Quốc, ký giả Howard hỏi ông Xu Ke rằng ông sẽ làm gì với cuốn sách của mình.
      Người cựu chiến binh Trung Quốc đó im lặng chốc lát, và trả lời rằng ông muốn nhân dân mình được biết, tường tận về những gì đã xảy ra.

      (*) Tháng 9.2008, Tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu từng được nhiều báo Việt Nam đăng bài ca ngợi là tài năng xuất chúng, mà "quên" rằng ông ta chính là người cầm cánh quân tiến công vào Cao Bằng - Lạng Sơn năm 1979, với chủ trương tàn phá mọi nhân lực và vật chất của Việt Nam.

    Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau?

    Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này.
    Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào.

    theo Dân Việt
    Last edited by Bin571; 17-02-2016 at 11:22 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Tin khó tin: 1 cuộc chiến, 11 dòng, 140 chữ

    ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP) | 17/02/2016 10:09



    :
    ĐỌC NHIỀU NHẤT

    • Hôm nay là 17.2, ngày mà 37 năm trước, 32 sư đoàn Trung Quốc đã đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, và chúng ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại sau chiến thắng 30.4 có vài năm.

      1. Chiến tranh- nhìn từ tấm bia ở Khánh Khê

      Thưa các bạn, ở Văn Quang- Lạng Sơn có một địa danh gọi là Khánh Khê. Trên tuyến phòng thủ này năm 1979, 650 người lính sư 337 anh hùng đã vĩnh viễn nằm lại lấy máu của mình để bảo vệ mảnh đất thiêng cha ông!

      Ngay sau cuộc chiến cột bia Khánh Khê cao 5m đã được dựng với ý nghĩa như một cây cột thiêng thiêng ghi nhớ công ơn liệt sĩ đã ngã xuống!


    Cột bia Khánh Khê đã bị đục bỏ mấy chữ: quân Trung Quốc xâm lược (TNO)
    Đại tá Nguyễn Chấn, một chỉ huy của F337 từng tham chiến tại đây năm 1979 cho biết cột bia Khánh Khê còn là một cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù.
    Tháng 2.2011 trong chuyến đi thu thập tư liệu biên soạn lịch sử sư đoàn, đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337 phát hiện ra rằng cột bia Khánh Khê đã bị hư hại.
    Khó có thể nói khác, đây là một tội ác với lịch sử dân tộc.

    2. Chiến tranh: Nhìn từ... chiến tranh

    Hôm qua, Petrotimes nhắc lại cuộc chiến này trong tương quan với các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc.

    “Hàng năm, chúng ta có nhiều dịp kỷ niệm.. nhất là chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và chống bọn Pôn Pốt nhưng riêng cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 và cuộc hải chiến Trường Sa thì bị... bỏ qua.
    Tờ Một thế giới cũng đặt một câu hỏi lớn: Không lẽ người cầm súng đánh Pháp, đánh Mỹ thì được suy tôn, còn người đánh kẻ đến nước ta tàn phá, giết chóc tàn bạo nơi biên giới phía Bắc năm xưa lại cứ ngậm ngùi mãi vậy sao?
    Các thế hệ con cháu sau này họ sẽ nghĩ gì về chúng ta hôm nay?

    3. Chiến tranh - nhìn từ tấm bia thảm sát

    Tờ VTC, đưa lại hình ảnh tấm

    Bia thảm sát ở Tổng Chúp- Cao Bằng, nơi ghi dấu tội ác man rợ của lính Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979.
    Có lẽ, đúng là những từ ngữ trên tấm bia ghi nhớ tội ác còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ, và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược.
    Bia thảm sát ở Tổng Chúp- Cao Bằng, nơi lính Trung Quốc đã thảm sát 43 người, hầu hết là phụ nữ và trẻ em.

    Bà Khương Thị Chu (mẹ anh hùng Lê Đình Chinh) mỏi mòn đợi con sau 35 năm ngày anh Chinh hi sinh (TNO)


    Một nhân chứng chiến tranh ở Cao Bằng.
    4. Chiến tranh- nhìn từ một gia đình Hoa kiều

    Ở nhà thường gọi nó là thằng Tu. Gia đình Tu là người Hoa Quảng Đông.
    Năm đó, trẻ em người Hoa học riêng ở trường tiểu học Trung hoa trên phố Hàng Buồm và trung học Trung Hoa ở phố Phó Đức Chính. Pá (bố), má (mẹ) nó làm công nhân nhà máy Cao su Hà Nội trên đường Cát Linh.

    Má Tu, một người phụ nữ tần tảo, lo toan vẫn nói với mình lúc bé mày vẫn thỉnh thoảng bú ké tao đấy. Pá nó là người ủng hộ cách mạng văn hoá Trung Quốc.

    Những năm cuối 60, tới ĐSQ TQ lấy hàng rổ huy hiệu Mao đủ cỡ từ miệng chén đến miệng bát ăn cơm và hoạ báo TQ về nhà phân phát cho người Hoa. Mình thích nhất là hoạ báo TQ vì in màu mè, giấy tốt, dùng để bọc sách vở rất đẹp.
    Khi đó còn quá nhỏ để hiểu thế nào là cách mạng văn hóa. Sống với nhau mấy chục năm mình cũng chỉ biết đếm dắt, zì, xám, xây ( 1,2,3,4) và tỉu nà ma (tiếng "Đan Mạch").

    Đến cuối những năm 70 đầy biến động. Cộng đồng người Hoa ở phố xao xác khi nhận được tin từ phía TQ là họ phải trở về TQ ngay.

    Các gia đình người Hoa ở phố vắng tiếng cười, ngừng buôn bán làm ăn, ít đi ra ngoài và chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Hoa.

    Một ngày thằng Tu nói ngày mai pá tao và tao sẽ đi tàu Lạng Sơn sang TQ trước, bên TQ đã có danh sách giao đất cho gia đình tao ở một nông trường ở Quảng Châu, sang đó xem tình hình thế nào sẽ quay lại đón cả nhà, má tao và chế Hà với thằng Tống tạm ở Việt Nam.

    Hôm sau tiễn bác Xường và thằng Tu ra ga Hàng Cỏ, cổng Trần Quý Cáp, thấy dòng người Hoa dầy đặc với túi xách, đồ đạc, mặt mũi bơ phờ, lo lắng. Tàu chạy, chỉ nói với nhau mày nhớ viết thư nhé. Chẳng biết khi nào mới gặp nhau.
    Gần 1 năm sau má nó bị thôi việc vì là người Hoa. Hai mẹ con lang thang trú tạm nhà cô em gái ở Hải Phòng, rồi má nó và thằng Tống vượt biên bằng thuyền giữa những ngày chiến tranh biên giới xảy ra.

    Gần 1 năm sau, chế Hà nó bụng chửa 7 tháng, cũng liều vượt biên cùng chồng bằng thuyền. Sau đó khoảng 2 năm bỗng nhận được lá thư gửi từ Mỹ của bác Xường mới biết cả nhà đã đoàn tụ tại California (Mỹ).

    Trong thư có mấy tấm ảnh gia đình đang ở trong những nhà tạm như container, sơn màu trắng. Bác kể bác và thằng Tu từ đại lục vượt sông sang Hongkong. Bác gái và thằng Tống cũng tới được Hongkong bằng thuyền từ Hải Phòng.
    Chuyến cuối vượt biên bằng thuyền từ Quảng Ninh của chế Hà và chồng cuối cùng cũng tới Hongkong. Cả nhà gặp lại nhau trong trại tị nạn.

    Chế Hà nó tới Hongkong sau một tuần thì đẻ, đặt tên thằng con trai là Phong - phong ba bão táp, sau này kể chuyến đó bị hỏng tàu, bị cướp, tưởng đã bỏ mạng ngoài khơi.
    Đây là câu chuyện nhỏ của một gia đình Hoa kiều vừa được Facebooker Hoàng Minh Hùng kể lại.
    Ngẫm ra, cuộc chiến tranh biên giới không chỉ gây đau khổ cho đồng bào Việt mà cả những đồng bào người Hoa vô tội!
    Ngẫm ra, mộng bá quyền khiến ngay cả những người con của dân tộc Trung Hoa phải lìa xa mảnh đất mà họ đã coi là quê hương thứ 2.

    5. Chiến tranh- từ bức ảnh ở Pò Hèn

    Bức hình các bạn đang xem là của nhà báo Lê Đức Dục, chụp lại tấm ảnh Tập thể cán bộ chiến sĩ đồn Pò Hèn, tháng 12-1978!
    Một tấm hình bình thường, được chụp vào dịp anh em đồn liên hoan cuối năm và đón năm mới 1979, nước ảnh đã ố màu thời gian.Nhưng nếu ai đã biết về huyền thoại Pò Hèn những năm tháng đó, sẽ giật mình hiểu ra.

    Bức ảnh lịch sử ở Pò Hèn (TTO)
    Bởi chỉ chưa đầy hai tháng sau khi tấm ảnh được chụp, hầu hết anh em cán bộ chiến sĩ có mặt trong tấm hình ấy đều đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương Tổ Quốc vào tháng 2-1979.
    Máu những người lính trẻ ấy đã nhuộm đỏ ngọn đồi Pò Hèn, nhuộm đỏ khoảng sân đồn, nơi các anh em đã từng ngồi khoác vai nhau cười rạng rỡ trong bức ảnh mừng xuân…

    6- Chiến tranh- nhìn từ SGK


    Toàn bộ cuộc chiến trên SGK lịch sử lớp 12 (internet).
    Cuộc chiến bảo vệ tổ quốc trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 được ghi lại với như sau:

    “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ.
    Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
    Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

    Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.

    Đúng 11 dòng và 140 chữ! Cho một trang sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc!

    Đấy, chúng ta cứ than giời về chuyện bọn sửu nhi chán sử! Đến một trang sử hào hùng và đẫm máu của dân tộc còn được chép khô khan, vô hồn, ngó trên liếc dưới không có thậm chí cả diễn biến tối thiểu như thế thì thử hỏi làm sao chúng không thuộc...sử tàu!

    Có lẽ, 37 năm đã là khoảng lùi quá đủ để SKG “cải tiến” năm nay đừng có né mãi. Cái gì của lịch sử phải trả về cho lịch sử. Bởi cái tối kỵ của lịch sử là những khoảng trống!
    theo Lao động



    Last edited by Bin571; 17-02-2016 at 11:54 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Những ám ảnh về Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979

    Cập nhật lúc: 19:00 17/02/2016




    (Kiến Thức) - Chiến tranh biên giới phía Bắc đã trôi qua 37 năm, nhưng ngày 17/2 là ngày không thể quên trong ký ức của những người đã trải qua cuộc chiến...


    Phải gọi tên đúng nghĩa cuộc chiến tranh

    Cao Bằng những ngày đầu tháng 2/2016, cả miền biên viễn chìm trong sương mù, cái lạnh như cắt da cắt thịt của đợt rét kỷ lục trong khoảng 30 năm nay vừa tràn qua khiến con người tê tái. Trên đỉnh Phia Hoắc, huyện Nguyên Bình, băng tuyết phủ trắng những quả đồi, không khí se sắt lạnh, bao trùm vùng biên ải một màu trắng.
    Khung cảnh biên viễn lúc này lại khiến người ta nhớ đến những ngày tháng 2 của 37 năm về trước, khi

    Chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Để khi mỗi độ hoa đào chớm nở, hoa mận trắng trên những sườn đồi, người già vẫn thường kể lại cho con cháu nghe về những ngày tháng 2 oanh liệt nhưng cũng đầy bi thương. Bên chậu than hồng (một đặc trưng thường thấy trong mùa đông ở mỗi nhà dân miền núi), ông Nông Văn Đoàn (sinh năm 1964) hiện giờ đang làm nghề sửa xe tại TP. Cao Bằng nhớ lại.
    Ông Đoàn (bìa phải) đang kể về những ngày quân Trung Quốc tràn sang xâm lược.




    Ngày đó, ông mới là đứa trẻ 14 – 15 tuổi, nghe người lớn bàn nhau chuyện Trung Quốc sắp đánh Việt Nam mà ông vẫn chưa hình dung được cụ thể nó sẽ như thế nào. Trong suy nghĩ trẻ con của mình, ông mường tượng nó cũng như những cuộc xô xát của đám thanh niên uống rượu say trong phiên chợ huyện, lôi nhau ra đấm đá vài cái. Người sưng mắt, kẻ bầm môi rồi ai lại về nhà nấy. Chứ chẳng thể ngờ rằng, “đánh nhau” tàn khốc đến như vậy.

    “Chiến tranh, phải gọi là chiến tranh mới phải” – ông Đoàn nói.
    Cho đến giờ, người dân vùng biên vẫn hay gọi đó là “chạy Tàu” là “đánh Tàu; chống Tàu”…
    Cũng đúng thôi, vì thế hệ như ông Đoàn vẫn thường được nghe về cái gọi là tình anh em giữa Trung Quốc và Việt Nam trong suốt những năm tháng chống Pháp rồi đánh Mỹ.
    Ông Đoàn trầm ngâm: “Lúc đó ai cũng tin rằng sẽ không có chiến tranh, vì Trung Quốc cũng là nước Xã hội chủ nghĩa, anh em ai lại đánh nhau.”

    “Tàu đánh rồi”

    Buổi sáng ngày 17/2/1979, có lẽ sẽ còn in hằn trong trí nhớ ông Đoàn cũng như của những người dân biên giới.
    Khoảng 4h sáng ngày 17/2, khi còn đang co mình trong chăn ấm, ông Đoàn giật mình tỉnh giấc bởi tiếng pháo kích. Với người dân vùng biên, tiếng pháo, tiếng súng dọc biên giới trong những năm đó không còn là điều ngạc nhiên, bởi họ đã quá nhàm tai.

    Từ trước năm 1979, những cuộc xung đột do Trung Quốc gây ra là thường xuyên tại tất cả các khu vực biên giới. Báo chí trong nước khi đó cũng đưa tin thường xuyên về những xung đột do Trung Quốc gây ra.
    Trên trang Từ điển bách khoa số Wikipedia đăng tải: “Theo nguồn tin từ Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA, thì từ giữa năm 1978, Trung Quốc đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, các đơn vị quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn vào Việt Nam, chỉ cần thời cơ đến là phát động chiến tranh.

    Từ tháng 10/1978 cho đến 15/2 năm 1979, Trung Quốc thực hiện hàng loạt các vụ tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của Việt Nam tại biên giới, với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa quân Việt Nam, và đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của chiến dịch sắp tới. Các cuộc tấn công nhỏ này tăng dần về quy mô và tần số khi lực lượng Trung Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông.”

    Theo các chuyên gia quân sự sau này nhận định, việc xung đột biên giới là phép thử của quân đội Trung Quốc với các chốt vũ trang và phản ứng của phía Việt Nam.
    Do đã quen với tiếng pháo, và vị trí pháo kích còn khá xa ngôi làng nên người dân vẫn đợi chỉ thị từ phía chính quyền.
    Ông Đoàn cho biết, trước đó hàng tháng thậm chí hàng năm trời, chính quyền ta cũng đã tuyên truyền cho người dân về việc Trung Quốc gây rối tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng Trung Quốc chỉ pháo kích để bắn phá, quấy rối khu vực biên giới và sẽ không xảy ra chiến tranh. Nên nếu tình hình căng thẳng thì người dân chỉ cần đi sơ tán ít ngày rồi về.

    Đến 5h sáng, không giống như mọi lần, tiếng pháo lần này dồn dập, kéo dài. Càng lúc, tiếng pháo càng gần với bản Bung (bản cách biên giới Trung Quốc chỉ chừng 10 km), nơi ông Đoàn sinh sống.
    Đến 9h sáng, xe tăng Trung Quốc bất ngờ tràn vào thị trấn Đông Khê. Lúc này, mọi người mới biết quân Trung Quốc đã tấn công.

    “Tàu đánh rồi, Tàu đánh rồi”… tiếng người dân hô hoán vang lên khắp làng xóm. Chẳng ai kịp gói ghém đồ đạc, mọi người vơ vội lương thực, nhanh chóng chạy vào hang đá trong rừng ẩn nấp.
    Bà Lương Thị Bắc người huyện Hà Quảng, Cao Bằng nhớ lại, sáng 17/2, tiếng pháo từ Trung Quốc bắn sang, rền siết như sấm sét, sau đó là xe tăng Trung Quốc tràn đến, tiếp đến là bộ binh Trung Quốc, rồi đội quân ô hợp dân công hỏa tuyến kéo theo sau để cướp bóc lương thực, phục vụ đội quân khổng lồ mà Trung Quốc sử dụng để đánh chiếm nước ta.
    Cho đến bây giờ khi nhớ lại ngày quân Trung Quốc tràn sang xâm lược, bà Bắc vẫn còn cảm thấy kinh hoàng.

    “Sau đợt pháo kích, xe tăng và từng hàng dài lính Trung Quốc tràn vào nước ta, đông như kiến. Chưa bao giờ người dân thấy quân lính đông đến như vậy” – bà Bắc nói.
    Bị tập kích bất ngờ, hầu hết 6 tỉnh biên giới phía Bắc đều bị động chứ chẳng riêng gì Cao Bằng. Trong suốt một tháng quân Trung Quốc xâm lược, người dân vẫn kiên cường không đầu hàng quân địch, mỗi thôn xóm dù ẩn nấp trong hang nhưng vẫn có đảng bộ hoạt động, chỉ đạo.

    Ban ngày, dân quân cùng những người có sức khỏe lên các điểm cao quan sát quân địch, khi thấy an toàn thì mới cho người dân về làng lấy lương thực rồi lại nhanh chóng rút vào rừng. Nếu không có gạo, người dân đào củ mài, củ sắn trên rừng để ăn qua ngày.

    Nhắc lại những ngày tháng của 37 năm trước, đôi mắt ông Đoàn sáng rực: “Ngày đó tôi bé quá nên không được tham gia dân quân. Nhưng tôi tự chế một khẩu súng ngắn bắn bằng đạn ghém, lúc đó máu đi giết giặc với dân quân lắm nhưng không được đi. Lúc nào tôi cũng giấu khẩu súng trong người, chỉ cần giặc đến là sẵn sàng nổ súng.”
    Song khẩu súng của cậu bé Đoàn ngày nào chẳng bao giờ được sử dụng, sau này ông giao lại khẩu súng đó lại cho chính quyền.

    Ngày 16/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân. Trở về làng sau 1 tháng đi sơ tán, trước mắt ông Đoàn là cảnh cả thị xã Cao Bằng tan hoang, gia đình ly tán, người mất, người còn.
    Trước khi rút quân, lính Trung Quốc đã dùng bộc phá phá hủy hết những cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện… Xác người cả ta và địch nằm la liệt bên đường.

    Đến giờ, đã 37 năm trôi qua, những đứa trẻ đầu xanh ngày nào như ông Đoàn bà Bắc, tóc xanh đã thành đầu bạc. Cứ mỗi độ tháng 2 về, họ lại ngồi ôn lại những ngày tháng đã qua. Và kể cho con cháu nghe về những hy sinh, mất mát mà chiến tranh gây ra. Và kể cho thế hệ sau về những người đã sống đã chiến đấu dũng cảm trước quân thù như anh hùng Lý Văn Dư, một mình tiêu diệt 13 tên địch, bảo vệ xóm làng.

    Chúng tôi thực hiện loạt bài này không nhằm mục đích khơi lại nỗi đau quá khứ hay kích động thù hằn dân tộc. Mục đích để chúng ta có cái nhìn chính xác, chân thực, khách quan hơn về lịch sử thông qua lăng kính của những người dân, những người đã trực tiếp sống, chiến đấu trong những ngày tháng đó. Để từ những đau thương, mất mát mà lịch sử đã xảy ra, chúng ta trân trọng hơn hòa bình hiện tại. Điều mà cả nhân loại này luôn hướng tới.

    Thuận Đức
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Tướng Thước: “Ngày 17/2/1979 mãi là bài học cho các thế hệ trẻ”

    NGỌC QUANG
    17/02/16 07:42

    (GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ, chúng ta không bao giờ muốn gây hận thù dân tộc, nhưng chúng ta phải tôn trọng lịch sử.

    Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa 60 vạn quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Ngày 18/3, Trung Quốc rút quân, nhưng 10 năm sau đó vẫn tìm cách xâm phạm lãnh thổ nước ta.

    Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV nhận định: “Sự kiện này mãi là bài học cho các thế hệ trẻ của Việt Nam. Thời điểm đó, quân đội Việt Nam đang giúp nhân dân Campuchia đánh đuổi quân Khmer Đỏ.
    Trung Quốc đã lợi dụng thời điểm đó để tấn công nước ta, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt, dù lúc ấy trong nước không còn các lực lượng tinh nhuệ nhất.

    Hàng chục nghìn người đã ngã xuống, tổn thất rất nặng nề. Chúng phá hoại hoàn toàn 4 thị xã, hơn 20 thị trấn, huyện lỵ, nhiều làng xóm, nhà máy, hầm mỏ, nông trường, cầu đường, nhà cửa… của nhân dân ta tại những nơi chúng đi qua.
    Thậm chí sau khi phải rút quân thì phía Trung Quốc vẫn tìm cách gây áp lực lên biên giới nước ta cả chục năm trời”.
    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước chỉ rõ, cuộc chiến chống quân xâm lược năm 1979 là bài học cho nhiều thế hệ trẻ. ảnh: Giáo dục Việt Nam.

    Nhìn lại lịch sử dân tộc hàng nghìn năm thì nước ta thường xuyên bị các triều đại phía Trung Quốc sang xâm lược, tuy vậy Việt Nam chỉ thể hiện ý chí giữ gìn độc lập và cũng sẵn sàng bỏ qua chuyện cũ để hướng tới tương lai.

    Tướng Thước bày tỏ, chúng ta không bao giờ muốn gây hận thù dân tộc, nhưng chúng ta phải tôn trọng lịch sử. Nếu quên đi lịch thì không thể biết được hậu quả sau này sẽ như thế nào.

    Ông nói: “Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc đang làm mọi cách để độc chiếm Biển Đông. Nếu như cứ diễn biến theo tuyên bố của họ thì chúng ta sẽ trắng tay ở Biên Đông.
    Thế nhưng tổ quốc, nhân dân ta không bao giờ chấp nhận. Không chỉ riêng với Trung Quốc, mà bất kỳ kẻ thù xâm lược nào nhân ta cũng quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.

    Việt Nam là một dân tộc anh hùng, đồng thời cũng sẵn sàng xóa bỏ hận thù để cùng hợp tác, mang lại những điều tốt đẹp cho người dân và cộng đồng thế giới.

    Trên thực tế, có những nước trước đây đưa quân tới Việt Nam gây chiến, nhưng sau khi chiến tranh khép lại, chúng ta đã từng bước bình thường hóa quan hệ, và ngày càng có những hợp tác sâu rộng hơn.
    Nhưng đối với một người hàng xóm luôn rình rập, chờ thời cơ để trộm cắp nhà mình thì rõ ràng chúng ta phải đề cao cảnh giác.

    Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã dạy cho chúng ta những bài học đặt giá, cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Quên bài học đó thì chúng ta sẽ không thể làm gì được với tình hình Biển Đông”.

    Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ mong muốn, tôn trọng lịch sử nghĩa là phải để cho các thế hệ trẻ hiểu được giá trị của hòa bình ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào.
    Hiểu rõ giá trị ấy thì chúng ta có thêm quyết tâm chống kẻ xâm lược.

    “Đánh giặc thì phải có kỹ thuật, chiến thuật, nhưng ở thời điểm đó chúng ta đang dồn sức giúp đỡ nhân dân Campuchia, cho nên không có quân chủ lực.
    Khi tổng động viên, hàng nghìn thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ, nhưng do thời gian gấp gáp, chưa có thời gian huấn luyện nên có những tiểu đoàn vừa động viên xong, ra mặt trận là hy sinh gần hết.

    Bài học ấy còn nhắc nhở các nhà lãnh đạo của Đảng, người lãnh đạo quân đội luôn luôn cảnh giác trong mọi tình huống.
    Nếu chúng ta không nhắc đến bài học lịch sử ấy, không thể hiện sự trân trọng những điều ấy thì sau này khi có kẻ thù còn ai sẵn sàng xông pha?

    Vì thế chúng ta tri ân những người đã ngã xuống là để khẳng định, bất kỳ ai cầm súng chống ngoại xâm luôn luôn được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tri ân.
    Bác Hồ đã nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

    Với kinh nghiệm của cả cuộc đời binh nghiệp, tham gia các trận đánh lớn giải phóng dân tộc, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định, cuộc xâm lược năm 1979 là minh chứng rõ nét nhất cho thế giới thấy được bản chất xấu xa của Trung Quốc, đó là tư tưởng bành trướng chứ không tôn trọng hòa bình như những gì họ rêu rao.

    Trung Quốc luôn nói dối về cuộc chiến xâm lược, cho rằng họ đã chiến thắng, nhưng trên thực tế họ phải rút lui vì biết rõ không bao giờ có thể khuất phục được ý chí của người Việt Nam – một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát khao hòa bình, nhưng sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, vì độc lập và hòa bình.

    “Trước khi xâm lược biên giới nước ta, Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của nước ta. Sau này, họ nhiều lần xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta.

    Tới bây giờ, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng các đảo đá, đưa máy bay ra các khu vực này, trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Tất cả những hành vi ấy càng làm cho thế giới thấy được mưu đồ xấu xa muốn độc chiếm Biển Đông, bất chấp sự chân thành và thiện chí của Việt Nam.

    Nhưng dù thế nào, họ cũng không thể khuất phục được ý chí và nghị lực kiên cường của người Việt Nam, đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng phát biểu: Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông”, Tướng Thước bày tỏ.

    Ngọc Quang
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới 1979: Ký ức kinh hoàng của những người sống sót

    Khung cảnh làng bản chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.



    Thời điểm chúng tôi quay lại Tổng Chúp (TP. Cao Bằng), không còn mấy người nhớ rõ sự kiện thảm sát ngày 9/3. Phần lớn họ là dân di cư đến đây sinh sống từ sau năm 1979. Một số nhân chứng đã mất, số khác trải qua sự kiện bi thảm 37 năm trước cũng chuyển đi nơi khác vì ám ảnh với những nỗi đau mất mát quá lớn.
    Đối với số ít người còn bám trụ lại sau cơn hoạn nạn ấy, ký ức về câu chuyện khủng khiếp cứ như mới xảy ra từ hôm qua.

    Thời điểm quân Trung Quốc đánh tới TP. Cao Bằng, bà Nông Thị Nương, ở khu Đức Chính, xã Hưng Đạo, mới 15 tuổi. Nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên bà thoát chết.
    Bà Nương kể, hôm đó là tảng sáng ngày 24/2, khi đang ngủ, thì bất ngờ bà nghe thấy tiếng nổ như bom phía sau nhà, người bị sức ép thổi bắn vào tường. Lồm cồm bò dậy, bà mới biết phía sau nhà mình bị trúng một quả đạn pháo, cái bếp tan tành.

    Bà Nương bật khóc khi nhắc lại ký ức kinh hoàng 37 năm trước

    Biết quân Trung Quốc đã đánh vào, không ai bảo ai, bà cùng người thân cứ thế cắm đầu cắm cổ chạy thẳng ra ngoài, không kịp mang theo bất cứ đồ đạc gì. Ra đến đường lớn, đã thấy quân lính và xe tăng Trung Quốc rầm rập đông vô số kể, la hét đốt phá ầm ỹ.
    Lúc bà cùng người thân vượt qua bên kia sông, chạy hướng về sâu trong nội địa, mới biết dân Tổng Chúp cũng như các xã xung quanh cũng đều chạy về phía ấy. Lúc đó, vắng bóng quân Trung Quốc, mọi người tưởng đã yên bình nên tụ tập nhau lại, bàn tính sẽ kéo nhau về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về thu dọn đồ đạc.
    Lính Trung Quốc bị dân quân Việt Nam bắt sống trong chiến tranh biên giới 1979. Ảnh tư liệu


    Nhưng đoàn người mới chỉ đi được quãng ngắn thì lại rơi vào bẫy phục kích của lính Tàu. Chúng lia 1 loạt súng thẳng vào giữa đám đông, những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn mỗi người chạy một hướng, người lao xuống suối, người chạy thẳng về phía rừng già.

    Bà Nương chạy theo một người hàng xóm, đến lúc hoàn hồn trở lại thì mới nhận ra là người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.
    Bà Nương cùng những người sống sót chui vào hang đá ẩn náu. Ngày thì ngồi im trong hang, đên đến thì mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài ăn để tồn tại. Về sau, nghe bảo quân Trung Quốc đã rút, mọi người lục tục kéo về.

    Khung cảnh làng bản chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.
    Về đến nhà, bà Nương thảng thốt khi biết mấy chục công nhân xấu số ở trại lợn Đức Chính, toàn phụ nữ cùng với trẻ em, đã không chạy thoát, tất cả đều bị bắt và hành quyết. Hôm dân quân thông báo hộ gia đình nào có người còn mất tích thì ra giếng cổ xem có phải người nhà mình không để nhận về chôn cất, bà cứ bồn chồn không yên.

    Cũng thật may là những thành viên trong gia đình bà đều được bảo toàn mạng sống. Hôm đoàn tụ, mọi người ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
    Cùng đám đông chạy loạn hôm 24/2/1979 đó, người mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng) đã bị quân Trung Quốc giết hại trong vụ thảm sát ngày 9/3. Bà tên Tô Thị Yến, năm đó bà Yến 41 tuổi.
    Ông Đinh Ngọc Tinh

    Ông Tinh kể lại, về sau có người còn sống sót cho biết là nhóm công nhân trại lợn cùng bà Yến và một số người dân khác chạy đến cây số 5 trên đường đi Bắc Kạn thì gặp phải một toán lính của Trung Quốc. Lúc đó, chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại rồi giải về Tổng Chúp. Ông Tinh biệt tin mẹ, cho đến ngày biết được mẹ mình đã bị chúng vùi xuống cái giếng cổ.
    Ông Tinh cùng bố và người em thoát lên rừng.

    Vốn tính gan dạ, đêm đến ông lại bò vào mấy làng bản gần đó đang bị chiếm đóng, lấy trộm ít thóc gạo. Nhìn cảnh quân Trung Quốc giết người, đốt phá, ông ứa nước mắt căm phẫn, chỉ hận rằng trong tay mình không có nổi một tấc sắt.
    Hôm trở lại Tổng Chúp, ông Tinh cùng mọi người trong nhà đều trở về hết, chỉ thiếu mỗi mẹ.

    Vài hôm sau, dân quân thông báo sẽ bốc những thi hài dưới giếng cổ. Nghe vậy, bố ông gọi các chú chạy ra xem có tìm thấy bà Yến ở đó không.
    Hàng loạt xác chết được đưa lên đều không phải, khiến niềm hy vọng mẹ mình còn sống sót tăng dần. Nhưng đến người dưới cùng của cái giếng, ông Tinh mới bàng hoàng nhận ra đó là mẹ mình. Như những nạn nhân khác, bà Yến cũng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre đập thẳng vào đầu. Và bà là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 37 năm trước.
    Ông Tinh diễn tả lại cảnh các nạn nhân bị trói trong thảm sát Tổng Chúp
    Hàng năm, cứ đến ngày 9/3, ông Tinh lại thắp một nén hương tưởng nhớ các nạn nhân

    Ông Tinh bảo, có những thời điểm, không lúc nào ông được yên giấc, cứ giật mình giữa đêm thảng thốt. Giờ nỗi đau cũng đã qua, hận thù đã cởi bỏ, ông cùng gia đình chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.
    Xã Hưng Đạo đang từng ngày thay đổi, Tổng Chúp cũng thay đổi, tràn đầy sức sống mới. Giếng nước đã bị người dân nơi đây lấp đi, như muốn xóa nhà hết những ký ức đau thương cũ. Trại lợn đã được khôi phục năm 1991 và tiếp tục hoạt động cho đến tận ngày hôm nay. Xung quanh đó, những gia đình mới cũng lần lượt chuyển về sinh sống.

    Nguồn:VTC New
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'

    Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.


    Chuyện của người trong cuộc chiến

    Là một người lính bộ đội Cụ Hồ trưởng thành từ những năm kháng chiến chống Mỹ, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương từng tham gia với vai trò cán bộ Trung đoàn 568, thuộc Sư đoàn 328 trực tiếp chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) vô cùng ác liệt.Chính ông là một trong số các nhân chứng lịch sử quan trọng cho chuỗi thời gian mà ông cùng với các đồng đội của mình cùng sát cánh bên nhau chống quân xâm lược Trung Quốc xâm phạm biên giới Việt Nam từ năm 1976 tới mãi năm 1988.

    Nhân dịp kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc(17/2/1979 – 17/2/2016), Thiếu tướng – Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam) đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Báo điện tử PetroTimes để nói rõ hơn những điều mà chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được cũng như nguyện vọng muốn gửi gắm tới thế hệ tương lai của đất nước.

    Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương: Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của cuộc chiến, thế là đủ!


    Mở đầu câu chuyện, tướng Lương khẳng định: “Trong hệ thống từ điển, tư duy quân sự hay trong gen của con người Việt Nam thì chưa bao giờ xuất hiện cụm từ “sợ hãi”, “lo sợ” cả. Ngay từ buổi đầu dựng nước thời Hùng Vương cho tới thời đại Hồ Chí Minh và đến ngày nay cũng vậy, người Việt Nam không bao giờ biết sợ hãi kẻ thù cả. Và lịch sử đã chứng minh rõ ràng rồi”.
    Ông cũng nêu rõ, Việt Nam tuy là nước nhỏ nhưng trong tư duy và chiến lược phòng thủ đất nước thì không hề nhỏ.

    Chúng ta không bao giờ chủ động gây chiến trước, chỉ khi nào tình thế bị ép buộc thì phải đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm phạm đến biên cương, bờ cõi mà thôi.
    Và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2/1979 cũng không phải là ngoại lệ.“Chứng kiến sự hung hăng, tàn độc của quân xâm lược Trung Quốc khi chúng ào ạt tiến vào biên giới nước ta cùng vô vàn súng đạn, vũ khí xe tăng rồi ra sức sát hại đồng bào ta ở 6 tỉnh biên giới vào thời điểm năm 1979 mà trong lòng anh em bộ đội chúng tôi sôi sục căm hờn.

    Ai cũng mong muốn nhanh chóng tiêu diệt địch để giữ vững bờ cõi biên cương này. Chiến tranh xảy ra là điều ta không mong muốn vì gây thiệt hại cho cả hai bên, nhưng cuối cùng Trung Quốc đã phải cho rút quân và ta cũng đã thể hiện thiện chí hòa hiếu với nước láng giềng này”, tướng Lê Mã Lương kể lại.

    Cần sự tôn vinh xứng đáng

    Cũng theo tướng Lê Mã Lương, mặc dù diễn ra không quá lâu như các cuộc chiến chống Pháp, Mỹ những năm trước nhưng về tính chất, nó thậm chí còn ác liệt hơn bởi còn vô số đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng cao điểm, ngọn đồi nơi rừng xanh núi đỏ chốn biên cương của Tổ quốc.
    Xe tăng Trung Quốc bị ta tiêu diệt ở Bản Sậy (Ảnh: Mạnh Thường).


    Ông kể: “Có những trận đánh quân Trung Quốc chỉ sử dụng pháo bắn sang ta mà gây thiệt hại vô cùng lớn. Do địa hình biên giới có không gian rộng lớn, kéo dài từ Quảng Ninh cho tới tận Lai Châu – Điện Biên dài tới hàng hơn 600km nên chiến sự diễn ra rất ác liệt. Có những trận đánh mà chiến sỹ ta hy sinh gần hết cả quân số một tiểu đoàn, bỏ lại thân xác nơi bãi mìn, khiến cho việc quy tập hài cốt cũng vô cùng khó khăn”.


    Cuộc chiến tranh tháng 2/1979 cũng nằm trong chuỗi sự kiện của lịch sử. Lịch sử thì vốn dĩ rất công bằng, phải trả lại sự công bằng vốn có của lịch sử. Thời gian trước năm 2014, dường như rất ít các phương tiện thông tin hay sách báo nói sâu và kỹ về sự kiện này.
    Nhưng mấy năm gần đây, tình hình có nhiều thay đổi nên chăng, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại cuộc chiến này bằng con mắt khách quan và đầy đủ hơn. Không tô vẽ cũng không xóa nhòa, chỉ cần làm sáng tỏ cho đúng tính chất của nó thế là đủ”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.

    Từng 8 năm gắn bó với mặt trận Tây Bắc, 2 năm trực tiếp chiến đấu tại Vị Xuyên (Hà Giang), ông hiểu rõ hơn ai hết những mất mát hy sinh của đồng đội để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ nơi biên thùy. Nơi đó, ẩn trong những vách đá tai mèo dựng đứng, khô khốc kia là những mảnh xương cốt mà hàng ngàn đồng đội ông vẫn nằm lại để đổi lấy hòa bình cho đất nước. Trong tâm khảm của vị bộ đội cụ Hồ, ông luôn đau đáu một nỗi niềm chất chứa.


    Tại sao chúng ta lại không tuyên truyền một cách mạnh mẽ, để cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc? Sự hy sinh của các chiến sỹ dù là ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng và tri ân, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc này.
    Đã đến lúc chúng ta cần phải tôn vinh một cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến này. Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy đủ.

    Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”, Anh hùng Lê Mã Lương nhấn mạnh.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Giữ hòa khí, nhưng không được hèn!

    Vì không có kỷ niệm, không có tuyên truyền nên nhiều người đã thiếu thông tin chuẩn xác về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979...


    Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 đã xảy ra cách đây 37 năm rồi. Có nhiều người vẫn nghĩ rằng, cuộc chiến ấy chỉ diễn ra trong vòng 1 tháng (từ 17/2 đến 16/3/1979, ngày mà quân Trung Quốc rút hết khỏi biên giới Việt-Trung). Nhưng thực ra, cuộc chiến đấu để giữ lấy từng tấc đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc còn kéo dài đến năm 1989. Bởi xung đột vũ trang tiếp diễn thêm 10 năm.

    Và hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung mới chính thức được bình thường hóa.
    Hơn một phần ba thế kỷ đã trôi qua, vậy mà có một trang sử hào hùng được trả giá bằng bao xương máu của những con người Việt Nam yêu nước lại bị bỏ rơi. Người Việt Nam ở trong nước cũng như nước ngoài ở lứa tuổi 40 trở lên mới biết đến cuộc chiến năm 1979.

    Nhưng nhiều người trong số đó cũng chỉ biết lơ mơ rằng, có một cuộc chiến tranh chống Tàu ngày ấy, còn nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và đặc biệt, bản chất của cuộc chiến thì chưa thể biết hết. Một lý do đơn giản là hàng năm, chúng ta không tổ chức kỷ niệm ngày 17-2, không thông tin tuyên truyền và càng không đưa cuộc chiến đó vào sách giáo khoa lịch sử.
    Xe tăng Trung Quốc bị quân đội Việt Nam bắn cháy.


    Những người hiểu rõ về cuộc chiến tranh này, đặc biệt là các cựu chiến binh và gia đình thương binh, liệt sĩ có con em thương vong trong cuộc chiến ấy vô cùng bức xúc. Họ cần một sự công bằng của lịch sử; họ không thể âm thầm tủi hổ vì đã hy sinh xương máu bảo vệ Tổ quốc mình!
    Vì không có kỷ niệm, không có tuyên truyền nên nhiều người đã thiếu thông tin chuẩn xác về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979.

    Bởi vậy, qua những nguồn thông tin trên mạng hoặc của nước ngoài, nhiều người chỉ biết rằng, phía Trung Quốc gọi là “Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam”. Cho đến bây giờ, họ vẫn cho là chỉ “chống trả cuộc tấn công của Việt Nam”. Còn nhiều nhà nghiên cứu coi cuộc chiến này là một phần của Chiến tranh Đông Dương lần 3.
    Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt. Hậu quả nặng nề của nó đã phần nào được làm sáng tỏ và ngày càng được dư luận quan tâm.

    Lịch sử sẽ không bao giờ lãng quên cuộc chiến tranh ấy.
    Phải khẳng định rằng, cuộc chiến tranh chống quân trung Quốc xâm lược năm 1979 là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đích thực! Các tướng lĩnh nổi tiếng của Việt Nam từng tham gia cuộc chiến tranh này đã khẳng định điều đó.Đường lối, chính sách chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là giữ gìn mối quan hệ đoàn kết hữu nghị lâu dài với Trung Quốc. Đó là mối quan hệ láng giềng, “núi liền núi, sông liền sông” từ bao đời nay.

    Với truyền thống và đạo lý của dân tộc Việt Nam, chúng ta khép lại quá khứ và hướng tới tương lai, xây dựng cuộc sống hòa bình, ổn định, hữu hảo giữa hai nước.
    Nhưng cuộc chiến tranh 1979 phải được ghi lại trong sử sách, phải được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh và sinh viên. Chương trình giảng dạy học tập về nội dung cuộc chiến này cũng phải tương đương với chương trình lịch sử nói về các cuộc chiến tranh khác như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có như thế mới xứng đáng với tầm vóc lịch sử vốn có của nó.

    Vì niềm tự hào dân tộc, vì thể hiện sự tri ân với những người đã hy sinh xương máu cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nơi biên cương phía Bắc năm 1979, vì tôn trọng sự thật của lịch sử, vì tâm nguyện của toàn dân yêu nước Việt Nam, chúng ta phải làm ngay được việc đó.Nếu không đưa vào sách giáo khoa sự kiện lịch sử về cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược thì có nghĩa chúng ta hèn quá!
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Từ cuộc chiến biên giới Việt - Trung, ngẫm về… cách viết sử!

    Trang sử hào hùng chống giặc ngoại xâm năm 1979 của dân tộc ta chỉ được ghi lại một cách khô cứng trong sách giáo khoa phổ thông hiện hành đã khiến nhiều người dân buồn lòng…


    Hằng năm cứ vào dịp này, nhiều người dân Việt Nam vẫn nhắc nhau nhớ về cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979. Đến nay, đã 37 năm trôi qua nhưng cuộc chiến hào hùng và cũng nhiều đau thương này vẫn để lại trong lòng người dân Việt niềm trăn trở.Trong cuộc chiến chống quân xâm lược ấy, biết bao người con đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất phên dậu của Tổ quốc. Thế nhưng, những dòng sử ghi lại cuộc chiến này đã ít, lại có phần khô cứng.

    Những người lính trong cuộc chiến tranh biên giới 1979


    Cụ thể, cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc năm 1979 chỉ được nhắc tới trong hai cuốn Lịch Sử lớp 9 và lớp 12 một cách sơ sài.
    Đáng buồn nhất là SGK lịch sử lớp 12, hòa bình dân tộc phải đánh đổi bằng bao xương máu của người lính và cả những người dân vô tội chỉ được ghi vỏn vẹn trong 11 dòng khô cứng như sau:“Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).


    Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.(Trích: sách giáo khoa Lịch Sử 12, Nhà xuất bản Giáo dục, 2012, trang207)Thử hỏi, các thế hệ học trò sau sẽ hiểu sự khốc liệt của cuộc chiến đến thế nào qua những câu chữ vô hồn này?Bấy lâu nay chúng ta cứ than phiền rằng: Lớp trẻ chán đọc sử, học sử.

    Thế nhưng một trang sử hào hùng mà chỉ được chép vỏn vẹn bởi một đoạn thông tin không cảm xúc như trên thì làm gì lớp trẻ chẳng quay lưng với sử?
    Điều này cũng khiến thầy giáo dạy sử Trần Trung Hiếu, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) băn khoăn.Theo thầy Hiếu thì: SGK lớp 12, bố cục kiến thức lịch sử giai đoạn từ năm 1975 đến nay có 2 nội dung cơ bản: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và phần bảo vệ Tổ quốc.Trong khi phần kiến thức xây dựng XHCN được trình bày một cách chi tiết, tỉ mỉ thì nội dung kiến thức về bảo vệ Tổ quốc lại quá mờ nhạt.

    Thầy Trần Trung Hiếu, Trường Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An


    Giai đoạn này gắn liền với hai cuộc chiến là chiến tranh biên giới phía Tây - Nam (1978) và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) được trình bày quá sơ sài và giản đơn.
    Trong khi đây là một sự kiện lớn, một biến cố lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn gây chấn động thế giới.Viết về một trận chiến, ít nhất phải thông tin được đầy đủ để tránh những luận điệu xuyên tạc, sai trái về cuộc chiến. Đồng thời vạch rõ được âm mưu, thủ đoạn của quân xâm lược thế nào?

    Để giành thắng lợi, liệu quân và dân ta không gặp phải khó khăn, tổn thất nào hay sao?

    Dù với bất kỳ lý do gì, thì đó là một thiếu sót lớn.
    “Tôi thiết nghĩ, nhắc lại những biến cố đau thương đó không phải khơi sâu mối thù dân tộc mà cao cả hơn, thiêng liêng hơn là giúp thế hệ trẻ hiểu sâu được giá trị của hòa bình và giúp họ biết tôn trọng những thành quả mà cha ông đã gây dựng, tri ân đến những người đã ngã xuống vì Tổ quốc. Ba mươi bảy năm qua, thời gian quá dài, quá đủ để chúng ta cần nhìn nhận lại một cách sòng phẳng, khách quan, trung thực những sự thật lịch sử liên quan đến sự kiện này. Để một khoảng trắng trong lịch sử về sự kiện này là không chấp nhận được”-

    Thầy Hiếu khẳng định.
    Theo thầy Hiếu thì: Đây không phải lỗi của những người viết sách, không phải không biết mà vì nhiều lý do “tế nhị”, “nhạy cảm” trong một thời gian dài khi nhắc đến âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc đối với Việt Nam, người ta thường cố tình né tránh, lấp liếm nhiều sự thật lịch sử. Họ sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt -Trung, ảnh hưởng đến đại cục quốc gia chăng ?
    Hai cuốn sách giáo khoa nhắc đến cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979 của dân tộc ta



    Mặt khác, theo tìm hiểu của PV thì những năm gần đây, Bộ GD&ĐT còn chủ trương biên soạn Phân phối chương trình giảm tải, không đưa bài về cuộc chiến tranh biên giới này vào trong phân phối chương trình giảng dạy môn Lịch Sử bậc học phổ thông.
    Một sự kiện quan trọng nhưng được lưu lại với lượng kiến thức ít ỏi, thầy không phải dạy, trò cũng không phải học, thậm chí còn không cần thiết thì về sau thế hệ trẻ sẽ còn biết gì về cuộc chiến này, nỗi đau này?

    Không hiểu được quá khứ đau thương và hào hùng thì không thể nhận thức được hiện tại và định hướng được tương lai.
    Khẳng định đây là thiếu sót của Bộ GD&ĐT không chỉ là có lỗi với lịch sử mà còn có lỗi với những người đã ngã xuống trong cuộc chiến này, thầy Trần Trung Hiếu nói: "Tôi mong rằng, trong chương trình sách giáo khoa mới vào năm 2018 sẽ được đề cập đầy đủ hơn, toàn diện hơn và trung thực hơn về sự kiện này cùng với việc đưa vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa.Để học sinh hiểu được giá trị của độc lập tự do, hiểu được giá trị cốt lõi của lịch sử, để các em hiểu rằng lịch sử không chỉ là đường thẳng, cũng có lúc quanh co, chứ không phải lúc nào cũng ta đúng, địch sai, ta thắng, địch thua.


    Dù bất luận trong hoàn cảnh nào, với lý do gì thì độc lập và chủ quyền quốc gia lãnh thổ của dân tộc luôn là tối thượng.
    Xin những người viết sử và biên soạn sách giáo khoa mới đừng né tránh sự thật mà hãy trân trọng tính trung thực của lịch sử và hãy tái hiện lại quá khứ với bộ mặt vốn có của nó".
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Những bài học cay đắng của quân đội TQ trong Chiến tranh biên giới 1979

    (PetroTimes) - 37 năm sau cuộc chiến tranh mà quân đội Trung Quốc gây ra trên biên giới Việt – Trung, nhiều bài học đã được rút ra. Chính dư luận Trung Quốc đã thừa nhận sai lầm trong chiến lược và yếu kém trong tác chiến của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là QGPND).


    Bản đồ mô tả các hướng tấn công của quân Trung Quốc.


    Theo truyền thống của QGPND, tất cả các binh sĩ tham gia vào cuộc xung đột đã được lệnh phải viết tóm lược kinh nghiệm chiến đấu của họ.
    Nhìn lại cuộc chiến, bộ chỉ huy QGPND cũng thấy những mâu thuẫn nội tại. Dù huyênh hoang tuyên bố sai sự thật rằng Trung Quốc “đã giành chiến thắng” nhưng họ cũng phải thừa nhận cái giá quá đắt mà QGPND đã phải trả.Trong quan điểm của bộ chỉ huy QGPND, ở một chừng mực nào đó cần có đánh giá phần nào khách quan về những yếu kém của QGPND.

    Tuy nhiên, họ lại e ngại khuynh hướng đánh giá quá cao khả năng và hiệu năng chiến đấu của quân đội Việt Nam.
    Cùng chiều hướng đó, nên niềm tự hào dân tộc và định kiến văn hóa của họ chắc chắn sẽ ngăn cản họ đưa ra những kết luận thẳng thắn về kinh nghiệm của QGPND trong chiến tranh.Những kinh nghiệm đó có thể được tổng hợp thành sáu chủ đề sau:


    Một trong những châm ngôn truyền thống của QGPND là “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Cuộc chiến Việt - Trung năm 1979 cho thấy, QGPND quan tâm rất ít đến binh pháp và chiến thuật của QĐND Việt Nam trước khi họ tấn công Việt Nam.

    Kết quả là, quân đội Trung Quốc đánh giá thấp khả năng chiến đấu của các đối thủ của mình. Có thể từ chỗ lo sợ vì đã tung hô quá nhiều danh tiếng của quân đội Việt Nam, nên tài liệu quân đội QGPND đã kết luận rằng lực lượng chính quy của kẻ địch thiếu kiên trì trong tiến công và phòng ngự và có rất ít các chiến dịch hiệp đồng.

    Nhưng lại thừa nhận rằng chiến thuật kiểu du kích, công binh và dân quân tự vệ của Việt Nam đã thành công đáng kinh ngạc trong việc kìm chân quân Trung Quốc, giảm thế cân bằng khi họ lo tìm kiếm những trận đánh quyết định với quân chính quy của QĐND Việt Nam trong một cuộc chiến hạn chế.

    Một sĩ quan Mỹ khi tổng kết kinh nghiệm của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã ghi nhận rằng, không thể “để xâm nhập, vòng sườn, hoặc bao vây” vị trí cố thủ của quân đội Việt Nam “mà không bị thương vong rất nặng”.

    Chiến thuật của QGPND đã xua bộ binh tấn công xáp lá cà vào vị trí đối phương, bất chấp tử vong cao đã giải thích tại sao Trung Quốc dám khẳng định rằng quân đội Việt Nam không có khả năng trong phòng thủ bảo vệ vị trí của họ.Những khó khăn bất ngờ trong tác chiến đã khiến người Trung Quốc rút ra


    bài học thứ hai từ cuộc xung đột liên quan đến tình báo và lập kế hoạch.

    Tù binh Trung Quốc tại Cao Bằng. Ảnh tư liệu


    Thiếu thốn thông tin từ lâu về một đồng minh truyền thống đã là một thách thức lớn cho việc lập kế hoạch chiến tranh và kế hoạch tác chiến của Trung Quốc. Các đánh giá về địa lý và địa hình của miền Bắc Việt Nam của QGPND thường dựa trên các bản đồ và thông tin địa lý đã lỗi thời, trong khi khả năng trinh sát chiến trường lại bị hạn chế.
    Một trong những sai lầm lớn của quân đội Trung Quốc là đánh giá sai số lượng lực lượng dân quân rất lớn trong dự đoán về sức mạnh quân sự Việt Nam.

    Kinh nghiệm của QGPND cho thấy, dân quân Việt thể hiện sức đề kháng không hề nao núng và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ vào quân xâm lược không kém bộ đội chính quy QĐND Việt Nam.Lúc đầu các nhà kế hoạch quân sự của QGPND tin rằng, họ đã tập hợp được một lực lượng vũ trang vượt trội với tỷ lệ 8:1 để tấn công quân Việt Nam. Nhưng chỉ tính riêng tại khu vực Cao Bằng đã có 40.000 cho đến 50.000 dân quân khiến tỷ lệ lực lượng Trung Quốc chỉ còn hơn Việt Nam là 2:1.Trong suốt chiến dịch, QGPND không bao giờ cho thấy khả năng đè bẹp đối phương bằng mức vượt trội về quân số.

    Cuộc chiến tranh này còn cho thấy sự khó khăn như thế nào khi thực hiện các chiến dịch quân sự ở nước ngoài nếu dân chúng địa phương được huy động vào việc kháng cự.



    Bài học thứ ba


    là về khả năng chiến đấu của QGPND vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng tác chiến phối hợp với nhiều binh chủng gồm xe tăng, đại bác, bộ binh cùng với một lực lượng không quân và hải quân yểm trợ. Lạc hậu trong binh pháp và chiến thuật khiến quân đội Trung Quốc không thể phối hợp một cách bài bản trong tác chiến.
    Trong khi đó ở Bắc Kinh, sự ràng buộc chính trị và tư duy quân sự lạc hậu đã bác bỏ phương án yểm trợ tác chiến của không quân.

    Các lực lượng mặt đất cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ giữa bộ binh, xe tăng và các đơn vị pháo binh để có thể triển khai việc phối hợp tác chiến sao cho hiệu quả.
    Một ví dụ rõ ràng là bộ binh đã không bao giờ được huấn luyện kiến thức đầy đủ về phương án tấn công phối hợp với các đơn vị xe tăng. Lính bộ binh, những người bị buộc bằng dây thừng vào tháp pháo xe tăng để khỏi ngã khi hành quân đã bị mắc kẹt khi bị bắn hạ.

    Mặt khác, các đơn vị xe tăng thường phải chiến đấu không có bộ binh tháp tùng và thiếu liên lạc trực tiếp giữa hai bên nên đã phải chịu nhiều thiệt hại và tổn thất khôn lường.
    Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh 1979 đã dạy cho QGPND bài học giá trị về kỹ năng phối hợp tác chiến đa binh chủng.


    Bài học thứ tư

    là về hiệu năng chỉ huy và điều khiển mà phần lớn bắt nguồn từ truyền thống và văn hóa của QGPND. Mối quan hệ cá nhân giữa sĩ quan chỉ huy và chiến sĩ, vốn đã được vun trồng trong quá khứ, vẫn tạo nhiều rắc rối trong hàng ngũ QGPND.
    Khi mà mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên quan trọng hơn cả điều lệnh thì chẳng ngạc nhiên khi biết rằng các chỉ huy của Quân khu Quảng Châu sau này thừa nhận rằng họ cảm thấy khó chịu khi chỉ huy quân sĩ được chuyển từ Quân khu Vũ Hán và Thành Đô đến trong thời gian phục vụ chiến dịch.

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nghe nhiều cấp dưới phàn nàn về phong cách chỉ huy của họ Hứa (Hứa Thế Hữu) vì trước đó ông ta chưa từng chỉ huy họ. QGPND còn gặp khó khăn do nhiều sĩ quan chưa có kinh nghiệm trận mạc.
    Mặc dù nhiều sĩ quan có cấp bậc cao hơn và có thâm niên chiến đấu đã được cử đến để chỉ huy các đơn vị cấp thấp hơn để giúp đỡ chấp hành mệnh lệnh, nhưng khả năng tác chiến của QGPND vẫn thất bại vì các sĩ quan cấp thấp vẫn còn thiếu khả năng quyết đoán độc lập và phối hợp tác chiến trong những thời điểm quyết định.

    Tuy nhiên, cuộc chiến 1979 với Việt Nam đã khai sinh ra một thế hệ mới các cán bộ quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm chiến trường, và nhiều người trong số họ hiện nay đang phục vụ tại các vị trí cao cấp của QGPND.QGPND thiếu một hệ thống và cơ cấu cung cấp hậu cần hiện đại để hỗ trợ cho những chiến dịch quân sự đòi hỏi di chuyển nhanh và ở vùng xa xôi. Các số liệu thống kê cho thấy, trung bình mỗi ngày tiêu thụ đạn dược và nhiên liệu là 700 tấn cho mỗi loại.
    Lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh.


    Hoạt động hậu cần là một lĩnh vực lớn để QGPND rút ra bài học
    .

    Vì không có đầy đủ dự trữ và phương tiện giao thông vận tải, khiến cả Quân khu Quảng Châu và Côn Minh đã phải đặt dưới cùng một hệ thống cung cấp, mà hệ thống đó chẳng bao giờ hoạt động thông suốt và hiệu quả.
    Một số lượng đáng kể các nguồn cung cấp bị mất hoặc là do quản lý kém hay bị Việt Nam phá hoại.

    Khi lực lượng của họ tiến sâu hơn vào lãnh thổ Việt Nam, để bảo vệ mình, các sĩ quan hậu cần đã phải rất khó khăn để giữ liên lạc không bị trệch hướng với đại quân.
    QGPND đã kết luận rằng, cần thiết phải tạo ra bộ chỉ huy về giao thông vận tải để đối phó với các vấn đề mà bộ đội của họ đã phải đối mặt trong chiến dịch.Kinh nghiệm này có vẻ vẫn còn giá trị cho Trung Quốc đến tận hôm nay khi cựu phó chỉ huy của Đại học Quốc phòng QGPND Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên đề về “kiểm soát truyền thông” vào năm 2002.

    Bài học cuối cùng

    là làm thế nào để có thể diễn giải một học thuyết cũ về chiến tranh nhân dân vào các cuộc xung đột diễn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc. Một trong những nguyên tắc của học thuyết chiến tranh nhân dân của Trung Quốc là việc huy động dân thường để hỗ trợ cho chiến tranh.

    Những kinh nghiệm chiến tranh 1979 đã chỉ ra rằng, hầu như không thể đưa một lực lượng khổng lồ QGPND hoạt động ở nước ngoài mà không có sự ủng hộ chiến tranh của nhân dân trong nước.Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã đánh thức lòng yêu nước của công chúng và lòng tự hào về người lính Trung Quốc.

    Biểu hiện mạnh mẽ của lòng yêu nước đã giúp QGPND nhận được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động từ người dân sống tại hai tỉnh biên giới.
    Tại riêng tỉnh Quảng Tây, hơn 215.000 cư dân địa phương đã được huy động để làm người vận chuyển, nhân viên bảo vệ và khuân vác để hỗ trợ tiền tuyến, và hơn 26.000 dân quân từ khu vực biên giới đã thực sự tham gia vào các hoạt động chiến đấu trực tiếp.

    QGPND vào thời điểm đó chỉ có một hệ thống cung cấp vá víu đòi hỏi các đơn vị phải tự túc hệ thống cung cấp trên chiến trường theo kiểu “hậu cần bán lẻ”. Chính quyền địa phương đã làm mọi việc dễ dàng cho binh lính bằng cách đơn giản hóa thủ tục, giúp họ nhận được đầy đủ vật chất và thực phẩm tươi trong thời gian ngắn nhất có thể.
    Kinh nghiệm này đã thuyết phục bộ chỉ huy QGPND rằng huy động chính quyền địa phương và dân chúng để hỗ trợ cho một cuộc chiến tranh vẫn là chìa khóa cho chiến thắng.Những bài học mà Trung Quốc đã rút ra được từ cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể thiếu toàn diện và khó mà khách quan vì QGPND không đánh giá sự thành công về chiến dịch quân sự của họ trên cơ sở kết quả tác chiến mà là trên cơ sở các tác động của cuộc xung đột đến tình hình chung.

    Chịu ảnh hưởng sâu sắc lời dạy của Mao là chiến tranh về cơ bản là một vụ kinh doanh chính trị, miễn là Trung Quốc cho là họ đã thành công trong việc đạt được mục tiêu quân sự và chiến lược đề ra, còn các vấn đề gây ra từ thất bại của chiến thuật chỉ là thứ yếu.
    Đây cũng là lý do tại sao các bài học đó đã có những khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu của phương Tây, nơi mà nhiều thông tin tương đối khả tín, mặc dầu đôi khi vẫn thấy xuất hiện đây đó một chút thái quá do lạm dụng các nguồn tin hạn chế để kết luận về một vấn đề cực kỳ phức tạp.Các nghiên cứu của QGPND nhìn nhận rằng cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đã tạo bất lợi và hủy hoại những truyền thống tốt đẹp của QGPND, và kết quả là, các lực lượng của Trung Quốc thực hành tác chiến tồi tệ trong chiến tranh.

    Những bài học rút ra của QGPND đã tập trung nhiều vào cấp độ chiến thuật của chiến tranh với sự nhấn mạnh vào chỉ huy và kiểm soát, phối hợp tác chiến giữa các đơn vị, cơ cấu lực lượng và vũ khí hơn là chiến lược và triết lý mang tính học thuyết.
    Trong quá trình đánh giá kinh nghiệm chiến tranh 1979, QGPND có vẻ như không tìm cách che đậy hoặc bỏ qua thiếu sót về các hạn chế của họ vào thời điểm đó, tuy nhiên họ đã mắc sai lầm khi không đề cập đến những khiếm khuyết trong tư duy quân sự và binh pháp truyền thống.

    Xe tăng Trung Quốc bị quân đội Việt Nam bắn cháy.


    Các nghiên cứu của phương Tây đã so sánh những bài học mà QGPND đã rút ra từ cuộc chiến Việt - Trung 1979 với việc đánh giá lại vào năm 1985 của ban lãnh đạo Trung Quốc về bản chất của chiến tranh hiện đại và các mối đe dọa đang rình rập Trung Quốc cộng với những nỗ lực tiếp theo để cải tiến và chuyên nghiệp hóa QGPND trong suốt những năm 1980.
    Bài học Việt Nam đối với QGPND và những cuộc giao tranh vẫn liên tục xảy ra trên biên giới Trung - Việt trong những năm 1980 đã giúp cho cho ban lãnh đạo Trung Quốc phải thực hiện những cuộc chuyển đổi chiến lược từ việc nhấn mạnh đến sự chuẩn bị cho chiến tranh tổng hợp đến việc chuẩn bị cho chiến tranh cục bộ và chiến tranh hạn chế theo xu hướng của thời gian.

    Trong quá trình chuyển đổi QGPND thành một lực lượng hiện đại vào những năm 1980, có rất ít những nỗ lực được thực hiện nhằm sửa chữa thiếu sót về tư duy quân sự, đó là thái độ luôn luôn coi nhẹ vai trò của của không quân.
    Kết quả là, nếu có điều gì còn chưa trung thực trong việc rút kinh nghiệm của QGPND thì đó chính là bài học về ưu thế trên không hoặc yểm trợ không quân.Tài liệu của QGPND vẫn cho rằng việc hạn chế khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc là lý do chính khiến không quân Việt Nam không tham gia vào xung đột

    .
    Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) thậm chí còn nhận xét một cách lố bịch rằng hoạt động giả vờ của không quân Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại Việt Nam là một “đòn nghi binh khéo léo trong tác chiến không quân”.Nhận xét đó rõ ràng cho thấy vẫn còn sai lầm trong giới lãnh đạo Trung Quốc khi họ tiếp tục đánh giá chưa cao vai trò quan trọng của không quân trong chiến tranh hiện đại.Tuy nhiên, tổng kết các kinh nghiệm của QGPND trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam đã cung cấp một cái nhìn hữu ích về việc giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc tiếp cận vấn đề chiến tranh và chiến lược như thế nào.Cái nhìn này cũng phù hợp với những phát hiện nằm trong các công trình nghiên cứu gần đây.

    Trước tiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thảo luận và tính toán thời điểm và như thế nào khi sử dụng sức mạnh quân sự, nhưng đã không ngần ngại quyết định khởi chiến khi họ cho rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đang bị hăm doạ hoặc lâm nguy.

    Thứ hai
    , QGPND thể hiện quyết tâm giành và giữ thế chủ động tác chiến bằng việc triển khai quân số vượt trội (chiến thuật biển người).

    Thứ ba, ý thức về chiến thắng quân sự của Trung Quốc đặt nhiều hơn vào việc đánh giá kết quả địa chính trị khi đem so với phê phán về hiệu năng tác chiến trên chiến trường.Kể từ sau cuộc chiến 1979 với Việt Nam, QGPND đã tiến hành sửa đổi sâu rộng trong học thuyết quốc phòng, chỉ huy và điều khiển, chiến thuật tác chiến, và cơ cấu lực lượng, trong khi các hoạt động quân sự thế giới cũng đã chuyển đổi đáng kể từ cuộc chiến năm 1979.Ngày nay, không ai nghĩ rằng các lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ lặp lại những gì họ đã làm trong chiến tranh biên giới với Việt Nam.

    Từ góc độ lịch sử, những nét đặc thù của người Trung Quốc đã bộc lộ trong cuộc chiến 1979 với Việt Nam có thể vẫn còn có giá trị trong các giáo trình của học viện quân sự của Trung Quốc cũng như đối với những người hằng quan tâm đến phương pháp sử dụng sức mạnh quân sự của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ mà cả với hiện tại và trong tương lai.
    Last edited by Bin571; 18-02-2016 at 12:24 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Chúng ta từng có quyền tự hào về hàng ngũ tình báo rất xuất sắc trong cuộc chiến chống Mỹ . Nhưng khi đọc các bài về thế trận 17/2/1979 thì ta thấy sự bị động từ người dân vùng biên , đến Quân đội phải tổng động viên lực lượng thanh niên trai trẻ hoàn toàn không có kinh nghiệm trận mạc vào tham gia để thương vong nặng nề . Liệu lịch sử còn có lặp lại không , có còn bị động huy động quân , dân như hồi đó nữa không , có bị tổn thất quá lớn không , tình báo còn sắc sảo tinh nhạy , còn là cánh tay phải tham mưu cho các quyết sách , quyết định mang tính chiến lược không trong tình hình mới mà đặc khu kinh tế TQ rải khắp đất Việt , chiến tranh tin tặc TQ .TQ đã khắc phục sự chậm chân sau mấy thập kỷ so với TG = cách tập trung binh chủng chuyên biệt tin tặc , đích danh người đứng đầu TQ đã đến mời những nhân tài nổi tiếng Hoa kiều trên nhiều lĩnh vực quay về cố quốc như công nghệ sinh học , …...
    Cảm ơn Bin đã kỳ công tổng hợp bức tranh 17/2/1979 từ nhiều phía

  15. #15

    Mặc định

    PHÉP THỬ LÒNG NGƯỜI VIỆT
    Một đất nước china
    Cửu hoa sơn , Đài sơn
    Phổ đà sơn , Nga mi
    Nơi chư Phật thị hiện
    Nơi chúng sinh si mê
    Lũ đầu trâu mặt ngựa
    Đang tâm dùng gậy sắt
    Đánh nát thân Đại lão
    Ngài Hòa Thượng Hư Vân
    Đã 108 tuổi
    Tàn phá chùa Tây tạng
    Đánh giết , đốt Kinh sách
    Pháp sư sống tị nạn
    Nơi đất khách quê người
    Đưa người Hán đến sống
    Khu Tân cương tự trị
    Cuộc cách mạng văn hóa
    Đày đọa giới trí thức
    Cơ hàn chốn đại lục
    Chúng khiến lũ Polpot
    Chỉ dùng cuốc dùng xẻng
    Sự dã man mọi rợ
    Đánh đúng đầu đối thủ
    Diệt chủng Hàng triệu người
    Ưu tiên giết trí thức
    Ngàn sinh viên cầu tiến
    Mong xã hội rộng mở
    Bị xe tăng ghiền nát
    Quảng trường Thiên an môn
    Nhuộm máu đỏ tang tóc
    Hàng ngàn Pháp luân công
    Đã chết trong tức tưởi
    Chỉ nửa đất china
    Là phong phú phì nhiêu
    Một nửa kia khô cạn
    Nên chúng rất thèm khát
    Chốn đồng bằng màu mỡ
    Chốn rất nhiều khoáng sản
    Nơi lưu thông hàng hải
    Xứ Đông nam Châu Á
    Đã gần 70 năm
    Chúng kế hoạch độc chiếm
    Chiến lược rất dài hơi
    Cuộc chiến năm 79
    Chỉ một phép thử thôi
    Một cuộc tập trận lớn
    Rút kinh nghiệm về sau
    Khi china có đủ
    Tàu hàng không mẫu hạm
    Có tên lửa hành trình
    Có máy bay tiềm kích
    Có pháo bắn ngàn viên
    Có cơ sở trùm khắp
    Đất liền và biển đảo
    Chúng dã tâm lấn chiếm
    Bành trướng thỏa giấc mộng
    Trung hoa cuả thế giới
    Việt nam mình tính sao ?
    Dù có muôn khó khăn
    Chỉ coi là thử thách
    Kiểm tra sự trưởng thành
    Quyết chí không lùi bước
    Chẳng hổ danh giống nòi
    Lạc Hồng muôn thưở trước
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%...%A2n_C%C3%B4ng
    Last edited by HOASIM; 18-02-2016 at 01:14 PM.

  16. #16

    Mặc định

    1979: Cuộc tập trận ít biết của Liên Xô ngay sát biên giới TQ

    Phan Hồng Hà | 17/02/2016 14:25



    Lính dù Nga diễu hành tại Moscow năm 2011. Ảnh: AFP

    Năm 1979, quân đội Liên Xô đã có một cuộc tập trận trên đất Mông Cổ, sát biên giới Trung Quốc để gây sức ép với Bắc Kinh, khi đó đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    Thông tin từ báo Nga cho biết:

    "Từ 12/3 - 26/3/1979, nhằm kiên quyết tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo chỉ thị của BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, các Quân khu biên giới phía Đông (vùng đất tiếp giáp với Trung Quốc), tại lãnh thổ Mông Cổ và Hạm đội Thái Bình Dương đã tiến hành tập trận...

    ....Các cuộc diễn tập quy mô lớn nhất diễn ra trên lãnh thổ Mông Cổ, huy động tới 6 sư đoàn bộ binh cơ giới và sư đoàn tăng, trong đó có 3 sư đoàn được điều động tới Mông Cổ từ Sibir và Zabaikal.
    Trong khuôn khổ cuộc diễn tập này còn có sự góp mặt gần 3 sư đoàn không quân, 2 lữ đoàn độc lập và một số liên binh đoàn và đơn vị tăng cường".

    Dưới đây là những tư liệu trên báo Nga về cuộc tập trận của quân đội Liên Xô trên đất Mông Cổ, sát với biên giới Trung Quốc để gây sức ép, nhằm buộc Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam. Đây là cuộc tập trận mà chúng ta biết được rất ít thông tin.

    Thật đau buồn khi được biết, đã có nhiều chiến sĩ Xô viết đã hy sinh trong cuộc tập trận này, trong điều kiện thời tiết cực ngặt nghèo trên sa mạc Gobi.

    Chỉ huy cuộc tập trận chính là Thứ trưởng thứ nhất Bộ quốc phòng Liên Xô - Nguyên soái Sergey Sokolov.
    Và tên của sư đoàn lính dù tập trận trên sa mạc Gobi cách đây 37 năm cũng đã được rõ, đó chính là sư đoàn lính dù tinh nhuệ bậc nhất Liên Xô thời đó: Sư đoàn cận vệ số 106, từ Tula, đã từng được thử thách khi đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng của quốc gia.

    Năm 1957, chính Sư đoàn này đã đảm bảo việc hạ cánh của "các nhà du hành vũ trụ bốn chân" - các chú chó Belka, Strelka và Chernushka.

    Mấy năm sau, sư đoàn Tula đã có vinh dự chào đón phi công vũ trụ đầu tiên của thế giới Yury Gagarin khi anh trở về Trái đất sau chuyến bay lịch sử.

    Nguyên soái Sergey Sokolov, cố Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô. Ảnh: RT

    Nhận lệnh báo động, cả sư đoàn vượt qua hàng nghìn cây số sang Mông Cổ tập trận. Theo cuốn "Lính dù đổ bộ Nga", đến nay, địa điểm tập trận vẫn không được xác định chính xác. Chỉ biết đó là một nơi trên sa mạc Gobi, cách biên giới với Trung Quốc vài km.


    Cựu sĩ quan V.G.Domrachev (В.Г. Домрачев) sau này nhớ lại hôm tập trận đổ bộ, gió trên sa mạc Gobi thổi cực mạnh, các cánh tà máy bay rung phần phật như tiếng cánh chim vỗ.

    Với kinh nghiệm của mình, Domrachev cho rằng không thể tiến hành đổ bộ được trong thời tiết đó.
    Tuy nhiên, khi được Tư lệnh lính dù đổ bộ D.Sukhorukov báo cáo về tình hình thời tiết không thuận lợi, thứ trưởng thứ nhất BQP, nguyên soái Sokolov kiên quyết vẫn giữ nguyên kế hoạch. Ông đề nghị đổ bộ theo cách một máy bay chở người, còn máy bay khác ở vũ khí khí tài.

    Quân lệnh như sơn. Cuộc tập trận đổ bộ vẫn được tiến hành.
    Kết quả, trong điều kiện thời tiết băng giá, với sức gió lên đến 40m/s, phải đổ bộ trên nền sa mạc cứng như đá, sư đoàn cận vệ 106 đã chịu những tổn thất nặng nề về người.
    Trong số 108 chiến sĩ tham gia đổ bộ hôm đó, có phân nửa bị thương nặng và hy sinh. Cuộc diễn tập bị ngưng lại ngay lập tức.
    Đây là một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử lực lượng lính dù đổ bộ Xô viết. Sự kiện bi thảm vào tháng 2/1979 sẽ còn khiến cho nhiều người nhức nhối và tốn nhiều giấy mực để viết về nó.

    Lính dù thuộc Sư đoàn cận vệ số 106 tham gia một cuộc tập trận ở Kazakhstan. Ảnh: Wiki.

    Sau này, nguyên soái Sokolov lên thay Ustinov làm Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô. Ông mất năm 2012, thọ 102 tuổi.

    Chắc hẳn sau sự kiện bi thảm ở Gobi, ông sẽ còn ân hận vì quyết định của mình, dù sau này cuộc tập trận được coi như một thành công, bởi chứng tỏ được khả năng không vận nguyên một sư đoàn với đầy đủ vũ khí, khí tài, vượt một khoảng cách xa trong thời gian cực ngắn.

    Tháng 2 này, khi chúng ta hồi tưởng Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, tưởng nhớ các liệt sĩ ngã xuống khi giữ gìn cương vực lãnh thổ, hãy dành một phút để nhớ về họ, những chiến sĩ Xô viết đã hy sinh khi làm nhiệm vụ để ủng hộ chúng ta từ xa.

    theo Thế giới trẻ



    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới 1979: "TQ ra lệnh gặp người VN là giết hết"

    Kiều Tỉnh | 18/02/2016 07:42





    Quân Trung Quốc xâm lược bắn hàng vạn phát pháo vào Lạng Sơn, Việt Nam trong Chiến tranh biên giới. Tổng chỉ huy Trung Quốc Hứa Thế Hữu tuyên bố độc địa: "1 căn nhà ở Lạng Sơn cũng không để lại". (Ảnh tư liệu: Sina)

    Nhân kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, chúng tôi xin giới thiệu tới quý độc giả LOẠT BÀI NGHIÊN CỨU RẤT KỸ, CÔNG PHU TỪ CHÍNH TƯ LIỆU CỦA TRUNG QUỐC, LIÊN XÔ... CÙNG CÁC HỌC GIẢ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI, cũng như truyền thông Hoa ngữ.

    LTS: Trong phần trước của loạt bài viết kỷ niệm 37 năm Chiến tranh biên giới 1979, cuộc chiến mà Trung Quốc đổ hơn 600.000 quân xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam, chúng tôi đã giới thiệu đến quý độc giả một vài góc nhìn phản đối chiến tranh từ chính những người cầm quyền và các tướng lĩnh Trung Quốc.Dưới đây là bài viết tiếp theo, chúng tôi xin gửi đến độc giả đánh giá từ các nhà nghiên cứu, tác giả và báo chí Hoa ngữ khác với những gì chính phủ Trung Quốc tuyên truyền về cuộc chiến phi nghĩa này.
    ---
    Giá quá đắt của cái gọi là “phản kích tự vệ” của Trung Quốc

    Cuộc chiến tranh này được Bắc Kinh tuyên truyền là "Phản kích tự vệ đối với Việt Nam", là cuộc chiến "khơi dậy tinh thần chủ nghĩa dân tộc".Nhưng trên thực tế các chính khách Bắc Kinh đã biến thanh niên Trung Quốc thành công cụ để thực hiện dã tâm riêng của họ. Về đối nội, họ thực hiện những tham vọng chính trị của mình, về đối ngoại muốn lấy lòng các nước Phương Tây.

    Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại.
    550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích bình luận, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã nhận được bài học đắt giá cho chính mình.

    Theo Epochtimes, dư luận Trung Quốc sau này cũng chú ý tới cái cớ chủ yếu để Bắc Kinh phát động chiến tranh. Bộ máy tuyên truyền chính thức của Trung Quốc nói đó là vấn đề lãnh thổ và Hoa kiều.Cũng giống như nhiều các nước khác, hai nước láng giềng có biên giới chung với nhau thì khó tránh khỏi những tranh cãi về lãnh thổ, nhưng tranh chấp biên giới hai nước Trung, Việt hoàn toàn có thể thông qua thương lượng đàm phán mà không cần tới chiến tranh.

    "Cái gọi là 'Phản kích tự vệ' mà phía Trung Quốc đưa ra là không có căn cứ. Bởi lẽ, Trung Quốc đã đưa quân vượt biên giới đánh sang đất Việt Nam thì không thể gọi là 'phản kích tự vệ'," trang này nhận định.Về nguyên nhân mà Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam trục xuất và đàn áp Hoa Kiều cũng không đứng vững.

    Epochtimes phân tích, dưới thời Polpot, đồng minh của Trung Quốc, thống trị Campuchia, có tới hơn 200.000 Hoa kiều bị chúng bức hại.Trong khi Trung Quốc ra sức rêu rao vấn đề bảo vệ Hoa kiều như một cách tạo bàn đạp nhằm vào Việt Nam, thì Bắc Kinh lại "câm như hến" trước tình trạng hàng vạn Hoa kiều chạy khỏi Campuchia.Chẳng những thế, Trung Quốc lấy việc cứu vớt Khmer Đỏ diệt chủng làm cái cớ chủ yếu để tấn công Việt Nam.

    Bài báo của Epochtimes viết: “Khi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tấn công sang Việt Nam, sĩ quan và binh lính được cấp trên ra lệnh bất kể là gặp người Việt Nam nào dù già hay trẻ, nam hay nữ đều là kẻ địch và phải giết hết.Khi rút quân khỏi Việt Nam, sĩ quan binh lính được lệnh vừa thanh trừng vừa rút quân. Theo báo cáo của quân đội Trung Quốc cho biết có đơn vị khi rút quân họ đã chém chết tới 43 người mà chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.Đồng thời, quân đội Trung Quốc khi rút quân thì ra sức vơ vét, cướp bóc tài sản của dân chúng Việt Nam mang về nước”.



    Việt Nam đã biến Chiến tranh biên giới 1979 trở thành cuộc chiến đáng quên đối với Trung Quốc

    Cuộc xâm lược đáng quên của người Trung Quốc

    Tại diễn đàn “Điểm lại cuộc chiến tranh Việt-Trung 1979” tổ chức ngày 9/2/2015 ở Hồng Kông, tác giả người Hoa Thẩm Thính Tuyết đánh giá: “Bề ngoài đây là cuộc chiến tranh giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nhưng thực tế là giữa hai phe đông và tây, giữa Mỹ và Liên Xô.Là sự tranh chấp phức tạp giữa lợi ích quốc gia và ý thức hệ, cũng như việc tìm kiếm và tạo ra thời cơ chiến lược của các bên. Đây là vấn đề rất phức tạp và khó lý giải. Chính vì vậy đã sau nhiều năm rồi mà các học giả vẫn tiếp tục thảo luận về cuộc chiến tranh này.”

    Theo học giả này, Đặng Tiểu Bình đưa ra ba nguyên nhân đánh Việt Nam:

    Một là, để xây dựng một Mặt trận quốc tế thống nhất chống Liên Xô.
    Trong cuộc họp báo ngày 31/1/1979 khi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình nói : "Bất kỳ Liên Xô ở đâu, chúng tôi đều ngăn chặn và đánh bại sự gây rối của họ ở nơi đó."

    Hai là, để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc.

    Ba là, để thử nghiệm sức chiến đấu của PLA vốn đã rệu rã sau 10 năm trải qua Đại cách mạng văn hóa (1966-1976).

    Nhưng về thực chất, cuộc xâm lược Việt Nam chỉ là cuộc chiến vô giá trị mà Trung Quốc tiến hành, chỉ để giải quyết mâu thuẫn về lợi ích quốc gia và chiến lược quốc tế của Bắc Kinh.Thẩm Thính Tuyết bình luận: “Qua cuộc chiến với Việt Nam, Trung Quốc cũng rút ra bài học.Triều Tiên cũng là nước kề vai sát cánh, nước láng giềng hữu nghị xây dựng bằng máu, nhưng khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa thì lợi ích hai bên bị xung đột, từ đó dẫn tới mâu thuẫn nghiêm trọng cho tới ngày nay. Hơn nữa, Triều Tiên đã đẩy Trung Quốc vào thế khó xử.

    Điều này giải thích như thế nào?
    Hàng nghìn năm qua, Trung Quốc là nước có thành tựu rất lớn về các lĩnh vực tư tưởng, chiến lược, chính trị, quân sự, nhưng tư tưởng phong kiến bảo thủ, bế quan tỏa cảng đã khiến Trung Quốc lạc hậu cả về kinh tế, quân sự, chính trị và tư tưởng.Từ bài học kinh nghiệm của Chiến tranh biên giới với Việt Nam, chúng ta không nên giấu dốt, giấu bệnh mà phải thay đổi…Chiến tranh biên giới 1979 cũng là bài học cho Trung Quốc hiện nay đối với vấn đề Biển Đông, là không được tùy tiện ra tay.

    Trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông lưu hành tác giả Ezra Feivel Voge đã viết: “Theo đánh giá của các nhà quân sự Phương Tây, Trung Quốc đã tiêu tốn cho cuộc chiến tranh này hơn 5,5 tỉ NDT.Mặc dù vậy, tổn thất về kinh tế không đáng ngại mà một sự tổn thất nghiêm trọng khác về ngoại giao.Các nhà ngoại giao cho rằng qua cuộc Chiến tranh này, Trung Quốc đã 'tự tay vả mặt' khi xóa bỏ nguyên tắc mà lâu nay chính họ vẫn lên án các nước Phương Tây, đó là can thiệp vào nội bộ nước khác. Bởi vì, Trung Quốc đã xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ nước khác (Việt Nam)…Sau này khi Trung Quốc thu thập 26 bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình từ năm 1978 tới 1979 đăng trong ‘Tập 3- Tuyển tập Đặng Tiểu Bình’ thì thỉnh thoảng mới thấy có phát biểu về Việt Nam, nhưng không liên quan tới cuộc Chiến tranh này.Chính người Trung Quốc cho rằng đây là cuộc Chiến tranh cuối cùng của Trung Quốc và phải quên cuộc chiến này đi”.

    Quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 nhận được lệnh "giết hết người Việt Nam" (Ảnh tư liệu: Huanqiu)

    Dã tâm của Bắc Kinh: Xâm lược Việt Nam để đối đầu Liên Xô

    Trong bài “Hãy thử phân tích nhân tố Liên Xô với sự thay đổi đột biến đối với quan hệ Việt-Trung trong Thập kỷ 70 Thế kỷ 20” trên Tạp chí “Nghiên cứu Xibia” số 5 năm 2011 của Trung Quốc, tác giả Nghiêu Tiểu Cầm cho rằng cuộc xâm lược của Trung Quốc với Việt Nam năm 1979 thể hiện rõ mâu thuẫn giữa ba nước lớn Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ.

    Năm 1972, đúng vào giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đang bước vào giai đoạn gay go thì Trung Quốc rắp tâm phá hoại các thành quả ngoại giao, quân sự của Hà Nội bằng cách mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm.Bắc Kinh thảo luận thiết lập quan hệ ngoại giao, thỏa hiệp với Mỹ, giúp Washington rút khỏi cuộc Chiến tranh này theo cách bán đứng Việt Nam.Bên cạnh đó, trong thời gian từ cuối thập niên 1960 đến đầu 1970 của thế kỷ trước, mâu thuẫn Xô-Trung hết sức gay gắt, thậm chí xảy ra chiến tranh biên giới ở đảo Damanski mà Trung Quốc gọi là Trân Bảo trên sông Ussury tháng 3/1969.

    Trong thời gian này, Trung Quốc còn từ chối để Liên Xô chở hàng viện trợ Việt Nam, đồng thời bắt đầu gây sức ép ngang ngược bằng cách giảm viện trợ cho Việt Nam, muốn Việt Nam phải "cúi đầu" phục vụ lợi ích của Bắc Kinh.
    Đây cũng là mầm mống dẫn tới mâu thuẫn Việt-Trung và xảy ra cuộc chiến tranh vào năm 1979.

    Tác giả Nghiêu Tiểu Cầm nhận định Chiến tranh biên giới 1979 thể hiện "tư duy Chiến tranh Lạnh" của ba nước lớn, đồng thời cũng phá bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh của họ.
    Tức là, không thể lấy ý thức hệ để phân chia hai phe, phân định ranh giới địch-ta, phân định bạn hữu, mà phải lấy lợi ích quốc gia làm tối thượng.Một khi lợi ích quốc gia bị xung đột, nảy sinh mâu thuẫn thì các nước lớn thường ép buộc các nước nhỏ phải tuân thủ, phục tùng theo lợi ích của mình.

    Ông Đặng Tiểu Bình đã không tiếc tay ném cả một thế hệ thanh niên Trung Quốc vừa lảo đảo bước ra khỏi CMVH vào một cuộc xâm lược mà kết quả là Bắc Kinh không còn "dám" huênh hoang tung hô về sau nữa, chỉ để giải quyết vấn đề chiến lược của nước này với Mỹ và Liên Xô.
    Nghiêu Tiểu Cầm viết: “Qua cuộc Chiến tranh này, Trung Quốc cần phải rút ra bài học cho mình khi xử lý mối quan hệ với Việt Nam, cũng như với các nước có tình huống tương tự như Việt Nam trong thời gian tới”./

    .


    TÁC GIẢ KIỀU TỈNH

    Tác giả từng theo học tại Học viện Ngoại thương Bắc Kinh trong thập niên 1960, sau đó công tác tại TTXVN từ năm 1983 tới năm 2006. Ông là Trưởng Phân xã TTXVN tại Bắc Kinh từ 1984–1991, Trưởng Phân xã TTXVN tại Hồng Kông từ 1996-2001 và 2004–2006.




    theo Thế giới trẻ



    Last edited by Bin571; 18-02-2016 at 11:35 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Nhớ lắm, đồng đội tôi nằm nơi biên viễn...

    “Có những đồng đội hy sinh do lực ép của đạn pháo làm thi thể không còn nguyên vẹn khiến việc xác định danh tính vô cùng khó khăn. Chính vì vậy rất nhiều tấm bia mộ chỉ ghi là “Liệt sĩ chưa biết tên”. Với tinh thần kiên cường bảo vệ non sông tổ quốc, có người lính trước khi anh dũng hy sinh còn khắc dòng chữ lên báng súng AK của mình: “Sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử”, nhạc sĩ Trương Quý Hải – một cựu binh tham gia chiến tranh biên giới Việt – Trung xúc động kể lại.


    Cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc kéo dài từ tháng 2/1979 nhưng đến mãi năm 1988 thì đất nước mới thực sự im tiếng pháo. Trong các năm 1984, 1985 và 1986 liên tiếp diễn ra những trận đánh ác liệt nhằm giành giật từng cao điểm ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).

    Từng kinh qua những tháng năm đó khi tuổi đời còn rất trẻ, chàng thanh niên Trương Quý Hải không giấu được sự xúc động cùng những ngấn lệ trực trào khi nhắc lại ký ức về một thời khói lửa cũng như sự hy sinh quả cảm của bao đồng đội.Nhân dịp kỷ niệm 37 năm cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc (17/2/1979 – 17/2/2016), phóng viên Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với ông Trương Quý Hải về những năm tháng vô cùng bi tráng mà hào hùng đó.
    Nhạc sĩ Trương Quý Hải – người cựu binh của Sư đoàn 356 không giấu được xúc động khi nhớ về những người đồng đội cũ. (Ảnh Nhật Minh).


    PV: Với vai trò là một nhân chứng sống của thời kỳ ác liệt đó, xin cho biết cảm nghĩ của ông về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân, dân ta?

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải: Đất nước đã giành được thống nhất từ hơn 40 năm nay, nhưng thực sự với những người lính từng chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) như tôi hiểu rất rõ rằng: Để giữ cho được sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là điều vô cùng khó khăn. Chỉ có tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh và không nề chi gian khó mới có thể đủ bản lĩnh để đối đầu với một đội quân đông đảo lại hung hãn như quân Trung Quốc.Tôi nhập ngũ đúng lúc quân Trung Quốc thực hiện chiến lược chiến tranh mới có phần khác với cách đánh mà họ sử dụng vào đầu năm 1979.

    Họ đã được trang bị nhiều hơn các vũ khí, khí tài hiện đại hơn nhiều. Số lượng đạn pháo nhiều vượt trội chính là “con át chủ bài” của Trung Quốc và họ tiến hành chiến lược “biển pháo” để đánh ta. Nơi thường xuyên diễn ra những trận đánh ác liệt đó phải kể tới mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang).
    Có những trận đánh, so chênh lệch số lượng đạn pháo quá lớn. Quân ta hết pháo mà chưa nhận được chi viện trong khi địch thì liên tục bắn pháo sang ta không theo một nguyên tắc nào đã đặt ra bài toán vô cùng hóc búa cho bộ đội ta.

    Nhưng trong cái khó lại ló cái khôn. Lợi dụng địa thế rừng núi, lởm chởm các hộc đá tai mèo nhọn hoắt, lô nhô tạo thành một trận địa dễ thủ khó công mà chiến sĩ ta đã phải “lấy vách đá làm chiến hào”, tận dụng những quả đạn pháo ít ỏi của mình để tấn công lại địch như ở các cao điểm 685, 1509.
    PV: Chắc hẳn trong những trận đối đầu khốc liệt đó đã để lại cho ông rất nhiều ký ức không thể nào quên?

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải: Được phân công vào Đội tuyên văn F356, Sư đoàn 356 nhưng đến mùa hè năm 1984, đơn vị phân công tôi làm công tác thương binh và hỗ trợ công tác tử sĩ. Sau trận đánh cao điểm 772 ngày 12/7/1984, số lượng thương binh và liệt sĩ hy sinh rất nhiều khiến cho những chiến sĩ như chúng tôi không thể nào cầm được nước mắt và nỗi căm hờn về tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà Trung Quốc phát động này.Trận đánh cao điểm 772 diễn ra vô cùng ác liệt, hàng trăm anh em đã ngã xuống và bị thương.

    Với số lượng lớn như vậy nên tôi cùng với các đồng đội còn sống khác đã phải chuyển các anh em hy sinh về chôn cất tại nghĩa trang của Thị xã Hà Giang cách đó gần 60km.
    Có những đồng đội hy sinh do lực ép của đạn pháo khiến cho thi thể không còn nguyên vẹn, việc xác định danh tính cũng vô cùng khó khăn.


    Không ít trường hợp chiến sĩ của các đơn vị Sư đoàn bạn mình cũng không biết tên nên trên bia mộ chỉ ghi là “Liệt sĩ chưa biết tên” mà thôi.
    Những người lính cụ Hồ đã chiến đấu trên tình thần quả cảm, áp dụng cách đánh khôn khéo khi chỉ với số lượng 1 tiểu đội hoặc trung đội để đánh đuổi và loại khỏi vòng chiến đấu cả 1 tiểu đoàn địch, thực sự khiến cho quân thù phải khiếp sợ.

    Trong tình thế ấy, xuất hiện không ít những tấm gương anh hùng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
    Một trong số đó, có thể kể đến gương của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh hy sinh anh dũng tại cao điểm 685 đã khắc dòng chữ nổi tiếng lên báng súng AK của mình rồi trở thành khẩu hiệu đối với anh em chúng tôi mỗi khi ra trận: “Sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử”.
    Hình ảnh những hàng mộ của các Liệt sĩ còn chưa biết tên tại Nghĩa trang biên giới (Ảnh tư liệu).


    Đó là trên chiến trường khốc liệt. Còn những ký ức về một thời anh em quây quần bên đốm lửa hồng nơi rừng xanh núi thẳm, bốn bề chỉ là những vách núi đá tai mèo khô khốc nhưng vẫn tếu táo các câu chuyện rất “lính”. Mỗi anh một quê nhưng đều xưng hô với nhau là “đồng hương” và thích nghi với cuộc sống thiếu thốn nơi núi rừng rất tốt. Sẵn sàng đọc cho nhau nghe những vần thơ tình lãng mạn mà người yêu phương xa nhắn gửi mà không chút ngại ngần.

    PV: Có lẽ với những tình cảm và dòng ký ức khó phai đã thúc đẩy ông có cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng về người lính?

    Nhạc sĩ Trương Quý Hải: Sau này khi được phân công về công tác tại một công ty về truyền thông, âm nhạc vẫn là thứ luôn song hành với người lính như tôi.Nhân dịp được cùng các đồng đội từng là cựu binh tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên tới gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào đầu năm 2014, tôi đã sáng tác bài hát “Về đây đồng đội ơi” và “Hát cho người còn sống”. Với tôi, sự hy sinh của các đồng đội những năm tháng đó là bất tử.Thân xác các anh tuy đã hòa cùng từng tấc đất nơi biên thùy, trong những khe đá hay thung lũng sâu thẳm của vô vàn vách đá tai mèo khô khốc nhưng linh hồn của họ thì mãi hòa vào cùng với từng nhịp thở của hòa bình cho đất nước.

    Họ đáng được tôn vinh và trân trọng.
    Chúng tôi – những người lính còn may mắn được sống trở về vẫn khắc sâu tâm niệm: “Mình được sống trở về là sống nốt phần đời còn lại của các anh em đã hy sinh. Chính vì vậy phải có sự tri ân với thân nhân của đồng đội đã ngã xuống vì sự yên bình của đất nước”.Trong thời đại ngày nay, tình hình đã có nhiều thay đổi. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước chúng ta không muốn khơi gợi quá khứ hay kích động hằn thù, nhưng việc giáo dục cho thế hệ sau về một thời kỳ chiến tranh đầy bi tráng mà hào hùng nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc cũng là việc nên thực hiện.

    Mọi sự hy sinh vì thống nhất đất nước, vì bảo vệ cương thổ quốc gia đều rất đáng được trân trọng và khắc ghi. Truyền thống anh hùng của người chiến sĩ QĐND Việt Nam luôn được phát huy, nhất là khi hòa bình của Tổ quốc bị đe dọa thì muôn người Việt Nam như một.Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Nước mắt rơi bên 'lò vôi thế kỷ'

    Cách đây hơn 30 năm, những núi đá vôi trên các Cao điểm mang tên: Đồi Đài, Cô Ích, Pa Hán, Minh Tần… của tỉnh Hà Giang đã bị pháo cối Trung Quốc cày xới ngày đêm. Nhiều cán bộ, chiến sĩ từng gọi các cao điểm ấy là “lò vôi thế kỷ”, bởi đá trên các ngọn núi đã bị đạn pháo địch găm vào, vỡ ra trắng xóa như những lò vôi đang nung.




    Chúng tôi đã tìm gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy (người từng phụ trách tác chiến ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang) để được nghe ông kể lại những năm tháng sát cánh cùng đồng đội trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc.
    Tháng 3-1985, Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô Nguyễn Đức Huy nhận lệnh lên tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc.

    Khi được cấp trên hỏi ý kiến về sự điều động này, ông đã trả lời mình sẵn sàng nhận nhiệm vụ, tuy nhiên nếu trong chiến đấu mà là cán bộ tăng cường thì sẽ rất khó làm việc, vì vậy ông đã đề nghị cấp trên ra quyết định điều động ông về hẳn Bộ tư lệnh Quân khu 2.Nguyện vọng của người lính trận mạc đã được chấp thuận. Ông được điều về làm Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 và phụ trách tác chiến tại Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.

    Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy.

    “Ngày đó, chỉ với chính diện khoảng 10km và chiều sâu 5km, Trung Quốc đã huy động lần lượt hàng chục vạn quân ở các đại quân khu ra lấn chiếm vào đất ta. Có đợt, trong 3 ngày lấn chiếm, đối phương đã bắn tới 3 vạn quả pháo cối/ngày. Tại những cao điểm: Đồi Đài, Cô Ích, Pa Hán, Minh Tần…, núi đá vôi đã bị bắn pháo tới mức nhìn không khác những lò vôi đang nung”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ lại.

    Ông cho biết, sau này, khi chiến tranh biên giới kết thúc, ta có đo đạc lại địa hình thì nhận thấy có rất nhiều ngọn núi đã bị bạt đi tới 2-3m, và ông ngậm ngùi so sánh: “Tính riêng về hỏa lực pháo cối, phía Trung Quốc đã sử dụng lượng vũ khí không thua kém hỏa lực của Mỹ và Quân đội Sài Gòn đánh vào thị xã Quảng Trị năm 1972!”.
    Tướng Nguyễn Đức Huy (ngoài cùng, bên phải) tại Sở chỉ huy tác chiến Quân khu 2 (Thị xã Hà Giang) - ảnh do nhân vật cung cấp.


    Ở chiến trường mới, người lính trận mạc Nguyễn Đức Huy lại có dịp làm việc cùng các thủ trưởng cũ: Nguyễn Hữu An, Lê Duy Mật, An Nguyên... Tình hình mặt trận Vị Xuyên lúc đó rất khó khăn, bởi trong năm 1984, ta đã tổ chức phản kích đánh địch ở một số điểm cao và không thành công, bởi vậy ta rơi vào thế bất lợi: địch ở trên cao, ta ở dưới thấp, có nơi ta và địch chỉ cách nhau 30-40m.
    Tướng Huy kể: “Giữa lúc khó khăn ấy, tôi lại thêm một lần chứng kiến tài “xoay chuyển tình thế” của Thượng tướng Nguyễn Hữu An.

    Để giải quyết vấn đề tư tưởng của bộ đội, Tư lệnh Mặt trận Nguyễn Hữu An đưa ra chủ trương cần chọn một điểm vừa phải nào đó, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt rồi tiến công đánh chiếm và trấn giữ bằng được. Nếu thành công, đây sẽ là nguồn động viên lớn để vực dậy tinh thần chiến đấu của bộ đội”.
    Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy bảo rằng, mục tiêu “vừa phải” được chọn lúc đó là một điểm đá vôi trên vùng biên giới thuộc huyện Vị Xuyên.

    Lực lượng nhận nhiệm vụ đánh chiếm là một đại đội bộ binh của Sư đoàn 313. Để chuẩn bị, 40 cán bộ, chiến sĩ đã được lựa chọn để tập trung huấn luyện nhiều tháng liền trên một địa hình tương tự.
    Phó Tham mưu trưởng Nguyễn Đức Huy được giao nhiệm vụ trực tiếp chuẩn bị, Tư lệnh mặt trận Nguyễn Hữu An cũng trực tiếp xuống hướng dẫn những động tác leo trèo núi đá và cách đánh vào các hang hốc…

    Ngày nổ súng, trong vòng 30 phút, quân ta đã làm chủ mục tiêu và kịp thời tăng cường quân số, bổ sung đạn dược, lương thực, đưa bao cát đã đóng sẵn từ căn cứ lân cận sang để củng cố công sự. Sau trận đánh, tư tưởng bi quan trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đã được giải quyết.“Khi tới Cao điểm 685 để kiểm tra việc tổ chức phòng ngự của một đơn vị, tôi được anh em tâm sự: “Thủ trưởng ơi, chúng em là lính Hà Nội, bị mang tiếng là “lính cậu” nhưng bọn em sẽ kiên quyết giữ vững trận địa, địch sẽ không làm gì được, thủ trưởng cứ yên tâm!”. Rõ ràng, sau trận thắng của Sư đoàn 313, tinh thần chiến đấu của anh em đã tốt hơn trước rất nhiều”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy bộc bạch.
    Tướng Huy thắp hương tưởng nhớ đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Hà Giang (tháng 4-2013) - ảnh do nhân vật cung cấp.


    Hơn 5 năm cùng đồng đội tham gia chiến đấu chống lại sự lấn chiếm của quân bành trướng phương Bắc, tướng Nguyễn Đức Huy đã chứng kiến cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch. Các đơn vị đã bẻ gãy nhiều cuộc tiến công của địch và đối phương đã không thể thực hiện được âm mưu tiến sâu vào đất ta.

    Nhớ lại những năm tháng gian khổ ở Mặt trận Vị Xuyên, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy bảo rằng, vất vả nhất vẫn là việc bảo đảm lương thực, thực phẩm cho bộ đội, bởi đó là thời điểm cả nước đang tập trung vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nền kinh tế bao cấp của chúng ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn.Hằng ngày, bộ đội phải thường xuyên ăn độn bo bo thay cơm, trong khi thực phẩm chủ yếu chỉ là món cá khô và mắm ruốc.“Việc ăn uống thiếu thốn tới mức có lần một đồng chí cán bộ cao cấp tới thăm chiến sĩ Mặt trận Vị Xuyên đã hứa là sẽ tăng cường vào khẩu phần ăn của mỗi chiến sĩ nửa cân thịt.

    Sau đó, không hiểu vì lý do gì mà anh em chờ vài tháng, rồi cả năm vẫn không thấy “tiêu chuẩn” của mình đâu”.
    Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy cho biết, lời hứa của vị cán bộ nọ sau này đã trở thành câu chuyện tiếu lâm được lan truyền trong cánh lính trẻ, để rồi mỗi khi gặp ông, các chiến sĩ lại tếu táo: Thủ trưởng ơi, bao giờ thì bọn em được ăn “thịt cấp trên”?Hỏi xong, anh em lại nở nụ cười tươi rói trên khuôn mặt khắc khổ, những khuôn mặt đang ngày càng sạm đi vì đói, rét, bệnh tật…

    Không thể lãng quên! (Bút tích phía sau một tấm ảnh của Tướng Nguyễn Đức Huy).


    Có một kỷ niệm làm Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nhớ mãi. Một hôm, ông tới kiểm tra việc phòng thủ của chiến sĩ ta ở trận địa Pa Hán. Đêm ấy, ông vô tình chứng kiến hai chiến sĩ không hiểu vì chuyện gì mà xảy ra to tiếng, cãi vã. Cả hai sau đó được đồng chí Đại đội trưởng gọi lên gặp.
    “Tôi cứ lặng lẽ đứng ngoài xem cậu Đại đội trưởng kia giải quyết ra sao.

    Một lúc sau, thấy giọng Đại đội trưởng ôn tồn: “Anh nói với các em rồi, gia đình chúng ta thì ở xa, chỉ còn đồng chí, đồng đội hằng ngày sát cánh và coi nhau như anh em ruột thịt. Chúng mình từng xác định sẵn sàng hy sinh để giữ vững trận địa, vậy thì vì lẽ gì mà các em lại cãi nhau rồi gây ra những mâu thuẫn không đáng có, sao các em không bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt ấy đi để mà yên tâm chiến đấu?”.

    Nghe đại đội trưởng giải thích, hai chiến sĩ nọ liền đứng dậy bắt tay giảng hòa, rồi cả hai cùng ôm nhau khóc”, tướng Huy xúc động kể.
    Sau hơn chục năm xa vùng biên cực bắc, tháng 4-2013, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy và đồng đội lại có dịp trở lại thắp hương, tưởng nhớ đồng đội tại Nghĩa trang liệt sĩ Hà Giang, nơi quy tập phần mộ của hơn 1.000 liệt sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ chống quân bành trướng xâm lược.

    Lần trở lại năm ấy, những giọt nước mắt ngậm ngùi lại tiếp tục lăn trên gò má nhăn nheo của vị tướng trận mạc.
    Trong ký ức người lính già đầu bạc, người từng trải qua 3 cuộc chiến tranh vệ quốc, hơn 1.000 đồng đội của ông đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây khi họ chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu ông. Và những người lính trẻ ấy đã sớm gánh vác sứ mệnh bảo vệ, gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng trong một cuộc chiến ít ai ngờ tới…
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên!

    Ngày 7/1/1979 quân đội Việt Nam đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia vốn được Trung Quốc hậu thuẫn. Tại Việt Nam, vấn đề Hoa kiều cũng trở nên gay gắt, căng thẳng. Để trả đũa, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định “dạy cho Việt Nam một bài học”. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ kéo quân tràn qua biên giới phía Bắc của Việt Nam, gây nên một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt.


    Bài 1: Trung Quốc ráo riết chuẩn bị tấn công Việt Nam
    Biên cương bị xâm phạm, hàng ngàn thanh niên Việt Nam khi đó đã xung phong nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc.

    Từ sau sự kiện 7/1/1979, ban lãnh đạo Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Việt Nam. Một lực lượng quân đội hùng hậu được điều đến áp sát biên giới.
    Nếu trong quý IV phía Trung Quốc gây khoảng 150 vụ khiêu khích biên giới thì chỉ trong 45 ngày đầu tiên của năm 1979 đã có hơn 300 vụ.

    Trong khi hai bên trao đổi công hàm ngoại giao về vấn đề này thì Trung Quốc âm thầm điều 9 sư đoàn áp sát biên giới Việt Nam.
    Không chỉ bộ binh mà lực lượng không quân Trung Quốc cũng được tăng cường tại các căn cứ ở các tỉnh phía nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam… Hải quân cũng tập trung quanh đảo Hải Nam để sẵn sàng tác chiến. Tóm lại, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt để thực hiện việc “dạy cho Việt Nam một bài học”.

    Trong số binh sĩ Trung Quốc tham gia đánh Việt Nam có khá nhiều Hoa kiều. Cần biết, trong 2 năm 1977-1978, Trung Quốc ra sức kêu gọi Hoa kiều rời bỏ Việt Nam để trở về “đất mẹ”. Họ chọn những thanh niên mạnh khỏe từ số Hoa kiều về nước, cho huấn luyện quân sự rồi sung vào những đơn vị chuẩn bị đánh Việt Nam. Trong chiến thuật “biển người”, binh sĩ Hoa kiều được bố trí thành những đơn vị đi đầu, dùng thân mình phá các bãi mìn của Việt Nam và chắn đạn cho những người đi sau.

    Ngoài ra, có nhiều đàn ông Hoa kiều không đủ tiêu chuẩn chiến đấu thì bị sung vào các đội dân binh chuyên làm phu khuân vác, vận chuyển vũ khí, trang thiết bị hậu cần… vì ở địa hình rừng núi rất khó sử dụng các phương tiện cơ giới. Số khác thì phải đi phá núi mở đường cho binh sĩ hành quân, xây dựng các kho tàng, bến bãi hậu cần.

    Đại đa số Hoa kiều hối hận vì đã nghe theo lời chiêu dụ của giới lãnh đạo Trung Quốc mà rời bỏ Việt Nam.
    Tóm tại, phía Trung Quốc tập trung lực lượng mọi mặt trên một tuyến biên giới dài 200 km để chuẩn bị tấn công Việt Nam.Lúc bấy giờ, Việt Nam đang có quan hệ chặt chẽ với Liên Xô, hai bên vừa ký với nhau Hiệp ước hữu nghị hợp tác toàn diện. Theo tinh thần Hiệp ước này, nếu Việt Nam bị xâm lược, Liên Xô có quyền can thiệp vũ trang để bảo vệ Việt Nam.

    Vì vậy, khi chuẩn bị tấn công Việt Nam, Bắc Kinh không thể không dè chừng Liên Xô và các nước khác trong khối XHCN. Để đề phòng sự can thiệp có thể có của Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã tăng cường lực lượng phòng thủ trên toàn tuyến biên giới với Liên Xô và Mông Cổ.

    Toàn bộ quân đội Trung Quốc được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu, thậm chí những quân nhân đang nghỉ phép hoặc đang đi công tác đều bị gọi về đơn vị để trực chiến. Tình hình căng thẳng trong toàn quân.
    Giới lãnh đạo và các tướng lĩnh Trung Quốc thời đó tỏ ra cũng biết lo xa. Họ đã tổ chức sơ tán cư dân ở những khu vực gần biên giới để đề phòng quân Việt Nam có thể phản công mạnh mẽ và vượt qua biên giới, tiến sâu vào đất Trung Quốc.

    Tình hình cũng tương tự tại những khu vực trọng yếu trên tuyến biên giới với Liên Xô. Ngoài lực lượng chính quy, tại các khu vực gần biên giới cũng tổ chức lực lượng địa phương quân và dân quân tự vệ có vũ trang đầy đủ. Tóm lại, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn và cũng lường trước tình huống “lưỡng đầu thọ địch” có thể xảy ra.

    Trên phương diện chính trị, Trung Quốc không che giấu ý đồ “trừng trị” Việt Nam, nhưng các công việc chuẩn bị cho chiến tranh thì họ thực hiện một cách âm thầm, bí mật. Phía Việt Nam chẳng lạ gì ý đồ thâm hiểm ấy nên từ tháng 1/1979 đã tổ chức sơ tán nhiều điểm dân cư ở những khu vực gần biên giới phía bắc.

    Một lính bắn tỉa TQ mặc đồ dân sự lén lút vượt qua biên giới trước giờ nổ súng


    Giới quan sát quốc tế cho rằng những động thái căng thẳng của Bắc Kinh chỉ là để hăm dọa hoặc gây áp lực lên Việt Nam mà thôi chứ Trung Quốc chưa chắc đã dám tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, đòn tung hỏa mù của Trung Quốc cũng phần nào che mắt được Việt Nam và Liên Xô (về hướng tấn công và quy mô lực lượng tham chiến) để rồi bất ngờ tung đòn chớp nhoáng.


    Xét tổng thể, ở thời điểm ngay trước khi xảy ra cuộc chiến, tương quan lực lượng quân sự nghiêng hẳn về phía Trung Quốc, chẳng hạn, về quân số là 3/1, về số lượng sư đoàn: 1,8/1, về số lượng xe tăng-thiết giáp: 7,6/1, về pháo hạng nặng: 4,5/1, về máy bay chiến đấu: 13/1, về tàu chiến: 5,3/1.
    Xét cục bộ, tại ba hướng tấn công (Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai), ưu thế quân sự cũng nghiêng nhiều về Trung Quốc, với tương quan lực lượng như sau: về quân số là 4,8/1, về xe tăng thiết giáp là 7/1, về pháo hạng nặng là 12/1.

    Nói chung phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc chiến và với ưu thế tuyệt đối về quân số cũng như vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, tưởng chừng Trung Quốc có thể đè bẹp rồi ăn tươi nuốt sống Việt Nam trong chớp mắt. Nhưng sự thật thì thế nào? Xin bạn đọc vui lòng đón đọc bài báo về những diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trong kỳ tới.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 17-03-2015, 08:44 AM
  2. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  3. [ebook]Sau 30 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
    By TuanBinh7069 in forum Các thành viên tặng sách
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 04-03-2014, 10:45 AM
  4. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM
  5. Hồi kí, Hồi ức về chiến tranh biên giới 1979 - 1984
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 09:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •