kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: MẬT TÔNG TRÊN THẾ GIỚI

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định MẬT TÔNG TRÊN THẾ GIỚI

    MẬT TÔNG TRÊN THẾ GIỚI
    (Tóm lược tại Wikipedia)

    Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Độ.

    Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật tông với Kim cương thừa (Vajrayāna). Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai trường phái. Mật Tông Trung Quốc xuất phát từ sự kết hợp giáo nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.

    Sự Truyền Thừa

    Theo Mật giáo sự truyền thừa bắt đầu từ Đức Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim Cang Bồ tát. Ông viết 2 quyển kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh đem lưu lại trong một ngôi tháp. Long Thọ [3] Bồ tát mở tháp tiếp nhận 2 quyển kinh này và được Kim Cang Bồ tát chỉ dạy. Sau đó Long Thọ truyền cho Long Trí.

    Mật Tông Tại Trung Quốc

    Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7 và thịnh hành vào thế kỷ 8 với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịch Đại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na-lan-đà. Cả 3 ngài Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không Kim Cương từng được Sư Long Trí (là đệ tử của Ngài Long Thọ) truyền pháp.

    Mật tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.

    Mật Tông Tại Tây Tạng

    Trước khi Mật giáo được truyền vào Tây Tạng, dân chúng nơi này chưa có một tôn giáo nào đậm nét. Lúc đó vùng đất chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền của dân bản xứ. Thời đó người ta chỉ biết thờ cúng chư thần kể cả hung thần, ác quỷ. Pháp môn Mật tông này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, vua Tisongdetsen (740-786) có thỉnh rước 2 vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo.

    Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông chính là:

    Phái Cổ Mật hay Cựu phái (Nyingmapa, Ninh mã phái) do Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) sáng lập vào năm 749. Ngài là giáo sư danh tiếng ở viện đại học Nalanda Phật giáo.
    Phái Kagyu (Ca-nhĩ-cư phái)
    Phái Sakya (Tát-ca phái)
    Phái Hoàng Mạo (Guelugpa, Cách-lỗ phái) do ngài Tsongkhapa, quê ở miền bắc Tây Tạng lập ra vào thế kỷ 14. Lúc đó Phật giáo bị mê mờ vì nhiều tín điều sai lầm và huyễn hoặc. Sư đã dùng tư tưởng cao sáng khuyên nhủ người tu hành nên tinh tấn tu, tham thiền hỏi đạo, trai giới đạo hạnh. Cuộc cải cách tôn giáo của ngài có hiệu quả vững bền. Về sau phái của Sư đổi tên là Lạt-ma-giáo và trở thành người đứng đầu nhà nước Tây Tạng do Đức Đạt-lai Lạt-ma nắm giữ quyền cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.
    Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt-ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.

    Mật Tông Tại Nhật Bản

    Mật tông du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ 9 bởi 2 vị:

    Truyền Giáo Đại Sư hay Tối Trừng (Dengyodaishi 767-823) là sơ tổ của Thai Mật.
    Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải (zh. 空海, ja. kūkai), sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.
    Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-la cũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka). Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi. Thật ra, sau này do nhiều pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chơn ngôn nên Mật tông dần co cụm lại và truyền thụ cho những người có duyên với pháp môn này.

    Mật Tông Tại Việt Nam


    Trong nước:

    Tại Việt Nam, hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập Thiền tông kết hợp với Mật tông. Có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh mật giáo như Thích Thiền Tâm, Thích Viên Đức, Thiền sư Nhẫn Tế, Kim Cang Thựơng Sư Thích Viên Thành dòng Drukpa - Bhutan viện chủ Chùa Hương - Hà Nội v.v., ngoài ra còn có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp Chủ, Nhật Quang, Phương Nghi Huyền Thạch công, Kim Cang Sư Thích Minh Đức, Thượng toạ Thích Minh Hiền, Thượng toạ Thích Minh Trí, Ni Sư Thích Viên Minh, Ni Sư Thích Bảo Tâm, Ni Sư Thích Thanh Tịnh, Ni Sư Huệ Đức v.v.

    Hải ngoại:

    Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam đã ra hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gỡ và được quán đảnh bởi nhiều nguồn từ Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan …Nhiều trung tâm, hội Mật Giáo được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt tại hải ngoại. Có nhiều vị tu và hoằng mật pháp như cư sĩ Triệu Phước (pháp hiệu Đức Quý), sư Thích Trí Siêu, sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin), PHAM Donald (Kusho Konchog Osel )

    Các trung tâm, hội Mật giáo tại hải ngoại có thể kể ra như:

    - Hội Ái Hữu Mật Giáo, đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd – Annadale VA 22003.

    - Mật Giáo Colorado – 917S . Ventura St – Aurora , CO 80017, do cư sĩ Triệu Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội nầy ấn hành các bản kinh như : Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược [4], Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển trung, Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển thượng, Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo …

    - VietNalanda ( Vietnalada.org) trước đây là Viet_Vajra foundation trụ sở Maryland. Gồm hai bộ phận: Viet Lotsawa Institute và Viet Tibet house



    Xem tại wikipedia Tiếng Việt:
    https://vi.m.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_t%C3%B4ng
    Last edited by Khánh Băng; 15-02-2016 at 08:52 PM. Lý do: chính tả

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. HOÁ RA MỌI THỨ TRÊN ĐỜI THẬT ĐƠN GIẢN !
    By Dieudiem in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 04-11-2012, 07:48 PM
  2. ĐẸP MÊ HỒN THÀNH PHỐ TRÊN KHÔNG!
    By Dieudiem in forum Nét Văn hóa, Văn Minh của các nước khác
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 03-09-2012, 06:47 AM
  3. NHÀ SƯ BÒ 800 KM TRÊN ĐƯỜNG !
    By Dieudiem in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 30
    Bài mới gởi: 11-08-2012, 07:23 PM
  4. BÓNG MA TRÊN CẦU SUỐI
    By chuong_XD in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 22-02-2012, 10:38 AM
  5. BƯỚC ĐẦU TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO
    By quoctrong018 in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-09-2011, 10:02 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •