Bí ẩn hình vẽ bị xóa trong sổ tay của Leonardo da Vinci

Hoa Hướng Dương | 25/01/2016 19:50





Hình minh họa
Các nhà nghiên cứu đã khôi phục lại bức ảnh bị xóa trong cuốn codex của Leonardo da Vinci nhằm tìm kiếm câu trả lời: Tại sao ông lại ẩn bức hình này đi?


Nổi tiếng là người bí ẩn, Leonardo da Vinci luôn biết cách giấu những mật mã, những hình ảnh ý nghĩa lồng ghép trong tác phẩm của mình và khiến cho hậu thế phải đau đầu.

Phần hình mờ bị xóa

Điều này giống như một câu đố mà ông dành cho thế hệ sau vậy, không ai hiểu tại sao ông có thể am tường một lúc nhiều lĩnh vực như vậy và sức sáng tạo vô tận dường như không ai sánh bằng.
Ông được Tony Buzan cùng với những cộng sự và nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục bình chọn là thiên tài số một thế giới vì sự toàn năng và những đóng góp của mình cho nhân loại, là niềm cảm hứng cho bất cứ người nào biết đến ông.

Codex Arudel

Không những là minh chứng cho sự toàn diện và tiềm năng to lớn mà một con người có thể đạt được, ông còn là tấm gương cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ như những gì ông viết bên lề cuốn sổ tay khi ông gặp khó khăn:
"Tôi sẽ không rời khỏi luống cày của mình".
Những cuốn sổ tay mà ông để lại chính là minh chứng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của ông trong việc khám phá tri thức.
Mới đây, từ việc nghiên cứu cuốn sổ tay codex Arudel của ông, người ta đã phát hiện một vùng nhỏ bị xóa mờ một cách cố ý.
Chính điều này khiến cho các nhà nghiên cứu cảm thấy ngạc nhiên và tò mò: Tại sao ông lại xóa bỏ? Và ông đã xóa bỏ thứ gì?
Chính câu hỏi này đã thôi thúc họ khôi phục lại phần bị xóa bằng công nghệ hiện đại nhất. Việc phục hồi lại được các chuyên gia tại thu viện Anh thực hiện với kỹ thuật tạo ảnh đa quang phổ (multispectral imaging).

multispectral imaging

Kỹ thuật này giúp cho các chuyên gia có thể phục dựng hình ảnh nhiều lớp, thường được dùng để khám phá những bí ẩn đằng sau những tác phẩm nghệ thuật của nhiều bậc thầy mà chúng ta không thể quan sát được bằng mắt thường.
Cuốn Codex Arudel 263 là một trong số rất nhiều cuốn sổ tay của Da Vinci.
Trong suốt sự nghiệp của mình ông để lại hơn 7000 trang giấy, nhưng đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ thu thập được sau khi ông mất. Số lượng thực tế bị thất lạc và hủy hoại có lẻ còn lớn hơn thế gấp nhiều lần.

Da Vinci luôn thích những câu đố và thường ẩn giấu chúng trong tác phẩm của mình

Một trong số những tập sổ tay của ông còn được tỉ phú Bill Gate mua lại và trở thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới. Điều đó cho thấy giá trị mà những gì Leonardo da Vinci để lại là vô cùng to lớn.
Trong quá trình phục hồi hình ảnh bị xóa, bộ lọc ánh sáng được sử dụng để chụp ảnh huỳnh quang, giúp hé lộ bức vẽ ẩn trên trang giấy trông giống như hình một người đàn ông khỏa thân!

Phần hình ảnh bị xóa được khôi phục

"Các bức ảnh dấy lên những câu hỏi thú vị về nguyên nhân hình vẽ ra đời và sau đó bị xóa đi", Christina Duffy, nhà khoa học bảo tồn tại Thư viện Anh cho hay.
Một số ý kiến cho rằng, hình vẽ này thể hiện sự ghen tị của da Vinci đối với Michelangelo, nhân vật nổi tiếng cùng thời có quan hệ không mấy tốt đẹp với mình.

Đều là các thiên tài phục hưng nhưng họ lại hoàn toàn trái ngược nhau, thâm chí tương phản, nếu Leonardor Da Vinci là hiện thân của thiên tài cao quý, với những bộ đồ hợp thời trang, phong thái tao nhã, điềm đạm, bí ẩn và khuôn mặt thanh tú…
Ngược lại, Michael Angelo lại giống một người nông dân, ông thích lối sống gần gũi với tầng lớp lao động cực khổ, quần áo lôi thôi lếch thếch, thẳng tính, dễ nổi nóng, cục tính,…
Nếu Leonardo da Vinci thường xuyên tiếp xúc với tầng lớp quý tộc và được miêu tả là người hài hước, hóm hỉnh, đa tài thì Michael Angelo lại được miêu tả như một người lao động dơ dáy, nóng nảy và không thích tầng lớp quý tộc.
Trong đời sống cá nhân, Michael Angelo là người đạm bạc, ông nói với người học việc Ascanio Condivi: “Dù ta có thể giàu có thế nào nữa, ta đã luôn sống như một người nghèo khổ”.
Ascanio Condivi nói rằng ông không thích thức ăn và đồ uống: “Ông ăn vì cần thiết hơn là niềm vui, ông thậm chí còn ngủ trong đống quần áo và giày tất của mình”.
Chính sự đối lập này khiến cho quan hệ của họ chẳng mấy tốt đẹp mà như nước với lửa.

Tượng David

Theo các chuyên gia: "Nó trông giống David, nhưng nhiều cơ bắp hơn bức tượng".
Martin Kemp, giáo sư danh dự về lịch sử nghệ thuật tại Đại học Oxford, Anh, cho rằng:
"Da Vinci có thể chỉ đơn giản thực hiện bức vẽ này theo trí nhớ và sau đó xóa nó đi, bởi vì ông không muốn mọi người nghĩ rằng ông ngưỡng mộ Michelangelo".
Có thể thấy dù là những thiên tài vĩ đại, những người khổng lồ của thời kỳ của thời Phục Hưng nhưng những bậc thầy này đôi khi cũng rất..."trẻ con"!

theo Trí Thức Trẻ