1.8.2 Quyền - Thật - Tướng Làm Thể

Sách Trì Pháp Tụ ghi rằng, đạo vốn thật tế nhưng lễ, nhạc, pháp chế là quyền của chế hóa vậy. Không quyền thì giáo không lập mà đạo cũng không hành được. Khổng Tử viết bộ Xuân Thu, trước thuật sách Lễ Ký… là hoàn bị quyền pháp chế (pháp định). Muốn không dùng lời chỉ còn một cách là quán thông để hiển tỏ cái thật của tánh giác, tức hồng ân chư Phật rõ suốt ba cõi.

Pháp biến hóa một khi phát chiếu tự giác sinh hiện lượng thánh trí. Dùng khai – giá – trì - phạm của quyền - thật tướng làm hiển phát sự tin hiểu là thể dụng của hành chứng được nhất như.

Như hội Linh Sơn có số chúng đông đến trăm vạn người mà có được sự hòa hài không trái chống nhau, chẳng làm mất thanh danh như nước hòa với sữa, nên mới có câu rằng: “không trị mà chẳng loạn; không nói mà tự tin, nhìn kim tướng Phật mà cảm hóa, và chẳng cần đợi phủ dụ, khuyến cáo, răn dè mà vẫn tự răn dè vậy.” Và những người hành thiện, tránh ác mà làm phép tắc của luật nghi như mái che, đòn chống, hẳn không lưu lại gì nơi Niết Bàn cả.
Phật cố xoay mệnh lệnh bảo rằng:

 “Tỳ Kheo các con vào lúc sau khi Ta diệt độ, các con phải tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa (giới luật) là Thầy của các con; vương pháp ấy giáo hóa cả đại thiên mà chở che cho mai hậu.” Bậc trí chẳng vượt qua đó! Lý - Sự không hai là lời dạy bất nhị rất sáng tỏ vậy.

Vào thời kỳ chánh pháp [11] giáo pháp mới bắt đầu khởi sắc; lúc đó Phật pháp hưng thạnh, mọi lễ nghi phép tắc đều còn hòa hưỡn.

Từ Ngài Đạt Ma trở về sau mới truyền riêng tâm yếu, người thực chứng nhiều, nhưng trong số chẳng phải không có kẻ phù hư, đến phải rơi vào số không! Như lấy dung nghi tướng bề ngoài đo đạc là không đủ làm thước đo phẩm hạnh, là không đúng trình độ; không rõ phép quyền đến thật, thật ở đâu? Không cần Quyền đúng là bậc đại trí đáng làm mẫu mực; Dụng để tán thán luật tắc; Kỹ cương giềng mối ở Lan nhã vắng lặng, là long tượng dũng mãnh, không tin sao? Lý không ngoài sự mà việc Phật nơi Không môn (cửa Thiền) không bỏ một pháp. Nên lấy quyền - thật tướng làm Thể vậy.

_________________________________

[11] Thời kỳ giáo pháp hưng thạnh. Từ đức Phật nhập diệt đến 500 năm sau, có nhiều bậc Thánh tăng xuất hiện, và nhiều vị tu chứng. Sau thời kỳ này là thời tượng pháp từ 500 đến 1500 năm sau khi Phật Niết Bàn, và nay là thời mạt pháp.