kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Thời gian đẹp nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo là mấy giờ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi thienhung_wu Xem Bài Gởi
    Lễ Quan soái - rút chân hương chỉ được làm duy nhất vào ngày này
    B. Bình | 01/02/2016 15:26

    Cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại sắp mâm lễ vật tiễn Táo quân về trời đồng thời tiến hành lễ Quan soái để chuẩn bị đón Tết.
    Bát hương là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận.
    Các gia đình thường làm lễ Quan soái (sửa bát hương) cùng với ngày cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón những ngày Tết đến xuân về. Lễ này được làm trước lễ tiễn ông Công, ông Táo.
    Gia chủ sẽ lau bát hương, giữ lại 3 chân hương đẹp nhất và lau chùi sạch sẽ trước khi cắm lại vào bát hương.
    Lau bát hương, tỉa chân hương là việc quan trọng nhất khi dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ đón Tết vì vậy cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.

    Chọn người sửa bát hương
    Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm.
    Nhiều gia đình cẩn thận còn biện sửa lễ vật để xin phép, có lời thông báo để các cụ “tạm lánh” trong thời gian con cháu dọn dẹp.
    Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3, 5, 7, 9).
    Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.
    Quan niệm của người Việt cũng cho rằng, việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.
    Theo quan niệm cổ truyền, đây là việc của đàn ông trong nhà. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.

    Các bước tiến hành bốc bát hương
    1. Lau rửa sạch bát hương bằng nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
    2. Dùng tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu), không nên cho cát vì cát nặng.
    3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
    4. Đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
    5. Sắm lễ
    Lễ gồm có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Tất cả đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
    6. Đọc kinh và thắp hương
    Tổng hợp

    http://soha.vn/xa-hoi/le-quan-soai-r...1150721123.htm
    Chẳng hiểu "quan soái" là gì, điều tra trên mạng (vì sách vở và tương truyền không có cái Lễ Quan Soái này), được kết quả là do "chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng* dùng. http://khampha.vn/tin-nhanh/nhung-di...c4a383514.html
    -Khi lau chùi, sửa sang lại bát hương, đồ thờ cúng... người ta gọi là Bao Sái. Đây là từ dùng trùng, một tiếng ta là Bao (lau chùi)-Sái (rửa, gột) là từ Hán Việt.
    -Việc bao sái bàn thờ của gia đình vào dịp cuối năm, được làm sau khi lễ tiễn Táo Quân chầu Trời, và trước lễ Tất Niên, tức là lễ đón Táo Quân và mời các cụ về ăn tết.
    -Người xưa xếp các vị trí quan trọng theo thứ tự : giữa, trái, phải. Đây là nói về bản thể của sự vật, đối với người quan sát là ngược lại. Ở từ đường họ, giữa là Gia Tiên dòng trưởng.Các vị không chính thống, bà cô, ông mãnh, các trường hợp bầu hậu, được thờ ở hai bên, trái thờ Nam, phải thờ nữ (từ trong nhìn ra}. Từ đó thấy rằng, nếu gia đình thờ chung Thổ Công và Gia tiên trên cùng một bàn thờ (có điều kiện thì thờ riêng), bên trái từ trong nhìn ra phải là bát hương Gia Tiên, bên phải là Bà Cô.
    -Thổ Công của một gia đình (Bản Gia Thổ Công), chính là Thần Bếp (Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.Đông Trù=nhà bếp đằng đông, Tư Mênh=cơ quan quản lý bản mệnh con người trên Thiên Tào, Táo Phủ Thần Quân=vị Thần của cái bếp). Tương truyền, giờ Tý ngày 23 tháng Chạp bắt đầu đi lên chầu Trời.
    Last edited by vien dung; 02-02-2016 at 05:13 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 02-02-2018, 11:04 PM
  2. Thời gian & không gian trong vũ trụ !
    By Dieudiem in forum Tử Vi
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 24-08-2012, 10:53 AM
  3. Cuốn: Nhân Gian Du Kí
    By Trần Tình in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-09-2010, 11:52 AM
  4. Vũ trụ-không gian khác và sinh mệnh không gian khác
    By VuongChu in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 23-07-2010, 09:40 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •