Nguồn gốc chưa từng kể của những yêu tinh, nữ thần "kinh dị"

Hoa Hướng Dương | 03/01/2016 20:09



Tranh vẽ nữ thần nước Naiads.

Yêu tinh xuất hiện nhiều trong các bộ phim và thường giúp đỡ loài người hay đôi khi là những kẻ nghịch ngợm trêu chọc chúng ta. Nhưng nguồn gốc ban đầu của chúng là gì?


  • Yêu tinh có nguồn gốc từ rất xa xưa và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trong những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết.
    Trong thế giới hiện đại, yêu tinh xuất hiện trong những câu chuyện ngụ ngôn về nguồn gốc yêu tinh trong Britain, sau đó lan tới Anh, Pháp và toàn châu Âu. Ngày nay chúng xuất hiện nhiều trong phim ảnh.


Yêu tinh Korrigan- yêu tinh lùn ở rừng Celtic
Hãy cùng quay về quá khứ để khám phá nguồn gốc của những yêu tinh cổ xưa nhất:

1. Merlin và yêu tinh xinh đẹp


Merlin bị mê hoặc

Merlin

là một pháp sư huyền thoại nổi tiếng trong truyền thuyết Vua Arthur. Không hề có một bằng chứng lịch sử chắc chắn về sự tồn tại của Merlin hay vua Arthur - vị vua mà Merlin phò trợ.


Merlin là pháp sư tài ba xuất chúng

Trong thời Trung cổ, câu chuyện của Merlin được phổ biến rộng rãi trong một tác phẩm gọi là Romances Arthur, những câu chuyện lãng mạn đầu tiên được viết trong những thế kỷ 13.

Nhưng Merlin cũng không thoát khỏi sắc đẹp mê hoặc của yêu tinh

Những câu chuyện này đã được lưu truyền từ nhiều năm trước đó, trong thế kỷ thứ năm, khi Đế chế La Mã sụp đổ và nước Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn, lãnh chúa bản địa chiến đấu với nhau, tệ hơn, Đan Mạch và Đức bắt đầu xâm lược.

Merlin cố gắng thoát khỏi bùa mê

Theo Romances Arthur, Merlin đã cứu người Anh trong cơn hỗn loạn này. Các truyền thuyết về Merlin đầu tiên được viết bởi các giáo sĩ và nhà thơ thời đại Trung cổ.

Câu chuyện chi tiết đầu tiên về Merlin được miêu tả trong cuốn Lịch sử các vị vua nước Anh của Geofrey vùng Monmouth vào năm 1136.

Trong tác phẩm của mình, Geofrey miêu tả Merlin là một Cambion - một người do con người và quỷ sinh ra. Mẹ của Merlin là người trần, còn cha là một con quỷ (Incubus - nam ác thần được truyền rằng sẽ đi giao hợp với phụ nữ trong lúc họ ngủ).


Nhờ đó Merlin thừa hưởng những năng lực siêu nhiên. Tên của mẹ Merlin thường không được nhắc đến nhưng các phiên bản cổ xưa nhất gọi mẹ Merlin là Adhan.

Merlin đóng vai trò quan trọng giúp vua Arthur lên ngôi

Merlin đóng vai trò quan trọng giúp vua Arthur lên ngôi, đồng thời ông cũng giúp vị vua huyền thoại này trị vì với tư cách như một cố vấn cho đến ngày ông bị Tiên nữ của Hồ nước bỏ bùa mê và cầm tù.

Pháp sư Merlin đã bị một yêu tinh xinh đẹp bỏ bùa mê khiến chàng yêu say đắm

Pháp sư Merlin đã bị một yêu tinh xinh đẹp bỏ bùa mê khiến chàng yêu say đắm, sau đó yêu tinh dụ dỗ chàng vào rừng sâu, nơi ả đặt những chiếc bẫy để giết chết chàng.


Nhưng chàng đã cố gắng chống lại sự mê hoặc đó và trốn thoát cùng sự giúp đỡ của vợ mình,
2. Giấc mộng đêm hè - yêu tinh Puck láu cá


“Giấc mộng đêm hè” là một hài kịch của Shakespeare viết về thời cổ xưa tại Athens, Hy Lạp.

Câu chuyện với chủ đề tình yêu, tình dược, tình bạn, luật lệ, thực tại và ảo giác; đầy ắp tiếng cười bởi sự ngộ nghĩnh của nhân vật và tình tiết; đặc biệt là con yêu tinh Puck tinh ranh láu cá.


Mở đầu bằng vụ bất hòa giữa vua Obéron và hoàng hậu Titania vì tranh giành một đứa bé con rất đáng yêu được đưa về từ Ấn Độ.
“Đứa trẻ đã đem đến cho hoàng hậu nguồn vui, mà bà kết đầy hoa”; còn nhà vua thì rất muốn dùng nó làm thị đồng.

Hoàng hậu tức giận tập hợp các tiên nữ chung quanh bà lại rồi kiêu hãnh bỏ đi.

Vua Obéron tức khí, thề sẽ trả thù, bèn bảo tiểu quỷ Puck đi tìm những đóa hoa nhỏ màu hồng gọi là “niềm vui của trái tim” hay hoa Păng-xê.
Rồi chờ Titania ngủ, lấy nhụy hoa đặt lên mắt bà, để khi tỉnh giấc hoàng hậu sẽ bị ảo giác, quay sang si mê con vật đầu tiên nhìn thấy.

Con yêu tinh Puck vốn ham chơi nên rất khoái trá, nó đi tìm hoa păng-xê vòng quanh trái đất trong bốn mươi phút và gây ra vô số chuyện rắc rối tức cười.

Nó quậy nghịch tưng bừng trong buổi tập kịch chuẩn bị cho đám cưới của công tước Thésée và nữ chúa Hippolyte, biến bác Bottom thành một kẻ đầu lừa lố lăng khiếp hãi.
Làm mọi người ngỡ rằng có phép màu nào từ trên trời rơi xuống, bỏ chạy toán loạn….


Nó cũng đưa đẩy để hoàng hậu Titania trở nên đắm say cái đầu lừa của bác Bottom, dẫn đến một chuỗi hài nắc nẻ.
Trong lúc giành lấy đứa trẻ thị đồng từ hoàng hậu Titania, tình cờ biết chuyện nàng Héléna đang khổ sở lang thang trong rừng vì bị Démétrius bỏ rơi.
Vua Obéron thấy thương cảm bèn sai yêu tinh Puck đặt nhụy hoa Păng-xê lên mắt Démétrius để chàng trở lại yêu Héléna.


Nhưng tiểu quỷ Puck đã đặt nhầm lên mắt Lysandre, khiến chàng mất trí, quên hết tình yêu với Hermia và quay sang si mê Héléna, làm bốn người trẻ tuổi đuổi nhau thành vòng tròn trong rừng cây,
“Tất cả đều tuyệt vọng vì không được yêu, tất cả đều khốn khổ vì được một người căm ghét trở lại yêu mình”.
Khi vua Obéron nhận ra sai lầm của tiểu quỷ Puck và trách mắng sự vụng về của nó, nó bào chữa rằng “chỉ có số phận mới điều khiến được các biến cố”.
Thậm chí, nó còn bày trò quậy hơn, làm cả Lysandre và Démétrius đều say đắm Héléna – người con gái vừa hôm trước vẫn còn bị hắt hủi. Thế là các thứ càng rối.
Héléna cho rằng mình đang bị trêu đùa nhạo báng; còn Hermia vừa đột nhiên bị mất người yêu vừa bị Héléna trách giận bèn tức điên và hai cô gái lao vào cãi lộn.

Hai người con trai thấy thế cũng tranh nhau lao vào bảo vệ Héléna…….

Thêm con tiểu quý Puck vừa trêu trọc vừa khiêu khích, cuối cùng tất cả kiệt sức ngã vật xuống đất, ngủ li bì.
Bấy giờ vua Obéron hào hiệp cho Puck nước nhụy cỏ thần để nhỏ vào mắt Lysandre, hoàng hậu Titania và bác Bottom….. để dẹp đi những ảo mộng.

Khi các nhân vật quay trở về trạng thái bình thường của mình, họ như vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ, vẫn còn mơ màng chưa rõ điều gì là mơ điều gì là thực.

Nhưng kết thúc hạnh phúc là tất cả mọi người cuối cùng đều có được tình yêu của mình và vở kịch kết thúc bằng một lễ cưới của cả ba đôi nam nữ trong một đêm mùa hè đẹp nhất.

3. Nữ thần nước

Nữ thần nước hay Naiads là một vị thần nữ trong thần thoại Hy Lạp đây là vị thần thường ngự trên đài phun nước, giếng, khe và suối.
Họ khác biệt với các vị thần sông, họ ngự trên những con sông thường sống ở vùng nước tĩnh lặng của hồ đầm lầy, ao và đầm phá.
Bản chất của Naiads giống hình thù của một con nhộng nước vì vậy nếu cơ thể của cô khô héo thì cô sẽ phải chết. Naidas phản ánh khát vọng của người Hy Lạp cổ về sự cần thiết của yếu tố nước.

Tranh vẽ nữ thần nước Naiads.

Naidads có thể trở nên khá nguy hiểm đối với những người bộ hành và những người đi lạc, những cô Naiads sẽ xuất hiện biến hóa và quyến rũ những khách bộ hành này, lôi họ xuống nước.

4. Yêu tinh trong thần thoại Bắc Âu


Yêu tinh ánh sáng

Hầu hết các thể loại yêu tinh cổ xưa tới từ thần thoại Bắc Âu, trong đó yêu tinh được chia làm 2 loại chính là yêu tinh ánh sáng và yêu tinh bóng tối. Chúng gần như bất tử, trừ khi cây sồi linh thiêng bị chặt đi.

Cây sồi thần thánh

Những yêu tinh ánh sáng hay Ljosalfar theo cách gọi của nguwoif Bắc Âu sống ở thế giới tuyệt đẹp Alfheimr và được cho là "sáng hơn cả ánh Mặt Trời".
Chúng được sinh ra từ thần Odin, nhiều truyền thuyết cho rằng chúng là nguyên nhân của sự thay đổi mùa.

Yêu tinh ánh sáng và bóng tối tương phản

Chúng được miêu tả là những yêu tinh xinh đẹp với mái tóc vàng, đôi mắt xanh, mũi thẳng. Thường được gắn kết với tự nhiên và được loài người xem trọng.


Trái lại, yêu tinh bóng tối hay Dokkalfar thì rất xấu xí, chúng sống ở thế giới có tên Niflheim. Nếu những yêu tinh ánh sáng được cho là được sinh ra từ tự nhiên thì những yêu tinh bóng tối lại bị con người đánh giá thấp kém hơn rất nhiều.

theo Trí Thức Trẻ