Bí ẩn cuộc đời đầy bất hạnh của thiên tài soạn nhạc Beethoven

2015-12-17T1540+07:00

Thiên tài soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven đã phải trải qua những tháng ngày đau khổ, cô đơn với những căn bệnh về thể xác, bị điếc và bất hạnh trong chuyện tình yêu.

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 245 của Ludwig van Beethoven, doodle ngày hôm nay của Google đã kể lại câu chuyện về quá trình sáng tác ra những bản sonate của ông, cho tới khi ông trở thành một nhà soạn nhạc nổi tiếng và là người biểu diễn trong giàn nhạc của hoàng gia.

Google mong muốn thông qua doodle có thể giúp người dùng tưởng nhớ về nhà soạn nhạc người Đức vô cùng tài ba và cùng với đó là được thưởng thức những bản sonate tuyệt vời đã trở thành huyền thoại.

Thời trai trẻ sống trong đau đớn, bệnh tật


Ludwig van Beethoven (16/12/1770 – 26/1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức, được xem như là người khép lại âm nhạc cổ điển của Đức, dọn đường cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn (Wegbereiter) phát triển. Các tài liệu lịch sử cho biết, ngay từ khi 20 tuổi, cả hình dáng và tính cách của Beethoven đều bắt đầu thay đổi theo chiều hướng quái dị. Cơ thể trở nên biến dạng khác thường và thường xuyên phải sống trong đau đớn.
Ludwig van Beethoven.
Các bác sĩ cho rằng ông bị mắc một căn bệnh chuyển hóa có tên là Crohn, gây đau và biến dạng xương. Nhưng cùng thời gian đó, ông cũng hay than phiền về chứng đau trướng bụng dữ dội không rõ nguyên nhân và khả năng nghe ngày càng giảm sút. Đến năm 30 tuổi thì Beethoven hoàn toàn điếc đặc.
Điều trớ trêu là bản hòa tấu bất hủ của lịch sử âm nhạc thế giới, Ninth Symphony lại được viết lúc ông không còn nghe được gì.

Chàng nghệ sĩ đầy bất hạnh trong tình yêu

Sinh thời Beethoven không chú ý nhiều tới ngoại hình và ăn mặc rất luộm thuộm. Beethoven cũng không hề điển trai mà ngược lại, rất xấu xí với thân hình béo mập, nước da đen đúa. Tuy nhiên do tài năng, ông lại rất thu hút những người khác phái.
Thế nhưng, Beethoven lại là người bất hạnh trong tình yêu, do thường say mê những người phụ nữ mà ông biết chắc là chẳng với tới được.
Ngày ông qua đời, một bức thư tình được tìm thấy trong số những vật ông để lại (gồm cả chúc thư Heligenstadt). Bức thư viết cho một người phụ nữ bí ẩn mà Beethoven chỉ gọi một cách giản dị là “người yêu bất tử” của mình.

Beethoven thời trẻ.
Bức thư này là tất cả những gì còn lại của một tình yêu cũng đắm say mãnh liệt như âm nhạc mà nhờ nó Beethoven đã trở nên nổi tiếng. Những sáng tác như Sonata Ánh trăng cũng như nhiều giao hưởng của Beethoven đã thể hiện một cách hùng hồn bi kịch của một mối quan hệ chẳng bao giờ được công khai.

Cái chết đầy uẩn khúc của thiên tài soạn nhạc

17 giờ 45 phút ngày 26/3/1827, trái tim nhà soạn nhạc thiên tài người đức Ludwig van Beethoven ngừng đập ở tuổi 57. Theo kết luận chính thức của giới y học thời ấy, ông chết do xơ gan và tràn dịch khoang bụng. Tuy nhiên, có rất nhiều nghi vấn xoay quanh cái chết của nhà soạn nhạc.

Những bản giao hưởng của Beethoven sẽ còn lưu đọng mãi trong lòng công chúng yêu nhạc.

Một số người cho rằng Beethoven chết vì bệnh giang mai, người khác thì bảo ông chết do xơ gan cổ trướng, có người lại cãi chính căn bệnh Crohn quái ác đã cướp đi mạng sống của ông. Hầu hết những lý lẽ này chỉ dựa trên các biểu hiện, triệu chứng được ghi lại trong bệnh án y khoa mà không có giả thuyết nào dựa trên các bằng chứng khoa học xác thực.

Cho đến năm 2005, khi những mảnh xương sọ của Beethoven được người thừa kế hợp pháp của ông đưa đến phòng thí nghiệm thì một số giả thuyết trên đã bị lật đổ, đồng thời một giả thuyết khác lại được khẳng định một cách chắc chắn.
Kết quả phân tích bằng kỹ thuật cao những mảnh xương sọ do TS. Bill Walsh, thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (thuộc bang Illinois, Hoa Kỳ) tiến hành đã cho thấy: lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần. Và đây có lẽ mới là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thiên tài.
H.Đ
Theo NĐT