TỤC CÚNG MÂM ĐẤT ĐAI CỦA NGƯỜI VIỆT

( Nguồn: http://vannghelongan.vn/modules.php?...viewst&sid=153 )




Ảnh minh họa Tục cúng mâm đất đai trong đám giỗ của người Việt Nam không biết có từ bao giờ mà cho đến nay nó vẫn còn duy trì rất nghiêm túc. Ở Nam Bộ, ngòai đám giỗ, các cuộc cúng tế khác như động đất, dựng nhà, mừng tân gia, mừng thọ, thôi nôi, đầy tháng…ở một số địa phương cũng có thiết một mâm đất đai. Vị trí đặt bàn cúng mâm này thường là ở trước hiên nhà (hàng ba) với 05 chén cơm, 5 đôi đũa, 05 chung nước, 05 cây nhang. Vật cúng cũng đầy đủ như các mâm khác.Vậy, Đất đai là ai, ý nghĩa như thế nào mà được nhiều người quan tâm mỗi khi cúng tế? Lệ tục này được các lão nông giải thích qua nhiều ý nghĩa khác nhau:

1. Ý nghĩa mang tính huyền thọai:
Sau khi gồm thâu 06 nước, thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hòang bãi bỏ đường lối nhân trị (cai trị bằng nhân nghĩa theo đạo nho của Không Tử), triệt để thực thi đường lối pháp trị (cai trị bằng hình pháp của Tuân Tử). Thế nên các sách Nho như Tứ Thư, Ngũ Kinh bị tiêu hủy hòan tòan; những người theo đạo Nho bị đôi xử thậm tệ. Ngược lại, với tham vọng trường sinh bất lão để trở thành chân nhân, thành tiên, Tần Thủy Hòang rất tin tưởng và trọng dụng bọn phương sĩ, thuật sĩ do nhóm Lư Sinh, Từ Phúc cầm đầu. Bọn này mựon danh nghĩa đạo giáo của Lão Tử, suy tôn Lão Tử làm Thái Thượng Lão Quân, tự xưng mình là đạo sĩ để mê hoặc nhà vua. Họ cho rằng người đạo sĩ ngòai việc sống lâu, không già còn có tài hô phong hóan vũ, yểm quỷ trừ ma; còn bọn nho sĩ chỉ biết khóac lác qua sách vở nhảm nhí, đạo lý viển vông. Tần Thủy Hòang càng tin tưởng đạo sĩ bao nhiêu thì càng thù ghét, truy sát nho sĩ bấy nhiêu. Vì vậy mà có nhiều nho sĩ cải trang làm đạo sĩ để tránh khủng bố.
Bạo chúa Thủy Hòang dung âm nhạc để “gạn lọc” đạo sĩ thật và nho sĩ giả danh bằng cách sai năm nhạc công tín cẩn thường xuyên diễn tấu các nhạc khí trong hầm bí mật đặt phía dưới ngay vàng, cho là triều đình bị ma quỷ phá phách. Sau đó Tần Thủy Hòang ra lệnh bắt tất cả đạo sĩ đem về triều đình, khẩu dụ rằng: “Triều đình bị yêu ma lộng hành phá phách, nghe tấu nhạc mà chẳng thấy ai. Các ngươi là đạo sĩ phải dung phù phép ếm trừ ma quỷ cho dứt hẳn tiếng nhạc, đem lại sự yên tĩnh trang nghiêm cho triều đình, các ngươi sẽ được thưởng ban trọng hậu. Còn “ếm” không được chính các ngươi là đạo sĩ giả danh, phải tội chon sống!”. Thi hành thủ đọan thâm độc này, bạo chúa viết khá nhiều nho sĩ và cả đạo sĩ, vì dù đạo sĩ thật cũng không thể “ếm” cho bọn ma nhạc kia ngưng tấu được, nếu không có ám hiệu ngưng chuông của nhà vua!
Lúc bấy giờ, Lão Tử đã thành tiên, tu ở sơn động. Thấy Tần Thủy Hòang viết hại những người vô tội, Lão Tử động lòng từ bi. Ông cởi trâu, bay đến kinh đô Hàm Dương, bảo bọn quân lính vào triều đình báo lại nhà vua là có tiên hạ phàm trừ ma quỷ. Thủy Hòang cười thầm: “Lão già này vác xác đến để được chon chung với bọn nho sĩ à? Ta mà không rung chuông báo hiệu ngưng nhạc thì dù Ngọc Hòang Thượng Đế có hạ trần cũng vô ích thôi!”. Đọan phán bảo Lão Tử:
_ Nếu tiên sinh trừ được ma quỷ, Trẫm sẽ phong tước vạn hộ hầu, trọng thưởng vàng bạc. Còn không trừ được là mang tội khi quân, tiên sinh sẽ bị chon sống như bọn nho sĩ!
Lão Tử vừa cam kết vừa thách thức:
_Lão phu không cần quyền chức, bạc vàng. Nếu trừ không được lão phu chịu dâng thủ cấp; còn nếu trừ được bệ hạ phải ngưng ngay việc giết người vô tội. Bệ hạ có dám đánh cược với lão phu không?
Hai bên ưng thuận, lập một tờ đoan trạng để làm bằng. Lão Tử xin một chậu nước lạnh, để trên bàn trước mặt nhà vua. Ông rút trong túi gấm ra một con dao thần lấp lánh hào quang, miệng niệm chú, đọan “chặt bóng” xuống mặt nước. Chậu nước bỗng trở thành chậu máu! Đồng thời tiếng nhạc cũng im bặt! Lão Tử từ biệt với lời cảnh cáo nghiêm khắc:_ Nhớ đấy! Thiên tử bất hí ngôn, nếu quên lời hứa sẽ phải mạng vong, ngai vàng sụp đổ. Ta đi đây!
Dứt lời Lão Tử lên lưng trâu bay thằng về sơn động trước sự ngơ ngác hãi hùng của đám vua quan nhà Tần! Tần Thủy Hòang lập tức đến phòng bí mật tìm hiểu tại sao không có ám hiệu “rung chuông” mà nhạc ngưng tấu. Cạnh tượng rung rợn hiện ra trước mắt bạo chúa: Năm chiếc đầu lâu của bọn nhạc công đã lìa khỏi cổ, máu me linh láng! Thì ra nhát dao chặt bóng vào chậu nước của Lão Tử đã chấm dứt trò chơi tán ác của Thủy Hòang!
Vì chưa tới số chết, năm oan hồn của bọn nhạc công không nơi nương tựa, không ai cúng qủai, bèn đến sơn động kêu Lão Tử đòi mạng. Lảo Tử bảo:
_ Hàng triệu sinh linh vô tội chết oan vì tay bạo chúa, ta chưa thấy ai đòi mạng. Các ngươi đã tiếp tay cho kẻ sát nhân, chết đã đáng tội! Nếu muốn đòi mạng, hãy đến bạo chúa Thủy Hòang là kẻ chủ mưu mọi cuộc sát nhân mà đòi!
Trong giấc ngủ, Thủy Hòang thấy oan hồn của năm nhạc công hiện về kêu gào thảm thiết, vì vua mà chết oan, không nơi nương tựa, không ai giỗ quải nên lạnh lẽo, đói khát! Khi tỉnh giấc Thủy Hòang thuật lại điềm mộng cho triều thần nghe, rồi xuống lệnh truy phong cho năm oan hồn nhạc công là “Ngũ nhạc thổ công chi thần”. Bất cứ nhà của ai trong dân gian, ngũ thần cũng được vào nương tựa ngòai mái hiên; mỗi khi gia đình có cúng giỗ phải thiết đãi một măm 05 khẩu phần cho 05 vị! Kể từ đó, mỗi khi cúng giỗ, trong dân gian cúng mâm Đất đai và đã trở thành tục lệ cho đến nay.
2. Ý nghĩa mang tính phong thủy:
Theo quan niệm của các nhà phong thủy thì ngôi đất được chọn để cất nhà ở (thổ trạch) thì gọi là “Đất đai Dương trạch”; chọn để lập vườn thì gọi là “Đất đai Viên trạch”; chọn để xây huyệt mộ thì gọi là “Đất đai Âm trạch”. Mỗi ngôi đất chung quanh đều có năm hướng của nó gọi là “Ngũ phương thổ trạach” (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương); năm hướng có năm con rồng canh giũ gọi là “Ngũ long trấn thủ”; năm con rồng có năm màu sắc gọi là “Ngũ sắc long thần” gồm Thanh (xanh), Xích (đỏ), Bạch (trắng), Hắc (đen), Hùynh (vàng). Ngũ phương, ngũ long, ngũ sắc phải tương ứng và tương hợp với ngũ hành là Mộc (cây), Hỏa (lửa), Kim (kim lọai), Thủy (nước), Thổ (đất). Tùy theo màu con rồng mà vị trí trấn thủ phải cho đúng với ngũ phương và ngũ hành: hướng Đông thuộc Mộc do rồng màu xanh (thanh long); hướng Nam thuộc Hỏa do rồng màu đỏ (xích long); hương Tây thuộc Kim do rồng màu trắng (bạch long); hướng Bắc thuộc Thủy do rồng màu đen (hắc long); Trung ương thuộc Thổ do rồng màu vàng (hùynh lonhg)
Theo quan niệm này, mỗi khi cúng mâm đất đai trong đá giỗ người ta khấn: “Đất đai Dương trạch, Ngũ phương, Ngũ thổ long thần”. Còn cúng khai khẩn lập vườn tì khấn chữ “viên” thay cho chữ “dương”: “Đất đai Viên trạch, Ngũ phương, Ngũ thỏô long thần”. Khi cúng cho việc xây huyệt mộ thì khấn chữ “âm”: “Đất đai Âm trạch, Ngũ phương, Ngũ thổ long thần”.
3. Ý nghĩa uống nước nhớ nguồn:
Hai cách hiểu nêu trên là ảnh hưởng theo văn hóa Trung Quốc và thuyết phong thủy. Còn người Việt Nam, nhất là Nam Bộ, ít ai chú ý đến nội dung rắc rối như vậy. Cách hiểu của đại đa số người nông dân Nam Bộ rất đơn giản nhưng cũng rất thực tế và mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn. Họ chỉ biết rằng vùng đất mới là do tổ tiên của họ đã dày công khai phá, chịu muôn vàng cực khổ, hiểm nguy. Những bậc được hậu thế tôn vinh là “Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ”, nhiều người đã phải bỏ mình vì năm hiểm họa trong quá trình khẩn hoang lập ấp:
_ Chết vì cuộc đụng chạm giữa con người với con người (cũ và mới)
_ Chết vì ác thú giảo nhục (hùm tha, sấu bắt, rắn rết…)
_ Chết vì ác bệnh (chưa thích nghi với rừng thiêng nước độc)
_ Chết vì tai nạn lúc khẩn hoang ( té cây, chết đuối)
_ Chết vì tuổi già
Người nông dân Nam Bộ hiểu hai từ thùân Việt “Đất đai” rất đơn giản nhưng cũng rất nhân nghĩa, có nghĩa là thửa đất trong vành đai mà họ cư ngụ và canh tác là của tô tiên để lại. Họ hình dung năm cách chết của những người đi mở cõi mà nảy ra mâm cúng Đất đai với 5 chén cơm 5 đôi đũa, 5 chung nước, 5 cây nhang. Lời khấn cúng mâm Đất đai cũng rất đơn giản, chất phác như cách hiểu đơn giản chất phát của họ:
Khấn vái Đất đai, đất nước ông bà, những vị khuất mặt khuất mày, oan hồn uổng tử, xiêu mồ lạc mả…
Tóm lại, trong việc cúng mâm Đất đai, ai muốn hiểu theo cách nào tùy ý. Nhưng thiết nghĩ, Nam Bộ là vùng đất thuần nông, nên kinh tế chủ yếu là dĩ nông vi bản, đại đa số chúng ta đều xuất thân từ nông dân thì xin đừng quên cách hiểu thứ ba, một cách hiểu theo đạo lí uông nước nhớ nguồn, trọng tình trọng nghĩa.


Đỗ Văn Đồng (Theo Nông nho kể chuyện)