Trang 44 trong 147 Đầu tiênĐầu tiên ... 34383940414243444546474849505494144 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 861 tới 880 trên 2933

Ðề tài: THỔ ĐỊA ( 土地公 )

  1. #861
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định





    Thần Tài & Thổ Địa - Thầy Thích Pháp Hòa giảng tại Chủng Viện Hartford (May 18, 2015)



    Truc Lam (Thích Pháp Hòa)
    Published on Jun 28, 2015
    SUBSCRIBE
    Để cùng nhau góp phần đẩy bánh xe pháp và chuyển tải những bài giảng hửu ích của Thầy đến người thân và bạn bè , xin bấm đăng ký ( SUBSCRIBE )


    www.thichphaphoa.ca
    Facebook: www.bit.ly/TVTruclam

  2. #862
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Thờ cúng như thế nào cho đúng ?
    Thờ cúng như thế nào cho đúng ?
    Bài này dành cho các gia đình không là đệ tử chay tịnh của Phật. Năm ngoái khi ba tôi hiển linh, đã có nhắc nhở con cháu rằng: “Các con đã không là đệ tử cửa Phật thực thụ (nghĩa là không phải người tu hành), thì khi cúng khấn, câu đầu tiên các con phải kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ nước Việt; sau đó kinh lạy các vị Việt Nam Thánh Quốc mới là phải đạo, còn việc nam mô...hãy để khi đi lễ chùa”. Đó là ba tôi nói vậy bởi ông có chí khí của một vị tướng lĩnh, nhưng trong lịch sử Việt Nam, từng có những vị trước và sau khi đăng ngôi, từng là đệ tử của chay tịnh, vậy thì việc “Nam mô a di đà…” cũng không có gì lỗi đạo cho lắm. Tuy nhiên, việc khấn vái phải theo trật tự trên dưới rõ ràng. Phật có nguồn gốc từ con người, cho nên dù có phép thần thông quảng đại đi chăng nữa, thì cũng không ngoài vòng cương tỏa của Trời - Đất. Vậy thì khi khấn vái phải lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ trước, rồi mới đến Phật. Tham khảo các bài sớ cúng của các dòng họ, tôi thấy các cụ xưa cũng thường theo trật tự: Chư Thiên – Chư Địa – chư Thần – Chư Phật - Chư thánh – Thành hoàng làng – Gia Tiên, không phải như con cháu bây giờ để Phật lên trước trời đất? Ví dụ: Con sám hối lạy chín phương trời, năm phương đất, chư Phật mười phương chẳng hạn…


    Quay lại vấn đề chính đã nêu ra ở trên, để thờ cúng trong nhà bà con cần chuẩn bị những gì? - Xin thưa chúng ta cần:

    1. Rường thờ
    2. Hương án
    3. Bài vị
    4. Bát hương
    5. Hoành phi
    6. Đối liễn
    7. Lễ vật (hương, đăng, hoa, quả, nước)
    8. Sớ cúng

    Và tôi sẽ giải thích ý nghĩa, phương cách thực hiện từng mục trên như sau:

    1. Rường thờ: có nơi gọi là giường thờ, gọi là giường thờ vì giường thờ vốn có mành hoặc rèm che, là nơi nghỉ ngơi của linh hồn tiên tổ. Nhưng vì giường là thứ dành cho người phàm tục, sợ phạm húy với tổ tiên, nên nhân dân gọi chệch thành “rường” chỉ khi cần thắp hương mới vén rèm lên. Khi xong rồi thì phải kéo rèm che kín lại không cho khách khứa nhìn thấy hương án, ngoại trừ ba ngày tết.

    Phía trước cửa rường thờ, hai bên là hai câu đối, bên trên cùng là hoành phi, bên trong là hương án (bàn thờ), rường thờ được chia làm hai bậc cao thấp, trái phải, bên trái cao hơn một chút thờ ngũ vị tài thần, bên phải thấp hơn một chút thờ gia tiên; Hoặc phía sau cao hơn thờ tài thần, phía trước thấp hơn thờ gia tiên.

    2. Hương án (香案): “Án” là cái bàn, “hương án” là cái bàn để bày lễ vật thắp hương, nhân dân gọi nôm na là bàn thờ. Hiện nay các nhà ít khi có mành che nên có thể nói là không còn rường thờ mà chỉ có bàn thờ (hương án).

    3. Bài vị (簰位)
    “Bài” là cái thẻ bằng gỗ mỏng hay bằng giấy cứng có viết chữ trên đó. “Vị” là chỗ đứng. “Bài vị” còn được gọi là “Thần chủ”, là một tấm thẻ, trên đó có ghi đầy đủ tên họ người chết, năm sinh, ngày chết, chức tước, quê quán, dùng để tế lễ và thờ phụng.

    Cách viết chữ lên bài vị:
    - Chức danh của vị gia tiên được thờ phụng, ví dụ: Cao tổ khảo (kị), hoặc Tằng tổ khảo (cụ), Tổ khảo (ông); Hiền khảo (cha)
    - Chức tước và công danh (nếu có) của vị gia tiên được thờ phụng;
    - Tuổi thọ: nếu từ 60 tuổi đổ lại thì ghi hưởng dương, từ 61 trở lên mới ghi hưởng thọ
    - Vai vế trong dòng họ: Con trưởng thì ghi họ rồi thêm “mạnh công”, nếu là con thứ thì ghi họ rồi thêm “quý công”, sau đó mới tên huý của vị gia tiên.

    Ví dụ:
    - Hiền khảo / tiền đảng viên ĐCSVN-Đại tá quân đội nhân dân VN – Liệt sĩ chống Mỹ - Huân chương chiến công hạng nhất / hưởng dương ngụ tứ tuần Trần Mạnh Công tự Văn An phủ quân 1915 – 1968);
    Xem thêm ở bài: “Cấu trúc thờ cúng trong nhà thờ họ và tổ chức tề lễ ”

    4. Bát hương: Phương pháp làm bát hương hiện nay trong nhân dân thường phụ thuộc vào thầy cúng, hoặc thầy chùa. Có người nói sau khi làm bát hương phải được thầy chùa đem “Mật tông kinh” cầu nguyện làm phép mới linh, tôi e là không phải đối với những gia đình không là đệ tử cửa Phật?

    Còn thầy cúng thì chẳng ai có thể kiểm nghiệm nổi thần thông quảng đại của thầy ở mức nào, mà chỉ thấy bát hương đắt đỏ thôi rồi, cho nên nhiều gia đình cũng than vãn “tiền mất tật mang”. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa lên đây phương pháp sắm sanh bát hương, ai tin tôi cứ theo mà làm. Thiết nghĩ, đạo nghĩa đã dạy việc thờ cúng phải làm theo tiếng gọi từ lương tâm, linh hồn có thể xâm nhập được vào trong trí não của mình để lắng nghe hư thực, nên có thờ ắt có thiêng mà không nhất thiết phải có “Mật tông kinh”. Chỉ cần ấn định danh phận cho vị gia tiên muốn thờ trong bát hương là đủ, cách làm bát hương như sau:

    Chọn mua bát hương: Tuỳ theo khả năng tài chính có thể chọn đồ gốm hoặc đồ đồng. chữ khắc trên bát hương nên chọn chữ “Phước”. Hình con vật nên chọn một cặp rồng - phượng cùng châu vào biểu tượng của thái cực (vòng tròn âm dương). Chọn như vậy thì âm dương mới hài hoà, mới hỗ trợ cho sự sinh tồn vững bền của dòng tộc. Nếu bát hương chưa có biểu tượng âm dương thì vẽ nó lên giấy rồi dán bên dưới bát hương. Bát hương mua về phải rửa sạch bằng nước thơm ngũ vị hương (có bán tại tiệm bán bát hương), lau khô;

    Bỏ gì vào trong bát hương?
    - Thần sa, chu sa: theo quan niệm của người xưa, thần sa, chu sa có khả năng từ tà khí, nghĩa là bát hương thỉnh cho vị gia tiên nào thì vị gia tiên đó hiển nhiên là chính khí hiển linh, tà khí không vào phá bát hương được. Thần sa, chu sa bà con có thể tìm đến tiệm thuốc đông y để mua, tuy nhiên tuyệt đối không được bỏ nhiều, mỗi bát hương chỉ khoảng 1 – 2gr
    - Tro: Dùng rơm sạch để đốt lấy tro, ở thành phố không có rơm thì mua thật nhiều hương về đốt lấy tro.
    - Một chùm tua rua ngũ sắc nhỏ kết bằng 5 sợi chỉ năm màu;
    - "Ngũ Lộ Thần tài":gồm hai tờ tiền màu đỏ có số 5 (một tờ tiền âm phủ có số 5 và một tờ tiền dương VND)
    - Một tờ giấy mộc nhuộm đỏ viết nội dung giống như trên bài vị, nếu vị gia tiên được thờ phụng có mộ thì tốt nhất xin một chút đất mộ và rút ba chân hương ở mộ rước về càng linh; Nếu là bát hương chung thì lập danh sách tất cả những người muốn thờ cũng theo nội dung bài vị, hoặc ghi chung “Gia tộc hoặc chi tộc…(họ: Nguyễn Văn, Lê Huy…) bài vị linh thần”, rồi ghi thêm “Phúc lộc tho toàn”;
    - Đối với “thất bảo”, tôi chỉ thấy ở miền Nam ảnh hưởng của đạo Cao Đài, còn như Xứ Nghệ An thì không có món này.

    Gấp tiền, giấy bài vị cho vuông vắn lại, rồi dùng một mảnh giấy trang kim (giấy kẽm tráng kim tuyến vàng) gói tất cả các thứ: đất mộ, tiền, chỉ ngũ sắc, giấy bài vị, thần sa, chu sa tán bột mịn để vào, gói tờ giấy trang kim lại cho vuông vắn, để xuống dưới đáy bát hương, sau đó mới đổ tro lên cho đầy. Cắm 3 cội hương rước tứ ngoài mộ về, lau sạch bên ngoài và để trang nghiêm lên hương án, phía trước bài vị.

    Chú ý: bát hương mỗi khi được định vị trên hương án rồi thì kiêng kỵ bị xê dịch vị trí, gia đạo sẽ gặp chuyện chẳng hay. Do đó, nếu cẩn thận thì nên dùng keo hai mặt dính chặt xuống. mỗi năm chỉ được sửa sang bát hương từ sau 23 – 30 tháng chạp mà thôi.

    Bát hương thờ ngũ vị tài thần theo phong tục thuần Việt hoàn toàn không giống với Trung Quốc,ngũ vị tài thần của Việt Nam là Hoàng thiên, Hậu thổ, là vua trời vua đất của nước Việt và ba vị tam tài Đông trù tư mệnh Táo chủ thần quân chủ về cơm no áo ấm, sức khoẻ; Thổ địa long mạch tôn thần chủ về đất đai long mạch và sự tiềm ẩn của cải sinh sôi; Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần chủ về tiền tài, thóc gạo đã thu hoạch, gặt hái về (tôi đã có nói trong bài thờ cúng táo quân).

    Đối với bát hương thờ ngũ vị tài thần, đứng trong khuôn viên nhà mình mà nhìn ra cổng thì bên trái là long mạch, đào sâu xuống đến khi đụng phải nước, lấy một chút đất lẫn nước ở đó, cùng với một chút tro giữa lòng bếp hợp lại trộn với thần sa, chu sa rồi cũng gói vào tờ giấy trang kim với tiền âm dương, tua rua ngũ sắc mà để xuống đáy bát hương trước khi đổ tro lên cho đầy.

    Mỗi nhà chỉ nên có 2 - 3 bát hương trên một rường thờ mà thôi:Một bát thờ ngũ vị tài thần để ở vị trí cáo nhất; Một bát thờ gia tiên gồm các bậc bề trên, Một bát thờ gia tiên các bậc ngang chức với gia chủ đổ xuống (huynh đệ, con cháu…) ; gia đình nào mà dân chủ thì lập thêm một bát thờ đàng ngoại, bát hương này để ở vị trí thấp hơn một chút so với bên nội. Tuy nhiên tôi cung nói rõ, nếu gia đình cư ngụ trên đất hương hoả của nhà nội, thì không thờ ngoại được, mà chỉ có những cặp vợ chồng tự mua đất tạo dựng cơ nghiệp thì mới có thể thờ ngoại.

    Việc lập bát hương thờ phụng phải chọn ngày lành tháng tốt. Có nhiều cách để chọn ngày, nhưng kinh nghiệm của tôi thì lấy ngũ hành tương khắc tương sinh làm trọng. Trước hết bà con căn cứ vào ngũ hành để chọn ngày sinh nhập cho gia chủ. Ví dụ gia chủ mạng kim thì chọn ngày thổ, gia chủ mạng thổ thì chọn ngày hoả, gia chủ mạng hoả thì chọn ngày mộc. Chọn ngũ hành thôi chưa đủ, ngày ngũ hành đó còn phải là ngày có ngôi sao hoàng đạo, riêng đối với việc lập bát hương thờ phụng này ta nên chọn ngày / giờ có ngôi sao Tư mệnh chủ về sự phúc đức để khởi sự sẽ được phúc đức lâu bền. Đặc biệt việc khởi tạo thờ phụng mà vòng định sinh của gia chủ rơi vào cung phúc đức hay thiên y thì sự linh thiêng sẽ tăng gấp bội.

    5. Hoành phi: là vật trang trí bên ngoài cho thêm phần trang trọng, cho nên có thì đẹp đẽ hơn lên, còn như chưa có điều kiện thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc thờ cúng cả, đối liễn cũng vậy. Hoành phi còn gọi là “biển”, “bức hoành”, vốn là một bức thư họa. thay vì đối liễn được viết dọc, thì hoành phi được viết ngang, dạng như một câu khẩu hiệu ngắn khoảng 3 – 5 chữ treo ở phòng khách, nhà thờ…Thông thường hoành phi trang trí ngang bên trên, còn hai câu đối được treo dựng hai bên, ví dụ bức hoành phi dưới đây được treo ở bàn thờ gia tiên, hoặc ở nhà thờ tổ:

    光留德
    Đức lưu quang
    (Đức độ tỏa sáng)

    6. Đối liễn: Hay còn gọi là câu “đối liên” là những câu chữ Hán hay chữ Nôm, có nơi dùng chữ quốc ngữ viết từng cặp dọc đi đôi, và ý nghĩa cũng đi đôi, thể hiện trên chất liệu vải, gỗ, hoặc giấy, ví dụ như một số câu đối sau đây:

    Mộc xuất thiên chi do hữu bản
    Thủy lưu vạn phái tổ tùng nguyên
    (Cây chung ngàn nhánh sinh từ gốc
    Nước chảy muôn dòng phát tại nguồn)

    Hoặc là:
    Nhật nguyệt quang chiếu thập phương
    Tổ tông lưu thùy vạn tuế
    (Vầng nhật nguyệt mười phương rạng rỡ
    Đức Tổ Tông muôn thuở sáng ngời)

    Ái Quốc mạc vọng Tổ
    Nhân dân tiên mục thân
    (Yêu nước chớ nên quên Tổ tiên
    Thương dân trước phải hòa thân thích)
    7. Lễ vật:
    - Thứ bắt buộc phải có khi thắp hương : Hương – đăng (đèn) – hoa – ngũ quả - nước (5 chén + một bình)
    - Vàng tiền thì cúng đốt vào các dịp trọng đại như tết, giỗ, ngoài ra thì rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng mười. Khi cúng tiền vàng, phải ghi rõ tên của vị gia tiên được hưởng lộc trước khi hoá vàng.
    - Đối với cỗ mặn, to nhỏ tuỳ tâm và tuỳ khả năng tài chính của gia chủ, nhưng chỉ nên bày lên mâm, đặt lên một cái bàn riêng rẽ để phía trước bàn thờ với đầy đủ bát, đũa, thìa, muỗng, chén uống rượu như thể dọn mâm tiệc đãi khách. Chờ cho cháy hết 2/3 chân hương thì con cháu được phép phá cỗ.

    8. Sớ cúng: Tôi có xem dăm ba cái sớ cúng của các dòng họ ở Nghệ Tĩnh, Tất cả đều một phom mẫu như nhau nội dung thế này:


    Sớ Khấn lạy Trời Phật Thần Thánh
    (mẫu)

    Duy!
    Việt Nam Cộng Sản Hoàng Triều
    Quý Tỵ Niên tuế, Đinh Mùi nguyệt (tháng), ……Nhật (ngày), …..Khắc (giờ)….
    … tỉnh, … huyện, … phố,…(số nhà)…cư gia (nếu ở Từ đường thì đọc …(họ)…Từ đường gia tộc)

    Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên Hậu thổ (một vái)
    Con kính lạy! Chín phương Trời, năm phương Đất, Chư Phật mười phương (một vái)
    Con kính lạy Quan … đương niên … hành khiển … phán quan…(xem thêm các năm khác ở phần phụ lục 1) …………….. (một vái)
    Con kính lạy! Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân - Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần - Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần (một vái)
    Con kính lạy các Chư vị tôn thần cai quản lãnh thổ …(tên địa phương)…
    Con kính lạy các Chư vị Việt Nam Thánh Quốc
    Con kính lạy Thành hoàng làng…

    Tín chủ con là:
    …. và gia quyến, cùng nhất tâm cúi lạy Chư Thiên, Chư Phật, Chư Thần, Chư Thánh;

    Cúi lạy Thành hoàng bản thổ đại vương thần thánh gia ân, cho phép gia quyến chúng con được mời Tổ tiên của chúng con về tại địa chỉ: … tỉnh, … huyện, … phố,…(số nhà)…cư gia (nếu ở Từ đường thì đọc Lê Văn Từ đường gia tộc) để bàn bạc việc gia đình đại sự là …

    Lòng thành lễ mọn, hương đăng, hoa quả, trà rượu, thanh tước chi nghi, dâng bày ra trước hương án, kính cẩn lạy dâng, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét cho chúng con được thể theo sở nguyện. Đồng thời cúi xin linh thiêng phù hộ độ trì cho chúng con khởi sự dược hanh thông mọi bề, phúc đức an lành, gia đạo vẹn toàn như ý.

    Cẩn cáo ! (Ba lạy)

    Sớ khấn gia tiên
    (Mẫu: Sau khi khấn Trời Phật Thần Thánh)

    Cận di phỉ lệ chi nghi cảm kính cáo vu:
    (Hoặc nói theo Quốc Ngữ: Hương đăng hoa quả thanh tước chi nghi lên trước linh đài kính cẩn báo cáo!)
    - Tằng Tổ khảo Tiền hương trung kỳ lão Lê (Nguyễn/Võ/Trần…) mạnh công (nếu là con thứ thì đề là Lê quý công)…(tên đệm và tên húy cố nội)…thụy chất trực phủ quân
    - Tằng Tổ tỉ y phu chức Lê mạnh công chính thất…(họ tên của Bà cố nội)…từ thuận phu nhân
    - Nội Tổ khảo Tiền hương trung kỳ lão Lê mạnh công (nếu là con thứ thì đề là Lê quý công)…(tên đệm và tên húy ông nội)…thụy chất trực phủ quân
    - Tằng Tổ tỉ y phu chức Lê mạnh công chính thất…(họ tên của Bà nội)…từ thuận phu nhân
    - Nội Tổ khảo Tiền hương trung kỳ lão Lê mạnh công (nếu là con thứ thì đề là Lê quý công)…(tên đệm và tên húy ông nội)…thụy chất trực phủ quân
    - Hiền khảo (cha) ….xướng như trên bài vị….
    - Hiền tỉ (mẹ)… xướng như trên bài vị

    Hậu duệ con là Lê/Nguyễn/Bùi quý công … (tên đệm và tên chủ nhà)…cùng toàn thể gia quyến. Nay nhân …( lý do cúng: giỗ / rằm…)…

    Cây có cội, nước có nguồn, ơn Tiên Tổ vun trồng công đức.
    Lòng thành lễ mọn, hương, đăng, hoa, quả, thanh tước chi nghi, dâng bày ra trước hương án, kính cẩn lạy dâng. Cúi xin các Vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo / Cao, Tằng, Tổ, Tỉ, cùng các vị Đường Bá (bác), Đường Thúc (chú), Đường Cô (cô), Bào Huynh (anh trai), Bào Đệ (em trai)… chứng giám lòng thành, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm, cho phép tín chủ được cử hành lễ …

    Muôn vàn đội ơn Gia tiên linh thiêng phù hộ độ trì cho hậu duệ cháu con được muôn đời Tấn phúc, tấn lộc, tấn tài, tấn bình an, gia đạo vạn sự vẹn toàn như ý!

    Cẩn cáo !

    9. Ai thì được thờ ai? Tôi đã có bài về tại sao người Việt Nam nhận mình là con của Rồng, nhân đây tôi cũng nói luôn vì sao chúng ta lại là cháu tiên?

    Chúng tai ai mà không thường được nghe hàng ngày hai chữ “gia tiên”. Vậy thì thiết nghĩ cũng nên có kiến thức hiểu biết xem “tiên” là ai?

    Tiên của người Việt không phải là các tiên nữ ở trên thượng đế. Người Việt gọi chức danh của những người đã khuất trong bài sớ như sau:

    - Cha/mẹ thì gọi là hiền khảo/hiền tỉ
    - Ông/bà thì gọi là tổ khảo/tổ tỉ
    - Cụ thì gọi là tằng tổ khảo/tằng tổ tỉ
    - Kị thì gọi là cao tổ khảo/cao tổ tỉ
    - Và từ vị thân sinh của cao tổ khảo đồ về trước đến đời thứ 2 được gọi là tiên tổ khảo
    - Đời thứ nhất gọi là thuỷ tổ

    Như vậy thì đã rõ tiên là ai, và tập quán người Việt quy định cấp bậc được phép thờ phụng tiên tổ như sau:

    - Trưởng tộc: phải thờ tất cả từ thuỷ tổ - tiên tổ - cao - tằng - tổ - khảo đổ xuống,
    - Trưởng chi họ: phải thờ 4 đời gồm : Cao tổ - tằng tổ - tổ - khảo (cao tổ được lên tiên khi trong chi họ có thế hệ thờ cúng mới, ví dụ khảo chết thì con trưởng đảm nhiệm ngôi vị thờ cúng, lúc đó Cao tổ khảo được rước bài vị sang nhà thờ tộc để làm lễ lên tiên. Nếu dòng họ nào chưa có nơi thờ tự dòng tộc chính thống, thì bài vị tiên tổ được xếp cất vào một hòm gỗ không tiếp tục thờ phụng nữa);
    - Con trưởng trong gia đình thì thờ 3 đời: Tằng – tổ - khảo
    - Con thứ trong gia đình thì chỉ thờ khảo, hoặc tổ - khảo mà thôi

    Như vậy là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu về phương pháp thờ cúng trong gia đình. Hy vọng ai đã quan tâm thì nên đọc cho kỹ, hiểu cho thấu đáo để thờ phụng cho đúng ý nghĩa, thoát khỏi sự u mê của các thầy cúng bày trò dị đoan lừa tiền dân chúng. Tu tâm mà giữ lấy cái chân thiện mỹ, cái phước đức lâu bền cho gia đình, cho dòng họ được hưng thịnh muôn đời.

    Theo Phlanhoa

    http://huyenbi.net/Tho-cung-nhu-the-...dung--152.html

  3. #863
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    LÝ THUYẾT VÀ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT

    THỔ CÔNG VÀ TỤC THỜ THẦN THỔ CÔNG CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG XÃ THẠCH ĐẠN, HUYỆN CAO LỘC

    Date: July 15, 2017
    Author: khaudeng
    0 Comments
    Tóm tắt: Trên cơ sở những kết quả thu thập được trong quá trình điền dã dân tộc học chúng tôi sẽ mô tả lại quan niệm của người dân về thần Thổ công và quá trình tiến hành nghi lễ thờ thần Thổ công. Bài viết này còn sử dụng khái niệm biếu tặng của Marcel Mauss để tiếp cận khía cạnh dâng cúng lễ vật cho thần Thổ công và mong muốn của người dân khi thực hiện biếu tặng. Kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tín ngưỡng thờ thần Thổ công đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày, Nùng và chính bởi tầm quan trọng ấy nên tục thờ thần Thổ công vẫn tồn tại rất phổ biến trên địa bàn xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

    Từ khóa: Thổ công, tục thờ, Tày, Nùng, Lạng Sơn

    Dẫn nhập

    Tại Thạch Đạn, hai dân tộc Tày và Nùng đã cộng cư cùng nhau từ lâu đời và tạo ra một nền văn hóa “chạp chủng”[1]. Tính đến tháng 03/2016 xã có 8 thôn, 674 hộ với 2.921 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Nùng chiếm 74,7 %, dân tộc Tày chiếm 25,1 %, dân tộc Kinh chiếm 0,2 % (UBND xã Thạch Đạn, 2016: 1). Với lịch sử cộng cư lâu đời người dân xã Thạch Đạn có một nền văn hóa rất phong phú và đa dạng, một trong số đó là tín ngưỡng thờ cúng. Tín ngưỡng thờ cúng của người dân cũng đã hình thành từ lâu đời với những loại hình: thờ cúng trong gia đình có thờ tổ tiên, thờ bà mụ, thờ dà cháo (thần bếp), Phật Bà Quan Âm…; thờ cúng ngoài gia đình có thờ fji thang sàn, thờ Thổ công dòng họ, thờ Thổ công bản còn (bản còn = làng xóm)… Việc dâng cúng diễn ra theo nguyên tắc có đi có lại, người ta thờ thần với mong muốn sẽ được thần che chở và phù hộ cho cuộc sống bình an, cho kinh tế phát triển.

    Tổng quan nghiên cứu và phương pháp tiếp cận
    Thổ công và tục thờ Thổ công có vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Tày, Nùng, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này. Qua thu thập tài liệu chúng tôi nhận thấy tín ngưỡng này mới chỉ được đề cập rất sơ lược trong các công trình viết về dân tộc Tày và Nùng. Có lẽ các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968) là những người đầu tiên đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng thần Thổ công, tiếp đến các tác giả Ma Tiến Dũng (1980), Hoàng Nam (1992), Viện Dân tộc học (1992), Ngô Đức Thịnh (2006; 2012), Nguyễn Thị Yên (2009), La Công Ý (2010), Lê Minh Anh (2012), Lý Viết Trường (2015)… cũng đề cập đến tín ngưỡng này.

    Những nghiên cứu bước đầu của các tác giả chủ yếu tập trung trình bày về nguồn gốc của thần Thổ công, qua tổng quan tài liệu chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu chưa có một cách định nghĩa thống nhất về nguồn gốc thần Thổ công. Có ba quan điểm về nguồn gốc thần Thổ công. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thổ công là người thật, người có có công giúp dân bản khai phá ruộng nương, xây dựng mường bản, khi người ấy chết sẽ được dân bản phụng thờ (Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, 1968: 115; Ngô Đức Thịnh, 2012: 310). Quan điểm thứ hai cho rằng: Thổ công tổ tiên từ 3 đời trở lên của dân bản, thần là vị trưởng lão đáng kính và có vị trí quan trọng trong đời sống (Nguyễn Thị Yên, 2009: 65 – 66). Quan điểm thứ ba cho rằng: Thổ công là người có công sinh ra chỗ đất mà dân bản đang sinh sống. Thổ công là thần đất, thần bảo vệ cho mọi hoạt động sinh hoạt và làm ăn của cả bản (Ma Tiến Dũng, 1980: 21; Hoàng Nam, 1992: 149).

    Những nghiên cứu đi trước ngoài trình bày về nguồn gốc thần Thổ công còn đề cập đến nơi thờ cúng và vai trò của tín ngưỡng thờ thần Thổ công trong quan niệm của người Tày, Nùng. Các tác giả đều cho rằng Thổ công được thờ ở miếu, miếu là những ngôi nhà nhỏ, miếu càng lụp xụp thì càng thâm nghiêm (Ngô Đức Thịnh, 2012: 310; ). Người Tày, Nùng thờ cúng thần Thổ công vào các dịp lễ tết trong năm như: tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết Slíp slí…

    Chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đi trước mới chỉ đề cập đến tín ngưỡng thờ cúng thần Thổ công một cách sơ lược. Hầu hết những công trình ấy mới dừng lại ở việc mô tả diễn trình tiến hành nghi lễ rồi đưa ra kết luận về vai trò quan trọng của tín ngưỡng này. Theo chúng tôi như thế là chưa đủ, bởi lẽ để giải thích một tín ngưỡng có vai trò quan trọng và vẫn tồn tại phổ biến trong đời sống của người Tày, Nùng thì cần phải lý giải những nguyên khiến cho tín ngưỡng này vẫn tồn tại trong dân gian. Hơn nữa, những công bố của các nhà nghiên cứu về thần Thổ công còn quá sơ lược, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến tín ngưỡng thờ Thổ công, nội dung bài viết chưa trình bày được đầy đủ diễn trình nghi lễ cũng như vai trò của tín ngưỡng thờ cúng này.

    Trong bài viết này chúng tôi đã sử dụng khái niệm biếu tặng của Marcel Mauss để tiếp cận khía cạnh dâng cúng lễ vật cho thần linh và mong muốn của người dân khi thực hiện việc thờ cúng. Bằng những kết quả thu được bài viết này sẽ trình bày hai cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất chúng tôi sẽ sử dụng tài liệu thu được trong quá trình dã dân tộc học chúng tôi sẽ dựng lại diễn trình tiến hành nghi lễ thờ cúng thần Thổ công của người Tày, Nùng. Ở cấp độ thứ hai chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm biếu tặng để phân tích những mong muốn của người dân khi thực hiện thờ cúng, và giải thích lý do tục thờ thần Thổ công vẫn tồn tại phổ biến trong đời sống của người Tày, Nùng xã Thạch Đạn nói riêng và người Tày, Nùng ở khắp đất nước Việt Nam nói chung.

    Thổ công của người Tày, Nùng
    Quan niệm về Thổ công của người Tày, Nùng
    Theo chúng tôi cách giải thích của các nhà nghiên cứu Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Ngô Đức Thịnh (2010) về nguồn gốc của thần Thổ công là không hợp lý vì thần Thổ công không phải là những người có thật. Những người có thật, người khi sống có công với dân bản… khi chết được dân thờ cúng thực chất là thành Hoàng làng chứ không phải Thổ công. Theo tài liệu khảo sát tại địa bàn xã Thạch Đạn, chúng tôi được biết một số bản người Tày, Nùng như bản Nà Lẹng, bản Cưởm ngoài miếu thờ thần Thổ công người dân còn lập lườn slấn (nhà thần) để thờ thần Thành hoàng (Xình vàng)[2]. Cách giải thích của tác giả Nguyễn Thị Yên (2009) cho rằng thần Thổ công là tổ tiên của gia đình từ ba đời trở lên là không hợp lý vì thần Thổ công không thể là thần tổ tiên. Theo quan niệm của người Tày, Nùng thì khi người chết hồn người chia thành 3 phần (1 phần lên trời, 1 phần ở mộ, một phần ngự ở bàn thờ tổ tiên); những tổ tiên quá ba đời sẽ được thờ ở cửa ra vào hoặc thờ ở ngoài sân (Viện Dân tộc học, 1992: 232 – 233; Hoàng Thị Thiệu, 2002: 13). Chúng tôi đồng tình với cách giải thích của các tác giả Ma Tiến Dũng (1980) và Hoàng Nam (1992) khi cho rằng thần Thổ công và vị thần đất, có nhiệm vụ trông coi mảnh đất dân bản đang sinh sống.

    Trong tiếng Tày, Nùng thần Thổ công được gọi là Coong thồ, trong đó coong = ông, thồ = thổ = đất; hoặc Thó tỳ, trong đó thó = thổ = đất, tỳ = địa điểm (ví dụ như tì phuông = địa phương; tì mè = bên vợ). Dựa theo kết quả khảo sát tại thực địa, soi vào những định nghĩa của các tác giả đi trước tôi xin đưa ra một định nghĩa của riêng tôi về thần Thổ công như sau: Thổ công của người Tày, Nùng là vị thần đất có nhiệm vụ cai quản mảnh đất bản và mọi hoạt động diễn ra trên mảnh đất mà dân bản đang sinh sống, ngoài ra Thổ công còn có nhiệm vụ phù hộ cho dân bản khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, cuộc sống bình an.

    IMG_1082

    2.2. Miếu thờ Thổ công

    Thần Thổ công được thờ ở miếu. Miếu tiếng Tày, Nùng gọi là “Hờn Thồ” hay “Lườn Thó”: Lườn = hờn = nhà, lườn trình = hờn xình = nhà trình (trình tường), lườn chên = hờn chên = nhà gạch mộc; thồ = thó = thổ = đất, pay thồ = pây thó = đi lễ thần thổ = đi lễ thần Đất; như vậy “Hờn Thồ” chính là ngôi nhà để thờ thần Đất. Miếu của người Tày, Nùng là nơi quan trọng dùng để thờ vị thần Đất gọi là Thổ công. Miếu được dựng ngay khi chọn đất lập bản, miếu thường có diện tích nhỏ, sơ sài, lụp xụp và thường nằm ở đầu hoặc cuối bản.

    Miếu được xây rất đơn giản. Người ta lấy cây dựng lên thành 4 cọc rồi bện lá tranh để che là thành ngôi miếu như miếu Khon Cổổng, có miếu lại được dựng bằng gạch mộc và lợp bằng cỏ tranh hoặc mái ngói âm dương như miếu Bản Mạc, miếu Nà Lẹng. Bên trong miếu chia làm 2 phần, một phần cao hơn dùng để đặt bát hương và phần thấp hơn dùng để đặt lễ vật. Ngoài bát hương chính đồng bào còn cắm hương ở chân tường hai bên miếu và cắm ở các gốc cây xung quanh miếu. Phần đất cao hơn đó ngoài các gia đình của dòng họ đầu tiên đến khai bản lập xóm thì không ai được phép đặt lễ vật lên trên, vì đồng bào quan niệm chỉ những người có công khai phá ruộng nương đầu tiên của bản mới được đặt lên chỗ đó. Đây cũng là một cách thể hiện sự kiêng nể của dân bản đối với dòng họ đầu tiên đã đến khai phá lập nên bản làng.

    IMG_0958

    Thờ cúng thần Thổ công
    Miếu là nơi thờ thần Thổ công và cũng là nơi diễn ra các nghi lễ thờ cúng, vì là vị thần cai quản mọi hoạt động trên mảnh đất mà dân bản sinh sống vậy nên hầu như mọi hoạt động quan trọng người Tày, Nùng đều phải làm lễ xin phép thần Thổ công. Đồng bào quan niệm nếu không xin phép thần Thổ công thì mọi hoạt động liên quan đến sản xuất, nghi lễ, lễ tết – lễ hội đều không được phép tổ chức. Dưới đây tôi sẽ trình bày 3 hoạt động thờ cúng Thổ công của người Tày, Nùng:

    Thứ nhất, thờ cúng Thổ công trong lễ tết: tết Nguyên đán là lễ cúng lớn nhất, mâm cúng Thổ công ngày một một tết nguyên đán bắt buộc phải có gà trống thiến, rượu và vàng hương; tết Thanh minh lễ vật cúng thần Thổ công phải có thịt gà/vịt và xôi ngũ sắc; tết So sloọc (mùng 6 tháng 6 âm lịch) lễ vật cúng thần phải có thịt vịt/gà và bánh tải; tết Slíp slí lễ vật cúng thần bắt buộc phải có thịt vịt và bánh gai, bản nào có điều kiện thì thịt lợn cúng rồi sau đó chia cho mỗi hộ trong bản một phần; tết xì xà khẩu mấư lễ vật bắt buộc phải có thịt vịt và bánh giầy. Người dân thực hiện thờ cúng thần Thổ công các dịp lễ tết với mong muốn thần sẽ phù hộ cho thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu. Bởi lẽ lễ tết của người Tày, Nùng thường trùng vào các tiết trong năm, mỗi tiết lại gắn với một chu kỳ sản xuất nhất định. Vậy nên thờ cúng Thổ công vào dịp lễ tết thực chất là một trong những biểu hiện của tín ngưỡng nông nghiệp trong đời sống của người Tày, Nùng.

    Thứ hai, thờ cúng Thổ công trong lễ hội lồng tồng. Lồng tồng tiếng Tày, Nùng là xuống đồng, lễ hội mở đầu cho một năm mới sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Trên địa bàn xã Thạch Đạn có 3 hội lồng tồng: tồng Mạc diễn ra vào ngày mùng 10 tháng giêng; tồng Bản Roọc diễn ra vào ngày 15 tháng giêng; tồng Nà Sla diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch. Trước ngày mở hội người dân bao giờ cũng phải mang lễ vật là một chai rượu, vàng hương đến miếu để xin phép thần Thổ công cho tổ chức lễ hội tại khu vực bản mà thần cai quản. Cũng trong ngày hội bất kỳ con sư tử nào muốn đến hội góp vui thì trước khi vào hội cũng bắt buộc phải đến miếu để xin phép thần Thổ công. Như vậy, thần Thổ công của người Tày, Nùng nắm giữ vai trò quản lý và bảo vệ mọi hoạt động diễn ra trên mảnh đất mà vị thần cai quản.

    Thổ công nà sla 2

    Thứ ba, thờ cúng Thổ công trong các nghi lễ khác. Vị thần này đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hành binh của những người hành nghề tín ngưỡng trong khi thực hiện hành lễ. Thần Thổ công xuất hiện trong hành trình của Tào, Mo, Pụt, Then đi từ nhà gia đình tổ chức lễ đến cửa thần mà người tiến hành nghi lễ muốn đến. Trong nghi lễ vòng đời thần Thổ công cũng đóng vai trò rất quan trọng: khi cưới xin gia chủ phải mang theo chai rượu và nén nhang đến miếu để báo với thần Thổ công, nếu không thì cuộc hôn nhân sẽ gặp nhiều trắc trở; khi gia đình có người sinh để gia chủ cũng phải mang theo chai rượu và nén hương đến miếu để báo cáo với thần Thổ công, người dân quan niệm thần sẽ phù hộ cho cháu bé mau ăn chóng lớn và trở thành người tốt; khi gia đình có người mất gia đình phải mang gà, rượu và vàng hương lên báo cho thần Thổ công, để khi hành lễ thầy Tào còn nhờ thần Thổ công giúp đỡ trong quá trình hành lễ. Ngoài ra khi xây nhà, trong gia đình có người ốm, bản còn có việc mâu thuẫn người ta cũng ra miếu thông báo cho thần Thổ công, trường hợp này thần là nơi để người dân gửi gắm những hy vọng và miếu là nơi để giải tỏa những tâm tư tình cảm của người dân trong cuộc sống.

    Hiện nay, việc thờ cúng Thổ công vẫn đang tồn tại phổ biến trong đời sống của người Tày, Nùng xã Thạch Đạn nói riêng và người Tày, Nùng vùng miền núi phía Đông Bắc nói riêng. Theo tài liệu khảo sát chúng tôi nhận thấy nguyên nhân để tín ngưỡng này vẫn tồn tại bởi người dân quan niệm thần Thổ công là vị thần có vai trò quan trọng trong cuộc sống, thần cai quản mọi hoạt động của đồng bào. Vậy nên, đồng bào cúng thần Thổ công để mong thần sẽ phù hộ cho mọi người: gia đình mạnh khỏe, sản xuất kinh tế thuận lợi, cuộc sống gặp nhiều may mắn. Người Tày, Nùng cũng quan niệm trong các dịp cúng thần Thổ công, lễ vật dâng cúng càng nhiều thì thần sẽ càng phù hộ cho họ. Chẳng vì thế mà vào dịp tết nguyên đán (dịp cúng thần Thổ công lớn nhất trong năm), ai cũng cố gắng để con gà trống thiến của gia đình mình to và đẹp hơn gia đình khác.

    Vai trò cố kết cộng đồng của tục thờ Thổ công (thay lời kết)
    Ngoài vai trò là một tín ngưỡng nông nghiệp, gắn với mùa vụ sản xuất, tục thờ thần Thổ công đóng vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng, mối quan hệ cố kết này thể hiện ở hai yếu tố là tính cộng mệnh và tính cộng cảm.

    Tính cộng mệnh thể hiện ngay ở việc cả bản thờ chung một vị thần Thổ công. Trong mọi hoạt động thờ cúng cả bản đều có ý thức tham gia một cách tự nguyện. Trong những lễ cúng, mọi người trong bản đều tự giác đảm nhận và hoàn thành các công việc được giao một cách trách nhiệm, vì mọi người đều có chung một tình cảm đã được “Thiêng hóa” là họ đang phục vụ thần Thổ công (Hoàng Lương, 2012: 19). Trong không gian linh thiêng của miếu mọi người đều có chung mối cộng mệnh và người ta như được hòa mình vào trong thế giới thần linh, nơi đó những nguyện vọng của họ được thần linh chứng giám và giúp đỡ.

    Tính cộng cảm thể hiện qua các hoạt động văn hóa xung quanh bữa ăn tại miếu trong những dịp cúng, đặc biệt là lễ cúng ngày tết nguyên đán. Trong bữa ăn này mọi người cùng chúc nhau chén rượu, cùng thưởng thức những món ăn đã được thần linh chứng giám. Bữa ăn tại miếu đã không còn là bữa ăn vật chất đơn thuần mà nó đã biến thành bữa ăn tinh thần, xung quanh mâm cỗ mọi người nói chuyện với nhau về những dự định trong sản xuất, những người có xích mích cũng nhờ bữa ăn cộng cảm này mà bỏ qua cho nhau. Có thể nói đây là bữa ăn của tình đoàn kết, của sự thống nhất về ý chí và bữa ăn của sự cố kết cộng đồng.

    Tục thờ cúng thần Thổ công đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Tày, Nùng tốt đẹp. Tại miếu bên ly rượu và mâm cỗ liên hoan người ta cất lên những khúc hát dân ca như sli, then, lượn; chơi những trò dân gian như múa sư tử, lảy cỏ, tức kỳ… Đó chính là nhân tố góp phần lưu truyền những giá trị văn hóa tốt đẹp từ thế hệ này để thế hệ khác./.

    Tài liệu tham khảo

    Lê Minh Anh (2012), Tín ngưỡng thờ cúng của người Nùng Phàn Slình ở vùng cao biên giới (nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 6, tr.49 – 57.
    Ma Tiến Dũng (1980), Khảo sát sơ bộ tôn giáo tín ngưỡng của người Nùng Phàn Slình ở Chi Lăng – Lạng Sơn trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Dân tộc học, Khóa 21 (1976 – 1980), H.
    Lê Sỹ Giáo (2014), Thời gian đón năm mới của các dân tộc tại sao lại không giống nhau?, Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, Số 1, tr.14 – 16.
    Lã Văn Lô – Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.
    Hoàng Lương (2006), Cư dân Tày – Thái và cư dân Việt – Mường chung, hai người bạn láng giềng gần gũi từ thời cổ đại, Tạp chí Dân tộc học, Số 3.
    Hoàng Lương (2013), Giới thiệu một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Thông tin và Truyền thông.
    Hoàng Nam (1992), Dân tộc Nùng ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.
    Hoàng Văn Páo (2002), Lễ hội lồng tồng của người Tày Bản Chu xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Nxb Văn hóa Dân tộc, H.
    Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, H.
    Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngưỡng & văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ.
    Lô Quốc Toản (1980), Sơ bộ khảo sát một làng người Tày ở huyện Chi Lăng – Lạng Sơn (trước cách mạng tháng Tám), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch Sử, H.
    Hoàng Hoa Toàn – Đàm Thị Uyên (1998), Nguồn gốc lịch sử các tộc người Tày, Nùng ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 2, tr.29 – 42.
    Hoàng Thị Thiệu, Thờ cúng trong gia đình đồng bào Nùng, Tạp chí Dân tộc & Thời đại, Số 40 (2002), tr.13 – 24.
    Hà Văn Thư – Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày – Nùng, Nxb Văn hóa, H.
    Lý Viết Trường (2015), Tục thờ Thổ công trong lễ tết – một biểu hiện của tín ngưỡng nông nghiệp, Thông báo Văn hóa Dân gian.
    Nguyễn Kim Tường (1999), Vai trò của Thầy Tào trong đời sống người Nùng Phàn Slình ở Hải Yến – Cao Lộc – Lạng Sơn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa học Lịch sử, Chuyên ngành Dân tộc học, Khóa học 1995 – 1999, H.
    UBND xã Thạch Đạn (2011), Đề án: xây dựng nông thôn mới xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2020.
    Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, H.
    Viện Dân tộc học (2014), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), Nxb Khoa học Xã hội, H.
    La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học Xã hội, H.
    Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học Xã hội, H.
    Nguyễn Thị Yên (2009), Tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, Nxb Khoa học Xã hội, H.
    [1] “Chạp chủng” dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là lẫn lộn hoặc chung nhau, trong trường hợp này chúng tôi hiểu văn hóa “chạp chủng” là văn hóa chung của hai dân tộc Tày và Nùng.

    [2] Tiếng Tày, Nùng từ lườn slấn = nhà thần; từ xình vàng = thành hoàng.

    Lý Viết Trường

    Bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3&4 (161), tr.154-16

    https://khaudeng.wordpress.com/2017/...huyen-cao-loc/

  4. #864
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định




    神枱物品掃跌地上。(李家傑攝)

    ( https://hk.news.appledaily.com/break...70413/56558031 )



  5. #865
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    PHƯỚC ĐỨC MIẾU (PHƯỜNG 9, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG ...
    Biên soạn Gia Phả
    PHƯỚC ĐỨC MIẾU (PHƯỜNG 9, THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG, TỈNH SÓC TRĂNG)

    https://giapha.org/phuoc-duc-mieu-ph...inh-soc-trang/

  6. #866
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Phước Đức miếu tọa lạc tại: Số 532, đường Nguyễn Huệ, khóm 4, phường 9, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.







    ( https://giapha.org/phuoc-duc-mieu-ph...inh-soc-trang/ )
    Last edited by phoquang; 17-05-2018 at 08:02 PM.

  7. #867
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Miếu tọa lạc tại phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.


    [IMG][/IMG]











    ( https://giapha.org/phuoc-duc-co-mieu...tinh-bac-lieu/ )
    Last edited by phoquang; 17-05-2018 at 07:45 PM.

  8. #868
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Cổ miếu tọa lạc tại con hẻm nhỏ của phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; nằm sát ngay trụ sở công an phường Hộ Phòng.








    ( https://giapha.org/phuoc-duc-co-mieu...tinh-bac-lieu/ )
    Last edited by phoquang; 17-05-2018 at 07:56 PM.

  9. #869
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định


    Trang chủNghiên cứuVăn hóa Việt NamVăn hóa Nam Bộ
    Sunday, 09 November 2014 11:45
    Tạ Đức Tú. Tín ngưỡng thờ gia thần ở Nam Bộ
    Người post bài:
    TÍN NGƯỠNG THỜ GIA THẦN Ở NAM BỘ
    Tạ Đức Tú

    Tạ Đức Tú. Tín ngưỡng thờ gia thần ở Nam Bộ
    Nam Bộ là vùng đất mới dung nạp nhiều giá trị văn hoá, tín ngưỡng của nhiều dân tộc khác nhau. Ngay trong không gian ngôi nhà Nam Bộ hội tụ nhiều đối tượng thờ tự khác nhau. Các đối tượng này trở thành gia thần phù hộ độ trì bình an may mắn cho gia chủ. Trong đó, ông bà cha mẹ quá cố được xem như phúc thần, các đối tượng khác là hiển thần được thờ tự và cầu nguyện bên cạnh các vị thần được tự trong đình chùa miếu mão của làng xã. Bài viết này đặc tả tín ngưỡng thờ tự đó trên đất Nam Bộ.
    1. Tín ngưỡng Nam Bộ và tín ngưỡng gia thần
    Đặng Nghiêm Vạn, 1996, giải thích: theo điều 3, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo của Quốc hội ban hành năm 2004 thì hoạt động tín ngưỡng là “Hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hoá, đạo đức xã hội” và cơ sơ tín ngưỡng “là thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và những cơ sở thờ tự khác”. Như vậy tín ngưỡng bao gồm hầu hết các hoạt động, nghi thức, thể hiện niềm tin, sự tưởng nhớ và cả lòng biết ơn của của con người đối với thần, thánh, các thế lực siêu nhiên và cả những người quá cố. Hoạt động tín ngưỡng có ở mỗi người, mỗi nhà, mỗi cộng đồng dân tộc, nhưng khi thực hành hoạt động tín ngưỡng ở mỗi cộng đồng dân cư, mỗi vùng miền cụ thể thì lại không giống nhau.
    Nam Bộ là phần lớn đất đai triêm trủng, địa hình sóng, thích hợp trồng lúa nước, là nơi cộng cư của nhiều dân tộc, trong đó có ba dân tộc tiêu biểu nhất là Việt, Hoa và Khơme. Do vậy, tín ngưỡng của cư dân lúa nước Nam Bộ cũng mang dáng dấp, thể hiện nét đặc trưng riêng có của người Nam Bộ.
    Do ở đây đất đai có địa hình sóng nên người dân định cư, hình thành làng xóm trên vùng đất gò, cao ráo, người dân Nam Bộ gọi đó là Giồng. Người Nam Bộ cũng phân bố men theo các sông ngòi, kênh rạch để thuận tiện việc đi lại, lưu thông hàng hoá nông sản bằng đường thuỷ. Đất canh tác lúa nước vì vậy tập trung thành những cánh đồng rộng lớn, rất tiện lợi cho thuỷ nông nội đồng, đào mương dẫn nước, xả nước phục vụ tưới tiêu. Đặc biệt hiệu quả trong ứng dụng khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng, luân canh, đa canh thuận lợi, góp phần đáng kể để tăng năng suất nông sản.
    Có lẽ do đất rộng nhà thưa nên mỗi ngôi nhà là một cơ sở tín ngưỡng thu nhỏ với công năng khá đầy đủ từ cầu phúc lộc đến thọ mạng, bình an. Tổng hợp toàn bộ đối tượng thờ tự đó gọi chung là tín ngưỡng gia thần, tức là tập hợp thần phù trợ cho gia chủ của mỗi gia đình. Ngoài bàn thờ gia tiên được bố trí trang trọng giữa nhà thì có tran hoặc kệ (chứ không lập bàn thờ như bàn thờ gia tiên) để thờ một số đối tượng khác như tổ nghề (nếu gia chủ có theo làm một nghề nào đó), thần độ mạng nam (Quan Thánh đế quân, Tử Vi đại đế, cậu Tài, cậu Quý …), thần độ mạng nữ (Cửu thiên huyền nữ, Ngũ hành nương nương, Kim Hoa thánh mẫu, Thánh Anh La Sát, Lục cung thánh mẫu…). Một số trường hợp đặc biệt thờ thần độ mạng nữ là Tổ cô. Đây có thể xem là vị thần bản gia của riêng một nhà, một người cụ thể, vị Tổ cô được thờ thường là chị hay em của ông nội, ông ngoại, ông chú, ông bác đã qua đời lúc trẻ, chưa lập gia đình, thường ứng thân vào mạng nữ trong nhà nên phải lập bàn thờ riêng để thờ phụng. Mỗi nhà lại có tran thờ ông táo ở gian bếp; Thần tài, Thổ địa thờ chung một khám (tủ) để sát mặt đất. Trước sân còn có bàn thông thiên thờ Trời ở trên, Đất ở dưới. Ngoài ra, ở khu vực sân vườn còn có một ngôi miễu nhỏ thờ Thổ thần hoặc một số đối tượng khác. Miếu Thổ thần thì thường đặt chếch sang một bên so với hướng nhà chính (cũng thường đặt gần đường đi hay kênh gạch). Đây là một hiện tượng phổ biến ở khu vực nông thôn Nam Bộ, đặc biệt là những vùng chuyên làm vườn. Tập hợp hệ thống thờ tự trên gọi chung là tín ngưỡng thờ gia thần.
    2. Vị trí và ý nghĩa gia thần trong không gian nhà Nam Bộ
    2.1. Gia tiên
    Từ truyền thống hiếu đạo, hết lòng “báo bản tư nguyên”, trong gian nhà người Việt luôn có bàn thờ gia tiên để hương khói cho ông bà cha mẹ đã vãng sanh. Ở Nam Bộ, tân giáo Bửu Sơn Kỳ Hương lấy tôn chỉ “Tứ ân” làm pháp giáo gồm nhớ ơn cha mẹ, nhớ ơn tam bảo, nhớ ơn tổ quốc và nhớ ơn đồng bào thì ta thấy “ân phu mẫu” ở vị trí thứ nhất. Các tôn giáo mới lập sau và dựa trên tôn chỉ của Bửu Sơn Kỳ Hương như đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Hoà Hảo… đều lấy ân tổ tông cha mẹ làm đạo tiên, đạo trọng, lấy chữ hiếu làm điều cốt yếu trong thực hiện nghi lễ tôn giáo. Bàn thờ gia tiên từ chỗ là nơi con cháu thành kính tưởng nhớ ông bà cha mẹ quá cố đã trở thành bàn thờ gia thần quan trọng, là nơi con cháu trong nhà nguyện cầu về những điều bình an may mắn trong cuộc sống, cầu tai qua nạn khỏi, cầu sự chứng dám về việc gì đó mà con cháu trong gia đình đã, đang và sẽ thực hiện. Do tính chất lưỡng phân quan trọng như vậy mà bàn thờ gia tiên được thờ ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà: có gian thờ riêng hay ở phòng khách thì bàn thờ gia luôn được đặt ở giữa, hướng ra cửa chính sáng sủa. Trên bàn thờ ngoài ảnh thờ, lư hương, người Nam Bộ còn dùng tranh thờ để thể hiện sự tôn nghiêm mà rực rỡ. Tranh thờ hoặc có cảnh nước non thanh bình, bồng lai tiên cảnh hoặc đơn giản thì có chữ Hán màu vàng sáng ánh kim ở giữa, hai bên là hai câu đối thể hiện đạo lý hiếu thảo, nhớ ơn tổ tiên ông Bà. Nếu có hai chữ thì là chữ 祖堂 Tổ đường (gian thờ tổ tiên), nếu có bốn chữ thì là chữ 九玄七祖 Cửu huyền thất tổ. Câu đối hai bên cũng có nhiều câu hay, nhưng phổ biến, thường gặp nhất là câu:
    祖 宗 父 母 千 年 盛
    子 孝 孫 賢 萬 代 榮
    Tổ tông phụ mẫu thiên niên thịnh
    Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh.
    Tạm dịch: Ông bà cha mẹ ngàn năm thịnh
    Con hiếu cháu hiền muôn đời vinh.

    (Bài trí bàn thờ Tổ tiên ngày Tết. Nguồn: www.kienthuc.net.vn)
    2.2. Định phúc táo quân
    Đây chính là bàn thờ ông Táo hay vua bếp. Bếp là thành tố quan trọng nhất, biểu trưng cho sự sống, sự đoàn viên, ấm áp của mỗi gia đình. Trong nhà cái gì cũng có thể thiếu được nhưng không thể thiếu bếp. Hình ảnh kép “gian nhà – chái bếp” từ lâu đã quen thuộc trong không gian văn hoá Nam Bộ. Bếp lửa truyền thống được đắp với ba đầu. Trong lý học số 3 là số sinh, còn trong ứng dụng cụ thể thì chỉ có ba đầu bếp mới tạo được thế cân bằng, giữ vững nồi niêu xoang chảo trong quá trình nấu thức ăn. Tín niệm dân gian cho rằng thần bếp gồm 3 vị (ứng với 3 đầu của bếp) gồm một bà hai ông [1]. Nguyên nhân vì sao là một bà hai ông mà không phải một ông hai bà như truyền thống đa thê phương Đông, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc cho rằng điều này “mang tính chất suy nguyên về quẻ Ly hoả của quan niệm lý dịch gồm một hào dương kèm giữa một hào âm” [tr40, sđd]. Táo quân được xem là vị phúc thần “nhất gia chi chủ” trong hệ thống tín ngưỡng ngũ tự [2] của Nho gia truyền thống. Dân gian tin rằng thần bếp là vị thần gần gũi nhất, thường trực nhất, quan sát “nhất cử nhất động” những việc tốt xấu hàng ngày để cuối năm về trời báo cáo, giúp thiên đình có cơ sở định phúc hoạ cho gia chủ. Vì vậy mà dân gian mới có sự tích hối lộ ông Táo, tôn ngài thành 定 福 灶 君 Định phúc táo quân. Trong quan niệm truyền thống, ông Táo còn được coi là thần độ mạng cho nam gia chủ, nên ngài còn được tôn hiệu là 九 天 東 厨 司 命 灶 府 神 君 Cửu thiên Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Thực tế chức năng “tư mệnh” (coi, quản về tính mạng, thọ yểu) là chức năng gắn thêm, vua bếp đơn giản vẫn chỉ là vị phúc thần trong nhà, được thờ kiêm tốn trên tran nhỏ, đơn sơ ngay phía trên của bếp. Trước đây, việc đặt hướng bếp là một trong những việc quan trọng hàng đầu trước khi dựng nhà của gia chủ, cần phải xem tuổi và cần thiết kế hướng nhà, hướng bếp sao cho “hạp hướng” để gia đình được bình an, làm ăn phát đạt. Ngày nay do đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhà cất theo hướng đường đi nên khó chọn được hướng, nhưng hướng bếp nhất thiết phải làm cho phù hợp. Bếp đặt hướng nào thì tran thờ hướng đó, bàn thờ cần đơn giản, không tranh tượng, cờ phướng, nghi trượng cầu kì. Mỗi năm đúng ngày 23 tháng Chạp thì cúng tiễn ngài về trời với phương tiện cũng đơn giản là “cò bay – ngựa chạy”[3]. Đôi câu đối thờ ngài cũng giản tiện, phù hợp không gian yên bình, ấm áp của ngôi nhà:
    有 德 能 司 火
    無 私 可 達 天
    Hữu đức năng ty hoả;
    Vô tư khả đạt thiên.
    Đây cũng là sự nhìn nhận chính của dân gian về trách nhiệm của ông Táo: ngài là người có đức hạnh nên trông coi về lửa cho nhân gian (khác với thần lửa – bà hoả trong thần thoại dan gian là tàn bạo và huỷ diệt sự sống) và sự vô tư của ngài làm thông đạt [những việc của nhân gian] đến tận trời cao.
    Hay câu đối chúc trên “Táo quân vị” của ngài cũng rất “gần” với ước mong, khát vọng ngàn đời của con người:
    年 年 增 富 貴
    日 日 壽 榮 華
    Niên niên tăng phú quý;
    Nhật nhật thọ vinh hoa.
    Tạm dịch: năm qua năm lại thêm phú quý; Ngày đến ngày đi thọ vinh hoa.
    2.3. Thần độ mạng
    Trong nhà đã có phúc thần là tổ tông phụ mẫu quá vãng, có Định phúc táo quân chăm lo bồi thực cho phúc lộc, bình an. Nhưng ước vọng con người trong nhân gian còn hơn thế nữa, đó chính là “thọ khương” theo cách nói của người Nam Bộ, tức thọ (tuổi thọ) và khang (sức khoẻ, mạnh dõi). Chăm chút “thọ khương” cho gia chủ chính là thần độ mạng. Nam Bộ là xứ sở nhiệt đới, nhiều ôn dịch, ảnh hưởng đến sức khoẻ và thọ mạng con người nên tín ngưỡng thờ thần độ mạng là một dạng tín ngưỡng phổ biến. Từ khi được hoài thai cho đến thôi nôi (còn gọi tôi tôi – sinh nhật lần thứ nhất) đứa trẻ được sự bảo hộ của 12 bà mụ. Lễ cúng đầy tháng, thôi nôi ngoài việc chúc mừng tuổi cho trẻ còn là lễ tạ ơn 12 bà mụ đã độ mạng cho đứa trẻ được mạnh khoẻ, khôn lớn. Sau đó, tuỳ theo đứa trẻ sinh vào ngày giờ nào, ứng với cung gì, cha mẹ còn phải cúng đổi đốt hàng năm và cúng nhương căn ba năm một lần, cúng cho đến khi đứa trẻ được 12 tuổi thì cúng dứt căn. Lễ cũng nhất thiết phải có bộ đồ thế, nhất nhân thế nhị hình [4] để cầu độ cho đứa trẻ bình an, khoẻ mạnh lớn khôn.
    Đó là giai đoạn thiếu niên, khi trưởng thành, đã thành gia lập thất thì thờ thần độ mạng nam – nữ riêng biệt bằng tran ông – tran bà ở hai bên phòng ngủ. Thần độ mạng trong dân gian có nhiều đối tượng, dân gian dựa vào thiên can của nam hay nữ gia chủ mà phân chọn đối tượng thờ.
    Tuy nhiên, phần lớn ở Nam Bộ thờ Quan Thánh Đế Quân (tran ông) và Cửu Thiên Huyền Nữ (tran bà), bất phân gia chủ tuổi thuộc can nào. Phật Bà thờ giữa nhà phù hộ phúc lộc, bình an nếu nhà không có bàn thờ gia tiên [5].
    2.4. Thổ Địa – Thần Tài
    Hệ thống ngũ tự của Nho giáo trên vùng đất Nam Bộ chỉ còn thờ đối tượng đầu tiên là Táo và đối tượng cuối cùng là Trung lựu. Tỉnh, Môn chỉ thấy thờ ở đình người Việt và chùa người Hoa, không còn thấy thờ trong nhà dân. Hộ chuyển sang hình thức trấn trạch, tức chỉ trưng vật biểu trấn các tà mỵ để gia trạch bình yên. Người Nam Bộ treo phía trước cửa một trong các loại hình đồ sau đây để trấn trạch (xếp theo thứ tự phổ biến): Thái cực bát quái, Khương Thái Công tại thử, Tử Vi chiếu trạch, tứ tung ngũ hoành, Huyền Đàn trấn môn, một gương soi hình tròn, một cắp chân gà, cung tiễn… Nhưng hiện nay phần lớn nhà ở đô thị không treo đồ hình trấn trạch, dịp tết họ dán bốn chữ Hán là 五 福 臨 門 Ngũ phúc lâm môn hoặc chữ 招 財 進 寶 Chiêu tài tiến bửu lồng trong một khối vuông.
    Trung lựu chiếu theo ngũ hành chính là hành Thổ thuộc trung ương, giữa nhà. Theo tín ngưỡng dân gian chính là thờ đất đai. Đất đai ở Nam Bộ được chia khu vực cai quản khá rõ: “Thổ Địa quản nhà, Thổ Công quản đất”. Tức Thổ Địa (dân gian quen gọi là Ông Đia) trông coi đất khu vực nhà nên được thờ giữa nhà, Thổ Công hay Thổ Thần trông coi vườn tược xung quanh nhà nên được thờ ngoài miễu. Rộng hơn nữa là thôn ấp thì có miễu thờ Bà Chúa Xứ, lớn nhất là làng xã lại có đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ thần đất liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, thể hiện ước vọng vạn vật sinh sôi. Hình tướng Ông Địa phương phi béo tốt, bụng to, phe phẩy quạt, miệng toe toét cười đã trở nên phổ biến trong dân gian qua truyện kể và diễn xướng. Công năng của Ông Địa giữ cho nhà cửa ổn định, không bị các thế lực siêu nhiên vô hình quấy phá, giúp gia chủ yên ổn làm ăn thịnh phát. Chính vì thế, khi tiếp xúc với tín ngưỡng thờ Thần Tài của người Hoa thì cặp đôi Thổ Địa – Thần Tài không tách rời, cùng thực hiện công năng đem về và bảo vệ tài – lộc cho gia chủ. Ngài nay, trước hoặc trên bàn thờ Thổ Địa – Thần Tài người ta còn phối trưng linh vật cát tường biểu thị cho tín ngưỡng phồn phục (sinh sôi, nảy nở) là tượng con cóc ngậm đồng tiền, con cóc cõng bắp cải xanh. Con cóc là biểu trưng phồn thực của người Việt, cóc ngậm đồng tiền biểu thị tiền được sinh sôi. Cải trong tiếng Hán có âm là /yú/, đồng âm với chữ 餘 Dư, tức cũng biểu thị sự sinh sôi tài lộc.
    3. Kết luận
    Đến đây có thể thấy, hệ thống tín ngưỡng thờ gia thần Nam Bộ thể hiện đầy đủ “ngũ phúc” trong tín niệm người Hoa. Đó là 福 Phúc, 祿 Lộc, 壽 Thọ, 康 Khang, 寧 Ninh [6], là mơ ước trong cuộc sống con người mọi thời đại, mọi không gian (khu vực địa lí). Sự giao thoa, tiếp biến tín ngưỡng trên là phù hợp với tính cách “mở” của chính con người và vùng đất Nam Bộ. Người Phương Đông nói chung, người Nam Bộ nói riêng có xác tín cao với quan niệm “vạn vật hữu linh” (animism) nên cho rằng “hữu cầu tất ứng”. Cuốc sống con người vốn “đa sự” nên dẫn tới “đa cầu” và chúng ta tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy mỗi nhà đã là một cơ sở thờ tự gia thần, Thổ thần; mỗi xóm ấp lại có một ngôi miễu to hơn thờ Chúa Xứ nương nương, Thuỷ Long hay Ông Tà. Nếu dân xung quang sống bằng nghề nông thì phần lớn thờ bà Chúa xứ, Thần nông; nếu dân sống theo chài lưới, ghe tàu men sông nước (dân gian gọi là nghề bà cậu) thì thường thờ Thuỷ long, Thuỷ thần, cá Ông (Nam Hải đại tướng quân). Ông Tà là trường hợp đặc biệt do giao thoa văn hoá với người Khơme. Miễu ông Tà thường không theo khu dân cư mà ở bất kì chỗ nào người địa phương cho là “thiêng”. Đó là thể hiện niềm tin “vạn vật hữu linh”, việc thờ tự vừa là sự kiêng dè, vừa là tạ ơn trời đất thánh thần, xuất phát từ hỗn dung quan niệm “đất có Thổ công, sông có Hà bá” và “ông Địa giữ nhà, ông Tà giữ đất”.
    Người Nam Bộ với đặc trưng canh tác lúa nước, sống cộng cự chan hoà với các dân tộc khác cũng có tín ngưỡng phong phú nên tín ngưỡng đa thần ở Nam Bộ là điều dễ hiễu. Đó không chỉ là sự ảnh hưởng, sự giao thoa văn hoá đơn thuần mà nó còn phản ánh đúng bản chất con người Nam Bộ chân chất hiền hoà. Họ luôn nhớ ơn người chủ đất đã cưu mang họ, chở che và cho họ cuộc sống ấm no, thịnh vượng (tục thờ và sùng bái bà Chúa xứ; những người mở cõi, các anh hùng, liệt sĩ trận vong… ). Họ cũng tin và thờ bất kì vị thần nào mà họ cho là đã giúp đỡ, bảo vệ họ (các tổ nghề, thần độ mạng, kể cả cô hồn, siêu mồ lạc mả cũng được thờ tự, cúng tế). Đây chính là nét đặc trưng, phù hợp tính cách dung hoà trong văn hoá của con người Nam Bộ.
    Chú thích:

    [1] Ca dao Nam Bộ có câu: “Tưởng đâu bà bếp thật thà / Ai dè bà bếp một bà hai ông”.

    [2] Ngũ tự là lối thờ tự của Nho gia gồm 5 đối tượng trong nhà là Táo (bếp), Tỉnh (giếng), Môn (cửa cổng), Hộ (cửa nhà) và Trung lựu (giữa nhà).

    [3] Bắc bộ, Trung bộ thì kính hiến, phóng sinh cá chép. Theo quan niện Đạo giáo thì khi cá chép vượt được Vũ Môn sẽ hoá thành rồng. Chỉ cá chép mới đưa được ông Táo về trời.

    [4] Đồ thế là giấy in mộc bản in hình người thế mạng, do quan niệm căn nợ từ tiền kiếp của đứa trẻ. Bé gái thì thế bằng hai hình nam, bé trai thì thế bằng hai hình nữ.

    [5] Những nam chủ nhân con thứ thường không thờ ông bà và cha mẹ.

    [6] Có thuyết nói Ngũ phúc gồm: 富 Phú (giàu), 貴 Quý (sang), 壽 Thọ (tuổi thọ), 康 Khang (sức khoẻ), 寧 Ninh (yên ổn).
    Tài liệu tham khảo:
    1. Khai Đăng. 2009. Tản mạn về tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. Hà Nội. 320 trang.
    2. Nguyễn Duy Hinh. 1996. Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 230 trang.
    3. Nguyễn Hữu Hiếu. 2010. Diễn trình văn hoá Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản Thời đại. Hà Nội. 365 trang.
    4. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc. 2013. Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần. Nhà xuất bản Văn hoá văn nghệ. Hà Nội. 256 trang.
    5. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên). 1996. Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 940 trang.
    Nguồn: Tạp chí Đại học Cần Thơ, số 32c - 2014



    http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/v...-o-nam-bo.html

  10. #870
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Phước Đức Cổ Miếu
    Chỉ đường
    Địa chỉ: Ấp Đại Nôn Liêu Tú Huyện Long Phú, Tân Hưng, Long Phú, Sóc Trăng
    Điện thoại: 0299 3850 559
    Tỉnh: Sóc Trăng

    https://www.google.com.vn/search?q=P...3!2i829!4f13.1

  11. #871
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Phước Đức miếu NGAN RÔ SÓC TRĂNG

  12. #872
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Miếu Ông Bổn

    Địa chỉ: 481 Trường Chinh, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh


    https://www.google.com.vn/search?q=m...hrome&ie=UTF-8

  13. #873
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Miếu Thổ thần...
    Rong ruổi theo những con kênh, bờ đập ở Xuân Hoà, chúng được nghe câu chuyện vui về những cái miếu thổ thần ở Xuân Hoà. Ngay đầu bờ đập Năm Riềng, dọc theo con rạch Tây Phương là những miếu thờ thổ thần được đặt ở ngay mỗi đầu ranh đất. Thuở trước đất rộng, người khẩn hoang chỉ cần bỏ công sức khai phá... tới chừng cảm thấy mảnh đất của mình đã vừa đủ sức làm thì đánh dấu ranh đất của mình bằng cách cất một miếu thổ thần ngay đầu ranh đất. Mọi người tin rằng, vị Thổ thần không chỉ làm chứng cho công sức khai khẩn mà còn giúp cho người chủ đất sản xuất trúng mùa, cây trái xanh tươi. Giai thoại về vị thổ thần ở vùng đất này cũng là một giai thoại vui, giản dị và chân tình như tấm lòng của người miệt vườn vậy. Bên ly “trà quạu”, lão nông cố cựu Năm Riềng (Trần Văn Riềng), năm nay đã 72 tuổi ở ấp Hoà Phú vui vẻ giải thích cùng chúng tôi về chuyện tại sao thổ thần chỉ ở đầu doi, đầu bãi chớ không được vô nhà:
    Theo ông bà mình kể lại thì mọi chuyện đều bắt đầu từ ông học trò khó. Lúc còn nghèo chuẩn bị lên kinh ứng thí tay ôm tay xách giỏ qua cầu, vừa đi vừa cạp miếng dưa mà người ta cho. Bước xuống cầu thì lật đật làm sao đó để rớt miếng dưa. Thổ thần khi ấy đang gác cầu liền mắng “Thằng hư! Đã nghèo rớt mồng tơi mà có miếng ăn còn hổng biết giữ”. Chuyến ấy, học trò khó thi đậu điểm cao được triều đình bổ về làm quan. Làng liền mở tiệc “Vinh quy bái tổ” cho quan trạng. Trong lúc ăn tiệc quan trạng gắp và làm rớt miếng thịt heo... nhưng miếng thịt chỉ rớt tới ngang lưng thì không rớt xuống nữa? Hoá ra là Thổ thần đứng kế bên “Quan trạng làm rớt thì có em đỡ”. Quan trạng bèn mắng Thổ thần “Cái thằng này đúng là “chúa nịnh”! Lúc quan còn là “học trò khó” thì hở một chút là nó mắng, chửi... tới chừng làm quan thì đi đâu nó cũng kè kè để “bợ đỡ”. Cái thứ này từ giờ trở đi chỉ cho nó ở đầu doi, đầu bãi chớ dứt khoát hổng cho vô nhà...”.

    https://dulichsoctrang.org/vi/bai-vi...huoc-co-tu.kvn

  14. #874
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    ật Tạng Bộ 2 – No. 999 (Tr. 518 Tr.519)
    PHẬT NÓI KINH THỦ HỘ ĐẠI THIÊN QUỐC THỔ
    _QUYỂN THƯỢNG_

  15. #875
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    大伯公土地尊神,又有各种称谓包括.. . - 魅力狐仙殿สุนัขจิ้งจอ พระเจ้า ...
    https://www.facebook.com/dharmasatha...30202587088209
    大伯公土地尊神,又有各种称谓包括 公、大伯公、福德正神、福德老爷、 地公公、土地伯公、福德公、土地公 , 地主爷, 土地爷、福德、土公、土地、土伯、 正、社神、社 ...

    ===========

    Facebook
    Email hoặc điện thoại Mật khẩu


    Đăng nhập
    Quên tài khoản?
    Đăng ký
    Tiếng Việt · English (UK) · 中文(台灣) · Español · Português (Brasil)
    Quyền riêng tư · Điều khoản · Quảng cáo · Lựa chọn quảng cáo · Cookie ·
    Xem thêm
    Facebook © 2018


    魅力狐仙殿 สุนัขจิ้งจอก พระเจ้า Charm 9 Fox Temple 菩提佛教文化中心 “ 九尾狐仙堂” đã thêm 3 ảnh mới.
    10 Tháng 8 2016 ·
    大伯公
    土地尊神,又有各种称谓包括 伯公、大伯公、福德正神、福德老爷 土地公公、土地伯公、福德公、土地 , 地主爷, 土地爷、福德、土公、土地、土伯、 正、社神、社公、社官等。琉球称为 帝君(トゥティークー)。
    土地尊神乃中国民间信仰普遍的神之 ,主要流行于汉族地区,部分受汉文 影响的民族也有信仰。土地尊神属于 民间信仰中的地方保护神,是具有福 的善鬼神;在中国大陆,中华民国时 及之前,凡有汉人群居住的地方就有 供奉土地神的情景。在中国传统文化 ,祭祀土地尊神即祭祀大地,现代多 于祈福、求财、保平安、保农业收成 之意。土地尊神也是道教诸神中地位 低,也是与人民较亲近的神祇。
    台湾民间信仰之中,玄坛真君与福德 神(土地公),是公司、商社的财神 守护神祇,习俗渗透至今,定正月初 五开工日(即玄坛真君巡游人间之日 ,十二月十六尾牙日(即土地尊神年 的牙祭日,商家或机关在此日宴请员 工)。
    一般来说土地尊神是基层的神明,专 学者认为土地公为地方行政神,保护 里安宁平静。也有学者认为其属于城 隍之下,掌管乡里死者的户籍,是地 的行政神。若县长为土地公加冠晋爵 代表加冕授阶,戴上官帽后的福德正 神,晋升到相当于(县)城隍爷的位阶。
    故汉族许多地区的习俗,每个人出生 有“庙王土地”——即所属的土地庙 类似于每个人的籍贯;人去世之后, 道士做超度仪式(即做道场)时,都 去其所属土地庙作祭祀活动。或者是 死之人的家属,到土地尊神庙,禀告 死者姓名生辰等资料,以求土地尊神 死者引路。
    闽南人则认为,土地尊神可以保佑农 收成,也可以保佑生意人经商顺利, 客旅途平安,甚至还保护坟墓,不受 邪魔的侵扰。土地尊神是功能性极强 神明。一般说法,土地尊神为地方之 护神祇,为乡里之神,也有财神的性 质。台湾民间信仰之中,玄坛真君与 德正神(土地公),是公司、商社的 神与守护神祇,习俗渗透至今,定正 月初五开工日(即玄坛真君巡游人间 日),十二月十六尾牙日(即土地尊 年终牙祭日)。
    而土地尊神的造像有冢(冢土型伯公 于六堆),石,树,祠,偶等类型。 般都是以长者形象出现,但服饰则有 所不同,市区、闹区的土地神像多为 人样貌,甚至手持玉如意、金元宝、 锭。田野地区的土地神像一般多持拐 杖。山区的土地尊神像,则有骑马、 虎甚至骑龙、麒麟的。有些地区会将 地尊神像以文官样貌呈现,以崇高其 神格。
    土地尊神也兼具财神的神格,持有物 主要是,左手拿金元宝或银锭、右手 拐杖或如意为主。官帽则是丞相帽或 员外帽为主,有少数地区则是状元帽 例如彰化县花坛乡白沙坑文徳宫是台 唯一戴状元帽的土地公,由清朝道光 皇帝所敕封。花坛乡白沙坑(文德村 曾维桢氏,天生贤能,十六岁进举, 赴京城参加会试,且荣获雁塔题名, 又在殿试时成绩优异,名列翰林高册 并蒙皇帝召见,皇上在接见新科翰林 ,见其后有一白发苍颜的老翁,但忽 而不见,便询问:“曾卿后面所立老 何人”,曾翰林奏曰:“臣并无带人 殿,只有结带辖境之福德正神香火, 藉护考途平安”,皇上称其灵验,故 封与翰林同格,并颁给御制乌纱帽乙 ,由翰林代领,是为文徳宫福德正神 之由来。)
    台湾传说“土地尊神辖山中虎”,而 地尊神坐骑也常被认为是虎,也有传 虎神能守护庙境。故许多庙宇会在土 地神的供桌下供奉一座虎的雕像,谓 “虎爷”、“虎将军”。
    于土地公生日(土地诞:农历二月初 )或得道日(中秋:农历八月十五日 或八月十六作牙)可在前一晚上行还 愿祭典,当日则准备牲礼水果祭品到 地庙坛祭拜。
    《诸罗县志‧卷之八》:“二月二日 街衢社里敛钱演戏,赛当境土神;盖 古‘春祈’之意。” 《诸罗县志‧卷之八》:“中秋祀当 土神,与二月二日同,仿‘秋报’也 四境歌吹相闻,谓之‘社戏’。会饮 赏月,制大饼以象之;士子硃书‘元 字,用骰子掷四红夺饼,预取‘秋闱 魁’之兆。”[4],故所谓春祈秋报即与上述两日相同 现今之祭仪应为旧有社祭习俗之变。
    作牙:“作牙”,习俗上旧历每月的 二、十六,商家都祭拜“本地财神” 通常当地财神即为土地公),称之“ 作牙”,又称“牙祭”、“作祃”。 些地方是朔望(初一、十五)祭拜土 公。
    扫墓:民间认为土地尊神乃墓园之守 ,故扫墓前需先祭拜土地尊神,答谢 看守坟墓之辛劳。
    Land deity, there are a variety of titles including Uncle, Great Uncle, Fudezhengshen, Crawford classic, gnomes, land Uncle, Hartford Public, Earth, landlords Lord, God of the land, Crawford, public land, land , primary soil, earth positive, the god, the public agency, social and other officials. Ryukyu called soil Ti (Suites Xiang ー ku te have).
    Land deity is one of the Chinese Folk Beliefs popular deities, mainly popular in the Han areas, in part by the ethnic Chinese cultural influence have faith. Land belonging to folk belief in deity protector of the place is good spirits having Forde; in mainland China before and during the Republic of China, where Han people live where there is land dedicated to God scenarios. In traditional Chinese culture, ritual sacrifice land deity that is earth, belongs to pray more modern, wealth, security and peace, security harvests intended. Land Taoist gods deity is low status, but also relatively close to the people and gods.
    Taiwan folk beliefs among Xuantan Sample of Fudezhengshen (Earth God), is a company, the patron saint of Fortuna and only trading, customs penetration so far, will be the first month start date (ie the date Xuantan Zhenjun Cruise Room ), December 16 year-end banquet day (ie land deity end teeth memorial day, businesses or agencies in this day banquet staff).
    Generally land deity grassroots gods, experts believe that the Earth God is God of district administration, the protection of the rural into the peaceful calm. Some scholars believe that it belongs under the City God, in charge of household registration village of the dead, the government is God's administration. If the county for the Earth God crowned Jin Jue, on behalf of the coronation grant the order, Fudezhengshen wearing official hat after promoted to the equivalent of (county) Cheng Huang's rank.
    It is customary in many parts of the Han nationality, each person is born has a "king of the temple land" - belongs to the Earth Temple that is similar to everyone's native place; after his death, salvation priests do rituals (ie do temple), it will go to its It belongs to the Earth Temple for the festival. Or is the new dead person's family, respect for the land to the temple, the name of the dead to announce his birth and other information, in order to lead the way for the dead land deity.
    Taiwanese argue that land deity can bless harvests to be blessed businessman doing business successfully, passengers safe journey, even to protect the tomb, from the demon infestation. Land deity is highly functional gods. Common parlance, is the patron saint of the local deity of the land only, the village of God, but also the nature of the God of Wealth. Taiwan folk beliefs among Xuantan Sample of Fudezhengshen (Earth God), is a company, the patron saint of Fortuna and only trading, customs penetration so far, will be the first month start date (ie the date Xuantan Zhenjun Cruise Room ), December 16 year-end banquet day (ie land deity end tooth memorial day).
    The land has a deity statues mound (Mound soil type found in Uncle Liutui), stone, tree, temple, even other types. Usually occurs in elderly image, but the clothing is different, urban, downtown land statues mostly wealthy appearance, even holding Ruyi, gold ingots, silver ingots. Land area and more generally the field statues holding crutches. Land statues mountains, there is horseback riding, riding a tiger or dragon, unicorn. Some areas will land with civilian appearance statues presented to its lofty heaven.
    Fortuna also both land deity godhead, holding goods mainly, silver bullion or gold ingots left hand, right hand holding a cane or wishful based. The prime minister is the official hat or cap members outside the cap-based, there are a few areas scholar's cap (for example huatan Changhua County white text DS bunker palace is Taiwan's only wearing a scholar's cap of Earth God, by the Qing dynasty emperor bestowed. Huatan white sand (Bonaventure village) Zeng Zhen's, born elite, move into the age of sixteen, and went to Beijing to participate will try, and won the Wild Goose Pagoda title, and earned excellent grades in successful candidates, ranked Hanlin high volumes, and summoned the Mongolian emperor, the emperor in met with Shinco Hanlin, after reflected a white hair Cang Yan man, but suddenly gone, he asked: "man who by the legislature worked Qing behind", has Hanlin played, saying: "I do not take people Shangdian only knot with jurisdiction Fudezhengshen territory of incense, nursing exam passers-by peace, "the emperor said it efficacious, it is bestowed with the same grid Hanlin, and was awarded his post imperial top B by Hanlin behalf of the collar, it is the origin of the text of the virtues Palace Fudezhengshen .)
    Taiwan Legend "Land revere jurisdiction mountains tiger," while the land deity mounts are often considered to be a tiger, there are legends tiger temple of God could protect habitat. So many temples will be dedicated to a statue of a tiger in the land of God's altar, called "Tiger", "Tigers general."
    Birthday on Earth God (birth land: two days of lunar month) or enlightenment Day (Mid-Autumn Festival: Lunar August 15 or August 16 for tooth) upstream votive festival in the night before, the day of the ritual offerings of fruit ready offerings to the Earth Temple altar worship.
    "Chulo County ‧ Volume Eight": "February, the agency Jiequ grabbing money acting, when the race throughout the earth god; cover antique 'Spring pray' meaning." "Chulo County ‧ Volume Eight": " Mid worship God when the soil environment, with the same February, imitation 'autumn packets' is also the coasts Gechui can hear, that the 'social drama' Symposium to celebrate, to make pie like it;.. Scholars Zhu book 'yuan' word with dice throwing four red wins cake, prefetch 'autumn Quarters won the first prize' omen. "[4], so-called spring pray autumn newspaper that is above two days, the same as today's rituals should be old club variable offering of custom.
    For teeth: "as a tooth," the first two days of the lunar month on custom, sixteen, businesses are worship "Local Wealth" (typically local Earth God is God of Wealth), called "for the teeth," also known as "dental Festival "," as Ma. " Some places are lunar (first, fifteen) worship the Earth God.
    Grave: folk deity that the land is the guardian of the cemetery, the grave before it must first land deity worship, acknowledge the hard work which guards the grave.

    https://www.facebook.com/dharmasatha...30202587088209

  16. #876
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Thổ Địa

    Dương Văn Ni
    Chủ Nhật, 22/2/2015, 08:13

    Miếu thờ Thổ Địa ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ
    (TBKTSG Xuân) - Thổ Địa còn được gọi là Thổ Công hay Thổ Thần, là vị thần linh thiêng cai quản một vùng đất nào đó. Dân gian thì tin Thổ Địa rất rành rẽ mọi thứ, không những chuyện giao thông, đường đi, kênh rạch, núi non mà còn biết tất tần tật lịch sử phát triển của cộng đồng ở địa phương đó, từ người đến định cư đầu tiên để khai phá đất hoang, cho đến chuyện ai giàu ai nghèo, ai hiền ai dữ! Nói theo các nhà nghiên cứu thì đó là người am hiểu sâu sắc môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử của một nơi nào đó.

    Quả thật người xưa có lý do để tôn vinh những “người” như vậy tương đương với các vị thần! Bởi vì kể cả trong thời đại hiện nay với ngồn ngộn kho tàng kiến thức đã được số hóa; với phương tiện thông tin hiện đại và kết nối ở mức độ toàn cầu, thì chỉ cần một động tác nhấp ngón tay là có thể tìm ra bản đồ, đường đi, hay địa danh một cách dễ dàng. Ấy vậy, mà khi đến một địa phương nào đó có tìm kiếm đỏ mắt chưa chắc gặp được ai hườm hườm mức Thổ Địa chứ chưa nói đến chuyện gặp được Thổ Địa chính cống!

    Dân gian thì tin rằng “sống phải có nhà, chết phải có mồ”, nên khi phát hoang dọn cỏ lấy đất canh tác thì người ta xem coi cây nào xum xuê tàn lá xanh tốt thì chừa lại để làm nơi cho Thổ Địa ở. Từ đó, nếu trong nhà có bất cứ thứ gì thì Thổ Địa luôn luôn được chia phần. Mùa cây trái chín hay đám tiệc thì bao giờ Thổ Địa cũng có một mâm riêng.

    Thường thì bên dưới các gốc cây to như vậy, mối đụn lên thành một gò đất cao, quanh năm suốt tháng nước lụt không bao giờ ngập nên người ta chỉ việc dọn cho bằng phẳng một chút là có thể bày đồ ra cúng Thổ Địa. Và đặc biệt là không ai đốt nhang! Đèn cầy hay vàng mã thì lại tuyệt đối không được sử dụng. Cũng phải thôi, bởi vì Thổ Địa thì phải sống để còn gìn giữ đất đai, chỉ dẫn cho con người khi không biết cái này cái khác, chứ nếu “cúng thật” tức là đã chết rồi thì lấy ai làm Thổ Địa?

    Về “ngôi nhà” của Thổ Địa, là cái cây mà người ta giữ lại trên mảnh ruộng sau khi phát hoang, lẽ thường thì chúng phát triển xanh tốt, cành lá xum xuê, hoa trái bốn mùa. Do chỉ còn lại một mình nên được hưởng ánh sáng, nước và dinh dưỡng đầy đủ hơn. Ấy vậy mà có khi chỉ sau vài năm canh tác, cái cây đó lại trở nên còi cọc, người ta nói chủ đất đã bị Thổ Địa “quở” phải xem lại cách quản lý mảnh ruộng đã hợp lý hay chưa?

    Quả thật người xưa đã rất minh triết khi xem sức sống của cái cây chừa lại làm nhà cho Thổ Địa là thước đo cho việc thành công của ông chủ đất. Trước tiên, là do người ta chọn cái cây đang sống to khỏe nhất để chừa lại, nên không thể “đổ thừa” là nó sống èo uột vì không thích hợp với môi trường ở nơi đó; còn nói vì nó nhận quá nhiều ánh sáng mà trở nên không tốt tươi thì chứng tỏ ông chủ đất không am hiểu nhiều về cây trồng. Bởi vì có cây thì thích trảng nắng, cây khác lại thích bóng râm, vì không hiểu cây trồng nên mới chọn cây chịu bóng râm mà chừa lại! Hay là vì quản lý nước mảnh ruộng đó không đúng nên làm cho nó bị thiếu nước, hoặc úng ngập nên bị thúi rễ? Nói tóm lại, sức khỏe của cái cây là chỉ báo cho sự xáo trộn môi trường và còn là thước đo trình độ sản xuất của người chủ đất!

    Cũng vì Thổ Địa luôn là “người” tốt, luôn cung cấp thông tin khi mọi người cần, không bao giờ nói xấu hay mách lẻo bất kỳ ai với người khác, nên người ta mường tượng ra Thổ Địa có vóc dáng tròn trịa, bụng to, ăn mặc tuềnh toàng, lúc nào miệng cũng cười toe toét và nhất là trên tay luôn có quả chín để ăn. Nói tóm lại, Thổ Địa là hiện thân của người có tính tình dễ dãi, tánh nết hiền lành.

    Ngày trước người ta chỉ cúng bằng chính các sản phẩm có được từ mảnh đất mà Thổ Địa gìn giữ. Nhưng rồi xã hội phát triển, hàng hóa giao lưu, đồ ăn thức uống trong gia đình càng trở nên đa dạng và phong phú. Vì vậy, để biết ơn Thổ Địa người ta cúng tất cả những gì là thức ăn của gia đình.

    Tất cả đồ cúng Thổ Địa đều biến mất nhanh chóng sau một đêm! Dĩ nhiên ai cũng biết là không phải do Thổ Địa ăn, khách vãng lai qua đường thì chắc không phải, bởi vì người ta cũng biết kính trọng Thổ Địa. Hơn nữa đồ cúng Thổ Địa thường được để trên lá sen, lá chuối hay để ngay trên nền đất nên người ta cũng ngại ăn. Nhưng quan trọng hơn có lẽ là những câu chuyện đồn thổi xung quanh “căn nhà” của Thổ Địa mới là điều đáng quan tâm. Như ban ngày thì lũ diều hâu, quạ đen vây quanh, còn đêm đêm đám chim cú mèo rình mò với ánh mắt xanh lè lấp ló, hay là đã có vài người chết do bị rắn độc cắn khi lảng vảng đến gò Thổ Địa!

    Giá mà ngày xưa người ta biết lắp camera với ống kính hồng ngoại thì chắc Thổ Địa đã được minh oan từ lâu rồi. Bởi một người hiền lành, tốt bụng như vậy thì lẽ nào sống trong ngôi nhà rùng rợn như thế! Vậy thì đồ cúng Thổ Địa “biến” mất là do ai ăn?

    Ngày nay, qua rất nhiều nghiên cứu về sinh học, môi trường và kinh nghiệm dân gian người ta mới biết “thủ phạm” là nhóm côn trùng, chim, chuột sống xung quanh miếng ruộng!

    Khi người dân muốn trồng lúa thì họ cúng bằng cách rải lúa xung quanh gò Thổ Địa trước khi mùa vụ bắt đầu. Hành động này đã dẫn dụ các loài ăn lúa tập trung lại mà khoa học ngày nay gọi là “bẫy sinh học”. Khi các loài này tập trung lại quanh gò Thổ Địa cũng là cơ hội cho các loài thiên địch gom lại săn mồi.

    Ví như việc rải lúa sẽ dẫn dụ các loài ăn lúa, như ban ngày có chim sẻ, ban đêm có chuột đồng. Để rồi các loài ăn thịt khác như diều hâu, cú mèo, rắn hổ sẽ đến ăn chim sẻ, chuột đồng. Chúng góp phần làm giảm mật độ chim sẻ hay chuột đồng trước khi sạ lúa. Và cũng vì là chỗ có nhiều mồi nên lũ diều hâu, cú mèo còn tiếp tục lảng vảng ở nơi đó kể cả sau khi đã sạ lúa, vì vậy mà mùa lúa năm đó ít bị chim sẻ hay chuột đồng phá hoại. Việc người dân cúng sản phẩm thu hoạch cũng có ý nghĩa tương tự là làm giảm nguồn dịch hại cho cây trồng vào mùa sau. Dĩ nhiên người ta đã tin nhờ sự “canh giữ” của Thổ Địa mà mùa màng ít bị chim chuột phá hoại!

    Thế nên việc “cúng” Thổ Địa không cần mâm chén, nhang đèn, bởi vì những thứ này có thể làm cho chim chuột và cả diều hâu, cú mèo không dám đến ăn!

    Hóa ra việc chừa lại một cái cây để làm “nhà” và sự “cúng kiếng” Thổ Địa hàng năm, là những kinh nghiệm đã được người xưa đúc kết qua nhiều thế hệ. Việc xây dựng nhân vật Thổ Địa là sự hợp nhất một cách hoàn hảo giữa thiên nhiên và con người. Trong đó, thiên nhiên là hình hài còn con người là cái bóng. Bài học ẩn dụ ở đây là nếu thiên nhiên - hình hài biến mất thì cái bóng - con người ắt cũng mất theo!

    Sự tinh tế của người xưa về việc tôn vinh giá trị của thiên nhiên còn được lưu lại trong từ ngữ mà chúng ta sử dụng cho đến ngày nay. Như cái gì đem lại ích lợi thiết thực cho con người thì được gọi là “cây”. To lớn thì có cây cầu giúp mọi người qua được sông sâu nước chảy; nhỏ nhất thì có cây kim giúp chuyện may vá; rồi cây đèn, cây đuốc đem lại ánh sáng trong đêm tăm tối; cây chổi giúp làm sạch sẽ nhà cửa đường sá và kể cả cây gậy làm bầu bạn lúc tuổi già.

    Vì vậy, còn lâu lắm chúng ta mới hiểu hết ẩn ý sâu xa trong câu nói “cây xanh, bóng mát”. “Cây xanh” ở đây đâu phải chỉ có nghĩa là cây cối, mà nó còn là hiện thân của thiên nhiên rộng lớn với vô vàn ích lợi và nhờ nó mà con người mới có được “bóng mát”.

    Nếu sức sống của cái cây chừa lại trong từng thửa ruộng để làm nhà cho Thổ Địa là thước đo hiện trạng môi trường và trình độ sản xuất của người chủ đất, thì rừng trong một quốc gia là thước đo về hiện trạng thiên nhiên và trình độ quản lý xã hội, văn hóa và môi trường của một dân tộc.

    Do đó, nếu “cây xanh” vẫn còn bị đối xử tàn tệ, thì biết đến bao giờ con người chúng ta mới có được “bóng mát”?



    http://www.thesaigontimes.vn/126375/Tho-Dia.html

  17. #877
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Tục thờ Ông Địa - Thần Tài: nguồn gốc, cách thờ, cúng kiếng?
    Không phải chỉ ở Việt Nam mới có tục thờ Ông Địa - Thần Tài, mà hấu như các nước trong khu vực Đông Nam Á (vì tôi chỉ biết Đông Nam Á) đều có tục thờ này.
    2 đang theo dõi 4 câu trả lời Báo cáo vi phạm

    Câu trả lời
    Xếp hạng
    SaGa
    Câu trả lời hay nhất: Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người.
    Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.
    Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hót rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.
    Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (thổ địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
    Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái tủi vải thật to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công. SaGa!
    SaGa · 1 thập kỷ trước
    1 Tán thành 0 Không tán thành Báo cáo vi phạm Bình luận
    Xếp hạng của người hỏi 4 trên 5

    ?
    Su Tich Ong Dia
    Nguồn:
    https://shorte.im/a03ZP
    ? · 2 năm trước
    0 Tán thành 0 Không tán thành Báo cáo vi phạm Bình luận
    congtuoc c
    Tục thờ Ông Địa - Thần tài, tôi nghĩ nguồn gốc từ Trung quốc chuyển dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, đây là tín ngưỡng của người xưa, với quan niệm thờ cúng Ông Địa-Thần tài để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc.
    congtuoc c · 1 thập kỷ trước
    0 Tán thành 0 Không tán thành Báo cáo vi phạm Bình luận
    rungcayphong
    A.1. Mỗi năm, vào những ngày cuối tháng Chạp, đó đây từ thôn quê đến thị thành bắt đầu nghe tiếng trống múa lân rộn rã, báo hiệu Tết sắp đến. Trống càng thúc dục, mọi người càng hân hoan đón xem những màn múa lân độc đáo ngày Xuân. Đặc biệt, cuộc múa lân nào cũng có một nhân vật đồng diễn với lân là ông Địa. Chính vai ông Địa khôi hài, tinh nghịch, làm cho lân múa càng linh họat, hào hứng.

    A.2. Tại sao múa Lân phải có ông Địa?
    --------------------------------------...
    Lân là một con vật thần thoại, sản phẩm của trí tưởng tượng của con người, cũng gọi là Kỳ Lân, nhưng theo định nghĩa của từ điển thì Kỳ là để chỉ con Lân đực và Lân là con Lân cái (Đại Nam quốc âm tự vị).

    Ngày xưa, Lân sống ở biển. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền có một lần và bắt người, thú vật để ăn thịt. Đã bao phen người ta tìm cách diệt trừ nó, nhưng đều thất bại. Một ngày kia, Thổ địa xuất hiện, miệng cười hiền hòa, tay cầm linh chỉ thảo và thần đã dạy con lân biết ăn cỏ. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông Địa và từ đó nó trở thành linh vật. Đó chính là tích là hễ có Lân là phải có ông Địa.

    Về sau người ta cho rằng sự xuất hiện của Lân là mang nhiều may mắn, chúc làm ăn phát tài, phát lộc... Vì tính tình vui vẻ tốt bụng, nên ông Địa thường đóng vai trò dụ con Lân ra giúp đời. Theo sự tin tưởng cổ truyền, con Lân xuất hiện đâu thì thái bình, thịnh vượng đi đến đó. Ông Địa phải dụ dỗ con Lân vào lãnh địa của mình để cư dân làm ăn khấm khá. Sau này, cứ mỗi khi năm hết, Tết đến, ông Địa lại cùng lân về làng mang lại điều may mắn, chúc cho mọi gia đình được hạnh phúc vui vẻ, an khang thịnh vượng.

    Hình tướng của ông Địa múa lân không giống với hình tướng của thần Thổ địa ở tranh tượng thờ.

    Tín ngưỡng dân gian cho rằng thờ ông Địa để Địa phù hộ buôn may bán đắc, thật ra theo các tôn giáo Á Đông ông Địa là những vị thần cai quản các địa phương hoặc là thần bảo vệ của mỗi gia đình. Ngoài ra, ông Địa còn có những đẳng cấp cao hơn, hộ trì những người lương thiện, những bậc tu hành được bình an trên đường giáo dân độ thế, nghĩa là những vị thần có sứ mạng về mặt tâm linh.
    http://cuasonhanvan.multiply.com/journal...

    Thổ Công, hay Thổ Địa, Thổ thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì phải cúng vị thần này.

    Ở Nam bộ, Thổ Công còn được gọi Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

    B.1 Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.

    Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích: Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.

    B.2) Bàn thờ Thần Tài
    -----------------------------
    Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

    Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

    Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
    Tiền hậu địa Chúa Tài thần.

    Hai bên bài vị có câu đối:
    Thổ năng sinh bạch ngọc,
    Địa khả xuất hoàng kim.

    Có nghĩa là:
    (Đất hay sinh ngọc trắng
    Đất cũng cho vàng ròng).

    Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi. Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

    Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

    B.3) Cúng Thần Tài
    ----------------------------
    Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,…. Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.

    Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.
    http://www.camnanggiadinh.com.vn/article...
    ---rcp

    https://vn.answers.yahoo.com/questio...6125515AAUYAtk

  18. #878
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    Đương kiển thổ địa phước đức Tôn thần

    https://www.wattpad.com/76615224-c%C...BA%ADp/page/14

  19. #879
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định

    人心难解神仙事?西游本是修炼路!( ) - 文学世界- 看中国网
    https://www.secretchina.com/news/gb/...03/858451.html
    Translate this page
    1 day ago - 如来即辞了玉帝众神,与二尊者出天 之外,又发一个慈悲心,念动真言咒 ,将五行山召一尊土地神祗,会同五 方揭谛,居住此山监押。但他饥时, ..


    ============

    人心难解神仙事?西游本是修炼路!( )
    2018-06-03 19:00 作者: 慧元
    手机版 正体 2个留言 打印 特大 大 中 小
    标 签 :
    西游记
    孙悟空
    如来
    五行山
    修炼
    阿傩

    《西游记》是一部讲述修炼历程的神 故事。(图片来源:Adobe Stock)

    《西游记》是一部神话故事,与修炼 很有关系。有朋友曾问了一个很有意 的问题,那就是孙悟空在压到五行山 下的时候,为什么不变一个飞虫飞出 问题,毕竟悟空有七十二般变化。
    一、如来拘悟空
    《西游记》记载:如来又称谢了,叫 傩、迦叶,将各所献之物,一一收起 方向玉帝前谢宴。众各酩酊,只见个 巡视灵官来报导:“那大圣伸出头来 。”佛祖道:“不妨,不妨”。袖中 取出一张帖子,上有六个金字:“唵 、嘛、呢、叭、口迷、吽。”递与阿 ,叫贴在那山顶上。这尊者即领帖子 拿出天门,到那五行山顶上,紧紧的 贴在一块四方石上。那座山即生根合 。可运用呼吸之气,手儿爬出,可以 挣摇挣。阿傩回报导:“已将帖子贴 了。”如来即辞了玉帝众神,与二尊 出天门之外,又发一个慈悲心,念动 言咒语,将五行山召一尊土地神祗, 会同五方揭谛,居住此山监押。但他 时,与他铁丸子吃;渴时,与他溶化 铜汁饮。待他灾愆满日,自有人救他 。(第七回 八卦炉中逃大圣 五行山下定心猿)
    其实要解释也是非常容易的,站在神 的基点上,神的基点上看,会发现这 问题迎刃而解了。生命都是有魂魄的 ,如来拘住的其实不是悟空的身体那 简单。如来把悟空的魂魄拘住了,那 一切变化离开了魂魄也就是无可奈何 了。
    二、如来拘六耳猕猴
    如来将金钵盂撇起去,正盖着那蜂儿 落下来。大众不知,以为走了,如来 云:“大众休言,妖精未走,见在我 这钵盂之下。”大众一发上前,把钵 揭起,果然见了本象,是一个六耳猕 。孙大圣忍不住,轮起铁棒,劈头一 下打死,至今绝此一种。如来不忍, 声:“善哉,善哉!”大圣道:“如 不该慈悯他,他打伤我师父,抢夺我 包袱,依律问他个得财伤人,白昼抢 ,也该个斩罪哩!”如来道:“你自 去保护唐僧来此求经罢。”(第五十 八回 二心搅乱大乾坤 一体难修真寂灭)
    这里就很明白了,其实如来真正拘住 是魂魄,无论你变成什么,魂魄的样 ,也就是本相是不变的。拘住了它, 变化也就是不起作用了。
    三、不在五行的悟空
    其实还有一个问题,就是悟空在被压 五行山下时,已经跳出五行不在轮回 了,菩提祖师已经使其出了三界了。
    只见个巡视灵官来报导:“那大圣伸 头来了。”佛祖道:“不妨,不妨” 袖中只取出一张帖子,上有六个金字 :“唵、嘛、呢、叭、口迷、吽。” 与阿傩,叫贴在那山顶上。(第七回 八卦炉中逃大圣 五行山下定心猿)五行山根本就压不 悟空,真正压住他的是如来的那个六 真言。
    中国的神话故事就是这样,用人类一 的理解会发现漏洞百出,可是若试图 神界的角度去理解,会发现一切都是 很顺理成章的。

    https://www.secretchina.com/news/gb/...03/858451.html

  20. #880
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,544

    Mặc định




    Hướng Dẫn Tự Lập Ban Thờ Thần Tài - Thổ Địa Từ A - Z Bày Đúng Nhận Đủ Tài Lộc Cho Gia Chủ


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •