QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT LÀ AI
T/G : PHẠM NGỌC ĐA (HỘI TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA HÔI TTH.VN)
Đức Bodhisatva Avalokiteshvara là ai ?

Trước khi bàn đến nội dung của Tâm Kinh, tôi xin nêu ra một nghi vấn.
Đức Bodhisatva Avalokiteshvara là ai ?
Câu đầu của Tâm Kinh có ý nghĩa như vầy :
Đức Bodhisatva Avalokiteshvara , Quán Tự Tại Bồ Tát , sau khi thật hành pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa cao thâm thì thấy Ngũ Uẩn vốn trống rỗng, nhờ như vậy Ngài mới dứt được các sự đau khổ của Ngài.
Nó ám chỉ : Trước kia Đức Bodhisatva Avalokiteshvara, Quán Tự Tại Bồ Tát cũng vô minh như chúng ta. Ngài đã mang đủ các phiền não. Nhưng sau khi thật hành pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa cao thâm rồi thì thấy Ngũ Uẩn không có gì hết, chúng là con số không. Thế nên Ngài dứt các chướng ngại. Ngài không còn đau khổ như trước nữa.
Vậy thì ta phải tự hỏi : Phải chăng Đức Bodhisatva Avalokiteshvara cũng là phàm phu tục tử như chúng ta vậy ? Bởi vì trước khi thật hành pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa cao thâm thì Ngài không biết Ngũ Uẩn trống không. Rõ ràng câu đầu của Tâm Kinh nói như vậy.
Bây giờ ta nên tìm hiểu nghĩa của hai chữ : Bodhisatva Avalokiteshvara.
Đứng riêng ra từ chữ thì :
- Bodhisatva có nghĩa là Đấng Chí Tôn còn một bậc nữa thì thành Phật, tức là Đức Bồ Tát.
- Còn Avalokiteshvara chữ Sanscrit Bắc Phạn có nghĩa là : Le Seigneur voyant : Đức Thượng Đế thấy tất cả, tức là Đức Vishnou. Các nhà thông thái Tây phương dịch như vầy :
Avalokitshvara : Le Seigneur qui regarde audessous de lui : Đức Thượng Đế dòm xuống ở phía dưới Ngài.
Vì vậy Tàu mới dịch là Quán Tự Tại, tức là chỗ nào cũng thấy cả; đó là riêng từ chữ, còn hai chữ nhập lại Bodhisatva Avalokiteshvara thì không biết có từ điển nào ở Ấn Độ cắt nghĩa chăng, chớ danh từ này vốn quen thuộc với Phật Giáo ở Tây Tạng.

Ý NGHĨA CỦA BODHISATVA AVALOKITESHVARA
THEO PHẬT GIÁO TÂY TẠNG.

Trong bài “ Phật Giáo Tây Tạng” (Le Boudhisme au Tibet) tác giả là Serge de Feularde đăng trong Thanh Liên tạp chí (Lotus bleu số 3 tháng 5 năm 1927- Mai 1927), trang 90 có một đoạn nói về Bodhisatva Avalokiteshvara như sau đây :

«... UNE secte du Népal celle des Aiçvarikas, outsectateurs d'Içvara enseigne l'existence d'un Bouddha primordial, éternel, immuable, essence de toute lumière, de toute intelligence et de toute vie. Adi Bouddha était calqué en quelque sorte sur le Brahman des Indous. Comme Brahman, it n'est pas créateur, mais il émane l'univers de sa propre substance pour le réabsorber après une période mondiale. De sa méditation, naissent cinq créatures sublimes, les Dhyani Boudhas, essence des cinq Vertus Bouddhiques.
1) Vairotchana
2) Akohobya
3) Ratna Shambhava
4) Amitabha
5) Amogashidha.
A ces cinq Dhyani Bouddhas est confiée la protection spirituelle de l'univers. Ils inspirent les Bouddhas qui vivent dans les différents mondes, et qui enseignent les hommes et les dieux.
Ils confient la surveillance matérielle du monde à leurs fils spirituels nés de leur méditation; les Dhyani Bodhisatvas. Ce sont:
1) Samanthabhadra
2) Vajrapâni
3) Ratnapâni
4) Avalokiteshvara
5) Viçvapâni
Chacun de ces Dhyani Bodhisatvas à la charge de veiller sur une partie déterminée du monde, pendant une période donnée. Ainsi Avalokiteshvara s'occupe particulièrement du monde actuel.
A chacun de ces Bodhisatvas correspond un Manushi Bouddha ou Bouddha humain. Celui qui appartient à notre période actuelle est le Bouddha Sakya muni. Cinq mille ans après le Nirvana de ce dernier, apparaitra un nouveau Bouddha qui viendra instruire les hommes. C'est le Bodhisatva Maîtreya qui attend au ciel Tushita que l'heure ait sonné de descendre sur notre terre et d'atteindre à son tour l'état de Bouddha parfait.
Serge de Feular
Le Lotus Bleu N° 3 / Mai /193
XIN DỊCH RA.

. . . một giáo phái Bắc Tôn ở Nê Bôn (Népal) gọi là giáo phái Içvara dạy rằng có một vị Phật đầu tiên, vĩnh cữu, trường tồn, bất biến, bản thể của tất cả sự sáng, của tất cả trí tuệ, của tất cả sự sống.
Đức Phật “Adi Bouddha” 5 vốn mô phỏng theo Đức Brahman của người Ấn. Cũng như Brahman, Ngài không phải là Đấng Tạo hóa, nhưng Ngài phóng xuất vũ trụ với bản chất của Ngài, rồi khi hết một Đại kiếp thì Ngài thu hồi vũ trụ vô mình Ngài như trước.
Trong lúc Ngài ngồi tham thiền, Ngài sanh ra năm Đấng Cao Cả, ấy là những (Đi da ni) Thiền Na Phật (Dhyani Bouddhas) Tinh hoa của năm Phật tánh 6.

Năm vị Thiền Na Phật là :
1- Vairotchana : Tàu dịch là ĐẠI NHẬT NHƯ LAI ở Trung Ương.
2- Akohobya 7: BẤT ĐỘNG NHƯ LAI ở Đông phương.
3- Ratna Shambhava : BẢO SANH PHẬT ở Nam phương.
4- Amitabha 8 : A DI ĐÀ PHẬT ở Nam phương.
5- Amogashidha 9 : BẤT KHÔNG THÀNH TỰU PHẬT ở Bắc phương.
Năm vị Thiền Na Phật (Đi da ni) được giao phó sứ mạng bảo vệ đời sống tinh thần của Vũ trụ. Các Ngài linh cảm những vị Phật đang sống trong những thế giới khác nhau và đang giáo hóa con người và Thiên thần.

Năm vị Đi da ni Phật giao trọng trách chăm nom đời sống vật chất của thế gian cho năm người con tinh thần của các Ngài do sự tham thiền của các Ngài mà sanh ra. Ấy là năm vị Thiền Na Bồ Tát (Đi da ni Bồ Tát : Dhyanis Bodhisatva) tên là :
1- Samanthabhadra : Tàu dịch là : PHỔ HIỀN BỒ TÁT.
2- Vajrapâni : KIM CƯƠNG THỦ BỒ TÁT.
3- Ratnapâni : BẢO THỦ BỒ TÁT.
4- Avalokiteshvara : QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT hay QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT.
5- Viçvapâni : có chỗ đề MANJUCRI BODHISATVA, tức là VĂN THÙ BỒ TÁT.
Mỗi vị Thiền Na Bồ Tát có trách nhiệm coi sóc một lãnh vực nhứt định của Thế giới trong một kỳ gian. Vì thế, Đức Avalokiteshvara đang đặc biệt lo lắng cho cõi đời hiện tại nầy. Mỗi vị Thiền Na Bồ Tát đều có một vị Phật tại thế đối chiếu gọi là Ma Nu Si Phật (Manushi Bouddha) hay là Bouddha humain, vị Phật còn giữ xác phàm. Vị Phật đang ở trong thời kỳ hiện tại của chúng ta là Đức Thích Ca Mâu Ni – 5000 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn thì sẽ có một vị Phật mới ra đời đặng dạy dỗ con người. Ấy là Đức Bồ Tát Maîtreya (Đức Di Lạc). Ngài đang ở tại cõi trời Đâu Xuất (Tushita) chờ đợi đúng ngày giờ thì Ngài giáng phàm và tới phiên Ngài, Ngài sẽ đắc quả Phật.
--------------
TRÍCH TỪ NHỮNG ĐIỀU TÔI HIỂU BÁT NHÃ TÂM KINH
QUÌ ĐẠO HỮU XEM THÊM Ở ĐỊA CHỈ SAU :
http://www.thongthienhoc.com/sach%20...0balamatda.htm