Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
[Ý kiến cá nhân]
Như Lý tác Ý. Hiểu theo một nghĩa như thật không có thêm bớt ( hiểu biết cá nhân vào) thì đó là :
-Như lý: làm đúng theo Chân lý, chơn như, sự đúng đắn
- "Tác ý" Từ này cần hiểu theo trình độ tâm thức, kinh nghiệm tu hành thực tế của hành giả: Suy tư, xuy xét, hướng tâm, tâm định hướng... ý tác động.... Có nhiều cấp độ nhận biết như thật nó, không thể diễn dich chính xác bằng lời nói.
- SMC khác đạo hữu ở chỗ: ngược lại định nghĩa.
* Tác ý: là sự vận hành quyết định của ý thức một các chủ động hay còn gọi là ý hành.
* Như lý: cái này mới tùy thuộc theo trình độ tâm thức, kinh nghiệm tu hành thực tế (mà bên trên đạo hữu gọi nó là "tác ý").
*** Như lý tác ý: là tác ý theo chân lý thánh đế diệt khổ, nghĩa là tác ý liên hệ đến ly tham ly sân ly hại.

Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
- Như lý tác ý, là dạng động từ (V) của danh từ Chánh Tư Duy (N)

hay Chỉ là một dạng diễn dịch THÔ của Như lý tác ý.
Hành giả nào tu hành theo pháp THÔ như thế nên cẩn thận các chứng đau đầu, bệnh thần kinh

- Với một cái tâm dính đầy vô minh, thì cái NHƯ LÝ ắt bị bóp méo, do đó sự tác ý - như lý sẽ có nhiều sai lệch, hành giả phải tự hoàn thiện cái TÁC Ý của mình cho KHÉO.

Do vậy trong bác bài thuyết pháp Đức Phật hay nói câu :

SỰ TÁC Ý ĐÚNG ĐẮN, phải được hình thành dần dần bên trong hành giả, chứ không hề có một công thức tác ý để đưa hành giả đến giải thoát
- Bài đăng chỉ là cái sườn, nêu lên sự quan trọng của pháp Như Lý Tác Ý. Chứ nó "thô" thì do đạo hữu chỉ hiểu nó "như vậy". Vì ở đây, nó còn phân tích ra: Tác ý và Như-lý-tác-ý có những loại cơ bản nào.

Tác ý có ba loại là:
tác ý có liên hệ đến tầm tứ,
tác ý có liên hệ đến tứ không tầm (diệt tầm),
tác ý không liên hệ đến tấm tứ (diệt tầm tứ).

Như lý tác ý có 3 loại là:
tác ý ly tham.
tác ý ly sân.
tác lý ly hại

=> Vậy nó có dẫn đến đau đầu, bệnh thần kinh như đạo hữu nói không? Và rõ ràng "tác ý" và "như lý tác ý" chính là CON ĐƯỜNG học từ từ, hành từ. Một cách nói khác mà đạo hữu đã nói đó thôi: "SỰ TÁC Ý ĐÚNG ĐẮN, phải được hình thành dần dần bên trong hành giả, chứ không hề có một công thức tác ý để đưa hành giả đến giải thoát".

Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
NÓI THÊM VỀ CÂU: "TA KHÔNG THẤY MỘT PHÁP NÀO KHÁC", Ở đây nói về Sự tối thắng của Pháp. Ví dụ:

Nhưng nên nhớ : Pháp là để luyện tâm, không có tâm, pháp chỉ là huyễn. Tâm phải nằm trên pháp. Pháp cũng chỉ là người dẫn đường để thanh lọc Tâm.
- Khúc này SMC không hiểu nên không có ý kiến.

Tóm lại, bài này chỉ là GIỚI THIỆU về Như-Lý-Tác-Ý một cách sơ bộ nhất. Còn triển khai nó, SMC chưa có đủ trình độ để diễn đạt về Pháp Hành lẫn Pháp Thành; mà chỉ chia sẻ về Pháp Học.

Quan trọng hàng đầu trong Đạo-đế chính là phương pháp như lý khởi tư duy hay còn gọi là như lý tác ý, phương pháp này dẫn đầu các pháp thiện thuộc thánh đạo chi Chánh Tư Duy (chứ SMC không phân tích nó là danh từ hay động từ như đạo hữu).

Có 3 Pháp Học Như Lý Tác Ý:
1. Như lý tác ý ly tham
2. Như lý tác ý ly sân
3. Như lý tác ý ly hại

Có 3 Pháp Hành Như Lý Tác Ý:
1. Như lý tác ý liên hệ đến các tầm.
2. Như lý tác ý hướng tâm
3. Như lý tác ý dẫn tâm

Có 3 Pháp Thành Như Lý Tác Ý:
1. Tác ý tham diệt
2. Tác ý sân diệt
3. Tác ý si diệt

Pháp Hành NLTY thuộc Giới hành - Định hành - Tuệ hành của bậc Sa-môn sống đời Phạm Hạnh, nên chỉ có thể khái quát khung sườn như vậy, còn về phần chi tiết thì:

Do pháp hành này rộng lớn Như lý tác ý dẫn tâm liên hệ mật thiết câu hữu nhiều phương diện thuộc các bậc Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-lai nên tránh thừa sót SMC mời các bạn tự tham khảo những kinh sau: kinh song tầm; kinh an trú tầm, kinh tất cả lậu hoặc.
Và do pháp thành như lý tác ý thuộc tuệ giới của Bậc Thánh Vô Sanh A-la-hán nên tránh thừa sót SMC mời các bạn tự tham khảo các kinh sau: kinh đại niệm xứ; kinh Sa-môn quả.

Kính chia sẻ.