* GS Nguyễn Quang Riệu là Tiến sĩ khoa học vật lý, đại học Sorbonne, Paris, năng lực tổng hợp, tư duy trừu tượng cùng khả năng nghiên cứu độc lập đã giúp ông chinh phục những đỉnh cao khoa học Năm 1973, ông vinh dự nhận giải thưởng Hàn lâm khoa học Pháp. Tâm niệm của ông suốt bao năm là làm thế nào phổ biến kiến thức thiên văn cho người dân trong nước và thế giới, để mọi người đều có thể hiểu và yêu vũ trụ bao la...

"Chỉ là những con kiến lạc lõng trong sa mạc"

Với những tác phẩm Vũ trụ huyền diệu, Lang thang trên Dải Ngân hà, Sông Ngân khi tỏ khi mờ, Bầu trời tuổi thơ…, ông muốn khám phá vũ trụ huyền diệu sẽ giúp con người khám phá bản thân mình.
“Đôi khi, các nhà thiên văn được tôn sùng quá mức, họ được coi là những người có tầm nhìn rộng và tư tưởng cao siêu. Nhưng thật ra, đối với vũ trụ, họ như những con kiến lạc lõng trong bãi sa mạc và chỉ nhìn thấy xung quanh mình toàn là những hạt cát. Khám phá vũ trụ có thể giúp con người khiêm tốn hơn trước vũ trụ mênh mông và có được tính kiên trì trước những thách thức trong khoa học.

...Làm khoa học không có nghĩa là phải từ bỏ lòng tín ngưỡng. Một người sùng đạo có thể có tư tưởng khoa học chân chính. Nhưng nếu muốn dựa vào khoa học để giải thích những hiện tượng siêu nhiên huyền bí thì có lẽ là không hợp lý.

...Có ý kiến cho rằng sở dĩ chúng ta sống trong một vũ trụ được điều chỉnh tinh tế để được hài hòa là do sự can thiệp của một Đấng Sáng tạo tối cao. Tuy nhiên, cách tiếp cận những hiện tượng trong vũ trụ đối với Phật giáo và thiên văn học không nhất thiết là phải trùng hợp. Phật giáo dùng tư duy đạo đức, triết học và siêu hình để diệt khổ và đạt giác ngộ, còn khoa học dùng lý luận duy lý để tìm chân lý."
------
* Ts Trịnh Xuân Thuận, nhà nghiên cứu vũ trụ, sinh ra tại Hà Nội, sang Mỹ du học và đã lấy bằng cử nhân khoa học (B.S.) vật lý tại Viện Kỹ thuật California (Hoa Kỳ) vào năm 1970. Bốn năm sau đó (1974) ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (Ph.D) và sau tiến sĩ (Post-doc-toral) về vật lý thiên văn. Từ năm 1976 đến nay, ông giảng dạy và nghiên cứu tại khoa thiên văn Trường Đại học Virginia.

Là một người Việt sùng đạo Phật, ông đã đưa ra một quan điểm phổ quát hơn nhưng lại đậm đà triết lý về thiên nhiên và vũ trụ huyền bí. Xuyên suốt sự nghiệp của mình, nhà bác học Trịnh Xuân Thuận luôn săn đuổi những khía cạnh độc đáo của tinh thần cũng như của khoa học với những vấn đề nền tảng nhất như: Vũ trụ bắt đầu như thế nào? Chấm dứt ra sao? Tại sao có sự sống ở đó? Ý thức là gì? Và con người có đặt những câu hỏi này không?

Mùa hè năm 1997, Trịnh Xuân Thuận đã gặp Matthieu Ricard, một thiền sư Phật giáo Tây Tạng gốc Pháp, một người xuất thân là nhà vi sinh vật học. Hai người đã cùng cho ra đời tác phẩm "Vũ trụ và Hoa sen" - Hành trình đến những bến bờ hội ngộ giữa khoa học và Phật giáo.
Ông chứng minh rằng, con người và ý thức con người không sinh ra một cách tình cờ trong một vũ trụ vô cảm mà vũ trụ là một hài hòa từ lúc khởi thủy để tạo điều kiện cho ý thức phát triển một cách hợp lý trong từng bước tiến hóa của nó.
"Không có một viễn vọng kính nào hay một chương trình vi tính nào có thể giúp chúng ta thấy được Thượng Đế. Chúng ta mới chỉ có thể quan sát được khoảng cách 15 tỷ năm ánh sáng", ông nói, cho đến nay, những gì con người có thể nhìn thấy chỉ chiếm 2% trong tổng số vật chất trong vũ trụ. Như vậy, rõ ràng, còn quá nhiều thứ - đến 98% - để chúng ta học hỏi và khám phá phần còn lại mênh mông và huyền bí đó.”

***Ktg: Qua 2 bài viết trên, hiện nay khoa học và triết học đang đi dần đến một tiếng nói chung, chứ không còn quyết đấu một còn một mất với nhau như trước. Nhưng biết đến bao giờ và ở đâu con người mới thật sự là những nhà Khoa - Triết gia?
Ấy vậy mà có một nơi có tên: Vutruhuyenbi.com đã, đang thực sự mở ra những cánh cửa cho các nhà Khoa – Triết học tương lai, trên yêu cầu căn bản luôn biết mình là con kiến trong Vũ trụ minh triết bao la…

xuất xứ từ www.vutruhuyenbi.com


Nguồn đọc thêm: http://www.vutruhuyenbi.com/forum/vi...#ixzz1b34AYVaw