kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Đoạn đối thoại về một số khái niệm cơ bản

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định Đoạn đối thoại về một số khái niệm cơ bản

    -- Hỏi: Bậc Duyên Giác là như thế nào Bạn?

    -- Trả Lời: Duyên Giác là giác ngộ lý duyên khởi. nhất thiết duy duyên sinh, nhất thiết duy duyên diệt. bậc duyên giác họ quán chiếu thấy được bằng chánh trí Pháp khổ uẩn ở đời được gắn kết qua 12 duyên mà sinh khởi tạo thành. 12 nhân duyên chính là khổ nhân, khổ tập trong chân lý thứ 2 mà Phật đã dạy Khổ Tập Thánh Đế. bạn có thể tham khảo kinh đại duyên trong trường bộ và phẩm lõa thể trong kinh tương ưng bộ và kinh chánh tri kiến trong trung bộ để rỏ hơn.

    -- Hỏi: còn Bậc Bồ Tát là như thế nào Bạn?

    -- Trả Lời: Bồ Tát là hữu tình cầu giác ngộ, bồ tát là những con người sống trong phước báu hữu lậu giàu sang quyền quý, thông minh, tài giỏi, nhưng họ thấy được các dục khổ nhiều vui ít nên họ lìa bỏ gia đình đi tầm cầu sự giải thoát khỏi mọi trói buộc, giải mã những hố thẳm của lòng người, mong cầu đạt được vô thượng an ổn thoát mọi khổ ách. Bạn xem đoạn kinh trung bộ sau:

    "…Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Alahan Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vuiít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, lyác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối..."

    -- Hỏi: Bồ Tát Tu Lục Độ phải không Bạn?

    -- Trả lời: Bồ Tát tu ly dục ly bất thiện Pháp Bạn ạ!

    -- Hỏi: Vậy còn lục độ thì như thế nào Bạn?

    -- Trả Lời: lục độ là 6 phương tiện dùng để độ sanh;

    1. Bố thí: thi pháp thắng mọi thí, căn bổn của bất thiện là tham, sân, si và bất thiện thể hiện qua 10 ác nghiệp, căn bổn của thiện là không tham, không sân, không si và thiệnđược thể hiện qua 10 thiện nghiệp. Phật dạy điều này trong pháp tứ chánh cần thuộc 37 phẩm trợ đạo thuộc chân lý thứ 4 là đạo thánh đế, ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.

    2. Trì giới: giới gồm có giới Hạnh (cụ túc tiểu trung đại), giới đức (10 đức), giới hành (37 phương tiện trợ giúp thoát khổ), giới tuệ (tri kiến giải thoát). Giữ giới hạnh để sanh thiện pháp, phá giới hạnh là ác pháp sanh, giữ giới đức để tăng trưởng thiện tâm dù hoàn cảnh nào cũng đừng phá giới đức, giữ giới hành để tăng trưởng định tâm, đừng phá bỏ giới hành sẽ mất đi thượng thủ (bàn đạp tối thượng), giữ giới tuệ để sáng suốt chánh tà, đừng phá giới tuệ vì đó là hạt giống đoạn tận vô minh.

    3. Tinh tấn: là chi phần thứ 6 trong bát chánh đạo. Ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.

    4. Nhẫn nhục: là thuộc giới đức. Đức nhẫn nhục.

    5. Thiền định: là chánh định chi phần thứ 8 trong bát chánh đạo.

    6. Trí tuệ: là chánh kiến chánh tư duy trong bát chánh đạo.

    -- Hỏi: Vậy còn Thanh Văn là sao Bạn?

    -- Trả Lời: Thanh Văn nghĩa là người tu học theo lời hướng dẫn, chỉ dạy của Đức Bổn Sư phật, ngài thuyết giảng sơ thiện, trung thiện, hậu thiện với văn cú ngữ nghĩa hoàn toàn thanh tịnh.

    -- Hỏi: vậy Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát bạn nói có gì đó bị đảo lộn trên dưới ngộ nhận lầm lạc với những gì mình đã nghe sao Bạn?


    -- Trả lời: Xin Bạn học 10 điều chớ vội tin.

    -- Hỏi: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát phân cao thấp như thế nào Bạn?

    -- Trả Lời: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát xin phép gọi Chung là "Chúng Sinh". Chúng Sinh đó chia thành 8 Phẩm vị giải thoát trong Phật giáo, tương ưng với 4 thánh đạo và 4 thánh quả.

    -- Hỏi: 8 Vị đó là sao Bạn?

    -- Trả Lời: 8 vị đó gọi là vị giải thoát. Vị dự lưu đạo, vị dự lưu quả, vị nhất lai đạo, vị nhất lai quả, vị bất lai đạo, vị bất lai quả, vị vô sanh đạo, vị vô sanh quả.

    -- Hỏi: Vậy thì Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát đều đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích phải không?

    -- Trả Lời: chỉ những vị nào đã giải thoát tham ái, những vị ấy mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích.

    -- Hỏi: Vậy Chánh Pháp mà Đức Phật Thích Ca công bố là gì Bạn?

    -- Trả lời: Bạn đọc đoạn kinh sau nhé;

    " Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
    “Đây là sự công bố chánh pháp tối thượng, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

    Trong quá khứ, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

    Trong đời vị lai, các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng.

    Trong đời hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, cũng có sự công bố chánh pháp tối thượng này, tức là bốn Thánh đế, được thâu nhiếp toàn diện, được quán chiếu toàn diện, được phân biệt, được phơi mở, được mở bày, được thi thiết, được hiển thị, được thú hướng."

    -- Hỏi: Phật có phân chia dạy tam thừa (3 cổ xe) không Bạn?

    -- Trả lời: Phật chỉ dạy tối thượng thừa (cổ xe tối thượng) thôi Bạn ạ?

    -- Hỏi: có gì chứng Minh không Bạn?

    -- Trả lời: Xin Bạn xem qua lời Phật.

    ❂ TỐI THƯỢNG THỪA ❂

    Cổ xe thù thắng
    (Bà-la-môn Janusoni)

    Nhân duyên ở Sàvatthi.

    Tôn giả Ananda, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Rồi Tôn giả Ananda thấy Bà-la-môn Jànusoni đi xe ra khỏi Sàvatthi, cỗ xe toàn ngựa trắng kéo. Trắng là những con ngựa kéo xe. Trắng là những đồ trang sức. Trắng là cỗ xe. Trắng là những bộ phận tùy thuộc (parivàro). Trắng là những sợi dây cương. Trắng là cây gậy thúc ngựa. Trắng là cái lọng. Trắng là cái khăn đội. Trắng là những quần áo. Trắng là giày mang. Và được quạt với cái quạt trắng. Quần chúng thấy vậy, liền nói: "Thật là cỗ xe thù thắng. Thật là cỗ xe thù thắng về dung sắc!"

    Rồi Tôn giả Ananda đi khất thực ở Sàvatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn :

    -- "Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát và đi vào Sàvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, con thấy Bà-la-môn Jànusoni đi xe ra khỏi Sàvatthi, cỗ xe toàn ngựa trắng kéo. Trắng là những con ngựa kéo xe... Thật là cỗ xe thù thắng về dung sắc! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể nói lên cỗ xe thù thắng trong Pháp và Luật này?"

    Thế Tôn nói :

    -- "Có thể được, này Ananda. Thánh đạo Tám ngành này, này Ananda, là đồng nghĩa với cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp này. Vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận.

    "Chánh tri kiến, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh tư duy, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh ngữ, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh nghiệp, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh mạng, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh tinh tấn, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh niệm, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.
    "Chánh định, này Ananda, được tu tập, được làm cho viên mãn, cuối cùng đưa đến nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si.

    "Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu như thế này: 'Cỗ xe thù thắng, cỗ xe pháp, vô thượng là sự chinh phục trong chiến trận, là đồng nghĩa với Thánh đạo Tám ngành này'".

    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm :

    "Ai được tín, trí tuệ, Thường xuyên liên kết lại, Lấy hổ thẹn làm cán, Lấy ý làm ách xe. Niệm là người đánh xe, Biết hộ trì, phòng hộ, Cỗ xe lấy giới luật Làm vật dụng cho xe. Thiền là trục bánh xe, Tinh tấn là bánh xe, Xả là định thường hằng, Vô dục là nệm xe Vô sân và vô hại, Viễn ly là binh khí, Nhẫn nhục là áo giáp, An ổn khởi khổ ách, Làm mục đích đạt đến, Cỗ xe được chuyển vận. Pháp này tự ngã làm, Trở thành thuộc tự ngã. Là cỗ xe thù thắng, Vô thượng, không sánh bằng. Ngồi trên cỗ xe ấy, Bậc Trí thoát ly đời, Chắc chắn, không sai chạy, Họ đạt được chiến thắng."

    -- Hỏi: Vì sao Bạn bác bỏ tôn giáo Phật giáo hiện hành?

    -- Trả Lời: vì họ hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng.

    -- Hỏi: Bạn có sân hận vì việc đó không vậy?

    -- Trả lời: Kính Tưởng Đức Thế Tôn!

    " - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

    - Bạch Thế Tôn, không thể được!

    - Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi"

    NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

    Last edited by smc; 03-09-2015 at 09:45 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thường Niệm Phật Thoát khỏi tai nạn.
    By TamTrung in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 28-03-2012, 10:29 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-06-2010, 09:05 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •