Trích dẫn Nguyên văn bởi dungdragon88 Xem Bài Gởi
Huynh smc có biết cách nào để loại bỏ tà kiến. Thế nào là chánh niệm đoạn trừ tà kiến, một người biết rõ suy nghĩ của mình là tà kiến nhưng không loại bỏ được, vậy phải làm thế nào.
- Đức Phật dạy:"Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ."

Cho nên căn bản giáo lý Đức Phật trước hết cần tìm hiểu về Tứ Diệu Đế là gì? Đức Phật phân tích ra sau. Kế đến là Bát Thánh Đạo.

Bát Thánh Đạo là căn bản và tổng quát hết 37 Phẩm trợ đạo vì có đủ Tam vô lậu học. Đây là con đường đưa đến Thánh quả, chứng được Niết bàn vắng lặng an lạc thoát ly mọi đau khổ của sanh tử luân hồi, đầy đủ cả 3 môn học vô lậu. (GIỚI - ĐỊNH - TUỆ)

- Tuệ học: chánh kiến, chánh tư duy.

- Giới học: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

- Định học: chánh tinh tấn, Chánh niệm, chánh định.

37 phẩm trợ đạo Chính là Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Thần túc, năm Căn, năm Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo (37 phẩm trợ đạo).

- Đạo hữu từ từ tìm học, trao dồi, thiền định (tư duy tu), trao đổi. Tôi sẽ nói sơ qua về Con Đường Trung Đạo Tám Ngành, theo sở học của tôi. Bám vào "dàn bài" này, bạn sẽ tìm thấy con đường tu tập. Nó nằm ngay trong kinh điển Đức Phật. Ngài dạy có thứ lớp, tuần tự rõ ràng, từng bước một.

1/ Chánh kiến: Thấy biết chân chánh, đó là:

- Thấy khổ. (Khổ Đế)

- Thấy nguyên nhân của khổ. (Tập Đế)

- Thấy Niết Bàn (Diệt Đế).

- Thấy con đường đưa đến Niết bàn (Bát CHánh Đạo).

----> Như thế, thấy Tứ Thánh Đế là Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy: Tư tưởng chân chánh, đó là:

- Tư duy về ly dục,

- Tư duy về vô sân,

- Tư duy về bất hại

3/ Chánh ngữ: Lời nói chân chánh, đó là:

- Không nói dối.

- Không nói lưỡi 2 chiều.

- Không nói thêu dệt.

- Không nói lời hung ác.

Chỉ nói lời chân thật và hòa nhã.

4/ Chánh nghiệp: Thân nghiệp chân chánh, đó là:

- Không sát sanh.

- Không trộm cướp.

- Không tà hạnh.

5/ Chánh mạng: Nuôi sống thân mạng bằng những nghề chân chánh, không hành nghề ác, bất chánh.

6/ Chánh tinh tấn: Siêng năng nỗ lực chân chánh, đó là:

- Nỗ lực bỏ những việc ác đã phát sanh.

- Nỗ lực ngăn ngừa những việc ác chưa phát sanh không cho chúng phát sanh.

- Nỗ lực làm phát sanh những việc thiện chưa phát sanh.

- Nỗ lực làm cho những việc thiện đã phát sanh được liên tục để đưa đến kết quả.

Các Định để ly dục ly ác pháp.

1. Định niệm hơi thở với 16 đề mục (thân hành niệm nội)

2. Định minh mẫn sáng suốt, kinh hành (thân hành niệm ngoại)

3. Định chánh niệm tỉnh giác (ý thức lực diệt hôn trầm, ngủ ít hoặc ko cần ngủ)

4. Định vô lậu (bốn niệm xứ)

----> Như thế chánh tinh tấn là nỗ lực siêng năng bỏ ác hành thiện (Tứ Chánh Cần).

7 /Chánh niệm: Ý niệm chân chính, tỉnh thức, tỉnh giác, đó là:

- Đó là sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán thọ trên thọ, nhiệt

tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu

trên đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời.

----> (Chánh Niệm gồm có Tứ Niệm Xứ)

"Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ."
- Quán Thân:
+ Tỉnh giác trong từng hơi thở
+ Tỉnh giác trong đi, đứng, nằm, ngồi.
+ Quán thân về vị trí các giới và sự sắp đặt các giới Tứ Đại (địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại)
+ Quán sự bất tịnh của thân
- Quán Thọ:
+ Tỉnh giác trong Lạc thọ
+ Tỉnh giác trong Khổ thọ
+ Tỉnh giác trong bất khổ bất lạc thọ.
- Quán Tâm:
+ Tỉnh giác với Tâm khi biết tâm có: Tham, Sân, Si, tâm thâu nhiếp, tâm tán loạn, tâm quảng đại, tâm không quảng đại, tâm hữu hạn, tâm vô thượng, tâm có định, tâm không định, tâm giải thoát, tâm không giải thoát,
- Quán Pháp:
+ Quán pháp trên năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi)
+ Quán pháp trên các pháp sanh diệt đối với Năm Thủ uẩn ( Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
+ Quán pháp trên các pháp sanh diệt đối với Sáu Nội Ngoại xứ (mắt - sắc, tai - tiếng, mũi - hương, lưỡi - vị, thân - xúc, ý - pháp) do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
+ Quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
+ Quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật. (Khổ - Tập - Diệt - Đạo)

(Tìm đọc chi tiết trong phẩm kinh 22 - Kinh Đại Niệm Xứ - thuộc Trường Bộ Kinh - Đại Tạng Kinh)
8/ Chánh định: Thiền định chân chánh, đó là:

+ Ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

+ Vị Tỷ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không

tứ, nội tĩnh nhất tâm.

+ Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng

và trú Thiền thứ ba.

+ Tỷ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm

thanh tịnh

----> (Chánh Định là Tứ Thánh Định)