Trích dẫn Nguyên văn bởi lulively Xem Bài Gởi
Vậy gay là gì bạn? Là con người đúng không?
Vậy là người thì có thể tu, cái này tùy bạn muốn tu theo tôn giáo nào nữa?

Sẵn tiện tôi nói luôn cho bạn rõ về gay, les, hay lưỡng giới.

Bạn biết Thượng Đế, Tiên, Phật, Chúa... là gì không? Họ có thể có hình dáng nam, nữ, vừa là nam, vừa là nữ, hoặc phi nam, phi nữ cùng một lúc. Mặc dù có hình dáng như thế, nhưng họ không có dục tình nam nữ.

Còn gay, les, lưỡng giới tính, thì cũng giống như tôi vừa nói ở trên, nhưng cái khác là họ có dục tính nam nữ.Và quan trọng là cái dục tính này nó có xu hướng đồng một tính chất với nhau. Điều này chắc là bạn đã hiểu.

Khi bạn đã mở topic, và muốn tu hành, thì bạn hãy cố gắng tu, tức là sửa mình cho tốt lên. Ở đây tôi không bảo bạn là bạn hãy bớt gay đi. Gay, les, hay lưỡng tính thì là vấn đề của Thượng Đế mất rồi, Thượng Đế sinh ra bạn là gay, thì đó là gay, không thể sửa đổi được. Đó là thiên ý, tôi chỉ nói là dù là gay, thì bạn hãy tu ở mức độ gay của bạn.

Tức là bản thân bạn là ai không quan trọng, cái quan trọng là bạn ngộ được điều gì khi bạn là gay. Những người sinh ra ở trạng thái không như bạn, họ sẽ khó tu hơn là gay như bạn đó.

Vì sao như thế, vì là bạn đang ở trạng thái gần như các chư vị tiên phật vậy, tức là phi nam, phi nữ. Cái quan trọng mà bạn cần sửa đổi là hướng tính dục phàm ngã của mình, đến tính dục cao thượng hơn, mà tính dục cao thượng hơn chính là tình yêu đối với tất cả đó bạn. Đó chính là từ bi bác ái đó bạn.

Tính dục cao thượng, đó chính là yêu bản thân của mình đó bạn, khi bạn yêu bản thân của mình, bạn sẽ thấy được bản thân mình là ai. Muôn đời vạn kiếp con người luôn đi tìm nửa kia của mình để yêu thương. Mà đi tìm mãi chẳng thấy đâu cả, vì sao mà không thấy, vì nếu tìm bên ngoài bạn, bạn sẽ chẳng thể tìm nổi một người nào có thể hiểu bản thân bạn bằng chính mình cả.Chỉ có bạn mới hiểu bạn, chỉ có bạn mới biết mình muốn gì và cần gì, dù có người nào bên ngoài bạn có thể đáp ứng tất cả nhu cầu muốn có của bạn, thì bạn vẫn chưa thỏa mãn, vì sao? Vì cái bạn muốn tìm là chính mình, tìm bên ngoài bạn sẽ chẳng thấy ai đáp ứng những yêu cầu của bản thân được cả.

Và trong quá trình bạn đi yêu bản thân mình, tu luyện nó, tìm thấy nó, dục tính nam nữ ngay trong bản thể của bạn, thì bạn sẽ ngày càng khỏe mạnh, càng minh mẫn, và sẽ đạt tới trạng thái giác ngộ. Bạn biết tiên phật họ cũng có dục tính nam nữ đấy, nhưng không phải là dục bên ngoài, mà là dục trong từng tế bào của bản thân họ. Đó chính là ngồi thiền, là luyện đạo, là giác ngộ đó bạn. Đó cũng là một kiểu dục, nhưng là mức độ thanh nhẹ, chứ không phải cái dục nam nữ, hay nam nam, nữ nữ như tất cả người thường chúng ta.
Hướng dẫn của bác đúng nhưng khó thực hiện với người thường. Em thì đơn giản thế này, em có nghe pháp của một hòa thượng hoặc đại đức nào đó em không nhớ. Nhưng đại ý là: con người trải qua nhiều kiếp, mỗi kiếp lại có một hình tướng tùy vào duyên nghiệp, có kiếp là đàn ông, có kiếp là đàn bà, tất cả đều là nhân duyên mà ra. Nếu bạn mang trong mình cả bộ phận sinh dục nam và nữ (phải đi soi khám cả trong cả ngoài nhé) thì bạn phải kiểm tra xem cái nào chiếm ưu thế hơn rồi quyết định xuống đao nếu muốn trả về giới tính thực (nhưng thực ra thì là do nhân quả nên có thể kiếp này bạn phải chịu, nếu cố tình chống lại bằng cách xuống dao kéo mà không bù lại bằng các việc làm công đức đủ để bù đắp - công đức mà đừng tâm niệm đấy là công đức thì mới là công đức nhé, và cũng có nhiều hình thức công đức - thì có thể quả báo còn thảm hơn, do đó cần cân nhắc kỹ). Nếu cơ thể bạn bình thường theo đúng hình dáng bên ngoài, chỉ khác về vấn đề tâm lý và xu hướng tình dục thì bạn hãy làm việc công đức, lạy Phật sám hối tội lỗi trong nhiều đời nhiều kiếp trước, xin các ngài gia hộ cho để giới tính và cơ thể đồng nhất - sẽ mất một thời gian dài để biến chuyển - nhưng quan trọng hơn, qua quá trình tu này, ít nhất bạn cũng là người tốt.

Việc bạn tu thì giới tính nào cũng có thể tu. Có điều mỗi người hợp với một pháp môn, bạn hãy tu và tự tìm con đường riêng hợp với mình. Nhưng mình thấy tu theo đạo Phật thì cứ cố gắng vì đạo Phật không từ chối người có tâm hướng đến điều thiện, không như nhiều dạng tôn giáo cực đoan khác.