Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 91

Ðề tài: Người chống lại những tín điều khoa học

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Người chống lại những tín điều khoa học

    Nguồn :

    http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/439...-khoa-hoc.html

    Đọc lại 1 đoạn trong cuốn đối thoại với thượng đế :

    Tại sao một số người như Đấng Ki Tô chẳng hạn, có vẻ nghe nhiều thông
    điệp của Thượng Đế hơn những người khác?
    Vì Người đó đặt hết ý chí vào chuyện nghe. Họ muốn nghe và tâm tư của
    họ cứ mở ra cho truyền thông ngay cả khi truyền thông này có vẻ đáng
    sợ, điên khùng hay hoàn toàn sai.
    Vậy chúng tôi phải nghe Thượng Đế ngay cả khi điều Người nói có vẻ
    sai?
    Đặc biệt nhất khi nó có vẻ sai! Nếu các người nghĩ rằng các người đúng
    về tất cả mọi chuyện thì đâu cần nói gì với Thượng Đế nữa? Có đúng như
    vậy không? Cứ việc tiến lên bác tài và hành động theo tất cả điều các
    người biết. Nhưng nên nhớ là các người đã làm từ khai thiên lập địa và
    thử nhìn coi thế giới hiện nay của các người ra sao? Hẳn nhiên các
    người đã thiếu xót gì đó? Có gì đó các người chưa hiểu? Điều mà các
    người chưa hiểu có vẻ là đúng với các nguời, vì “Đúng” là chữ các
    người thường dùng để chỉ cái các người đồng ý. Vậy điều các người
    thiếu sót ngay từ đầu được coi là Sai.
    Như vậy các người cần tự hỏi mình: Sẽ ra sao nếu tất cả những điều
    mình tưởng “Sai” lại thật sự “Đúng”?
    Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không
    đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt
    đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ
    sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng.
    Và đó là điểm
    ta cần ở đây.
    Các người không thể biết rõ Thượng Đế cho tới khi nào các người ngừng
    tự nhủ rằng mình đã biết Thượng Đế rồi. Các người không thể nghe được
    Thượng Đế cho tới lúc các người ngừng nghĩ rằng mình đã nghe Thượng Đế
    rồi.
    Ta không thể nói Chân Lý của Ta cho các ngươi cho tới khi các ngươi
    ngừng nói Chân Lý của các người với Ta.

  2. #2

    Mặc định

    ý Chúa xét theo trường hợp của bài báo là đơn giản giống như những người có tài nói chung, các nhà khoa học thường đi lạc vào lối mòn của tư duy, họ có tài năng thiên phú nhưng khi vận động phát triển thì họ lại wên rằng phải kết hợp cả tài năng đó song song với việc phát triển khả năng nhận thức tâm linh, nó giúp họ nhận thức rõ ràng hơn về vũ trụ và thế giới quan xung quanh họ để tử đó có thể thoát ra đc lối mòn tư duy và phát hiện ra những đột phá trong khoa học. nều chỉ chăm chăm tin vào nền khoa học thực nghiệm đơn thuần (thấy thì mới tin, ko thấy thì ko tin) thì mãi mãi chỉ như dã tràng thôi.
    À mà nhắc mới nhớ, các nhà khoa học vừa tìm ra một loại hạt có thể đạt vận tốc nhanh hơn vận tốc as rồi đấy, ko biết có thể phá vỡ đc bức tường thời gian chưa. tương lai chắc thú vị đây

  3. #3

    Mặc định

    Cả tôn giáo và khoa học đôi khi đều mù quáng như nhau nếu nghĩ rằng mình là chân lý tuyệt đối, chúng ta chỉ đang tìm kiếm chân lý :)

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Cả tôn giáo và khoa học đôi khi đều mù quáng như nhau nếu nghĩ rằng mình là chân lý tuyệt đối, chúng ta chỉ đang tìm kiếm chân lý :)
    Câu này rất hay. Và còn một điểm nữa, khi khoa học có chân lý tuyệt đối thì nó chết rồi. Bản chất của khoa học là không đạt được cái gì tuyệt đối cả. Chỉ có một điều tuyệt đối là "tất cả các sự vật hiện tượng đều là tương đối"

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Chỉ có một điều tuyệt đối là "tất cả các sự vật hiện tượng đều là tương đối"
    Nếu theo thuyết âm dương thì Hư vô sinh thái cực-Thái cực sinh lưỡng nghi.Bản chất của sự tồn tại là vận động rồi, chính sự vận động làm cho cái Hư vô kia ngày càng phát triển sự Hư vô.Hay như Steve Jobs nói đại ý rằng Điều tuyệt vời nhất của sự sống chính là cái chết, vì qua cái chết thì mới có sự sống mới.

    Nên nói rằng Thiên Chúa là tuyệt đối cũng có thể coi là sai, vì bản thân ngài đang kinh nghiệm cái vô cùng của mình qua cái tương đối của vũ trụ hiện sinh.Giống như Hư vô đang kinh nghiệm bản thân qua Thái cực.

    Nên việc đến 1 ngày nào đó thế giới chỉ có 1 tôn giáo là Chân lý (đại ý Enstein nói vậy) cũng có thể là đúng :)

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Nếu theo thuyết âm dương thì Hư vô sinh thái cực-Thái cực sinh lưỡng nghi.Bản chất của sự tồn tại là vận động rồi, chính sự vận động làm cho cái Hư vô kia ngày càng phát triển sự Hư vô.Hay như Steve Jobs nói đại ý rằng Điều tuyệt vời nhất của sự sống chính là cái chết, vì qua cái chết thì mới có sự sống mới.

    Nên nói rằng Thiên Chúa là tuyệt đối cũng có thể coi là sai, vì bản thân ngài đang kinh nghiệm cái vô cùng của mình qua cái tương đối của vũ trụ hiện sinh.Giống như Hư vô đang kinh nghiệm bản thân qua Thái cực.

    Nên việc đến 1 ngày nào đó thế giới chỉ có 1 tôn giáo là Chân lý (đại ý Enstein nói vậy) cũng có thể là đúng :)
    Mình không tin một ngày nào đó thế giới chỉ còn 1 tôn giáo. Thời điểm xảy ra điều đó chắc là báo hiệu của ngày tận thế. Bởi lẽ bản chất của sự tồn tại và vận động là tính lưỡng nghi với sự tồn tại của những thực thể đối lập (âm và dương). Và một điểm nữa là thế giới với 7 tỉ người hiển nhiên không thể có được cùng một cách hiểu cho một niềm tin.

  7. #7

    Mặc định

    Vấn đề ko phải là LẠY AI. Mà là LẮNG NGE VÀ ĐEM RA THỰC HÀNH. Kết quả , hoa trái của "THỰC HÀNH ĐÓ" THÌ TỐT ĐẸP CHO NHIỀU NHIỀU NGƯỜI. Có câu AI ĂN NGƯỜI ẤY NO, nghỉa là kết quả chỉ đến 1người . MỘT NGƯỜI CHẾT, VẠN NGƯỜI SỐNG, đây là lý tưởng Chúa nhắn nhủ

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Sesônglai Xem Bài Gởi
    Vấn đề ko phải là LẠY AI. Mà là LẮNG NGE VÀ ĐEM RA THỰC HÀNH. Kết quả , hoa trái của "THỰC HÀNH ĐÓ" THÌ TỐT ĐẸP CHO NHIỀU NHIỀU NGƯỜI. Có câu AI ĂN NGƯỜI ẤY NO, nghỉa là kết quả chỉ đến 1người . MỘT NGƯỜI CHẾT, VẠN NGƯỜI SỐNG, đây là lý tưởng Chúa nhắn nhủ
    Câu này của bạn khá hay.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Nguồn :

    http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/439...-khoa-hoc.html

    Đọc lại 1 đoạn trong cuốn đối thoại với thượng đế :

    Tại sao một số người như Đấng Ki Tô chẳng hạn, có vẻ nghe nhiều thông
    điệp của Thượng Đế hơn những người khác?
    Vì Người đó đặt hết ý chí vào chuyện nghe. Họ muốn nghe và tâm tư của
    họ cứ mở ra cho truyền thông ngay cả khi truyền thông này có vẻ đáng
    sợ, điên khùng hay hoàn toàn sai.
    Vậy chúng tôi phải nghe Thượng Đế ngay cả khi điều Người nói có vẻ
    sai?
    Đặc biệt nhất khi nó có vẻ sai! Nếu các người nghĩ rằng các người đúng
    về tất cả mọi chuyện thì đâu cần nói gì với Thượng Đế nữa? Có đúng như
    vậy không? Cứ việc tiến lên bác tài và hành động theo tất cả điều các
    người biết. Nhưng nên nhớ là các người đã làm từ khai thiên lập địa và
    thử nhìn coi thế giới hiện nay của các người ra sao? Hẳn nhiên các
    người đã thiếu xót gì đó? Có gì đó các người chưa hiểu? Điều mà các
    người chưa hiểu có vẻ là đúng với các nguời, vì “Đúng” là chữ các
    người thường dùng để chỉ cái các người đồng ý. Vậy điều các người
    thiếu sót ngay từ đầu được coi là Sai.
    Như vậy các người cần tự hỏi mình: Sẽ ra sao nếu tất cả những điều
    mình tưởng “Sai” lại thật sự “Đúng”?
    Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không
    đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt
    đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ
    sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng.
    Và đó là điểm
    ta cần ở đây.
    Các người không thể biết rõ Thượng Đế cho tới khi nào các người ngừng
    tự nhủ rằng mình đã biết Thượng Đế rồi. Các người không thể nghe được
    Thượng Đế cho tới lúc các người ngừng nghĩ rằng mình đã nghe Thượng Đế
    rồi.
    Ta không thể nói Chân Lý của Ta cho các ngươi cho tới khi các ngươi
    ngừng nói Chân Lý của các người với Ta.

    bài viết của bạn thật thú vị nếu bạn đem bài này để trao đổi & chia sẻ với những người " Rừng " thì hay biết mấy ,

    Hỏi bạn , khoa học có tạo ra được không khí , nếu trong trái đất này không có không khí ? , khoa học chỉ tìm & phát hiện ra những thứ đã có sẵn trong tự nhiên thôi , còn bạn chỉ là người nói leo , chứ bản thân bạn chẳng làm được tích sự gì , ngoài sự đâm thọc tôn giáo này tôn giáo khác , mang sự nghi ngờ & chia rẽ

    có khác nào bạn nói nhà bên cạnh phải sống theo ý của bạn thì mới đúng , còn nếu khống sống theo ý bạn thì bạn phản đối tới cùng ?
    Last edited by supperqeen; 17-10-2011 at 07:24 PM.

  10. #10

    Mặc định

    Đúng là ngôn ngữ bất đồng.
    Bạn đọc lại xem Mt đâm thọc tôn giáo hay không, buồn cười quá :)

    Đoạn trên Mt trích trong cuốn đối thoại với thượng đế, 1 cuốn sách chắc nhiều người, nhiều vị linh mục đều thích thú.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Đúng là ngôn ngữ bất đồng.
    Bạn đọc lại xem Mt đâm thọc tôn giáo hay không, buồn cười quá :)

    Đoạn trên Mt trích trong cuốn đối thoại với thượng đế, 1 cuốn sách chắc nhiều người, nhiều vị linh mục đều thích thú.

    nếu không phải ý của bạn thì tôi xin lỗi bạn

  12. #12

    Mặc định

    những kẻ chuyên đâm thọt và gây hấn mà cũng nói mình đi tìm chân lý?
    Thiên hạ “Chi nghinh nam bắc điểu”
    Tình đời “Diệp tống vãng lai phong”

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi sa đại hiệp Xem Bài Gởi
    những kẻ chuyên đâm thọt và gây hấn mà cũng nói mình đi tìm chân lý?
    Nếu bạn nói Mt đâm thọt gây hấn thì bạn dẫn chứng được không ?

    Nếu bạn ko nói Mt thì thôi :)

  14. #14

    Mặc định

    Có lẽ các bạn vẫn chưa hiểu sự giống nhau giữa những người nghiên cứu khoa học và những người tìm kiếm niềm tin tôn giáo.Xin được trích lại 1 câu: Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng

    Bạn quangcom, dangbao và nhiều bạn chưa hiểu Công giáo, hay tôn giáo nói chung, họ tìm thấy rất nhiều điểm phi lý, dường như không hợp lý trong giáo lý các tôn giáo.Nên nếu khởi đầu bằng việc "chấp nhận rằng mình không đúng" để tìm hiểu những điều trừu tượng sẽ là cách tiếp cận tôn giáo 1 cách khoa học :)

  15. #15

    Mặc định

    Việc chấp nhận mình không đúng là một cách để có thể học hỏi những điều mới mẻ. Điều này là hoàn toàn tốt bởi lẽ như vậy là mình sẵn sàng tiếp nhận cái mới. Nhưng việc chấp nhận những điều sai một cách rõ ràng là đúng và gắn chặt niềm tin vào điều không đúng đó sẽ khiến cho ta không thể tiếp cận cái đúng thực sự. Sự tin tưởng của những người công giáo vào việc trái đất là Trung tâm vũ trụ thuở xa xưa đã đưa những nhà khoa học lên giàn thiêu là một minh chứng cho điều đó.
    Tôn giáo nhìn chung thiếu sự chấp nhận cho cái mà bạn nói "chấp nhận rằng mình không đúng" còn các nhà khoa học thì coi đây là điều bình thường. Tại sao lại như vậy ? tại vì tôn giáo khởi nguồn là từ niềm tin tức là cái luôn luôn đúng còn khoa học khởi nguồn từ sự nhìn nhận những điều con người chưa hiểu biết và tìm cách giải thích nó.

  16. #16

    Mặc định

    Daniel Sechtman khi nghiên cứu về cấu trúc tinh thể cũng phải bắt đầu từ niềm tin rằng mình đúng.Nếu không có niềm tin thì ông ấy đã bỏ cuộc.

    Sự khác nhau giữa Niềm tin tôn giáo và Niềm tin thông thường (khoa học, nhân văn,vv..) là: Niềm tin tôn giáo hướng về cái cùng đích, cái vô cùng, cái giới hạn của giới hạn. Còn niềm tin khoa học chẳng hạn, đối tượng của họ là vũ trụ hiện hữu.

    Giữa 1 bên là không gian xxx chiều, năng lượng cực cao của tôn giáo (như nhiều người quan niệm) và 1 bên là 3 chiều thì dĩ nhiên bên nào rủi ro hơn chắc ai cũng biết. nhưng bên nào thành công hơn nếu đạt được chắc cũng dễ hiểu.

    Do con người là 3 chiều, mà tìm kiếm những điều siêu nhiên xxx chiều nên họ chỉ có thể tìm thấy được trong nội tâm, còn khoa học thì có thể có bằng chứng nhưng chính bằng chứng là cái giới hạn của khoa học.Giống như con cá dưới nước chẳng bao giờ tìm được các bằng chứng ở trên bờ.

    Do đó niềm tin ở đâu cũng cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất là niềm tin cần phải được thực nghiệm, kinh nghiệm "Đức tin không có việc làm là đức tin chết" là vậy, chính quá trình Quan niệm-Sáng tạo-Kinh nghiệm nuôi sống niềm tin.

    Nên bạn quangcom cho rằng "tôn giáo khởi nguồn là từ niềm tin tức là cái luôn luôn đúng " cũng chưa hẳn đã chính xác hoàn toàn.Niềm tin cũng là 1 đối tượng luôn vận động và phủ định chính mình.Đã nói "tôi tin" tức là tự mình thừa nhận " tôi đang nghi ngờ" vì nếu "ko nghi ngờ" thì sẽ chẳng có cái khái niệm "Tin" nữa, đây là nghịch lý của Niềm tin mà có thể sẽ có người không hiểu.

    Nên đâu đó trong Kinh thánh (hình như trong thư của thánh Phaolo) đã nói: Lúc sống thì có 3 nhân đức : Đức Tin, Đức Cậy (trông cậy), Đức Mến (mến yêu) nhưng sau khi chết, Đức Tin không còn, Đức Cậy cũng mất, chỉ còn Đức Mến. Chính đức Cậy và đức Mến làm cho cái phần "tôi đang nghi ngờ" của đức tin bị đẩy lui dần, thay vào đó là phần "Tôi tin".
    Và dĩ nhiên quá trình này phải được kinh nghiệm bằng hành động, vận động.

    Chính cuộc sống là những thí nghiệm liên tục để nhà khoa học tôn giáo tìm kiếm chân lý thực sự của mình.Chúng ta chỉ đang đi tìm chân lý là vậy :)

  17. #17

    Mặc định

    Từ thuở ban đầu, khoa học và triết học đã đi liền với nhau. Các nhà khoa học cổ đại như Aristot, Ashimet, Newton đều có khuynh hướng sử dụng khoa học để giải thích những điều vô cùng và cái họ dựa vào chính là những gì con người đã biết về các quy luật của thiên nhiên. Các nhà Triết học cũng đều phát triển những học thuyết của mình dựa trên những phát hiện căn bản của khoa học. Điều này làm cho khoa học, triết học phát triển cùng nhau. Cái khác của tôn giáo (trừ đạo Phật) đối với khoa học chính là tôn giáo tạo ra một niềm tin từ một chứng cứ khởi đầu chẳng ai rõ ngoại trừ một vài người ban đầu sáng lập ra đạo (kinh cựu ước từ Moise, Kinh koran từ Mohamet, những lời giảng huấn về những tín hiệu siêu hình nào đó họ nhận được như sự viết lại kinh tân ước từ những học trò của chúa Jesu, Trò cầu cơ của đạo Cao Đài, và những hiện tượng không giải thích được và lạ lùng như chữa khỏi bệnh một cách bất thường v.v). Nếu niềm tin tôn giáo mà được thực nghiệm, được kinh nghiệm như bạn nói thì còn gì bằng. Nhưng điều đó phải chăng đã trái ngược với câu "phúc cho những kẻ không thấy mà tin" ư.

    Nếu các nhà đạo học luôn có những thí nghiệm liên tục để tìm thấy chân lý thực sự của mình dù chỉ là chân lý trong tâm thức thì đó chính là những nhà đạo học thực thụ, đáng kính trọng vậy.

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Cái khác của tôn giáo (trừ đạo Phật) đối với khoa học chính là tôn giáo tạo ra một niềm tin từ một chứng cứ khởi đầu chẳng ai rõ ngoại trừ một vài người ban đầu sáng lập ra đạo

    Nếu niềm tin tôn giáo mà được thực nghiệm, được kinh nghiệm như bạn nói thì còn gì bằng. Nhưng điều đó phải chăng đã trái ngược với câu "phúc cho những kẻ không thấy mà tin" ư.
    Các tôn giáo khác Mt không rõ, nhưng Ki tô giáo hình thành qua 1 quá trình mạc khải ( vén bức màn) hàng nghìn năm: những sự kiện có tính lịch sử lớn lao kéo dài hàng trăm năm như việc dân do Thái bị lưu đày ở Ai cập, sự trở về của người Do thái,tất cả chỉ để tiên tri về cuộc vượt qua của Chúa Giê su, cũng là cuộc vượt qua của con người trong cuộc sống bình thường.

    Những lời chúc phúc trong Kinh thánh cho ông Apraham : dòng dõi ngươi sẽ như sao trên trời, như cát ngoài biển trong khi lúc đó ông Apraham đã già nua. Ai tin được lời chúc phúc ấy ? Lời chúc phúc ấy đã có trong kinh Cựu ước, trước cả Chúa Giê su giáng sinh, chắc ông Apraham cũng ko thể tin được bây giờ có hàng tỷ người gọi ông là "Cha của những kẻ có lòng tin".

    Thiên Chúa đã dùng không chỉ Kinh thánh, ngài còn dùng Lịch sử người Do thái, biến cố Chúa Giê su chịu chết, những biến cố bách hại khi Ki tô giáo trên đường phát triển, khởi đầu là đế quốc La mã, khi đến Việt Nam cũng có hàng trăm ngàn người bị giết, Hàn quốc cũng vậy.Mỗi một lần bị bách hại, là 1 lần Vượt Qua, Thiên Chúa đang giảng cho con người về 2 từ Vượt Qua của người Do thái.

    Những cuộc bách hại là những quyển Kinh thánh sống viết tiếp về cuộc vượt qua của Chúa Giê su, và lịch sử loài người sẽ tiếp tục được viết theo 1 cách đặc biệt như vậy.

    Nên nói rằng "tôn giáo tạo ra một niềm tin từ một chứng cứ khởi đầu chẳng ai rõ ngoại trừ một vài người ban đầu sáng lập ra đạo" quả thật là bạn chỉ nhìn vào mình chúa Giê su thôi, bạn quên mất Chúa Giê su cũng là 1 người Do thái, và trước Ngài đã có hàng ngàn năm mạc khải của Cựu ước, và sau ngài vẫn tiếp tục được mạc khải.

    " Phúc cho những ai không thấy mà tin", tôi không thấy Chúa, không thấy những cái siêu hình, nhưng chúng tôi biết Thượng đế vẫn đang mạc khải cho loài người, nên chúng tôi tin.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Các tôn giáo khác Mt không rõ, nhưng Ki tô giáo hình thành qua 1 quá trình mạc khải ( vén bức màn) hàng nghìn năm: những sự kiện có tính lịch sử lớn lao kéo dài hàng trăm năm như việc dân do Thái bị lưu đày ở Ai cập, sự trở về của người Do thái,tất cả chỉ để tiên tri về cuộc vượt qua của Chúa Giê su, cũng là cuộc vượt qua của con người trong cuộc sống bình thường.

    Những lời chúc phúc trong Kinh thánh cho ông Apraham : dòng dõi ngươi sẽ như sao trên trời, như cát ngoài biển trong khi lúc đó ông Apraham đã già nua. Ai tin được lời chúc phúc ấy ? Lời chúc phúc ấy đã có trong kinh Cựu ước, trước cả Chúa Giê su giáng sinh, chắc ông Apraham cũng ko thể tin được bây giờ có hàng tỷ người gọi ông là "Cha của những kẻ có lòng tin".

    Thiên Chúa đã dùng không chỉ Kinh thánh, ngài còn dùng Lịch sử người Do thái, biến cố Chúa Giê su chịu chết, những biến cố bách hại khi Ki tô giáo trên đường phát triển, khởi đầu là đế quốc La mã, khi đến Việt Nam cũng có hàng trăm ngàn người bị giết, Hàn quốc cũng vậy.Mỗi một lần bị bách hại, là 1 lần Vượt Qua, Thiên Chúa đang giảng cho con người về 2 từ Vượt Qua của người Do thái.

    Những cuộc bách hại là những quyển Kinh thánh sống viết tiếp về cuộc vượt qua của Chúa Giê su, và lịch sử loài người sẽ tiếp tục được viết theo 1 cách đặc biệt như vậy.

    Nên nói rằng "tôn giáo tạo ra một niềm tin từ một chứng cứ khởi đầu chẳng ai rõ ngoại trừ một vài người ban đầu sáng lập ra đạo" quả thật là bạn chỉ nhìn vào mình chúa Giê su thôi, bạn quên mất Chúa Giê su cũng là 1 người Do thái, và trước Ngài đã có hàng ngàn năm mạc khải của Cựu ước, và sau ngài vẫn tiếp tục được mạc khải.

    " Phúc cho những ai không thấy mà tin", tôi không thấy Chúa, không thấy những cái siêu hình, nhưng chúng tôi biết Thượng đế vẫn đang mạc khải cho loài người, nên chúng tôi tin.
    Mình đồng ý với bạn, cảm ơn bạn! Xin Chúa chúc lành cho bạn!
    Mình còn cảm nghiệm về sự hiện diện và tình yêu của Ngài qua những biến cố của cuộc đời mình. Theo mình biết thì chỉ cần có Đức Tin và lòng Khiêm Hạ thì chúng mình sẽ thấy Ngài luôn đồng hành với chúng mình. Chẳng có hạnh phúc nào bằng hạnh phúc được làm con cái Chúa.

  20. #20

    Mặc định

    Cái khác của tôn giáo (trừ đạo Phật) đối với khoa học chính là tôn giáo tạo ra một niềm tin từ một chứng cứ khởi đầu chẳng ai rõ ngoại trừ một vài người ban đầu sáng lập ra đạo

    Phật giáo do Phật Tích Ca sáng lập ra, phật Tích Ca có cho bạn chứng cứ gì không vậy, tại sao các bạn lại theo Phật giáo ? Nếu không có Phật Tích ca thì có Phật giáo không bạn ?

    Mình chưa hiểu lắm vì sao bạn loại trừ Phật giáo ra khỏi câu bôi đỏ trên của bạn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bí ẩn cuộc sống sau khi chết!!! (Tổng hợp)
    By dc_bac in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 17-12-2012, 11:36 AM
  2. KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 61
    Bài mới gởi: 01-04-2012, 09:35 PM
  3. Đạo Do Thái
    By Lão_Ngoan_Đồng in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 29-09-2011, 06:37 PM
  4. Tôi muốn làm Linh mục
    By hoi tho in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 25-06-2011, 11:26 PM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •