Nguồn :

http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/439...-khoa-hoc.html

Đọc lại 1 đoạn trong cuốn đối thoại với thượng đế :

Tại sao một số người như Đấng Ki Tô chẳng hạn, có vẻ nghe nhiều thông
điệp của Thượng Đế hơn những người khác?
Vì Người đó đặt hết ý chí vào chuyện nghe. Họ muốn nghe và tâm tư của
họ cứ mở ra cho truyền thông ngay cả khi truyền thông này có vẻ đáng
sợ, điên khùng hay hoàn toàn sai.
Vậy chúng tôi phải nghe Thượng Đế ngay cả khi điều Người nói có vẻ
sai?
Đặc biệt nhất khi nó có vẻ sai! Nếu các người nghĩ rằng các người đúng
về tất cả mọi chuyện thì đâu cần nói gì với Thượng Đế nữa? Có đúng như
vậy không? Cứ việc tiến lên bác tài và hành động theo tất cả điều các
người biết. Nhưng nên nhớ là các người đã làm từ khai thiên lập địa và
thử nhìn coi thế giới hiện nay của các người ra sao? Hẳn nhiên các
người đã thiếu xót gì đó? Có gì đó các người chưa hiểu? Điều mà các
người chưa hiểu có vẻ là đúng với các nguời, vì “Đúng” là chữ các
người thường dùng để chỉ cái các người đồng ý. Vậy điều các người
thiếu sót ngay từ đầu được coi là Sai.
Như vậy các người cần tự hỏi mình: Sẽ ra sao nếu tất cả những điều
mình tưởng “Sai” lại thật sự “Đúng”?
Tất cả những nhà khoa học đều biết điều này. Khi một thử nghiệm không
đạt kết quả, nhà khoa học gạt đi tất cả những giả thiết trước và bắt
đầu lại lần nữa. Tất cả những khám phá khoa học đã được thực hiện từ
sự chấp nhận và khả năng chấp nhận là mình không đúng.
Và đó là điểm
ta cần ở đây.
Các người không thể biết rõ Thượng Đế cho tới khi nào các người ngừng
tự nhủ rằng mình đã biết Thượng Đế rồi. Các người không thể nghe được
Thượng Đế cho tới lúc các người ngừng nghĩ rằng mình đã nghe Thượng Đế
rồi.
Ta không thể nói Chân Lý của Ta cho các ngươi cho tới khi các ngươi
ngừng nói Chân Lý của các người với Ta.