kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Giải mã lời thề trong “võ bùa” và sự thật về Âm - Dương công

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Giải mã lời thề trong “võ bùa” và sự thật về Âm - Dương công

    Giải mã lời thề trong “võ bùa” và sự thật về Âm - Dương công

    25.05.2015 | 06:04 AM

    Cho đến nay, bí ẩn lớn nhất đối với tất cả những ai quan tâm đến môn võ Thất Sơn thần quyền chính là lời thề.



    Lời thề sẽ đi theo suốt cuộc đời “hành hiệp giang hồ” của một môn sinh. Các lời thề của môn sinh cũng có những cấp độ khác nhau và việc phản lại lời thề cũng gây ra những hậu quả tàn khốc. Do đó thường là môn sinh không dám phản lại lời thề ấy. Vậy sự thật lời thề và phản thề trong Võ bùa là gì, thành quả và hậu quả của nó ra sao?

    Sợi dây ngầm với mật tông

    Nhiều lần sắp xếp cuộc hẹn với Chưởng môn của Thất Sơn thần quyền, nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể diện kiến anh được bởi anh đang vào trong vùng Bảy Núi (An Giang) luyện công, khóa lễ trì tụng trong đó.

    Anh hứa sẽ cho chúng tôi một cuộc hẹn để kể về những trận “thư hùng” đặc biệt của Thất Sơn thần quyền với thế giới võ Việt. Tuy vậy, anh cũng gợi ý cho chúng tôi biết muốn tìm hiểu được “mạch lạc” về võ Thất Sơn, cần tìm hiểu kỹ những lời thề và những lời cầu khấn của những môn sinh đầu tiên.

    Khóa lễ trì tụng đầu tiên của môn sinh khi sơ nhập môn phái.

    Để tìm hiểu được vấn đề “căn cốt” trong môn phái kỳ bí nhất Việt Nam, chúng tôi đã liên lạc với ông Lại Văn An để có thể nghe ông kể về những ngày đầu sơ nhập môn phái và những lời thề bí ẩn trong Thất Sơn thần quyền. Theo ông An, trước kia, thời kỳ còn trai trẻ mà muốn tập “Thất Sơn thần quyền” rất khó và phải tập “chui”. Ông và các anh em cứ chờ đến đêm, rồi đi ra những bãi đất trống, hoặc bãi tha ma ít người qua lại để luyện vì ngày đó nhiều người cho rằng môn võ này sử dụng bùa phép?

    Những môn sinh sơ nhập môn phái sẽ được học một khóa lễ trì tụng căn bản, điều đầu tiên họ phải học là 9 lời thề bao gồm: 1- Phải hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.; 2- Không được phản môn phái Thất Sơn thần quyền; 3- Không phản thầy; 4- Không phản bạn, coi bạn như anh em ruột thịt; 5- Không đam mê tửu sắc; 6- Không cưỡng hiếp gái đã có chồng; 7- Không ỷ mạnh hiếp yếu; 8-Hết lòng hiệp nghĩa; 9-Không phản đạo. Những sơ nhập căn bản này sẽ là một trong những điều kiện để người nhập môn phái có thể tiến thêm những nấc thang khác trong việc lĩnh hội những tinh hoa của môn phái. Nếu không vượt qua bước đầu tiên, người học sẽ không bao giờ có thêm những lời thề của bậc cao hơn.


    Nói về nguồn gốc của các lời thề đầu tiên trong ngày sơ nhập môn phái, mỗi tông phái đều có lời thề riêng tuy có thêm thắt cho khác nhau nhưng chánh yếu vẫn là phải giữ luật công bằng, không được hiếu sát.
    Nguồn gốc của những lời thề này ông không rõ có từ khi nào, nhưng trong những năm tháng nghiên cứu về võ học của môn phái mình, ông An cho rằng sự khởi đầu của bộ môn Thần Quyền cũng có cùng thời kỳ xuất hiện với các môn phái huyền bí từ Trung Hoa hay Ấn Độ (cách đây hàng ngàn năm); đó là bộ môn do Thiên đình bí truyền cho nhân gian để chứng minh sự hiện diện của thánh thần, mà các võ sư bậc thầy ở dưới khi nhìn thấy thần quyền biểu diễn cũng phải trầm trồ bái phục.

    Cũng theo ông An, nghi lễ nhập môn của Thất Sơn thần quyền nhất thiết phải có lễ điểm đạo cúng Phật, cúng thần, cúng tổ, uống một lá linh phù, và chắp tay đọc 9 lời thề đầu tiên. Tông phái huyền bí sử dụng rất nhiều phù và rất nhiều thần chú cho nên khi xuất sư, mỗi môn sinh chọn một lá phù và một câu thần chú để lập tông phái, do đó mà có cả trăm tông phái thần quyền. Tất cả đều nằm trong mật tông của môn phái và có sự xuất phát từ bùa chú.

    Những câu hỏi chưa có lời giải

    Ở cấp độ thứ 2 trong Thất Sơn và cũng là tiền đề để đạt được những cảnh giới cao hơn, người học phải học thêm 7 lời thề tiếp theo. “Để có thể học thêm 7 lời thề nữa, đệ tử của Thất Sơn ban đầu phải tu luyện vô cùng khắc khổ bởi nếu không vượt qua được trạng thái ban đầu thì khó lòng đạt được những bậc tiếp theo. Đây là những điều căn bản trong võ học của Thất Sơn”, ông An giải thích.

    Tiếp câu chuyện, ông An cũng bật mí với chúng tôi rằng, Thất Sơn thần quyền có nhiều tinh túy khác nhau, thầy dạy ban đầu chỉ là những người hướng dẫn. Nếu người học tu luyện tốt, tự học tốt thì có thể tiến bộ trong mỗi ngày và tập trung tu dưỡng bản thân. Đến một cảnh giới lĩnh hội đủ 16 lời thề và luyện tập thì sức mạnh có thể gấp 3 – 4 người thường.

    Tay không có thể đấm vào gỗ đá mà không hề hấn gì hết. Một cái hay nữa là có thể luyện các môn võ khác, chẳng hạn đi bài Mai Hoa Quyền của phái Thiếu Lâm. Cho dù không có sư, nhưng khi lên Thần rồi, thì đi quyền rất thuần thục như là có học qua bài quyền đó. Mặc dầu là mình trần, nhưng mà sức mạnh của cánh tay làm ra gió kêu vụt vụt. Cũng theo ông An, trước đây, khi nhà tranh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ không cao, nhiều lần ông được chứng kiến màn đề khí phi thân của sư phụ một cách ngoạn mục.

    Ông giải thích rõ hơn cho chúng tôi về “Thần Quyền” được sử dụng trong môn phái này. Thần ở đây là thần thái, là cái thần của chính bản thân mỗi con người. Nhưng đa số mọi người lại hiểu thành thần thánh, là những điều siêu nhiên huyền bí nên có chuyện bị cấm đoán như vậy.

    Và cũng chính vì hai chữ “Thần Quyền” nên môn phái đã không được chấp nhận tại Việt Nam. Khi cha ông, đồng thời cũng là sư phụ của ông muốn công khai môn võ trong cộng đồng võ Việt, thế nhưng những nhà quản lý thời bấy giờ chỉ chấp nhận hai chữ “Thất Sơn” còn hai chữ “Thần Quyền” phải gỡ bỏ. Tất nhiên, điều đó đã không thể xảy ra bởi theo ông như thế làm mất đi thần thái của môn võ.

    Giải thích với chúng tôi về thế võ, vị cao thủ này cho biết, trước hết loại võ này chỉ dùng để phòng thân thôi, thích hợp cho những người hiền, không quậy phá. Học khoảng vài tháng là được, nhưng phải tu luyện thêm. Sau khi học vài tháng thì mỗi lúc đánh cần phải đọc chú, múa quyền theo bài bản khoảng 15 phút cho cơ thể có thể sẵn sàng để những vị “thần phù” nhập vào, lúc đó đường quyền cước mới nhẹ nhàng như lướt trên gió?!

    Những đòn thế đó sẽ tác động rất nhẹ nhàng đến đối phương nhưng hiệu quả vô cùng lớn, đối phương có thể ngã lăn và chịu nội thương cực lớn. Tuy nhiên, một điều khó khắc phục của Thất Sơn trong thực chiến là trong lúc tạo lập được trạng thái “thần quyền”, môn sinh rất dễ bị đối phương tấn công. Tuy nhiên, nếu trạng thái đỉnh cao thì hoàn toàn chịu đựng được đòn thế của đối phương đến khi xuất chiêu mà không hề hấn gì.

    Một điều đặc biệt mà ông An cũng như các môn sinh của võ phái rất kiêng kỵ chính là việc sử dụng võ của môn phái đi ức hiếp người khác, hay làm những việc trái luân thường đạo lý là chỉ vài tháng sau, mọi võ công sẽ tiêu tan hết. Bên cạnh đó, kẻ “phản thề” còn bị các vị “thần phù” “vật” khiến kẻ làm trái lời thề môn phái cảm thấy đau đớn vô cùng và có thể dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, vĩnh viễn không sử dụng được võ công. Điều này, với chúng tôi, những người tiếp cận để tìm hiểu sâu, vẫn không tài nào lý giải nổi. Và vì thế, hành trình đi tìm câu trả lời vẫn còn ở phía trước...

    Kỳ bí lễ nhập môn


    Cao thủ Lại Văn An chia sẻ với chúng tôi về nghi lễ đầu tiên khi sơ nhập môn phái.

    Theo ông An, thường kẻ mới nhập môn thì sẽ được sư phụ dùng hương khoán bùa thổi trên đỉnh đầu, tam tinh (vùng giữa trán), 2 bên lỗ tai, trước ngực và sau lưng, 2 cánh tay dùng hương khoán, rồi cho môn sinh đó uống 1 ly nước bùa có cấp vị Tổ phụ nào đó theo hộ từ đó để cho tân môn sinh đó đọc chú, luyện mỗi ngày cho tới thành thục rồi sẽ luyện môn khác.

    Sau khi uống xong ly nước phép ông thầy đó sẽ cho đệ tử ấy đứng chắp 2 tay lại hoặc 2 tay cầm 2 cây hương giăng ngang thẳng ra và đọc câu thần chú để xuất quyền, đọc liên tục, đọc đến khi nào người đệ tử thấy người mình chuyển khác lạ thì nương theo đó mà luyện, có người lên mạnh, người lên yếu, người chậm, người nhanh tùy căn cơ với võ học, và xác "nặng, nhẹ ". Qua được giai đoạn này môn sinh chính thức được sơ nhập môn phái.
    Trần Phương


    Last edited by Bin571; 28-05-2015 at 10:04 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Đao thương bất phạm - Lời đồn hay tuyệt kỹ võ học bí ẩn?

    28.05.2015 | 20:42 PM

    Môn võ được gọi là võ gồng thực chất là một loại khí công. Khi luyện đến cảnh giới cao nhất, cơ thể của người luyện sẽ trở lên cứng như sắt thép, đao thương bất nhập!?...



    Ngoài những bí ẩn trong môn phái đã giới thiệu đến quý vị độc giả ở các kỳ trước, sau khi báo đăng tải, nhiều độc giả cũng đã gửi thắc mắc và gửi tới chúng tôi băn khoăn, tò mò về những chiêu thức kỳ bí của môn võ. Bên cạnh đó là những clip mà họ đã được xem qua trên mạng về những người mình đồng da sắt, được cho là theo môn phái này. Họ chém dao phầm phập vào cơ thể nhưng kỳ lạ, không chảy máu, không tỏ vẻ đau đớn?! Sự thật về khả năng “đao thương bất nhập” trong các tiểu thuyết võ hiệp hay phim ảnh, liệu có tồn tại và đúng phần nào trên thực tế trong môn phái này?

    Giải mã bí thuật “kim thân bất hoại”

    Khi chúng tôi tiếp xúc với các cao thủ môn phái Thất Sơn thần quyền, nhiều vị cao thủ trong môn phái thừa nhận những tài liệu về võ học Thất Sơn thần quyền chính tông nay hầu như không còn tin tức gì. Những cao thủ luyện môn võ này thường chỉ học lại được những gì mà chính sư phụ họ truyền đạt lại và hầu như họ không bao giờ được phép thắc mắc về những gì mình đã học.

    Các huyền tích còn lại về những chiêu thức đã từng “vang bóng giang hồ một thuở” chỉ còn lẩn khuất đâu đó trong nhân gian và trong chốn võ lâm, nhiều cao thủ mai danh, ẩn tích. Các tuyệt thế võ học của môn phái này từ ngày xuống núi và hòa nhập vào với đời sống nhân gian khiến nó được phủ một màn sương mù huyền thoại. Khi võ học Thất Sơn được đưa ra miền Bắc và được bí mật tập luyện qua quá trình gian khổ mà chúng tôi đã nói ở các kỳ trước cũng đã bị mai một phần nào do điều kiện xã hội đặc thù.

    Thất Sơn thần quyền được phát triển cả trên bình diện quốc tế.

    Trong các tuyệt học của võ học Thất Sơn, tuyệt thế chiêu thức võ gồng cũng đã lẩn khuất vào trong nhân gian và đâu đó vẫn có người gìn giữ một cách bí mật. Theo thông tin của các cao thủ mà chúng tôi đã gặp qua và có dịp giới thiệu với độc giả ở kỳ trước, các vị này đều công nhận rằng cho đến nay, võ gồng được khẳng định rằng xuất phát và lưu giữ tại vùng Bảy Núi và do đạo sỹ Ba Lưới nắm giữ. Tuy nhiên, các cao thủ này cũng đều được các vị sư phụ giới thiệu qua. Nhưng tuyệt thế võ học này xứng đáng là một trong những chiêu thức có thể tạo nên danh tiếng của võ học Thất Sơn.

    Theo các vị cao thủ như vợ chồng Chinh, Tuấn, ông An, môn võ được gọi là võ gồng thực chất là một loại khí công. Khi luyện đến cảnh giới cao nhất, cơ thể của người luyện sẽ trở lên cứng như sắt thép, đao thương bất nhập?! Môn sinh lĩnh hội được võ học này ngoài có được thân hình tựa như “kim thân bất hoại” sẽ biết thêm được về thuật ẩn thân, biến hình. Hai huyền thoại của chiêu thức võ gồng này đã từng tung hoành giang hồ là Ba Đạo và Đơn Hùng. Tuy nhiên, hai con người này cũng là hai huyền thoại khác nhau, một người hành thiện còn một người thành tướng cướp.

    Trong một cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại với Chưởng môn của Thất Sơn thần quyền, ông này cho biết về huyền tích của võ gồng trong Thất Sơn: Đạt được cảnh giới của võ học này nghĩa là dao chém không đứt, đạn bắn không thể xuyên qua(?). Đây là một chiêu thức bí mật của môn phái và với uy lực vô cùng lớn nên việc luyện chiêu thức này cũng hết sức phức tạp, chỉ những người có căn duyên mới có thể học được.

    Cũng theo ông, các giai thoại kể về quá trình rèn luyện võ gồng vô cùng bí hiểm. Bước đầu tiên, các đệ tử sẽ được sư phụ dùng nội lực đả thông huyệt đạo trên cơ thể. Các huyệt đạo này sẽ chỉ có vị sư phụ này nắm giữ và chỉ truyền lại cho một vị đệ tử duy nhất khi vị sư phụ này sắp tạ thế. Sau khi huyệt đạo được khai thông, người theo học sẽ được truyền các phương pháp luyện khí và các bài tập bí hiểm trong những điều kiện tự nhiên, thời gian, không gian nhất định. Song song với việc luyện tập sức chống chịu của cơ thể, luyện khí, môn sinh còn được thầy truyền cho các bài chú để niệm trong khi luyện tập. Không nằm ngoài đặc trưng của môn võ, tất nhiên, người luyện võ gồng của Thất Sơn thần quyền cũng sẽ khấn một loại bùa chú đặc thù cho thế võ. Việc “ăn bùa” thực chất là học thuộc trong lúc ngồi thiền, kiên trì luyện tập, đọc chú kết hợp với vận nội công sẽ tăng lực lên. Và có thể vì thế họ xem là “đao thương bất nhập”, hàm ý đao kiếm khó xâm phạm vào thân thể, khó gây thương tích.

    Thần phù giải trừ kẻ gian và ác thuật

    Một lá bùa hộ thân giúp người hạnh phúc.

    Càng đi sâu vào tìm hiểu phái võ Thất Sơn, chúng tôi càng cảm giác như lạc vào thế giới kỳ bí của võ học thần quyền. Tuy nhiên, khác với những điều ma mị, bùa ngải mà chúng tôi đã có dịp trải nghiệm trước đó mà phần đa là sự huyễn hoặc, lừa bịp, các đệ tử của Thất Sơn thần quyền có cách lý giải rất riêng về bùa chú trong võ học của môn phái này. Cuộc sống xa xưa, con người phải lao động và lo toan cho mạng sống của mình. Theo họ, bùa chú là bộ môn khoa học cổ xưa nhất, linh nghiệm nhất... có những năng lực trường tồn vượt không gian và thời gian. Nó chữa được thân và tâm bệnh khi chưa có thuốc men ra đời. Chúng ta có thể coi đó là một trong những liệu pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc nhưng hiệu quả nhanh nhất và ít tốn kém...

    Di ảnh của ông Ba Đạo, một trong hai truyền nhân chân truyền của võ gồng tại Việt Nam.

    Ngoài võ học về Thất Sơn thần quyền thì những ý nghĩa làm phép để giải trừ kẻ gian và ác thuật có ý nghĩa quan trọng đối với một môn sinh. Theo cao thủ Lại Văn An, sau khi người học trò đọc xong bài nguyền trước Linh đàn, tiếp theo quỳ xuống, hai tay cung kính đặt trước ngực và khai ra tất cả những thói hư, tật xấu, ý nghĩ và hành động đã, đang và sẽ làm cho người khác phải đau buồn, mất mát... và xin thề ăn năn, sám hối từ nay về sau tu tâm dưỡng tính thành người có nhân đức, biết hòa đồng với mọi người và thương yêu muôn loài, không còn những ý nghĩ tà tâm, gian ác, lừa gạt, hại người, v.v... Còn đối với “Phép nhập thần” là điều cơ bản mà các môn sinh trong phái Thần quyền nói chung, đều phải trải qua. Trong giờ phút thiêng liêng nhất, vị sư phụ truyền phép nhập thần cho đệ tử... Đó chính là nghi thức mang tính tâm linh sâu sắc, người ngoại đạo rất khó cắt nghĩa đầy đủ.
    Người sai phạm quỳ trước bàn tổ, khai nhận những tội lỗi đã làm – nếu khai gian dối thì không giải được, và thề nguyền từ nay đến suốt đời không tái phạm, không làm điều tà tâm, gian ác, xin chư thần tha mạng. Sau mỗi câu khấn liền lạy một lạy, đến 49 lần như vậy...

    Bí thuật chạy trên nước , đi trên chông gai


    Theo nhiều cao thủ của võ Thất Sơn thần quyền, việc luyện công khi vượt đến cực hạn của bản thân, người học sẽ có thể điều khiển được trọng lượng của cơ thể. Đối với việc thỉnh bùa và vận khí cùng với nhập tâm bùa và đạt được những kỹ năng đặc dị với những bí thuật riêng. Đặc biệt, họ có khả năng giữ thăng bằng rất tốt, nhanh nhẹn trong từng cử động. Để đạt được trình độ khinh công, các thầy tu phải trải qua tất cả mức khinh hành (đi bộ với tốc độ rất lớn). Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước)...

    Các bài pháp thuật giải trừ kẻ gian và ác thuật


    * Pháp thứ 1: Võ công - giúp người sức yếu thế cô gặp nạn...
    Bài võ này có 5 bài chính bao gồm: Thần lực quyền; Ngũ hổ quyền; Xà tinh quyền; Ưng tinh quyền; Hầu tinh quyền. Cùng một số bài phụ.


    * Pháp thứ 2 : Khí công - chữa trị bệnh đau.
    Pháp này bao gồm các bài: Thần khí công; thọ tinh công; thuỷ tinh công; hoả tinh công; thiên ma công; kim thân công. Cùng một số bài phụ.


    * Pháp thứ 3: Hộ thân - giúp người hạnh phúc.
    Pháp này bao gồm: Phép chữa thân và tâm bệnh; phép giúp gia đình hạnh phúc; phép bảo vệ cơ sở bình an;….


    * Pháp thứ 4: Trấn kẻ trộm cắp - răn đe trộm cắp.
    Có 5 bài chính: Phép yểm bảo vệ tài vật; phép khiến kẻ trộm nghe có tiếng động liền bỏ chạy; phép khiến chân của kẻ trộm bị sưng đau nhức gần chết; phép khiến kẻ trộm đem trả lại đồ vật; phép khiến kẻ trộm không ra khỏi nơi lấy đồ...


    * Pháp thứ 5: Trừ kẻ gian ác - giáo hoá kẻ gian ác.
    Pháp này bao gồm: Phép làm cho kẻ gian ác đau đầu như búa bổ suốt ngày đêm; làm cho kẻ gian ác vật vã, nôn mửa gần chết; làm cho kẻ gian ác chóng mặt, tối mắt; làm cho kẻ gian ác toàn thân sưng to, tay chân co quắp không đi được; làm cho kẻ gian ác bụng trướng như cái trống; làm cho kẻ gian ác không ăn uống được; làm cho kẻ gian ác không ngủ được; làm cho kẻ gian ác khóc la, điên khùng…

    Lại Cường
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thuốc chữa bệnh U sơ tuyến tiền liệt – Ung thư Tiền liệt tuyến
    By benh_thuoc in forum Nơi Rao vặt, Trao đổi, Hiến tặng ...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-07-2013, 10:28 AM
  2. Trả lời: 75
    Bài mới gởi: 17-04-2013, 04:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •