Đệ đã đọc qua sự bàn luận của huynh RUbi và huynh Kình Dương, trên quan điểm của đệ, không theo bên nào cả, nhưng theo đạo đệ được biết, nếu chúng ta nói kinh dịch là sai lầm thì điều đó là chúng ta đang sai lầm, xin hỏi lão huynh rubi, huynh đang nghiên cứu kinh dịch trong giai đoạn nào trong lịch sử hình thành của nó mà khẳng định rằng nó có chổ sai. bản thân kinh dịch mà ngày hôm nay chúng ta đang nghiên cứu là cả một hệ thống được sáng tạo, thêm bớt, chỉnh lý hàng ngàn đời và hiển nhiên nó sẽ có sự thay đổi nếu không muốn nói là dị biến. Còn huynh nói cả bản thân thái cực cũng gặp vấn đề là không nên rồi. Ai bảo rằng các tượng trong quái của kinh dịch không đúng tiền đề. Sự hình thành từ vô vi hạo nhiên chi khí đến thái cực và từ thái cực sanh đến lưỡng nghi, tứ tượng bát quái đã theo đúng một nguyên tắc xếp chồng để thành và có sự kết hợp qua lại lẫn nhau để có được. Khi đến các tượng của cái quái sau này, xin thưa, nó không theo đúng nguyên tắc xếp chồng là có lý do riêng của nó. Có người nói tại sao dịch là âm tiêu dương thành luân phiên với nhau mà trong thượng kinh lại lấy 2 quẻ đầu là càn và khôn, lẽ ra phải là càn - cấu mới đúng, nhưng ko phải như vậy, THượng kinh lấy 2 quẻ càn khôn làm đầu sau đó đến truân - mông - nhu - tụng - sư là để nói lên tính nguyên thủy của dịch quái sau khi phaát triển thành kinh và truyện. Dù có đi đâu chăng nữa thì 6 hào dương và 6 hào âm vẫn là bản chất hình thành vạn vật, là khởi thủy của muôn sinh. đến hết 8 quẻ đầu thì nó lại tiếp tục bỏ qua nguyên tắc xếp chồng tiêu và trưởng, bởi bản chất của nó đã có trưởng và thành trong từng hào rồi, hơn nữa vì 8 quái sơ đã theo đúng luật đó, thì đến 64 quái kép không cần phải đi theo nguyên tắc ấy mà phải tiếp tục kế thừa và phát huy, nhược bằng tiếp tục đi đúng tiền đề của nó thì chẳng hóa ra 64 quái kép chẳng có j mới mẻ và huyền vi hay sao??? Tượng của quái từ quái kép nếu so sánh với sự hình thành các quái đơn thì quả là có sự lộn xộn, nhưng đến các quái kép thì nó không chú trọng vào luật tiên thiên nữa mà cần phải đi theo luật hậu thiên, vì người học đạo là đạo hậu thiên đi về tiên thiên mà. cái j cũng có bản chất của nó. Kinh dịch cả ngàn năm nay vẫn trường tồn ấy thôi, và tính chất suy luận luân lý của nó thì chưa chắc j chủ nghĩa Mác đã có thể đánh đổ được, các nhà khoa học đa phần lại là nhưng người theo Mác xít chủ nghĩa, hiển nhiên cái nào làm cho họ khó hiểu thì họ ngay lập tức nhảy vào ngâm cứu, ngay lập tức nhảy vào cãi vả, bàn qua, bàn lại và ngay lập tức có kết luận "khoa học vẫn đang tranh cãi" để kết luận vấn đề nhưng thực ra họ chắng có kết luận j cả. Mấy ai theo mác xít mà rõ thông huyền lý đâu? huynh rubi có thể chỉ đệ thấy được chăng. Em cũng là người học và nghiên cứu mác xít, nhưng e không tán đồng sự phản biện đến mù quáng của những người theo mác xít chung một nơi với em. Theo em nghĩ thì chúng ta dù có học đến già thì chúng ta cũng chưa thể tường được hết chữ Kinh huống hồ chi chữ Dịch. quan niệm của em là đến khi chúng ta thấy được chứ kinh, thì khi ấy chúng ta đã học nó theo đúng lẽ tự nhiên, tự nhiên thì ko dùng lý trí và lý luận duy ý chí để phán xét được. Do đó, đã rành được dịch và kinh thì sẽ không ai dám bàn và bác kinh Dịch nữa. Kính