kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: 11 quả báu của tâm từ

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định 11 quả báu của tâm từ

    NHÂN DUYÊN ĐỨC PHẬT GIẢNG KINH RẢI TÂM TỪ ( xem bên dưới)


    "Trong bài kinh Mettāsutta, Ðức Phật dạy có 11 quả báu của tâm từ như sau:

    - Này chư Tỳ khưu, khi hành giả niệm rải tâm từ dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới xong, đã thực hành qua thời gian lâu dài trở nên thuần thục rồi, làm cho định tâm an trú vững chắc theo tuần tự, đã tích luỹ nhiều, đã tinh tấn không ngừng, nên hành giả được 11 quả báu như sau:

    1- Ngủ được an lạc.
    2- Thức dậy được an lạc.
    3- Không thấy các ác mộng.
    4- Ðược mọi người thương yêu, quý mến.
    5- Ðược các hàng phi nhân thương yêu, quý mến.
    6- Ðược chư thiên hộ trì.
    7- Lửa hoặc chất độc hoặc các loại vũ khí... không thể làm hại được.
    8- Tâm dễ dàng an tịnh.
    9- Gương mặt sáng sủa.
    10- Lúc lâm chung, tâm không mê muội (tâm sáng suốt).
    11- Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới (trừ đệ ngũ thiền); nếu chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán, thì sau khi chết, bậc thiền sắc giới sở đắc của mình cho quả tái sanh lên cõi trời sắc giới phạm thiên.

    - Này chư Tỳ khưu, khi hành giả niệm rải tâm từ dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới xong, đã thực hành qua thời gian lâu dài trở nên thuần thục rồi, làm cho định tâm an trú vững chắc theo tuần tự, đã tích luỹ nhiều, đã tinh tấn không ngừng, nên hành giả được 11 quả báu như vậy.

    Nguyên nhân của bài kinh Tâm Từ

    Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu.

    Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng:

    - Kính bạch chư Ðại Ðức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có được cơ hội làm phước cúng dường bốn món vật dụng, thọ trì Tam quy, ngũ giới, nghe pháp. Kính xin quý Ngài hoan hỉ nhận lời thỉnh mời của tất cả chúng con.

    Chư Tỳ khưu xét thấy chỗ ở, con người, vật thực... thích hợp cho việc tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, nên nhận lời thỉnh mời của họ. Họ vô cùng hoan hỉ làm 500 cốc nhỏ, giảng đường hội họp, có đầy đủ tiện nghi đối với chư Tỳ khưu, rồi làm lễ dâng cúng đến chư Tỳ khưu Tăng.

    Chư Tỳ khưu trú ngụ tại khu rừng núi, ngồi hành đạo dưới những cội cây, do oai lực giới đức trong sạch của quý Ngài, làm cho nhóm chư thiên ngự trong lâu đài của mình trên cội cây không thể ở yên ổn được, nên đành dẫn thân quyến xuống ở dưới mặt đất, bị mưa gió làm cho nhóm chư thiên này sống rất vất vả khổ cực. Nhóm chư thiên ấy biết rõ chư Tỳ khưu này sẽ ở đây suốt ba tháng mùa mưa, nên họ hội họp, bàn luận với nhau rằng: "Những vị Tỳ khưu này sẽ ở lại đây suốt ba tháng mùa mưa, chúng ta không một ai dám trở lại lâu đài của mình trên cây. Chúng ta làm cách nào để các vị ấy rời khỏi khu rừng núi này".

    Rồi họ nhất trí với nhau rằng: "Chúng ta nên hoá ra những hình ảnh đáng ghê sợ, những thứ âm thanh rùng rợn, những mùi hôi khó chịu, v.v... khiến cho các vị ấy không thể nào tiếp tục ở lại nữa".

    Thật vậy, chư Tỳ khưu đang tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, ban đêm nhìn thấy những hình ảnh đáng ghê sợ, nghe những thứ âm thanh rùng rợn, ngửi những mùi tanh hôi rất khó chịu, làm cho tâm một số đông chư Tỳ khưu bị dao động, không ổn định, phát sanh tâm sợ hãi. Do đó, nên thân hình gầy ốm, khuôn mặt xanh xao, hốc hác, phát sanh bệnh hoạn, làm cho tâm không thể an trú trong đề mục thiền định.

    Một hôm, chư Tỳ khưu Tăng hội họp, vị Ðại Ðức trưởng nhóm hỏi chư Tỳ khưu rằng:

    - Này chư pháp đệ, trước khi vào trú ngụ trong khu rừng núi này ai cũng khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, gương mặt tươi sáng v.v... Nhưng bây giờ quý pháp đệ có thân hình gầy gò, khuôn mặt xanh xao, hốc hác, bệnh hoạn, v.v... quý pháp đệ trú ngụ tại khu rừng núi này có điều gì không thuận lợi có phải không?

    Chư Tỳ khưu bạch rằng:

    - Kính bạch Ngài Ðại Ðức, ban đêm, chúng con nhìn thấy những hình ảnh đáng ghê sợ, nghe những thứ âm thanh rùng rợn, ngửi những mùi tanh hôi rất khó chịu, làm cho tâm của chúng con bị dao động, không ổn định, phát sanh tâm sợ hãi, nên tâm của chúng con không thể an trú trong đề mục thiền định, phát sanh tình trạng như vậy, bạch Ngài.

    Ngài Ðại Ðức trưởng nhóm dạy rằng:

    - Này chư pháp đệ, như vậy, chỗ ở nơi này không thích hợp cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ. Ðức Phật cho phép Tỳ khưu an cư nhập hạ hai kỳ:

    1- An cư nhập hạ đầu: Kể từ ngày 16 tháng 6 cho đến 15 tháng 9 (ÂL).
    2- An cư nhập hạ sau: Kể từ ngày 16 tháng 7 cho đến 15 tháng 10 (ÂL).

    Vậy, chúng ta còn có đủ thời gian trở về hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, xin phép Ngài an cư nhập hạ sau ở một nơi khác. Quý pháp đệ nghĩ thế nào?

    Tất cả chư Tỳ khưu đều đồng tâm nhất trí nghe theo lời vị Ðại Ðức trưởng nhóm, sửa soạn lên đường trở về xứ Sāvatthi, đến hầu đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Ngài truyền dạy rằng:

    - Này chư Tỳ khưu, Như Lai đã chế định, ban hành đến tất cả chư Tỳ khưu: "Trong mùa mưa, chư Tỳ khưu phải an cư nhập hạ suốt ba tháng tại một nơi, không được phép đi ở nơi khác, nếu không có nguyên nhân chính đáng". Vậy, do nguyên nhân nào mà các con bỏ chỗ ở cũ.

    Chư Tỳ khưu kính bạch Ðức Thế Tôn rõ những tai hoạ xảy ra do nhóm chư thiên trong khu rừng núi ấy, cho nên, chư Tỳ khưu không thể tiếp tục an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa. Kính xin Ðức Thế Tôn cho phép an cư nhập hạ sau tại một nơi chốn khác.

    Quán xét thấy không có chỗ ở nào thuận lợi hơn nơi khu rừng núi cũ ấy, Ðức Thế Tôn khuyên dạy rằng:

    - Này chư Tỳ khưu, chỗ ở khác thuận lợi hơn không có, các con nên trở lại chỗ ở cũ; lần này, Như Lai sẽ dạy các con bài kinh Mettāsutta [5] là paritta bảo vệ cho các con được an toàn, để các con làm đề mục thiền định và làm nền tảng tiến hành thiền tuệ, thích hợp đối với các con.

    Ðó là nguyên nhân mà Ðức Thế Tôn thuyết giảng bài kinh Mettāsutta: kinh Tâm Từ này.

    Sau khi học tập bài kinh này xong, thực hành theo lời giáo huấn của Ðức Thế Tôn, chư Tỳ khưu cùng nhau trở lại khu rừng núi cũ. Khi ấy nhóm chư thiên trong khu rừng núi ấy cảm thấy mát mẻ, an lạc do năng lực tâm từ của chư Tỳ khưu, nên vô cùng hoan hỉ hộ độ chư Tỳ khưu sống yên ổn tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ, chứng đắc bậc thiền sắc giới làm nền tảng, làm đối tượng để tiến hành thiền tuệ. Trong mùa an cư nhập hạ ấy, toàn thể chư Tỳ khưu đều chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng; đến ngày làm lễ Pavāraṇā, tất cả chư Tỳ khưu đều làm lễ Suddhipavāraṇā: lễ thỉnh mời hoàn toàn thanh tịnh của chư bậc Thánh A-ra-hán gọi là Mahapavāraṇā: đại lễ thỉnh mời thanh tịnh.
    Namo Amita Buddha _()_

    BÀI KINH TÂM TỪ TIẾNG PALI
    (Mettāsutta)

    Tuyên cáo bài kinh Tâm Từ (Uyyojana):

    1- Yass’ānubhāvato yakkhā,
    Neva dassenti bhīsanaṃ.
    Yañhi cev’ānuyuñjanto,
    Rattindivam’atandito.

    2- Sukhaṃ sugati sutte ca,
    Pāpaṃ kiñci na passati.
    Evamādiguṇūpetaṃ,
    Parittaṃ taṃ bhaṇāma he!

    -----

    Mettāsutta (KINH TÂM TỪ)

    3- Karaṇīyam’atthakusalena,
    Yanta santaṃ padaṃ abhisamecca.
    Sakko ujū ca suhujū ca,
    Suvaco cassa mudu anantimānī.

    4- Santussako ca subharo ca,
    Appakicco ca sallahukavutti.
    Santindriyo ca nipako ca,
    Appagabbho kulesva’nanugiddho.
    Na ca khuddam’ācare kiñci,
    Yena viññū pare upavadeyyuṃ.
    Sukhino vā khemino hontu,
    Sabbasattā bhavantu sukhitattā.

    5- Ye keci pāṇabhūtatthi,
    Tasā vā thāvarā va’navasesā.
    Dīghā vā ye va mahantā,
    Majjhimā rassakā aṇukathūlā.

    6- Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā,
    Ye va dūre vasanti avidūre.
    Bhūtā va sambhavesī va,
    Sabbasattā bhavantu sukhitattā.

    7- Na paro paraṃ nikubbetha,
    Nātimaññetha katthaci na kañci.
    Byārosanā paṭighasaññā,
    Nāññamaññassa dukkhamiccheyya.

    8- Mātā yathā niyaṃ putta-
    māyusā ekaputtamanurakkhe.
    Evampi sabbabhūtesu,
    Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

    9- Mettāñca sabbalokasmi,
    Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.
    Uddhaṃ adho ca tiriyañca,
    Asambādhaṃ averam’asapattaṃ.

    10- Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno va,
    Sayāno yāvatā’ssa vitamiddho.
    Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya,
    Brahmam’etaṃ vihāram’idha māhu.

    11- Diṭṭhiñca anupagamma,
    Sīlavā dassanena sampanno.
    Kāmesu vineyya gedhaṃ,
    Na hi jātu’ggabbhāseyya puna reti.
    (Mettāsuttaṃ niṭṭhitaṃ)

    ----
    BÀI KINH TÂM TỪ TIẾNG VIỆT
    (Mettāsutta)

    Nghĩa tuyên cáo bài kinh Tâm Từ:

    1- Thưa chư bậc Thiện trí,
    Hành giả thường tinh tấn,
    Tiến hành rải tâm từ,
    Ngày đêm không ngưng nghỉ,
    Theo kinh Tâm Từ này.

    2- Ngủ nghỉ được an lạc,
    Không thấy mọi ác mộng,
    Thức dậy được an lạc,
    Có rất nhiều quả báu,
    Trong bài kinh Tâm Từ,
    Chúng tôi tụng niệm đây:

    ----------------------
    Nghĩa bài kinh Tâm Từ:

    3- Bậc Thiện trí sáng suốt,
    Biết cầu sự lợi ích,
    Niết Bàn an tịnh lạc,
    Tâm từ làm nền tảng,
    Thực hành giới-định-tuệ.
    Bước đầu nên thực hành,
    Hành giả có đức tính:
    - Có năng lực đức tin.
    - Tính ngay thẳng chân thật.
    - Có tính tình trung thực.
    - Người dễ dạy, dễ khuyên.
    - Tính nhu mì hiền lành.
    - Không ngã mạn, khiêm nhường.
    - Biết tri túc hài lòng.
    - Người dễ nuôi, dễ sống.
    - Người ít việc, ít công.
    - Có đời sống nhẹ nhàng.
    - Biết thu thúc lục căn.
    - Có trí tuệ thông suốt.
    - Thân, khẩu, ý thuần đức.
    - Không quyến luyến gia đình.
    - Không làm mọi điều ác.
    Mười lăm pháp nền tảng,
    Của pháp hành tâm từ.

    4- Khi hành giả tiến hành,
    Niệm rải tâm từ rằng:
    Cầu mong mọi chúng sinh,
    Thân thường được an lạc,
    Sống bình an vô sự,
    Tâm an lạc trầm tĩnh.

    5- Tất cả chúng sinh nào,
    Phân chia thành hai nhóm:
    Còn sợ và không sợ,
    Thấy được và không thấy,
    Ở gần và ở xa,
    Ðã sanh và còn sanh,
    Cả thảy chúng sinh ấy,
    Cầu mong thân và tâm,
    Thường được hưởng an lạc.

    6- Tất cả chúng sinh nào,
    Phân chia thành ba nhóm,
    Có thân hình khác nhau:
    Dài, ngắn và trung bình,
    To, nhỏ và trung bình,
    Mập, ốm và trung bình,
    Cả thảy chúng sinh ấy,
    Cầu mong thân và tâm,
    Thường được hưởng an lạc.

    7- Hành giả rải tâm từ,
    Cầu mong mọi chúng sinh,
    Không làm khổ lẫn nhau,
    Niệm rải tâm từ rằng:
    Xin cầu mong người này,
    Không lừa đảo người kia.
    Xin cầu mong người này,
    Không khinh thường người kia.
    Cầu mong mọi chúng sinh,
    Không làm khổ lẫn nhau.

    8- Tâm từ, tình thương yêu,
    Với tất cả chúng sinh,
    Như một người từ mẫu,
    Thương yêu đứa con một,
    Bảo vệ đứa con mình,
    Bằng sanh mạng thế nào,
    Hành giả rải tâm từ,
    Vô lượng đến chúng sinh,
    Cũng như thế ấy vậy.

    9- Hành giả rải tâm từ,
    Ðến tam giới chúng sinh,
    Hướng trên: cõi vô sắc,
    Gồm bốn cõi phạm thiên.
    Hướng dưới: cõi dục giới,
    Gồm có mười một cõi,
    Trời, người và ác giới.
    Hướng giữa: cõi sắc giới,
    Gồm có mười sáu cõi.
    Với tâm từ vô lượng,
    Không oan trái hận thù.

    10- Hành giả đang tiến hành,
    Rải tâm từ vô lượng,
    Ðứng, đi hoặc ngồi, nằm,
    Tinh tấn không buồn ngủ,
    Tâm an trú trong thiền,
    Có tâm từ vô lượng,
    Ðức Phật dạy bảo rằng:
    "Hành giả sống cao thượng".

    11- Thiền tâm từ nền tảng,
    Tiếp tiến hành thiền tuệ,
    Diệt tà kiến ngũ uẩn,
    Thành bậc Thánh Nhập Lưu,
    Giới trong sạch thanh tịnh,
    Chứng đắc bậc Bất Lai.
    Diệt tham ái ngũ trần,
    Chứng đắc A-ra-hán,
    Khi tịch diệt Niết Bàn,
    Chấm dứt khổ tái sanh.


    - (Tâm từ - Sư Hộ Pháp)-
    Last edited by lotus74; 07-04-2015 at 08:20 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •