Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
Nghe các bạn tranh luận phân tích tràng giang đại hải bất tận... bất chợt thấy nhiều điều:

Tự hỏi: Sao Đức Phật không chủ trương viết kinh sách? Ngài xuất thân từ một Thái tử chắc chắn ngài được đào tạo học hành chữ nghĩa rất nhiều.

Trả lời: Sau khi Giác Ngộ đức Phật đã áp dụng cách đào tạo khác với cách học chữ nghĩa. Cách học đó thiên về thực hành và được kiểm chứng bằng các vị thầy đã Giác ngộ. Lúc này các lời Phật thuyết chỉ là các ví dụ minh họa cho các trạng thái của Tâm và được truyền thừa bằng phương pháp truyền khẩu giữa các thế hệ.

Tự hỏi: Tại sao đức Phật chọn cách truyền dạy Đạo như vậy?

Trả lời: Tri kiến của bậc Giác ngộ là không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì) vì mọi sự "nghĩ bàn" đều nằm trong trí não của ta tức là vẫn nằm trong Ngũ Uẩn. Không thể dùng những thứ thuộc về Ngũ Uẩn để mô tả các Tri Kiến nằm ngoài Ngũ Uẩn.

Tự hỏi: Tại sao có sự qui tập kinh sách?
Trả lời: Nên lưu ý là lần thứ nhất qui tập là 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Khi đó chắc chắn đã có sự tranh cãi về lời Đức Phật thuyết. Sự tranh cãi này xảy ra do nhiều Đại sư đã không đạt giác ngộ nhưng lại có quyền lực vì nhiều quốc gia trong khu vực chọn Đạo Phật là Quốc giáo. Vì các Quốc Sư mà không đạt Giác ngộ nên việc truyền đạo có nhu cầu học từ kinh sách như các môn học khác. Vậy việc qui tập kinh sách cũng là dấu hiệu suy vi của Đạo Phật (do chính trị hóa Tôn giáo).

Tự hỏi: Nói vậy chả lẽ hệ thống kinh sách không có giá trị gì sao?
Trả lời: Có giá trị chứ. Với những người muốn tu học để có các chứng chỉ sơ cấp, trung cấp, đại học, tiến sĩ Phật giáo thì hệ thống kinh sách là căn cứ đánh giá trình độ học viên.
Còn đối với ai thực tu thì kinh sách có ích cho việc kiểm chứng cho các trạng thái của Tâm. Kinh sách cũng rất hữu ích cho các Chân sư đã Giác ngộ diễn tả cho học trò các trạng thái của Tâm. Kinh sách lúc này như tập hợp mẫu các mô tả của Tâm (điều này rất hữu ích vì diễn tả các trạng thái của Tâm bằng ngôn từ là việc rất khó).

Vậy mới thấy sự sáng suốt của các tiền bối:
" Đạo khả đạo phi thường đạo,
Danh khả danh phi thường danh" (Lão tử).

"Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
... " (Bồ Đề Đạt Ma).

Kết luận:
Kinh sách là rất hữu ích nếu người tu học biết bỏ chấp vào ngôn từ. Nên nhớ rõ đối tượng chính được mô tả trong kinh sách là các trạng thái của Tâm, một "thứ" nằm ngoài Ngũ Uẩn nên "bất khả tư nghì".
Mọi sự tranh cãi về kinh sách đều phí phạm thời gian thực hành của chúng ta.

Hãy nhớ yếu quyết của Bát nhã tâm kinh:
"Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy Giác ngộ"
cái cần vượt qua ở đây chính là Ngũ uẩn, thứ đã che mù Tâm ta.

Chợt thấy, chợt viết mong hữu ích cho ai đó.
Mình có đọc qua Phật Pháp, các pháp tu khác trong gần 10 năm nay. Kể từ khi vào diễn đàn. Tuy nhiên 1 bài mà mình thấy xác đáng nhất lại không đến từ các diễn đàn tôn giáo, mà của một shop bán hàng! Bạn có thể đọc nó ở đây: Phật Thích Ca Mâu Ni và Kinh nghiệm tu của ngài

Trong đó có viết rằng: Phật không giới hạn sự tu của các loài, các đẳng cấp trình độ. Như vậy không đọc được kinh sách vẫn tu bình thường!
Thứ hai, việc tu cốt ở thực hành thiền theo lối Trung Đạo (không dục lạc, cũng không khổ hạnh). Mặc dù Phật nói vậy, nhưng đường tu của Phật có đi qua Khổ hạnh nên mình cho là bước đầu có thể thử khổ hạnh tu 1 thời gian để đạt qua sơ thiền, nhị thiền,..
Thứ 3, họ cũng nói đến việc Phật không hề thờ 3 vị Phật trước đó. Phật không dạy hay chủ trương việc thờ ai. Kể cả thần thánh cũng bị Phật cho là như người thường, không phải toàn năng, không bất tử.
Tôi thấy, quả thật người tu ở thế gian này thật ẩn dật quá nhiều người khác biệt.