kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn

  1. #1

    Mặc định Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn

    Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn

    Tuấn Nam | 07/03/2015 08:00





    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)Nói đến clip về chiến tranh xâm lược VN năm 1979 trên Hoàn cầu thời báo, tướng Lương cho rằng đó là một sự xuyên tạc lịch sử.


    • Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
      Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía.
      Để hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979 đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương về vấn đề này.





      Nguyên GĐ Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN
      Thiếu tướng Lê Mã Lương



      Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 - 1987). Đó là vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”. Ông được phong Anh hùng LLVTND khi 21 tuổi.



      PV: Thưa Thiếu tướng, là người trực tiếp tham gia cuộc chiến này, Thiếu tướng có suy nghĩ gì khi Hoàn Cầu thời báo tung ra 1 clip trắng trợn xuyên tạc lịch sử như vậy?


    • Thiếu tướng Lê Mã Lương
      : Rõ ràng nội dung về cuộc chiến trên Hoàn Cầu thời báo là một sự xuyên tạc lịch sử, không có cơ sở thuyết phục vững vàng.


    Người viết bài này chắc chưa được nghe kể về cuộc chiến. Và nếu có người kể thì chắc người kể cũng không phải người trong cuộc mà chỉ dựa vào tài liệu nào đó không chính xác nên viết không đúng.
    Nội dung clip trên Hoàn Cầu thời báo nói về cuộc chiến năm 1979 nhưng lại chủ yếu viết về chiến trường ở Lạng Sơn và một góc Lào Cai (khu vực Hoàng Liên Sơn liên quan đến sư đoàn 316).



    Ngay cả việc nói rằng tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của quân đội Việt Nam cùng hàng trăm khẩu pháo, hàng trăm xe ô tô cũng là những con số bịa đặt.
    Đó là một tổng kết không dựa trên cơ sở nào. Nó thể hiện đúng với bản chất tuyên truyền của TQ: “Biến nhỏ thành lớn, biến không thành có”. Khi đọc bài viết này những người trong cuộc thấy buồn cười.




    Các mũi tấn công Việt Nam của quân Trung Quốc tháng 2/1979


    PV: Họ có nói rằng: “Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng.
    Thi thể lính VN chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết...


    Quân VN ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của VN lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát”.
    Thiếu tướng nghĩ như thế nào về những nhận định này?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Họ nói Trung đoàn anh hùng là trung đoàn nào? Họ viết tuyên truyền mà thiếu cơ sở nên không thuyết phục được người nghe. Cách viết rất chung chung, thiếu sự hiểu biết.
    PV: Còn chi tiết Việt Nam thả thuốc độc xuống những khu vực có nước thì sao, thưa ông?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Chi tiết này hoàn toàn là bịa đặt. Và nếu có việc thả thuốc độc thì chính người TQ thả chứ không phải người VN. Nhiều con sông chảy từ TQ sang VN.
    Họ đi đâu cũng tàn phá rất khủng khiếp. Quân TQ đi trước thì đội dân binh đi sau. Đó hầu hết là những người Hoa ở VN được TQ “dụ” trở về. Đội dân binh đó rất thông thổ, đi đường mòn để tiến sâu vào VN.
    TQ tận dụng họ. Lực lượng này giống như đội quân bát nháo, “vơ bèo vạt tép”. Họ vào trong nhà dân VN, có thể thứ gì lấy được là họ lấy. Đối với những thứ không lấy được thì họ đập phá.


    Một điển hình về đập phá đó là khi tôi lên Thư viện Lào Cai nằm trên một sườn núi. Khi quân TQ vào thư viện đã lấy sách và xé, quẳng trắng xóa suốt một khoảng trước thư viện cho đến dưới chân đồi.
    Nhìn cảnh tượng đó tôi bỗng cảm thấy những kẻ đó vừa hèn hạ, vừa vô học đến mức nào. Mình xót nhưng mình cũng thấy được những dân binh của TQ ngày đó như thế nào.
    Họ đang ca ngợi quân TQ tinh nhuệ nhưng thực tế họ đang bóc trần những hành động thô bỉ, những việc làm vô nhân đạo và vô văn hóa của quân TQ ngày đó.




    PV: Họ nói đây là cuộc chiến phản kích tự vệ. Ông nghĩ sao về cách gọi tên này của họ?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Cuộc chiến phản kích tự vệ ư? Nói thế thì đến đứa trẻ con cũng không thể chấp nhận.
    Tại sao lại là phản kích tự vệ? Quân đội VN có đánh quân đội TQ bao giờ đâu mà họ đưa 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh miền Bắc, phá tan các thị xã lớn của các tỉnh biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh cho đến tận Lai Châu.
    Năm thị xã ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị phá tan. Những sự phá hoại này đã gây ra một hậu quả về kinh tế rất lớn đối với VN.
    Như vậy, nói chính xác thì VN mới là nước phản kích tự vệ.




    Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng
    Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh



    Trong cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã đưa quân tới tận sông Kỳ Cùng, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam, nhưng nay họ lại tuyên truyền sai sự thật một cách trắng trợn rằng họ chỉ tự vệ.



    PV: Ông có đánh giá gì về quân TQ ngày đó?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi thấy rất lạ. Lạ ở chỗ quân Giải phóng TQ không phải được giáo dục để làm như vậy. Họ đã có những hành động không tương xứng với tên của họ.
    Họ có thể đặt mìn để phá tất cả: cầu, cống và cả những cây to ở ven đường. Không thể tưởng tượng được đó lại là hành động của một đội quân giải phóng, một đội quân của nhân dân TQ, một quân đội do Đảng Cộng sản TQ lãnh đạo.
    Họ nói họ tinh nhuệ nhưng qua thực tế chiến đấu cho thấy đó là điều hết sức buồn cười. Trong khoảng 1979-1987 đến 1990, quân đội TQ là quân đội với trang bị thấp kém nhiều so với VN.


    PV: Vậy còn quân Việt Nam khi đó thì sao thưa Thiếu tướng?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Sau chiến tranh giải phóng miền Nam, chúng ta tiếp quản được một lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật rất mạnh.
    Nếu ngày đó TQ mà mang máy bay sang không chiến với VN thì họ sẽ bị thua. Với những trang bị kỹ thuật, trình độ không chiến, kinh nghiệm và bản lĩnh của phi công Việt Nam thì TQ làm sao đánh được.
    Quân đội Việt Nam ngày đó là một quân đội vừa thoát li ra khỏi cuộc chiến 30 năm ấy với nhiều kinh nghiệm về tổ chức hiệp đồng binh chủng.
    Không những vậy, chúng ta còn làm chủ phương tiện kỹ thuật đồng thời với bản lĩnh chỉ huy của những người chỉ huy các cấp cùng hành động chiến đấu anh hùng của những người lính.

    Tất cả đều đã được thừa hưởng, tích lũy khi họ được trải qua cuộc chiến 30 năm với Mỹ.
    Sau này nhiều người mới hiểu vì sao TQ không dám đưa máy bay sang không chiến với VN.
    Nếu so với về vũ khí và kinh nghiệm tổ chức chiến đấu thì quân đội VN khi đó hơn quân đội TQ một bậc.


    (còn nữa)

    Một số nội dung trong clip xuyên tạc lịch sử, hiếu chiến của Hoàn Cầu thời báo:


    + Cánh quân phía bên trái cũng anh dũng vượt qua rào cản phòng ngự của quân đội Việt Nam, thọc sâu vào căn cứ ở hậu phương của quân địch (quân đội Việt Nam).
    Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát.


    + Khi chiến tranh nổ ra, những khu vực có nước ở Việt Nam đều bị quân đội nước này thả thuốc độc vào. Nhiều khi, để giải quyết vấn đề nước uống, binh sĩ (Trung Quốc) đã phải hy sinh tính mạng của mình.
    + Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng. Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết...


    + Trong cuộc phản kích tự vệ này, quân ta đã chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tuyên và 21 huyện, thị trấn khác nhau của Việt Nam; tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam.


    Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2173 lính đầu hàng; thu giữ 916 khẩu pháo các loại; 16.000 súng, hỏa tiễn; 236 xe ô tô. Quân ta cũng phá hủy nhiều pháo, xe tăng, xe thiết giáp, thu được thắng lợi huy hoàng.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    "Nếu bị chặn, quân TQ có thể sẽ phải bỏ chạy như quân Thanh"

    Tuấn Nam | 08/03/2015 07:15






    Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng (Ảnh tư liệu)

    Tướng Lương cho rằng khi rút quân, nếu bị quân ta chặn thì quân TQ có thể sẽ phải bỏ chạy giống như quân Thanh.



    • Lời tòa soạn:
      Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
      Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía.
      Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
      Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo




      Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc phần cuối của cuộc nói chuyện với Anh hùng LLVTND, Thiếu tướng Lê Mã Lương về clip xuyên tạc lịch sử của TQ mới đây.
      PV: Như vậy là Trung Quốc rất biết “địch”. Và họ cũng rất hiểu câu “Biết người, biết ta. Trăm trận trăm thắng”...


      Thiếu tướng Lê Mã Lương: Chính vì thế nên sau chiến tranh 1979, Đặng Tiểu Bình đã phải thốt lên rằng quân đội TQ cần phải tiến lên “tứ hiện đại”.


      Thứ nhất là ngoài vũ khí, trang bị cho đến chỉ huy và người lính rất kém thì sự máy móc của người chỉ huy cũng như kinh nghiệm tổ chức hiệp đồng binh chủng là hầu như rất yếu.
      Cái mạnh của TQ ngày đó là lấy số đông đè bẹp ý chí của lực lượng khác.
      Thứ hai là quân đội TQ đi đến đâu thì có lực lượng dân binh đi theo để làm các nhiệm vụ: mở đường, dẫn đường làm công tác vận tải, thậm chí là cứu thương, dò la tin tức (trinh sát).

      Một quân đội mà cứ duy trì như thế thì không thể thành công trong tác chiến với quy mô lớn, nhất là đối đầu với các quân đội hùng mạnh ngang cơ TQ. Đặng Tiểu Bình đã thấy được điều đó.




    Một người lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (Ảnh tư liệu)

    PV: Dù như vậy nhưng sau cuộc chiến đó, qua các phương tiện thông tin đại chúng, TQ vẫn luôn tuyên truyền rằng đã tiêu diệt được nhiều quân Việt Nam...


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Việc huy động 60 vạn quân đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN với một không gian chiến trường rộng và chiều dài biên giới nhiều km đã khiến họ tổn thất hết sức nặng nề.
    Quân đội TQ chưa hề bao vây, tiêu diệt nổi một đại đội của VN trong khi chúng ta đã từng bao vây và tiêu diệt cả một tiểu đoàn quân TQ ở Lạng Sơn và Lào Cai.
    Ở Lạng Sơn, đó là Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng) – một trong những sư đoàn thiện chiến của quân đội ta được điều động từ miền Trung về Quân khu I làm nhiệm vụ phòng thủ trên hướng Lạng Sơn năm 1978.
    Ở khu vực Hoàng Liên Sơn mà cụ thể là ở Lào Cai có Sư đoàn 316 – một sư đoàn trấn giữ chủ yếu ở Lào Cai và Lai Châu.


    Ngoài 2 sư đoàn thiện chiến trên, chúng ta chỉ có các sư đoàn đang làm kinh tế quốc phòng được trang bị gấp chuyển sang nhiệm vụ chiến đấu.
    Về các sư đoàn của các quân đoàn chủ lực, chưa có sư đoàn nào được lệnh hướng về phía biên giới. Trong các quân đoàn, lúc đó, Quân đoàn 4 và 2 đang làm nhiệm ở biên giới Tây Nam. Quân đoàn 3 làm nhiệm vụ ở Tây Nguyên.
    Chỉ có Quân đoàn 1 bảo vệ hậu phương ở miền Bắc. TQ chưa chạm đến một sư đoàn tinh nhuệ nào của các quân đoàn của VN. (Vì Sư đoàn 316 là của quân khu 2 và Sư đoàn 3 là của quân khu I).

    Bằng chứng là 28/2, tôi tham gia đốc chiến Sư đoàn 312 (Sư đoàn Chiến thắng) của Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng), một trong những sư đoàn tinh nhuệ bước vào đánh.
    Ý định của Bộ Quốc phòng ngày đó là đưa Sư đoàn 312 vào tiêu diệt một trung đoàn, đánh thử để rút kinh nghiệm.


    Khi chúng ta dàn quân ở Đồng Mỏ thì đúng ngày 5/3, Đặng Tiểu Bình ra lệnh rút quân và Sư đoàn 312 được lệnh án binh bất động. Sau đó Sư đoàn 312 trở về vị trí của mình.
    Nếu họ không rút quân thì sư đoàn 312 sẽ vào tác chiến để rút nghiệm.
    Và nếu sau khi Sư đoàn 312 đánh thì dù kết quả của việc rút kinh nghiệm thế nào, các sư đoàn khác của Quân đoàn 1 ngay lập tức cũng tham gia vào cuộc chiến.
    Con số tổng kết số quân của ta bị tổn thất khoảng 50.000 người cùng nhiều pháo và xe tăng bị phá hủy không dựa trên cơ sở nào.
    Chưa có trận đánh lớn của hiệp đồng binh chủng quân đội VN với quân TQ nhưng quân đội TQ đã không chịu nổi mà phải rút lui.




    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

    Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của TQ. (Trích thông tin từ Hội nghị thực hiện quy chế phối hợp giữa Chính phủ và UB trung ương MTTQ Việt Nam chiều 19/2/2014)





    PV: Trong clip, họ nói họ chủ động rút về nước sau khi “thắng lợi huy hoàng”. Thiếu tướng nghĩ như thế nào về ý kiến này?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Họ nói là chủ động rút về nhưng thực ra là không chịu nổi mà buộc phải rút quân.
    Khi Đặng Tiểu Binh ra lệnh rút quân thì Tổng Bí thư Lê Duẩn ra lệnh không được ngăn chặn việc TQ rút quân, không được đánh úp quân TQ, để các đơn vị của TQ chủ động rút quân theo kế hoạch.
    Nếu Tổng Bí thư không ra lệnh đó thì nhiều đơn vị của ta sẽ chặn đường rút lui của quân TQ. Việc này sẽ làm cho quân TQ hoảng loạn và tình hình sau đó như thế nào sẽ rất khó đoán được.

    Nếu bị chặn đánh, khả năng sẽ không những giống quân Thanh rút chạy khi bị quân của Quang Trung đánh mà còn có thể loạn hơn. Khi đó họ sẽ phải vứt xe, vứt pháo mà băng rừng lội suối rút về nước.


    Tuy nhiên, chúng ta theo đúng bài học của cha ông, khi địch đã rút lui thì để cho họ rút lui. Đó là một hành động rất khảng khái, đại nghĩa của quân VN.
    Không phải là TQ giành được các mục tiêu rồi thì rút đâu vì mục tiêu của TQ là Hà Nội, là các tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Yên…
    Họ dừng ở đó là lực bất tòng tâm thể hiện nhiều khiếm khuyết của quân đội TQ.
    Cách tác chiến của quân đội TQ giống như cách tác chiến của một đội quân ô hợp vì phía sau đội quân đó có kết hợp với dân binh, giống đạo quân năm 1945 của Tưởng sang VN.
    Điều đó chứng tỏ trình độ hiệp đồng tác chiến binh chủng trong những năm 70-80 của TQ cực kỳ là kém.


    Bên Việt Nam, dù những người lính làm kinh tế quốc phòng nhưng đó đều là những người lính đã trải qua chiến đấu. Những cán bộ chỉ huy đều đã cầm quân chiến đấu.
    Dù vũ khí không bằng các sư đoàn chủ lực nhưng đó là những người lính rất thiện chiến. Vì thế cách thể hiện trong chiến đấu của người lính VN khác hẳn với người lính TQ.
    Đó là thực tế chiến trường thì dù nói đến đâu thì cũng không thay đổi được chút nào.



    (Ảnh tư liệu)

    PV: Thưa Thiếu tướng, còn lý do nào khác khiến quân TQ phải vội vàng rút quân về nước như vậy không?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Buộc TQ rút quân còn một phần là từ Liên Xô. Ngày đó Liên Xô dàn hàng trăm sư đoàn tiến về phía Đông và sẵn sàng chia lửa với quân đội VN.


    PV: Với những gì đã thể hiện trong clip, theo Thiếu tướng, clip này có ý nghĩa gì?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Clip xuyên tạc này chẳng có ý nghĩa gì về mặt khoa học chiến tranh cũng như lịch sử.
    Nó chỉ càng làm cho người ta hiểu thêm về nỗi đau thất bại của quân TQ khi xua quân xâm lược VN.
    Về mặt ngoại giao, clip này có ảnh hưởng nhất định đến đường lối đối ngoại của TQ đối với VN. Bởi vì sau khi họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 tại biển Đông, chính TQ là người đã “hạ nhiệt” làm lành với VN.


    Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng đã trả lời phỏng vấn!


    Một số nội dung trong clip xuyên tạc lịch sử, hiếu chiến của Hoàn Cầu thời báo:

    + Cánh quân phía bên trái cũng anh dũng vượt qua rào cản phòng ngự của quân đội Việt Nam, thọc sâu vào căn cứ ở hậu phương của quân địch (quân đội Việt Nam).
    Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui. Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát.

    + Khi chiến tranh nổ ra, những khu vực có nước ở Việt Nam đều bị quân đội nước này thả thuốc độc vào. Nhiều khi, để giải quyết vấn đề nước uống, binh sĩ (Trung Quốc) đã phải hy sinh tính mạng của mình.

    + Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng. Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết...

    + Trong cuộc phản kích tự vệ này, quân ta đã chiếm được Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Tuyên và 21 huyện, thị trấn khác nhau của Việt Nam; tiêu diệt 4 sư đoàn, 7 trung đoàn, 25 tiểu đoàn của Việt Nam.
    Tổng số binh lính Việt Nam bị tiêu diệt là hơn 50.000 người; 2173 lính đầu hàng; thu giữ 916 khẩu pháo các loại; 16.000 súng, hỏa tiễn; 236 xe ô tô. Quân ta cũng phá hủy nhiều pháo, xe tăng, xe thiết giáp, thu được thắng lợi huy hoàng.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Tướng Khảm: TQ tuyên truyền bịp bợm, lếu láo về cuộc chiến 1979

    Tuấn Nam | 09/03/2015 07:30






    (Ảnh tư liệu)

    Theo Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm, đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN của TQ. Đối với VN đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


    • Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
      Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía.
      Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
      Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo


      Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm – nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam về những vấn đề này.




      TRUNG TƯỚNG NGUYỄN HỮU KHẢM

      Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm – nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Ông đã có 10 năm chiến đấu tại biên giới phía Bắc (1979-1989)



      PV: Xem qua clip được đăng tải trên Hoàn Cầu thời báo cùng nội dung lược dịch clip này, ông có nhận xét gì về clip này không, thưa Trung tướng?



    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trong clip này, các cảnh và trang phục đã được phục dựng.
    Tuy nhiên, xem lướt qua clip này, tôi thấy chi tiết quân TQ đội mũ sắt không chính xác vì ngày đó, quân TQ được trang bị mũ khác, không hiện đại như mũ sắt.
    Ngoài ra, khi đọc qua nội dung lược dịch từ clip, tôi thấy có nhiều điểm rất không đúng với thực tế. Tôi xin lấy một ví dụ về thông tin không chính xác mà chính tôi là người tham gia trong trận chiến đó.
    Đó là nội dung: “Quốc lộ 10 là con đường duy nhất để Việt Nam chi viện cho lực lượng phòng thủ Cam Đường.

    Cạnh con đường này có ngọn núi cao 500m. Ngày 21/2, sư đoàn 316A của Việt Nam đã cử một đơn vị tiên phong chiếm giữ điểm cao này”.
    Điểm được nói đến trên đây chính là điểm cao 608 do Sư đoàn 316 chiếm giữ. Thực tế chỉ có một đại đội giữ nhưng họ dùng cả một sư đoàn đánh 1 tuần, không chiếm nổi.


    Ngày đó, chính tôi là người chỉ huy đại đội đó – Đại đội 10, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316.
    Sau đó, thấy tình hình như vậy thì quân ta tạm rút về chứ không phải là họ đánh chiếm được.
    Ngoài chi tiết này, còn nhiều chi tiết khác sai sự thật.





    Sư đoàn 316 và Sư đoàn 345 chống lại sự tiến công của 2 quân đoàn của TQ (Ảnh: wikipedia)
    PV: Trong nội dung lược dịch clip xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn được đăng trên Hoàn Cầu thời báo có thông tin quân TQ đánh nhau với Sư đoàn 316A. Thưa Trung tướng, cách phiên hiệu này của TQ có chính xác?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Sư đoàn 316 cùng với Sư đoàn 3 là hai sư đoàn chuyên nghiệp đánh nhau với TQ vào tháng 2/1979. Tôi ở Sư đoàn 316 và đánh từ khi còn là cấp binh nhì cho đến khi làm Sư đoàn trưởng của Sư đoàn 316.
    Cách phiên hiệu của TQ như vậy là đúng vì ngày đó, ngoài Sư đoàn 316A còn có Sư đoàn 316B. Sư đoàn 316B sau này đổi thành Sư đoàn 356.


    PV: Trung tướng đánh giá như thế nào về cách gọi tên cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 của phía TQ?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi thấy có nhiều vấn đề. Tên gọi “Cuộc chiến tranh tự vệ phản kích Việt Nam” là cách tuyên truyền bịp bợm và láo lếu. Nó trắng trợn đến mức rất lạ lùng.
    Phản kích có nghĩa là bị đánh thì đánh lại. Nhưng trước ngày 17/2/1979, biên giới VN-TQ là biên giới hòa bình, hữu nghị, không có sự tranh chấp.


    Như vậy, thì sao gọi là phản kích, sao gọi là tự vệ được? VN không đưa quân sang đánh TQ thì sao gọi là TQ phản kích được? TQ đã mang quân vô cớ xâm lược VN.
    Tôi cũng không đồng ý với cách tuyên truyền của chúng ta hiện nay khi gọi là cuộc Chiến tranh biên giới 1979. Chúng ta gọi như vậy là sai. Nếu có tranh chấp biên giới mà xảy ra chiến tranh thì mới gọi là chiến tranh biên giới.
    Nhưng ta không tranh chấp biên giới với TQ. Đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN của TQ. Đối với VN đó là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.


    PV: Như vậy, theo ý của Trung tướng, cách gọi tên hiện nay của chúng ta có thể khiến các thế hệ sau và nhân dân thế giới hiểu nhầm về tính chất cuộc chiến?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Nếu nói chiến tranh biên giới thì mình đã làm thay đổi tính chất của cuộc chiến. Và với cách gọi tên như vậy đã khiến sự phi nghĩa và tội ác của quân TQ giảm bớt. Điều đáng ngại là nó có thể làm dư luận thế giới hiểu khác.
    Ngày đó, đột nhiên TQ mang 60 vạn quân đánh dọc 6 tỉnh biên giới phía Bắc với chiều dài hơn 1000km của VN. Thế thì tại sao chúng ta lại gọi là Chiến tranh biên giới, trong khi đó TQ gọi đó là cuộc chiến tranh tự vệ?
    Tại sao chúng ta không sửa đi?

    Nguyên GĐ Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN
    Thiếu tướng Lê Mã Lương

    Rõ ràng nội dung về cuộc chiến trên Hoàn Cầu thời báo là một sự xuyên tạc lịch sử, không có cơ sở thuyết phục vững vàng. Người viết bài này chắc chưa được nghe kể về cuộc chiến. Và nếu có người kể thì chắc người kể cũng không phải người trong cuộc mà chỉ dựa vào tài liệu nào đó không chính xác nên viết không đúng.



    PV: Xin Trung tướng chia sẻ đôi điều về sự phi nghĩa và độc ác của quân TQ xâm lược VN ngày đó?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Để đánh VN, TQ đã huy động 9 quân đoàn chủ lực, 5 sư đoàn bộ binh độc lập, cùng các trung đoàn địa phương.
    Ngoài ra, họ còn huy động 550 chiếc xe tăng, 480 khẩu pháo cùng hơn 1000 súng cối các loại.
    Trong giai đoạn 2, TQ đã huy động cả lực lượng dự bị vào đánh. Họ đưa gần như toàn bộ quân sang xâm lược VN.
    TQ đã đánh sâu vào nước ta. Nơi sâu nhất là 50km, trung bình 20-30 km, nơi ngắn nhất là 10km so với đường biên giới.
    Quân TQ đã phá hủy của chúng ta 5 thị xã (thành phố) gồm: Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái.
    Trong chiều sâu cuộc chiến này, không một cầu, cống nào còn nguyên vẹn. Thậm chí, TQ còn gài cả thuốc nổ vào các cột điện để đánh sập tất cả.


    Họ đã phá hủy không còn gốc cây, mái nhà nào nguyên vẹn. Đó là cuộc chiến tranh mà quân TQ đã giết dân, hãm hiếp phụ nữ.
    Dân ta chạy nhưng họ đã xả súng rồi bắn trùm pháo lên. Thực tế là pháo của họ chỉ bắn được vào dân, còn quân ta lúc đó phòng ngự vào thành từng khu vực một.
    Pháo của họ cứ bắn bừa vào các phố, thị xã để san bằng tất cả. Có thể nói đó là tội ác tày trời!



    Cảnh TX Lạng Sơn bị quân TQ tàn phá (Ảnh tư liệu)
    PV: Trung tướng đánh giá như thế nào về mức độ thiện chiến của quân TQ ngày đó?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trên hướng của chúng tôi đánh, chỉ có Sư đoàn 316 và Sư đoàn làm kinh tế 345 (làm đường) chống cự với quân địch. Toàn thị xã Lào Cai chỉ có một trung đoàn địa phương phòng ngự.
    Ngày đó, TQ đã tập trung 2 quân đoàn đánh 1 tuần mà vẫn chưa xong. Vậy mà họ lại tuyên truyền lếu láo thế.
    Quân đội TQ hùng mạnh ư?


    Quân TQ nhát lắm. Pháo binh toàn ở bên này biên giới bắn sang bên nước ta. Họ tiến công theo đội hình “đầu nhọn, đuôi dài” tầng tầng, lớp lớp lên. Ta nổ súng một cái thì họ lại lùi.
    Với tốc độ tấn công nhưng vậy nhưng từ 17/2/1979 cho đến 5/3/1979 mà họ chỉ tiến được khoảng 30km là sâu nhất, chỗ sâu đến 50km là do pháo bắn.



    Tính ra, tốc độ tiến quân của quân đội xâm lược mà chưa đầy 2km/ngày thì đâu có hùng mạnh. Trong khi đó, họ chỉ đánh với quân đội địa phương của ta thôi.
    (còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: Quân Trung Quốc đã nhát gan như thế nào?

    Tuấn Nam | 10/03/2015 11:40






    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm cho hay: “Khi xung phong thì quân Trung Quốc lấy số đông làm chính, ào ào xông lên. Khi ta nổ súng thì họ chạy luôn”.



    • Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
      Liên quan đến clip này là những con số và sự đánh giá về mức độ tinh nhuệ của cả hai phía.
      Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
      Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.



      Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm – nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 316 - người tham gia chiến đấu trực tiếp trong giai đoạn 1979 - 1989 đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này.
      PV: Như Trung tướng nói thì quân TQ khá nhát gan?



    • Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm:
      Đúng vậy. Quân TQ rất nhát. Cái nhát gan của quân TQ không chỉ nằm trong việc không có pháo là không tiến công mà còn thể hiện ở việc họ không dám đánh ban đêm. Cứ ban đêm là họ co cụm lại.


    Thứ 2 là xung phong thì quân TQ lấy số đông làm chính, ào ào xông lên. Khi ta nổ súng thì họ chạy luôn.
    Có một điểm rất buồn cười là họ tiến công rất cổ điển khi thổi kèn tây để làm hiệu lệnh cho lính xung phong. Tuy nhiên, cứ thấy nổ súng quân xung phong lại dừng lại.

    Quân TQ ngày đó không dám tiến công trực diện, chủ yếu là vu hồi và đánh vòng.




    Một người lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (Ảnh tư liệu)


    Trong chiến tranh, nếu sức mạnh vượt trội trong tiến công thì tốt nhất là đột phá vào bên sườn và chính diện. Nhưng quân TQ đánh trực diện không được vì sức yếu, tinh thần chiến đấu kém.
    Trong khi đó, đội quân của chúng ta năm 1979 hầu hết là đều đã qua chiến đấu, đánh kinh nghiệm lắm.
    Lúc đó tư tưởng quân đội TQ cũng rất sợ đánh quân đội VN. Vì họ biết thừa một quân đội trong bao nhiêu năm hòa bình thì sức chiến đấu sẽ rất kém, nếu đưa ra khỏi biên giới thì run rẩy.


    Quân TQ ngày đó cứ thấy nổ súng thì cứ tìm cách đánh vòng vào phía sau, đánh lén. Cho nên họ chậm chạp lắm. Nếu đột phá với sức mạnh vượt trội thì họ không chỉ tiến được như vậy đâu.


    PV: Tương quan lực lượng VN và TQ ngày đó như thế nào thưa Trung tướng?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Họ tuyên truyền cũng thật trơ tráo. Họ càng nói càng lộ ra bẳn chất yếu kém và tính phi nghĩa của cuộc chiến tranh.
    VN chỉ có 2 sư đoàn thiện chiến: Sư đoàn 316 và sư đoàn 3. Còn lại là các sư đoàn làm kinh tế. Ngày đó, TQ đã dùng đến 30 sư đoàn để đánh VN.
    Vì trước đó xác định tình hình biên giới với TQ phức tạp nên chúng ta rút hai sư đoàn chủ lực này từ miền Nam ra Bắc để chuẩn bị chiến trường.


    Cũng một phần bởi vì trước đó biên giới Việt – Trung hoàn toàn bình thường nên chúng ta không xác định để quân ở đó nhiều. TQ đã tự nhận mình là hậu phương vững chắc của VN mà.
    Trên hướng Lạng Sơn, TQ dùng đến 5 quân đoàn tiến công 1 sư đoàn bộ binh và sư đoàn làm kinh tế.
    Một quân đoàn có biên chế gồm 3 sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn. Riêng một quân đoàn đánh một sư đoàn đã là quá rồi. Đây lại là dùng 5 quân đoàn đánh một sư đoàn thì mạnh cái nỗi gì?
    Họ tuyên truyền như vậy để mị dân thôi chứ đối với giới phân tích quân sự thì phát hiện ra ngay sự vớ vẩn đó.





    NGUYÊN GĐ BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VN
    THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG



    Việc huy động 60 vạn quân đánh vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN với một không gian chiến trường rộng và chiều dài biên giới nhiều km đã khiến họ tổn thất hết sức nặng nề.
    Quân đội TQ chưa hề bao vây, tiêu diệt nổi một đại đội của VN trong khi chúng ta đã từng bao vây và tiêu diệt cả một tiểu đoàn quân TQ ở Lạng Sơn và Lào Cai.






    PV: Còn thông tin họ cho rằng quân VN bị tiêu diệt 50.000 người; 2173 lính đầu hàng và họ rút về sau khi đã thắng lợi thì có chính xác không thưa Trung tướng?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Họ bảo có hơn 2000 quân đầu hàng là láo lếu. Cùng lắm bắt được vài chục người vì anh em đi lạc đường chứ còn chẳng ai đầu hàng. Hướng của tôi chẳng có ai đầu hàng.
    Nói đến ngày 16/3/1979, toàn bộ lính biên phòng TQ rút về nước, không để lại một người lính nào sau khi đã thu được thắng lợi đúng là láo 100%.


    Khả năng của TQ cũng chỉ đến vậy, TQ cũng rất sợ Liên Xô đánh từ phía Bắc. Rút quân là thất bại chứ không phải rút về do chiến thắng.
    Ngày đó, khi quân TQ rút thì chúng tôi nhận được lệnh của cấp trên: "TQ rút, chúng ta không khiêu khích". Họ rút theo kiểu "cuốn chiếu", đi đến đâu, sợ đến đó.


    Ta cũng không truy kích. Quan điểm của VN ngày đó là không làm cho tình hình căng thẳng thêm.
    Để lại người thế nào được. Lịch sử cho thấy nếu bỏ chạy thì phải rút hết, nếu để lại thì sẽ bị tiêu diệt hết. Nếu TQ muốn hỏi thì hãy hỏi cha ông của họ khi xâm lược VN và hỏi xem VN đã độ lượng như thế nào.
    Thái độ này của TQ thật ngạo mạn, trịch thượng, lố bịch.




    NGUYÊN THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
    THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN RINH



    Trong cuộc chiến biên giới năm 1979, Trung Quốc đã đưa quân tới tận sông Kỳ Cùng, gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân Việt Nam, nhưng nay họ lại tuyên truyền sai sự thật một cách trắng trợn rằng họ chỉ tự vệ.



    PV: Nhìn lại quá trình TQ ngang ngược tuyên truyền xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến 1979 trong những năm qua, chúng ta cần phải chú ý điều gì, thưa Trung tướng?


    Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Theo tôi, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật. Quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản là một ví dụ điển hình trong quan hệ ngoại giao trên thế giới.
    Dù Nhật và Mỹ là đồng minh của nhau nhưng đến những ngày kỷ niệm Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật thì người Nhật họ vẫn biểu tình mạnh mẽ và phản ứng với việc ném bom nguyên tử đó.
    Lịch sử vẫn là lịch sử, tương lai vẫn là tương lai. Chúng ta không vì hiện tại và tương lai mà lãng quên quá khứ. Lịch sử không thể chệch được. Những vấn đề của lịch sử cần phải được làm rõ thì tương lai mới vững bền được.


    Theo tôi biết nhiều tờ báo của TQ tuyên truyền rất bậy bạ mừng chiến thắng biên giới.
    Từ trước đến nay, cứ đến ngày 17/2 hàng năm và đặc biệt là các năm chẵn, TQ làm rất rầm rộ, không những tuyên truyền trên báo chí, phim ảnh, những bài xã luận.


    Họ còn tổ chức gặp mặt kỷ niệm cái gọi là cựu chiến binh cuộc chiến tháng 2/1979. Nội dung cơ bản là họ tuyên truyền về cái mà họ gọi là chiến thắng và họ nói đó là cuộc chiến tranh phản kích, cuộc chiến tranh tự vệ, đòn trừng phạt đối với VN…
    Tôi cho rằng chính các nhà lãnh đạo TQ trong từng thời kỳ đã chỉ đạo rất chặt chẽ và sát sao nội dung này bằng báo chí địa phương.
    Ngược lại, VN với tinh thần gác lại quá khứ và với tình đồng chí, hữu nghị giữa hai nước hướng tới hòa bình hữu nghị giữa hai nước nên chúng ta ít tuyên truyền.


    Hiện nay các bảo tàng của chúng ta cũng không lưu giữ, trưng bày về cuộc chiến tranh này trong khi đó, Trung Quốc thì ngược lại.
    Chúng ta luôn tôn trọng tình đồng chí hữu nghị, láng giềng, bỏ qua quá khữ đau buồn giữa hai nước - quá khứ về tội ác mà TQ đã gây ra đối với Nhà nước VN đặc biệt là với nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc.
    Cho đến nay họ luôn xuyên tạc, đổi trắng thay đen. Nguồn cơn của cuộc chiến tranh và ai phải chịu trách nhiệm thì cho đến nay TQ luôn đổ sang cho VN.


    Đó là điều mà chính chúng tôi nhiều lúc nghĩ mình phải lên tiếng để cho nhân dân TQ và đặc biệt là nhân dân ta hiểu. Cái tôi sợ là chính nhân dân ta hiểu sai về cuộc chiến tranh này.


    Xin trân trọng cảm ơn Trung tướng đã trả lời phỏng vấn!
    Last edited by Bin571; 10-03-2015 at 07:14 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Cuộc chiến 1979: Lính Trung Quốc chết vẫn ôm bao khoai lang

    Hoàng Đan | 11/03/2015 07:15






    Cựu binh trong cuộc chiến biên giới Nguyễn Mạnh Hùng kể, phần nhiều lính Trung Quốc chỉ là bọn đi đánh hôi, thậm chí, không ít tên chết, tay vẫn ôm bao khoai lang.

    Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo (Trung Quốc) trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
    Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
    Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.



    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (hiện là giảng viên trường ĐH Phương Đông), một cựu binh từng tham gia trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới tại mặt trận Lạng Sơn.
    Ông Hùng nhập ngũ tháng 8/1978 lúc đang là sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Khoảng 8 tháng sau, ngày 4/3/1979 ông được điều về đơn vị thông tin thuộc trung đoàn 2, sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ biên giới phía Bắc.


    Đồng thời, ông cũng là tác giả bài thơ Bình độ 400 rất hay, viết về trận đánh rất ác liệt tại địa điểm cùng tên thuộc xã Thanh Hòa, Cao Lộc, Lạng Sơn vào năm 1981.
    Bài thơ cũng khắc họa rõ nét hình ảnh người lính trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.


    PV: Là một chiến sỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ông có nhìn nhận, đánh giá thế nào về nội dung đoạn clip xuyên tạc trắng trợn lịch sử của Trung Quốc?


    T.S Hùng: Những người làm clip này có thể hiểu rõ thất bại thảm hại của quân đội Trung quốc xâm lược Việt Nam tháng 02/1979, họ cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử nhằm che đậy âm mưu đen tối, hành động xâm lược tàn bạo, thất bại.
    Họ gọi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” ngay trước khi phát động chiến tranh, khiến người lính và người dân Trung Quốc hiểu lầm.


    Theo tôi, sau năm 1979, đến ngày 17/02 ghi “Kỷ niệm chiến thắng quân Trung Quốc xâm lược” là chính xác.
    Rất nhiều người lính Trung Quốc ngày đó biết rõ đó là hành động xâm lược sát hại nhân dân Việt Nam nên họ sợ hãi, co cụm, né tránh thương vong.
    Sau này tôi có dịp gặp người lính Trung Quốc từng tham gia chiến tranh, người dân Bắc Kinh và họ đều cảm thấy tội lỗi, phi lý khi gây ra cuộc chiến biên giới.





    Cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng - người mặc áo đen ngoài cùng bên trái ảnh.


    PV: Trong đoạn clip này có chi tiết cho rằng, thời điểm đó, quân đội Việt Nam đã thả độc xuống các khu vực có nước?


    T.S Hùng: Không có chuyện đó, họ đã xuyên tạc. Thực chất thì sau tháng 3/1979, ở một số đoạn sông Kỳ Cùng, lính ta ra rửa mặt có hiện tượng tổn thương da, tóc.
    Tại khu vực Mẫu Sơn (Lạng Sơn) quân Trung Quốc bắn đạn khói vào giờ lính ta ăn cơm, hít phải là ngộ độc, chết ngay. Có lẽ chúng ta cần điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của quân đội Trung Quốc để nhân dân thế giới biết.


    PV: Từ thực tế là một người tham gia cuộc chiến, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về thực lực của binh lính Trung Quốc lúc bấy giờ. Đây là đội quân tinh nhuệ hay chỉ là quân ô hợp?


    T.S Hùng: Đó là đội quân ô hợp, nhiều tên lính không có vũ khí, cả dân binh đi hôi của theo chỉ điểm của một số Hán gian.
    Nhiều cựu binh tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc đều kể rằng, quân Trung Quốc có rất nhiều pháo và bắn không tiếc đạn. Tuy nhiên, kỹ chiến thuật của lính bộ binh Trung Quốc thì không bằng lính Việt Nam.
    Quân đội Trung quốc từ 1949-1979, hơn 30 năm mới tác chiến quy mô lớn, họ ở tầm thấp xa với Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn đang ở thời chiến.


    Nếu đụng độ thuần bộ binh thì lính Trung Quốc kém xa lính mình. Về sau chúng tôi phát hiện ra là, lính Trung Quốc không phải tất cả được trang bị vũ khí, nhiều tên đi tay không.
    Mà những loại đấy chúng tôi cho chỉ là bọn đi đánh hôi. Có nhiều tên chết tay vẫn ôm một bao khoai lang. Không thể bằng lính mình được huấn luyện bài bản. Chúng chỉ ào ào xông lên, nhưng hễ gặp hỏa lực mạnh là nó chạy..


    PV: Còn quân đội Việt Nam lúc bấy giờ như thế nào, thưa ông?


    T.S Hùng: Tôi không nhận định tất cả, nhưng Việt Nam lúc đó, có những vị tướng dày dạn trận mạc. Như ở biên giới phía Bắc thời đó có tướng Hoàng Đan nổi tiếng với câu nói “sống, chết, thời, vận, số”.
    Có câu chuyện nói rằng, khi ông đi thị sát gặp lúc địch bắn pháo như mưa nhưng ông vẫn ngồi yên quan sát và nói đại ý, số anh chết thì đạn pháo nó còn biết đường tìm vào hầm của anh.
    Riêng Sư đoàn 3 của tôi trấn cửa ngõ biên giới Lạng Sơn mà đương đầu với nhiều thê đội thuộc hai quân đoàn 55, 43 của Trung Quốc, kìm chân, đẩy lui khiến mỗi ngày chúng chỉ tiến được 0,8 km trong toàn cuộc chiến tranh.


    Sư đoàn 3 di chuyển lên Lạng Sơn tháng 7-8/1978 thì rõ ý đồ chiến lược phòng thủ của ta. Ước chừng 40% cán bộ chiến sỹ của Sư đoàn thuộc lính chống Mỹ, nắm vị trí từ cấp trung đội trở lên, nhiều sỹ quan từng qua thời kháng chiến chống Pháp.
    Tất cả cán bộ chiến sỹ đều rõ thông thổ khu vực phòng thủ, biết rõ từng ngọn núi, khe suối, bãi mìn. Tuy bất ngờ về thời điểm, nhưng anh em không bất ngờ về chiến lược.
    Tôi đánh giá cao sỹ quan chỉ huy, lính ta thời chống Mỹ, họ nhanh chóng hiểu cách đánh của Trung Quốc và bình tĩnh giáng trả hiệu quả.





    Sư đoàn 316 và Sư đoàn 345 chống lại sự tiến công của 2 quân đoàn của TQ.




    Mặt trận Lạng Sơn được nước ngoài đánh giá là cuộc chiến đấu chống xâm lược hiệu quả nhất. Đây là mặt trận có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sư đoàn chủ lực với quân dân địa phương.
    Có rất nhiều sỹ quan cấp đại đội như anh Quế (quê Mỹ Đức, Hà Nội), trả phép sớm, bình tĩnh chiến đấu, dạy lính đánh giặc. Ông quan sát và áp sát quân giặc co cụm và bắn hết cả áo đạn M79 trong sự reo hò của lính ta, sự sợ hãi tháo chạy của giặc.


    Anh em gọi anh là “thần chiến tranh”, anh đã chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 3 suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, với cách đánh đặc biệt hiệu quả.
    Hoặc một tiểu đội hỏa lực của đại đội 2 tiểu đoàn của tôi, trấn giữ kìm giặc ở Ngã Ba Tam Lung gần một buổi sáng, mỗi lần xe giặc đến, định chạy về Lạng Sơn lại khự lại, co cụm.
    Những tiểu đội trưởng như anh Phùng Sinh Sướng (quê Quảng Ninh) bình tĩnh trút hết cơ số đạn cối 60 vào giặc, rồi thản nhiên lui quân an toàn; anh Tác săn bắn xe tăng địch như săn thú hoang.


    Rõ ràng nội dung về cuộc chiến trên Hoàn Cầu thời báo là một sự xuyên tạc lịch sử, không có cơ sở thuyết phục vững vàng. Người viết bài này chắc chưa được nghe kể về cuộc chiến. Và nếu có người kể thì chắc người kể cũng không phải người trong cuộc mà chỉ dựa vào tài liệu nào đó không chính xác nên viết không đúng.



    Chính trị viên đại đội, anh hùng Nguyễn Cao Thượng dũng cảm chiến đấu đến cùng; đại đội trưởng công binh anh hùng Đinh Nho Bông (Thanh Hóa) cứ nhằm chỗ yếu của địch, bí mật áp sát đánh phủ đầu.
    Quân đội Việt Nam anh hùng, trong lịch sử chống ngoại xâm, cuộc chiến chống xâm lược ở biên giới phía Bắc tháng 2/1979 là cuộc giáng trả mạnh mẽ, hiệu quả nhất.
    Tôi nghĩ đó là bài học cuối cùng dạy những kẻ xâm lược.



    Bình độ 400

    Đêm tháng Năm vào bình độ 400

    Đoàn xe trôi êm tầm đại bác
    Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc
    Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu
    Lắc lư xe quan tài chạy về sau
    Máu rỏ xuống đường cuộn vào cát bụi
    Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi
    Tốp thương binh bê bết máu mặt mày
    Đám giặc kia thánh phật dạy ăn chay
    Chẳng kiêng gì ngày Rằm mùng Một
    Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
    Tưới máu người cướp giữ đất biên cương
    Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
    Ông bảo rằng "sống chết thời vận số"
    Cả trung đoàn ào ào như thác lũ
    Bình độ 400 bình độ trận người
    Những chàng trai sống chết trận này ơi
    Máu đổ xuống ông trời tuôn nước mắt
    Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
    Người trở về ăn, sống, ở ra sao?

    (Còn tiếp)
    Last edited by Bin571; 11-03-2015 at 08:20 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: Vị tướng VN ngồi bình thản giữa mưa pháo TQ

    Hoàng Đan | 12/03/2015 07:30





    Theo cựu binh biên giới Nguyễn Mạnh Hùng, việc ngụy tạo trắng trợn khiến chính những người lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh 1979 và gia đình họ phản đối.

    Lời tòa soạn: Mới đây Tờ Hoàn Cầu thời báo, Trung Quốc trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
    Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc này.
    Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.



    Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên trường Đại học Dân lập Phương Đông, nguyên cựu binh chiến đấu tại chiến trường biên giới phía Bắc, tác giả bài thơ Bình độ 400 nổi tiếng đã vạch trần những sự xuyên tạc của Trung Quốc.


    PV: Được biết đến là tác giả của bài thơ Bình Độ 400 nổi tiếng, ông có thể kể lại về trận đánh mà ông từng tham gia này, để bạn đọc thấy rõ sự ác liệt cũng như anh dũng của quân ta lúc bấy giờ?


    T.S Hùng: Trận Bình độ 400 có nhiều trung đoàn tham gia nhưng trung đoàn 2 của chúng tôi lúc bấy giờ được Thiếu tướng Hoàng Đan trực tiếp đến tận sở chỉ huy động viên chiến đấu.
    Khu vực này có đặc điểm là sườn phía mình dốc còn phía bên Trung Quốc thì thoải hơn nên lính Trung Quốc đào hầm bê tông trú ẩn và làm được cả đường cho xe chạy.


    Lúc đó Trung Quốc xua quân chiếm giữ điểm cao này còn ta đưa quân lên phản kích lấy lại. Quân Trung Quốc có lợi trên cao và có công sự vững chắc cho nên mình chỉ pháo kích và dùng đặc công đánh thôi chứ không ào ào đánh cả trung đoàn được.
    Chúng tôi ở tuyến sau cứ áp sát vào là pháo bắn như mưa lại phải bò xuống không tiến lên được.
    Trải qua hàng chục cuộc giao chiến lớn nhỏ quanh khu vực cao điểm 400, với sự chỉ huy của Thiếu tướng Hoàng Đan đã đánh kiệt quệ sư đoàn bộ binh chủ công của quân đội Trung Quốc, buộc địch phải dùng tới cả các đơn vị dự bị

    .


    cố thiếu tướng hoàng đan

    Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1928 và mất ngày 4 tháng 12 năm 2003, là một Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là một vị chỉ huy tiền tuyến xuất sắc. Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo từng đánh giá: "Tướng Hoàng Đan là một tướng chiến trận. Nơi nào có cuộc chiến ác liệt nhất là có mặt tướng Hoàng Đan. Ông chiến đấu dũng cảm và chỉ huy có mưu trí. Ông đã tham gia, chỉ huy các trận đánh nổi tiếng". Ông đã tham gia chiến đấu, chỉ huy trong suốt thời kỳ Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, Chiến tranh biên giới phía Bắc.



    Thế công trên mặt trận của quân đội Trung Quốc mất dần. Sau đó, nhận thấy thế địch đã mất, tướng Hoàng Đan đã cho rút xuống các đơn vị bộ binh chỉ sử dụng pháo binh đánh chặn.
    Và trong trận chiến này, chính hình ảnh về vị tướng Hoàng Đan đã giúp chúng tôi có thêm nhuệ khí chiến đấu rất lớn.
    Có câu chuyện chúng tôi vẫn nhớ là khi tướng Hoàng Đan đi thị sát gặp lúc địch bắn pháo như mưa, hòng cày nát cao điểm 400 nhưng ông vẫn ngồi yên quan sát.


    Anh em chúng tôi lúc đó vẫn truyền nhau câu,ông bảo với những cấp dưới ở công sự: “Sống, chết, thời, vận, số! Một khi anh đã tới số thì đạn pháo còn tìm được anh trong công sự!".
    Hay, ông thường lấy một câu chuyện ngụ ngôn để động viên lính. Câu chuyện là có một ông bị thầy bói bảo là số bị hổ vồ cho nên không sống gần rừng, không dám vào vườn bách thú. Nhưng một hôm vào chùa nhìn thấy tượng con hổ hoảng quá đập đầu vào tường mà chết.


    Sau này, khi cuộc chiến kết thúc, chúng tôi vẫn nói, chính nhờ những người chỉ huy như tướng Hoàng Đan mà dải biên cương của chúng ta đã được bảo vệ vững chắc, toàn vẹn trước quân thù đông đảo.

    Các mũi tấn công Việt Nam của quân Trung Quốc tháng 2/1979
    PV: “Cái gọi là đơn vị Anh hùng của Việt Nam mau chóng bị quân đội Trung Quốc dọa cho trợn mắt há miệng.Thi thể lính Việt Nam chết trận phải dùng đến 17 xe tải mới chở hết... Quân Việt Nam ở Đồng Đăng bị biến thành ba ba trong rọ, bị cắt đứt đường lui.
    Trung đoàn Anh hùng của Việt Nam lâm vào cảnh mọc cánh cũng khó thoát”.


    Ông nghĩ như thế nào về những nhận định xuyên tạc này của Trung Quốc ?


    T.S Hùng: Tôi hiểu quân đội Trung Quốc muốn ám chỉ Trung đoàn 12 (Đoàn Tây Sơn anh hùng) thuộc Sư đoàn 3 (Đoàn Sao Vàng) trấn giữ áp sát cửa ngõ Đồng Đăng.
    Việc này, cuốn Lịch sử Sư đoàn 3 nói rõ, đó là Trung đoàn chiến đấu “dai dẳng” suốt cuộc chiến tranh, cán bộ chiến sỹ đánh địch phía trước, phía sau, truy quét đuổi giặc, đồng thời bảo toàn lực lượng.
    Những người lính trụ được nhờ sự khôn ngoan, dũng cảm, anh em tiết kiệm vũ khí, ăn cả gốc mía, rau mầm và mở đường tiếp tế.
    Quân Trung Quốc khá sợ hãi Trung đoàn Tây Sơn với những trận tập kích, phục kích bất ngờ, hiệu quả. Và dường như họ né tránh Trung đoàn 12 khi rút quân.


    Cựu binh Nguyễn Mạnh Hùng - người mặc áo đen ngoài cùng bên trái ảnh.
    PV: Trong clip, họ nói họ chủ động rút về nước sau khi “thắng lợi huy hoàng”, ông đánh giá thế nào về điều này?


    T.S Hùng: Có lẽ họ huyễn hoặc, chỉ những người lính Trung Quốc hiểu rõ họ thất bại như thế nào.
    Mặt khác hoạt động tình báo và thám báo họ biết rõ nếu chậm rút thì đòn giáng trả sẽ khủng khiếp và thiệt hại sâu đậm hơn.
    Khi về Ba Xã, Lạng Sơn, tôi chứng kiến lực lượng hỏa lực cơ động của quân đội Việt Nam rất khủng, các dàn hỏa tiễn mới, đoàn xe tăng, thiết giáp, cả tên lửa ban đêm kéo lên áp sát quân Trung Quốc.


    Do vậy, họ phải tuyên bố rút quân để tránh tổn thất, tránh áp lực dư luận.
    Ở tuyến đường 1B, bên cầu Khánh Khê, quân Trung Quốc đố đấm đã bị sư đoàn 337 giáng trả mãnh liệt, họ thiệt hại khoảng 1.000 quân trong các ngày 5 - 7/3/1979.
    Trước khi rút, một tên lính đã đánh bộc phá đầu cầu phía Bắc, làm bục vỡ rộng gần bằng bánh xe bò, xe chúng tôi vẫn vượt qua.


    PV: Cuộc chiến đã kết thúc nhưng cho đến giờ phút này, Trung Quốc vẫn luôn có những tuyên truyền cho rằng, họ đã chiến thắng vẻ vang và họ đã tiêu diệt được rất nhiều quân Việt Nam.
    Ông nhìn nhận thế nào về điều này?


    T.S Hùng: Họ tàn sát nhân dân, phá hoại các công trình có giá trị nhiều hơn.
    Mọi người thường tưởng quân Trung Quốc rút ồ ạt về nước nhưng không phải. Chúng rút từ từ và vừa rút vừa phá hoại, trong lúc rút vẫn bắn phá để đảm bảo an toàn.
    Tôi chứng kiến thị xã Lạng Sơn bị phá hủy hết. Những tòa nhà lớn xây từ thời Pháp, lính Trung Quốc cứ ốp bộc phá ở hai đầu và một quả ở giữa. Khi bộc phá nổ, tòa nhà không sập hẳn nhưng cũng tan hoang không thể sửa chữa được nữa.


    Theo tôi, số liệu thương vong là con số ước tính, nhưng tiểu đoàn của tôi (thuộc Trung đoàn 2- Đoàn An Lão) số anh em hy sinh khoảng dưới 10% quân số; quân Trung quốc thiệt hại nhiều hơn bởi năng lực chiến đấu kém, chiến thuật biển người, vu hồi rồi co cụm.
    Tôi thấy làm lạ là quân Trung Quốc đào các hầm ếch dày như tổ ong và nông choẹt ở các đồi chúng chiếm.
    Có thể nhận xét, quân Trung Quốc tiến công xâm lược thất bại, rút chạy và tháo chạy thành công, cả hai với tốc độ rất chậm

    .


    trung tướng nguyễn hữu khảm

    Quân Trung Quốc rất nhát. Cái nhát gan của quân TQ không chỉ nằm trong việc không có pháo là không tiến công mà còn thể hiện ở việc họ không dám đánh ban đêm. Cứ ban đêm là họ co cụm lại. Thứ 2 là xung phong thì quân TQ lấy số đông làm chính, ào ào xông lên. Khi ta nổ súng thì họ chạy luôn.



    PV: Thưa ông, từ tất cả những gì đã thể hiện trong clip, theo ông, clip này có ý nghĩa gì?


    T.S Hùng: Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đoạn clip này không có bất cứ ý nghĩa gì về cả khoa học và lịch sử cả.
    Tôi cũng muốn nói với những người làm clip này hãy nghiên cứu và gói lại sự thật.
    Kiểu ngụy tạo trắng trợn khiến chính những người lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến và gia đình họ phản đối, những người lính hôm nay lầm tưởng nguy hiểm như năm 1979 họ đã bị mê hoặc.
    Chiến tranh là mất mát đau thương nên cần tìm mọi cách để tránh. Nhưng nếu khi hết mọi cách thì phải dũng cảm chiến đấu để trước hết bảo vệ cuộc sống của mình.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: "1 lính Việt Nam chống 20 lính Trung Quốc"

    Hoàng Đan | 13/03/2015 09:35




    Chia sẻ:
    Trái với sự xuyên tạc của tờ Hoàn Cầu thời báo, trong cuộc chiến tranh 1979, theo ước tính, riêng đơn vị ông Quế, mỗi người lính VN đã phải chiến đấu, chống lại hơn 20 lính TQ.


    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Thanh Quế, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, hiện đang sinh sống tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.
    Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, ông đeo quân hàm Trung úy, giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 3, Trung đoàn 1, Sư đoàn 3.


    Ông quan sát và áp sát quân giặc co cụm và bắn hết cả áo đạn M79 trong sự reo hò của lính ta, sự sợ hãi tháo chạy của giặc.
    Anh em gọi ông là “thần chiến tranh”, ông đã chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 3 suốt từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đến khi nghỉ, với cách đánh đặc biệt hiệu quả.


    PV: Được anh em chiến sỹ gọi là "thần chiến tranh", ông có thể chia sẻ về những trận đánh mà ông cùng anh em chiến sỹ đã chiến đấu với quân Trung Quốc, bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc?


    Thiếu tá Quế: Năm1978, Sư đoàn 3 được di chuyển lên trấn thủ cửa ngõ biên giới Lạng Sơn và Trung đoàn 1 chúng tôi lúc đó, được giao nhiệm vụ bảo vệ khu vực Đồng Đăng.
    Ngày 16/2/1979, bệnh xá trưởng của Sư đoàn đã quyết định làm thủ tục chuyển tôi về Bắc Ninh để mổ vì cách đó một tuần tôi bị tái phát ruột thừa và đây là lần đau thứ 4 từ trong chiến trường B nhưng chưa xử lý được.


    Đến sáng 17/2/1979, khi tôi đang chuẩn bị lên xe thì đột ngột thấy xe tải chở lính bị thương về đó, tôi vội chạy ra hỏi và được biết, Trung Quốc đã nổ súng tấn công ồ ạt.
    Thấy vậy, tôi quyết định quay trở lại ngay đơn vị để cùng với các anh em đã đồng hành với mình trong cuộc chiến đấu chống Mỹ chống quân Trung Quốc xâm lược.






    "Thần chiến tranh" Nguyễn Thanh Quế.



    Khi tôi về đến thị xã Lạng Sơn thì những tiếng pháo nổ liên hồi, người dân ở khu vực trận địa của đơn vị chúng tôi ùn ùn sơ tán xuống. Duy nhất chỉ có tôi và một cô nuôi quân đi ngược chiều trở lại đơn vị.
    Về đến nơi, tôi đi ngay lên tìm các anh em ở trận địa, vừa động viên anh em và cũng nói thẳng: "Tao sống thì chúng mày sống, tao chết thì chúng mày chết, cứ yên tâm".


    Trong ngày 19/2/1979, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành các trận đánh lẻ tẻ để khôi phục lại các trận địa tiền tiêu.
    Khi đó, Trung đoàn có giao cho tôi chỉ huy anh em đánh một mũi thứ yếu cùng với một tiểu đoàn đánh trên mũi chủ yếu để khôi phục lại trận địa ở khu Chậu Cảnh.
    Nói là Chậu Cảnh nhưng rất rộng, nhiều điểm cao liên kết lại, điểm cao nhất cao 423m so với mặt nước biển. Sáng sớm 19/2/1979, chúng tôi đánh và chỉ sau 15 phút đã làm chủ lại được trận địa này.


    Tiếp đến sáng 20/2/1979, chúng tôi bắt đầu đánh lên Thâm Mô và nhanh chóng chiếm lại được. Đến ngày 22/2/1979, theo chỉ đạo của trên, chúng tôi rút về trận địa ban đầu ở điểm cao 47, giữ thế trận đó để làm bàn đạp, giải quyết thế chung.


    Tại đây, chúng tôi đã có trận đánh ác liệt khiến quân Trung Quốc phải tháo chạy. Tuy nhiên, sau đó, để đảm bảo lực lượng, cấp trên đã yêu cầu chúng tôi rút về phía Đông Bắc động Tam Thanh để phối hợp cùng với đại đội hỏa lực ở đây.




    thủ tướng nguyễn tấn dũng



    Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới xâm lược của Trung Quốc.



    Trong suốt những ngày sau đó, cùng với đồng đội, chúng tôi đã chiến đấu hết sức kiên cường và cuối cùng, chính nghĩa đã chiến thắng bạo tàn. Trung Quốc đã phải từ bỏ mưu đồ nham hiểm, thâm độc của mình và tháo chạy về nước.


    PV: Là người lính trực tiếp chiến đấu ở chiến trường, ông nghĩ như thế nào về chi tiết phía Trung Quốc nói quân Việt Nam thả độc xuống sông trong clip?


    Thiếu tá Quế: Là một người lính trực tiếp chiến đấu, tôi khẳng định là không hề có chuyện đó. Đây là sự xuyên tạc, vu khống trắng trợn của họ.
    Tại các khu vực trận địa, bản nơi chúng tôi trấn giữ, sau đó rút đi thì toàn bộ nguồn nước trước đó chúng tôi có dùng thì đều để lại nguyên vẹn, không hề cho bất cứ thứ gì vào.
    Chưa kể, sau khi tái chiếm lại được các trận địa từ quân Trung Quốc, chúng tôi cũng vẫn dùng nguồn nước đó.


    PV: Cá nhân ông nhìn nhận thế nào về thực lực của binh lính Trung Quốc lúc bấy giờ. Đây là đội quân tinh nhuệ hay chỉ là quân ô hợp?


    Thiếu tá Quế: Trực tiếp chiến đấu và quan sát, tôi thấy, đây là đội ô hợp, bao gồm nhiều lực lượng khác nhau, chính quy cũng có, địa phương, dân quân, du kích cũng có.
    Đội quân của Trung Quốc rất đông. Tôi còn nhớ, sau này, khi tổng kết, con số tôi nắm được là họ đã đưa khoảng 60 vạn quân thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
    Tuy đông quân, vũ khí lớn nhưng kinh nghiệm tác chiến của quân đội Trung Quốc so với chúng ta là kém hơn. Quân của Trung Quốc mấy chục năm trước đó, chưa từng trải qua những cuộc tác chiến lớn nào.




    Ảnh tư liệu


    Chưa kể, đụng độ bộ binh bình thường thì quân Trung Quốc cũng kém xa. Trang bị của họ cho lính cũng rất giản đơn, đều là những thứ vũ khí cũ kỹ, lạc hậu.
    Những khẩu súng trường hay CKC, tiểu liên mà quân Trung Quốc được trang bị nếu nói ra thì chỉ dùng cho bộ đội địa phương, dân quân tự vệ.


    Thậm chí, nhiều lính của chúng còn không có súng mà chỉ chạy theo để cướp hôi với sự chỉ điểm của lũ gián điệp người Trung Quốc.
    Còn lính của ta thì được trang bị kết hợp giữa cả hiện đại và thô sơ. Chúng cậy đông xông lên ào ào nhưng gặp hỏa lực mạnh của ta thì lại chạy rất nhanh, co cụm lại.
    Sau khi quân Trung Quốc rút chạy, chúng tôi đi kiểm tra lại các đồi mà chúng chiếm thì thấy, đa phần các hầm đào đều nông toẹt và sát, cụm lại với nhau chứ không sâu, có lớp đất kiên cố như của chúng ta.
    Tôi còn nói với nhiều anh em, với kiểu hầm này của bọn chúng thì không cần đến bộ binh mà chỉ cần dùng pháo lực mạnh cũng có thể tiêu diệt toàn bộ một cách nhanh chóng.




    thiếu tướng lê văn cương



    Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của Trung Quốc. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của Trung Quốc khi đó.





    PV: Còn thực lực, khí thế quân ta lúc đó thế nào, thưa ông?


    Thiếu tá Quế: Tôi chưa có con số thống kê trên toàn mặt trận nhưng với riêng đơn vị tôi thì tính sơ sơ, mỗi người lính Việt Nam phải chiến đấu chống lại hơn 20 lính Trung Quốc.
    Chưa kể lúc đó, các chiến sỹ cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn ngay trong vấn đề lương thực, nước uống.
    Các anh em của tôi, đa phần chỉ có một bộ quần áo, một khẩu súng trên người. Nhiều người vài ngày liền không được tắm, cơm cả ngày mới được một nắm...


    Tuy nhiên, các anh em đã chiến đấu hết sức dũng cảm, kiên cường, không có bất cứ ai bỏ vị trí chiến đấu của mình. Nhiều anh em, dù bị thương những vấn quyết tâm ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
    Tất cả ai cũng như ai, không quan tâm đến riêng bản thân mình mà quan tâm đến cái chung là việc phải đánh đuổi bằng được quân Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
    Không chỉ vậy, nghe thông tin Trung Quốc nổ súng tấn công, nhiều anh em là học sinh - sinh viên cũng xung phong lên xin chiến đấu cùng chúng tôi.


    Tôi còn nhớ có anh Thành, đang là sinh viên trường ĐH Tổng hợp (cũ) nhưng khi nghe tin đã lập tức bắt tàu lên và tìm đến đơn vị tôi xin xung phong chiến đấu. Anh Thành đã chiến đấu và hy sinh một cách anh dũng.
    Đó là khí thế, còn anh em trong đơn vị tôi đa phần thuộc lính chống Mỹ, có kinh nghiệm chiến đấu được điều ra đây để trấn thủ.
    Tuy bị bất ngờ về thời điểm nổ súng tấn công nhưng trước đó, Đảng, Nhà nước đã có sự nhìn nhận về thủ đoạn, mưu đồ xâm lược nước ta của Trung Quốc nên anh em chúng tôi không bất ngờ về chiếc lược chúng đã thực hiện.


    Anh em chúng tôi là một phần nhưng lúc đó, chúng ta cũng không thể không nói đến nhiều vị chỉ huy, cố vấn dày dặn kinh nghiệm tác chiến.
    Trong đó, có Thiếu tướng Hoàng Đan, người mà tôi đã từng có nhiều dịp làm việc cùng từ trong chống Mỹ.
    Chính trong trận Bình độ 400, tôi được giao chuẩn bị cho trận đánh và trực tiếp được báo cáo với ông tại Sở chỉ huy. Ông đã đồng ý với kế hoạch tác chiến trong lần đánh đầu tiên của chúng tôi đưa ra.
    Là Tư lệnh mặt trận lúc đó, nhưng ông luôn gần gũi, động viên anh em và quan trọng hơn, ông đã đưa ra tầm nhìn, chiến lược đúng đắn để bảo toàn lực lượng, dành chiến thắng.


    PV: Trong clip, họ nói họ chủ động rút về nước sau khi “thắng lợi huy hoàng”, ông đánh giá thế nào về điều này?


    Thiếu tá Quế: Đây lại là một sự xuyên tạc, cố tình làm sai lệch đi lịch sử. Trung Quốc rõ ràng đã đưa quân sang xâm lược Việt Nam và cả thế giới biết điều đó.
    Tôi chỉ lấy một ví dụ đơn giản, là khi mới bắt đầu cuộc chiến, Trung Quốc rêu rao, tuyên bố rất mạnh bạo là "sáng ăn cơm Đồng Đăng, chiều ăn cơm Hà Nội".


    Nhưng sau đó, suốt từ ngày 17/2 đến 28/2/1979, chúng chỉ nhích được rất chậm, không thể thực hiện nổi tuyên bố ngạo mạn kia.
    Theo thông tin tôi được biết thì chúng ta khi đó, sau một thời gian ngắn ở thế bị động thì đã nhanh chóng giành thế chủ động và chuẩn bị cho cuộc tổng phản công rất lớn với hỏa lực mạnh và rất nhiều loại vũ khí hiện đại.


    Có lẽ, ở cấp chiến lược của Đảng, quân đội Trung Quốc lúc đó đã nhận được thông tin này nên Bắc Kinh đã nhanh chóng rút quân để tránh sức ép dư luận cũng như tổn thất nặng nề.
    Thực tế, như tôi đã nói, cuộc chiến tranh biên giới của Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược.
    Đoạn clip này cũng đã hể hiện đúng với bản chất tuyên truyền của Trung Quốc: “Biến nhỏ thành lớn, biến không thành có”.


    (còn tiếp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: TQ thả khí độc giết 400 người VN trong pháo đài

    Hoàng Đan | 14/03/2015 09:15




    Chia sẻ:
    Theo lời ông Thực, quân Trung Quốc đặt bộc phá, giật sập cửa, rồi dùng lựu đạn cay, khí độc, chất hóa học thả xuống các lỗ thông hơi... giết chết hàng trăm người trong pháo đài.


    Lời tòa soạn: Mới đây, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đã trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
    Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi với một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc.
    Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.


    Khúc bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng


    Nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 trên mặt trận Lạng Sơn, có lẽ không ai không nhớ tới câu chuyện về hàng trăm chiến sỹ và người dân đã chết dưới tầng hầm của pháo đài Đồng Đăng bởi sự tàn độc của quân Trung Quốc.
    Và sau khúc bi tráng đó, chỉ có 6 người sống sót; và, may mắn khi qua một số thông tin, chúng tôi đã tìm được một nhân chứng, một cựu binh trong trận chiến đấu anh dũng này,


    Đó là ông Nguyễn Duy Thực, hiện đang trú tại tổ 8, phường Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội.
    Ông Thực nguyên là cựu binh trong Đại đội 42, Trung đoàn 4, Sư đoàn 3 đóng quân trấn giữ Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
    Đầu năm 1978, ông Thực nhập ngũ và lên huấn luyện ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Cuối năm đó, khi Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động rục rịch chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, nhận rõ âm mưu này, cấp trên đã điều Sư đoàn 3 lên trấn thủ ở Lạng Sơn.
    Riêng Đại đội của ông được giao đóng quân trấn thủ tại pháo đài Đồng Đăng.




    Ông Nguyễn Duy Thực.


    "Lúc mới hành quân lên biên giới, anh em trong Đại đội 42 chúng tôi đã chia nhau đào công sự, trấn giữ các mỏm đồi.
    Tuy nhiên, lán trại mới được dựng lên, vữa bằng bùn đất trát còn chưa khô, mái gianh còn mới cất được có mấy ngày thì Trung Quốc đã huy động hàng chục vạn quân tấn công xâm lược"- ông Thực nhớ lại.


    Trong lời kể, ông Thực còn nhớ rõ, 5 giờ sáng ngày 17/2/1979, lúc mọi người đang chuẩn bị tập thể dục thì bất ngờ phía bên kia biên giới, cách chỗ lán trại có vài km, tiếng pháo bắt đầu nổ ùng oàng, ánh chớp sáng rực góc trời.
    Liên tiếp những quả đạn vượt qua pháo đài rơi xuống thị trấn Đồng Đăng. Mọi người lúc đó không ai bảo ai, đồng thanh hô to: “Trung Quốc đánh rồi" và chạy nhanh qua kho quân khí, cầm vũ khí, chạy nhanh lên các chốt phòng thủ.


    Sau màn rót pháo, chỉ trong phút chốc, quân Trung Quốc rầm rộ tiến vào Đồng Đăng. Đi đầu là xe tăng bò lên bắn vào các cao điểm, phía sau là quân Trung Quốc tiến lên đủ chủng loại, kẻ chạy bộ, kẻ đi ngựa, kẻ ngồi trên xe quân sự tiến lên.
    "Lúc đó, chúng tôi bắn một phát đạn B40 phóng xuống đám lính Trung Quốc đầu tiên tiến gần đến pháo đài, tiêu diệt cả tiểu đội.
    Những tên gần đó tóc tai cháy xém, mặt mũi lộ vẻ kinh hoảng, ngần ngừ không dám tiến, nhưng ngay tức khắc, họ bị những tên đi sau bắn chết. Quân Trung Quốc rất đông, mặc cho súng đạn vẫn cứ thế tiến lên.
    Các loại B40, ĐKZ, AK mà chúng tôi sử dụng, bắn đến đỏ cả nòng mà cũng không xuể trước chiến thuật biển người của quân Trung Quốc"- ông Thực kể.


    Đến trưa 17/2, các chốt cố thủ của đơn vị ông từ con đường quanh đồi thông dẫn đến pháo đài cũng lần lượt bị mất và mọi người phải rút vào pháo đài cố thủ.
    Trong pháo đài lúc đó, theo con số ông Thực nghe được thì có khoảng 700 người, bao gồm Đại đội 42, một đơn vị cảnh sát dã chiến Đồng Đăng, công an vũ trang, cùng một số người dân chạy loạn tìm lên.
    Lương thực dự trữ chỉ có chút ít nhưng quân Trung Quốc tiến vào đã phá sạch, cướp sạch. Bên ngoài, quân Trung Quốc có đến vài sư đoàn, tìm mọi cách, dùng đạn pháo, bộc phá để quyết phá tan pháo đài này.


    Ngày 18/2, bị thiệt hại nặng, quân Trung Quốc leo lên các mỏm núi xung quanh rồi từ đó dùng cối, đại liên cùng hỏa lực tầm xa khác bắn cấp tập, yểm hộ cho bộ binh tấn công.
    "Nhưng khi bộ binh của Trung Quốc xông lên, lại bị đánh bật, hết lớp này đến lớp khác. Với chiến dịch biển người, không tiếc đạn pháo nên những ngày sau đó, Trung Quốc ồ ạt bắn phá.
    Cho dù không được chi viện, thiếu thốn đủ thử, nhất là ánh sáng, nước uống nhưng anh em vẫn kiên cường chiến đấu, bám trụ suốt 5 ngày trời, trụ được cho tới ngày 22/2/1979"- ông Thực nói.




    ông dương trung quốc


    Cuộc chiến năm 1979 không phải kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách nhiệm với hoà bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là một niềm tự hào cần tôn vinh đối với công lao và sự hy sinh của một thế hệ.






    Trong ngày cuối cùng, quân Trung Quốc đã chiếm được tầng trên cùng của pháo đài, chỗ sát đỉnh đồi, liên tục bắc loa gọi hàng. Đáp lại tiếng loa gọi hàng đó, ông Thực vẫn nghe thấy những loạt tiếng súng cùng lựu đạn ném thẳng lên trên của anh em.
    Sau khi gọi loa không thành, chúng đặt bộc phá, giật sập cửa lối dẫn xuống tầng dưới, dùng lựu đạn cay, khí độc, chất hóa học thả xuống các lỗ thông hơi, dùng súng phun lửa vào các ngách hầm.


    "Vì đông người nên thức ăn thức uống dự trữ của chúng tôi sắp hết, nước cũng không còn nhiều. Đêm 22/2 khi tôi đang cùng mấy người ngồi bên nồi cháo loãng dưới tầng 1 thì bỗng 2 tiếng hai tiếng nổ khủng khiếp nối nhau vang lên.
    Cả pháo đài rung chuyển, tiếp đó hàng chục, hàng trăm tiếng nổ chói tai, rung óc. Hơi khói cay xè, đen đặc cuồn cuộn ùa vào từng căn phòng trong pháo đài.
    Tiếng kêu nhốn nháo, tiếng trẻ con sặc sụa rồi lặng đi. Mấy anh thương binh kêu nấc lên hai, ba cái rồi lịm..."- ông Thực nhớ lại
    Qua ánh lửa, ông Thực thấy phụ nữ, trẻ em nằm la liệt, co quắp, giãy giụa.





    Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8 giờ sáng 17/2. Ảnh: Mạnh Thường.


    "Một thứ khói khủng khiếp xộc vào họng cháy bỏng và lửa cháy bừng bừng, quân Trung Quốc phun hơi độc hóa học và phun xăng xuống đốt, đến đó thì tôi ngất lịm đi"- ông Thực hồi tưởng.
    Khi tỉnh dậy, tiếng nổ vẫn ầm ầm, máu ứa ra từ miệng, từ mũi, từ tai, ông Thực bò đi sờ trong đống thi thể người nằm co quắp ấy xem có ai còn sống không.
    "Tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn lúc đó còn khoảng 400 người đều đã hy sinh. Một cảnh tượng đau đớn mà quân Trung Quốc gây ra cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên được...," ông Thực nói cùng với đôi mắt nhìn ra xa.
    May mắn sau đó, ông đã cùng 2 người bò được vào một đường hầm rồi thoát ra ngoài, tìm về được với những người đồng đội bên ngoài.


    Trung Quốc đang cố tình xuyên tạc lịch sử


    Nhắc lại về cuộc chiến lúc đó, ông Thực liên tục nhắc đi lại nhắc lại việc Trung Quốc sử dụng chiến dịch biển người nên đã huy động một lực lượng quân cùng đạn pháo rất lớn.
    Nhưng, từ chính sự quan sát của mình, ông Thực khẳng định rằng, đây không phải là đội quân tinh nhuệ mà chỉ là đội quân ô hợp.


    "Chính tôi và đồng đội đã chứng kiến phía sau đám lính là một đội dân binh rất đông di chuyển theo để hỗ trợ mà chính xác hơn là hôi của.
    Chúng vào nhà dân bắt gà, bắt lợn chọc tiết, xuống cả ao bắt cá... Chính lán trại phía dưới của chúng tôi cũng bị chúng cướp sạch, đốt sạch. Đám quân ô hợp đó đặt mình, giật đổ, đốt nhà của của người dân.
    Thấy đạn pháo của chúng tôi bắn mạnh là chúng cũng không dám tiến lên mà chỉ dám đứng ở dưới ném lựu đạn mà thôi"- ông Thực cho hay.
    Địch dùng chiến dịch biển người, súng pháo lớn như vậy, nhưng theo ông Thực, các chiến sỹ của ta vẫn rất kiên cường, anh dũng đáp trả:


    "Tôi còn nhớ, khi đó, anh em chúng tôi đã đứng ở cửa pháo đài đồng thanh hô lớn: “Người Việt Nam không bao giờ biết quỳ gối, lũ giặc tới đây, chúng mày sẽ chết”.
    Lương thực khi đó chỉ còn là những khẩu phần ít ỏi, nước không có vì dòng suối gần đó đã bị quân Trung Quốc chặn mất.
    Trong pháo đài chỉ còn mấy vũng nước đọng bẩn thỉu, đen ngòm nhưng cũng được nhường cho những thương binh. Đói, khát như vậy nhưng anh em vẫn kiên cường, quyết tâm chiến đấu"- ông Thực chia sẻ.


    Trong trí nhớ của ông Thực cũng vẫn còn nhớ như in, lúc bấy giờ, một đồng chí tiểu đội trưởng bị mảnh bộc phá văng gãy nát cánh tay nhưng anh tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Lần thứ hai, anh bị thương vào đùi.
    "Mọi người muốn đưa vào trong hầm, nhưng anh kiên quyết: “Tôi còn đủ sức chiến đấu, các đồng chí đừng lo cho tôi”.
    Địch ồ ạt xông lên, người tiểu đội trưởng tiếp tục bị trúng đạn vào bụng, nhưng anh vẫn dùng súng AK diệt thêm mấy tên lính nữa mới chịu ngã xuống"- ông Thực kể khi đôi mắt đã đỏ hoe.



    nguyên phó chủ tịch nước
    nguyễn thị bình



    Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học, không thể quên lãng nó.





    Trong câu chuyện sau đó với chúng tôi, ông Thực kể rằng, ông rất bất bình khi nghe thấy một số thông tin được phía Trung Quốc tuyên truyền trên báo chí của họ cho rằng, khi đó, quân Việt Nam đã bỏ thuốc độc vào nước uống.
    "Là một người lính may mắn sống sót trở về đến ngày hôm nay, tôi khẳng định rằng, đây là sự xuyên tạc nghiêm trọng.
    Không hề có chuyện Việt Nam thả thuốc độc vào nước, mà khi đó Trung Quốc đã dùng chất hóa học, khí độc để thả xuống qua các lỗ thông hơi khi tấn công pháo đài Đồng Đăng.


    Hàng trăm người đã chết, đó là sự thực, không thể chối cãi được"- ông Thực nhấn mạnh.


    Cũng theo ông Thực, năm 1979, Trung Quốc bất ngờ huy động hàng chục sư đoàn tấn công trên khắp tuyến biên giới với Việt Nam. Ở Trung Quốc, giới cầm quyền mị dân gọi đây là cuộc “phản kích tự vệ”, để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
    Tuy nhiên, lẽ phải không thuộc về Trung Quốc, bởi họ không có lý do nào chính đáng để giải thích cho hành động xâm lược rõ ràng như thế này.


    Và họ nói là thắng lợi huy hoàng, nhưng đâu phải như vậy.
    "Khi tôi về điều trị do bị thương từ trong pháo đài ra, tôi đã tận mắt được chứng kiến, chúng ta đã đưa rất nhiều các phương tiện, vũ khí hiện đại, tối tân lúc đó lên gần biên giới.
    Có lẽ để chuẩn bị cho một cuộc tổng phản kích lớn. Nhưng khi cuộc tổng phản kích chưa diễn ra thì Trung Quốc đã vội phải rút chạy về nước rất nhanh.
    Tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi và quân dân ta đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương Tổ quốc"- ông Thực tái khẳng định.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: "Hoàn Cầu phải gỡ clip và xin lỗi nhân dân VN"

    Hoàng Đan | 17/03/2015 07:33





    Chia sẻ:
    Các cựu binh chiến tranh 1979 khẳng định, đoạn clip của Thời báo Hoàn Cầu là xuyên tạc lịch sử và tờ báo này cần gỡ ngay, cũng như gửi lời xin lỗi đến người dân Việt Nam.



    • Lời tòa soạn:
      Mới đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
      Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi với một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc.
      Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Thời báo Hoàn Cầu.




      Trong câu chuyện với chúng tôi, Thiếu tá Phạm Văn Quế, nguyên cựu binh của Sư đoàn 3 chiến đấu tại mặt trận Lạng Sơn đã không giấu được sự bức xúc trước những thông tin tuyên truyền sai lệch, xuyên tạc của tờ Thời báo Hoàn Cầu.



      Theo ông Quế, thực tế, bản chất của Trung Quốc luôn là như vậy, lúc nào cũng thể hiện mưu đồ bành trướng Đại Hán, rồi "cá lớn nuốt cá bé"...


      Họ đã cố tình bóp méo đi sự thật


      "Họ đang cố tình bóp méo đi sự thật mà cả thế giới đã công nhận. Tôi đang ở trong nhà tôi mà anh tự nhiên mang vũ khí kéo vào nhà tôi, cướp phá tài sản, đánh đập, thậm chí giết hại người thân của tôi, thì rõ ràng đó là xâm lược.

      Tôi phải cầm vũ khí chống lại, phải bảo vệ tài sản, người thân của tôi.


      Với chiến tranh biên giới 1979 cũng vậy, chúng tôi cầm súng để bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào khi Trung Quốc ồ ạt đưa quân qua đường biên giới cướp phá, giết hại người dân...
      Họ gọi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là hoàn toàn sai trái, ngang ngược, che đậy âm mưu, xóa nhòa lịch sử. Đây là cuộc chiến xâm lược Việt Nam của Trung Quốc" - ông Quế nói.




      Ông Quế cũng cho hay, dù đã 36 năm trôi qua, dù thế giới đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, nhưng họ vẫn cố tình cho rằng họ đã chiến thắng vẻ vang và đã tiêu diệt được rất nhiều quân Việt Nam.


      "Họ đâu có chiến thắng vẻ vang, mà ngay khi vừa đưa quân sang họ đã bị chúng ta chặn đứng lại trên tất cả các mặt trận.
      Tôi còn nhớ, lúc đó, phía Trung Quốc rêu rao rằng "sáng ăn cơm Đồng Đăng, chiều ăn cơm Hà Nội".
      Nhưng sau đó, suốt từ ngày 17/2 đến 28/2/1979, chúng chỉ nhích được rất chậm, không thể thực hiện nổi tuyên bố ngạo mạn kia và sau đó phải rút lui" - ông Quế khẳng định.


      Cũng theo ông Quế, sự vẻ vang của Trung Quốc có lẽ thể hiện ở chỗ trong quá trình xâm lược và rút lui, họ đã tàn sát rất nhiều nhân dân vô tội, phá hoại các công trình dân sự, kinh tế thiết yếu của chúng ta.


      "Trực tiếp chiến đấu, nên tôi đã được chứng kiến việc Trung Quốc phá hủy tan hoang thị xã Lạng Sơn rồi nhiều địa điểm khác. Không những thế, các bệnh viện, trường học, mỏ apatit... của chúng ta khi đó cũng bị chúng đốt, phá.
      Lương thực, thực phẩm của dân thường cũng bị chúng cướp sạch.
      Khi rút lui, chúng cũng thực hiện thủ đoạn vừa rút, vừa phá. Nhiều cầu, đường của chúng ta cũng bị đặt mìn, bộc phá để phá hủy. Có lẽ sự vẻ vang nằm ở chỗ đó" - ông Quế chia sẻ.




      trung tướng khuất duy tiến

      Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao? Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh.



      Về số liệu được Trung Quốc đưa ra trong video nói phía Việt Nam thiệt mạng 50.000 người, hơn 2.100 binh sỹ đầu hàng , bị thu 916 khẩu pháo, 16000 súng và 216 xe ô tô, ông Quế nhấn mạnh, những con số này chỉ là sự tuyên truyền hết sức vô lý.


      "Tôi muốn nói rằng, lúc đó, Trung Quốc huy động khoảng 60 vạn quân, trong đó, đông đảo nhất là ở chiến trường Lạng Sơn.
      Số liệu thì tôi không nắm được chính xác, nhưng có lẽ phải đến 40 vạn quân là tấn công ở mặt trận này. Tuy nhiên, lúc đó, chúng ta chỉ có sư đoàn 3 của chúng tôi đóng ở đây trấn giữ.
      So sánh lực lượng thì ta kém xa và khi các đơn vị khác chưa kịp lên tăng cường thì Trung Quốc đã rút về rồi. Như vậy thì làm gì có chuyện chúng ta bị thiệt mạng lớn như thế!


      Thêm vào đó, đơn vị chúng tôi chủ yếu tập trung làm kinh tế thì không thể có lượng pháo binh, cao xạ cũng như phương tiện kỹ thuật lớn như con số mà Thời báo Hoàn Cầu đưa ra.
      Chưa kể, địa hình bố trí trận địa hiểm trở như vậy thì đâu có chuyện Trung Quốc thu được vũ khí lớn như họ đã nói. Đó là những luận điệu hết sức xuyên tạc, thiếu căn cứ nhằm mị dân của họ.
      Cũng nên nhớ rằng, lúc đó, kinh nghiệm chiến đấu, tinh thần và ngay kể cả vũ khí của Trung Quốc còn thua chúng ta nên càng không bao giờ có chuyện đó" - ông Quế nhấn mạnh.



    Thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc tàn phá (Ảnh: tư liệu).
    Trung Quốc hãy trả lại sự thật của lịch sử


    Ông Quế cũng đưa ra vấn đề, dù thời gian đã trôi qua khá lâu, nhưng cho đến hiện tại, vẫn có những người chưa đủ hiểu biết nên có thể bị các thông tin dối trá này đánh lừa.
    Chính vì thế, Việt Nam cần có những hoạt động thực tiễn để tuyên truyền thêm về cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc đối với đất nước ta vào tháng 2/1979.


    "Chúng ta muốn hòa bình, muốn yên ổn để phát triển, nhưng Trung Quốc thì thường xuyên có những hành động khiêu khích, đưa thông tin sai trái về chúng ta.
    Vì thế, theo tôi, tất cả mọi người cần nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.


    Để phản bác lại những hành động lố bịch của Trung Quốc, chúng ta cần thực hiện các hành động tri ân, tôn vinh các đồng đội, đồng bào, với những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.
    Đồng thời, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, tự lực, tự cường của dân tộc, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của ngoại bang" - ông Quế bày tỏ.


    Là một người lính chiến đấu trực tiếp trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, ông Quế một lần nữa khẳng định rằng, tất cả các thông tin mà đoạn clip được Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa ra là vô giá trị, mang tính xuyên tạc lịch sử.


    Vị này nói: "Đoạn clip này không có bất cứ giá trị thông tin hay lịch sử nào cả. Đó là sự xuyên tạc trắng trợn nhằm che giấu đi sự thật về thất bại của Trung Quốc.
    Cá nhân tôi và rất nhiều người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc chính nghĩa mong rằng, những người làm đoạn clip này hãy tự tìm hiểu lại để làm cho đúng với lịch sử đã diễn ra.
    Cuộc chiến tranh này do Trung Quốc tiến hành và sau đó cũng chính họ đã hứng chịu thất bại, rút quân, nên họ hãy hiểu rõ chứ đừng bị mê hoặc".



    ông dương danh dy

    Đúng ngày 4/1/2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người”. Sau đó, bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng, trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên, tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó. Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc và cuối cùng họ phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu.



    Cùng với đó, ông Quế cũng yêu cầu Thời báo Hoàn Cầu cần phải ngay lập tức gỡ bỏ toàn bộ đoạn clip với nội dung sai trái về cuộc chiến tranh biên giới này.


    "Tôi yêu cầu Thời báo Hoàn Cầu ngoài việc gỡ bỏ đoạn clip sai trái, xuyên tạc về chiến tranh biên giới 1979, thì phải có lời xin lỗi gửi tới toàn thể người dân Việt Nam.
    Đồng thời, họ phải xin lỗi chính người dân Trung Quốc, thậm chí cả những người lính của họ đã chết vì mưu đồ, thủ đoạn của nhà cầm quyền lúc đó" - ông Quế khẳng định.


    Trao đổi với chúng tôi, cựu binh Đồng Đăng Nguyễn Duy Thực cũng bày tỏ, những thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Thời báo Hoàn Cầu là không thể chấp nhận được.
    "Những thông tin xuyên tạc đó khiến không chỉ chúng tôi mà chính những người Trung Quốc cũng hiểu rõ về bản chất của cuộc chiến và lên tiếng phản đối.
    Là một người lính từng phải chứng kiến cảnh tàn ác của quân Trung Quốc khi dùng khí độc giết chết hàng trăm người Việt Nam, tôi yêu cầu phía Thời báo Hoàn Cầu phải ngay lập tức dừng những tuyên truyền sai sự thật về cuộc chiến biên giới 1979.


    Đồng thời, Thời báo Hoàn Cầu phải gỡ bỏ ngay đoạn clip này và gửi lời xin lỗi rõ ràng đến chúng tôi, đến người dân Việt Nam.
    Còn nếu Thời báo Hoàn Cầu muốn tìm hiểu sự thật về cuộc chiến tranh thì chúng tôi sẵn sàng kể, cung cấp các tư liệu mình có" - ông Thực nhấn mạnh.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nhớ ngày 17-2-1979. Nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới 1979
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 20-02-2015, 12:46 AM
  2. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  3. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM
  4. Tương quan lực lượng Việt Nam và TQ trong chiến tranh biên giới 2/1979!!!
    By TuanBinh7069 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 22-08-2011, 12:36 AM
  5. Hồi kí, Hồi ức về chiến tranh biên giới 1979 - 1984
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 09:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •