Gieo quẻ âm dương là văn hóa tín ngưỡng dân gian
Đồng tiền trinh hình tròn, giữa có lỗ rộng, một mặt phẳng được quy định là mặt âm, còn mặt khắc chữ Hán gọi là mặt dương.
Cách bói toàn này, thường được các thầy cúng hoặc người tại gia dùng để “xin” ý kiến của thần linh, ông bà, tổ tiên phù hộ về những việc hệ trọng như làm nhà, kinh doanh, thi cử, ốm đau...
Hai đồng tiền phải đẹp, sạch, sáng, rõ chữ, màu sắc kim loại đồng thì mới linh nghiệm. Việc gieo đài âm dương ở khắp mọi nơi, từ đền, phủ, miếu đến gia đình...

Đài âm dương là cách mà người gieo lựa chọn theo ý “bề trên” báo và thực tế họ căn cứ vào cách gieo quẻ như:

Nếu một mặt xấp, một mặt ngửa là thuận: âm dương đồng nhất lí.

Nếu hai đồng khi gieo xuống đĩa đều xấp là “bề trên” báo không được, không cho.

Nếu hai đồng đều ngửa là “bề trên” cười. Một là “bề trên” vui hoặc có thể là cười chê.

Nếu xin đài âm dương mà được một lần “nhất âm nhất dương” luôn là tuyệt.

Nếu lần thứ nhất cười, lần thứ hai “nhất âm nhất dương” lại càng tuyệt...

“Cách gieo đài âm dương này chưa có cơ sở khoa học, tất cả đều dựa vào cảm tính và phán đoán. Hai đồng tiền rơi xuống là tự nhiên, chứ không có đấng thần linh nào sắp đặt và điều khiển cả”.

“Nhiều người dân tin vào kết quả khi gieo đài âm dương xuống đĩa. Điều này, vô tình đã điều khiển mọi suy nghĩ và hành động của con người. Đặc biệt sẽ trở nên nguy hiểm nếu con người quá tin và lạm dụng nó”

Không có trong giáo lý nhà Phật

Trên thực tế, ở nước ta có nhiều ngôi đền, phủ, miếu nổi tiếng linh thiêng có nhiều khách thập phương đến lễ bái. Họ nhờ chủ nhang khấn vái và xin đài âm dương và những “lời phán” của “bề trên” từ chủ nhang phát ra mà chưa ai chứng minh được thật hư thế nào.

“Mặc dù, việc gieo quẻ âm dương không thuộc giáo lý nhà Phật nhưng trước đây có nhiều chùa ở miền Bắc. Nhất là các chùa ở quê thường dùng đài âm dương, song ngày nay hiện tượng này đã hạn chế nhiều”

Cũng theo quan điểm Phật giáo thì vấn đề sướng khổ, giàu nghèo... đều do nhân thiện - ác mà chúng ta gieo trồng từ nhiều đời, nhiều kiếp sống trước rồi đời này, đời sau chịu quả báo (gieo nhân thiện, gặp quả lành và ngược lại).
Thich Minh Minh