kết quả từ 1 tới 20 trên 5473

Ðề tài: CĂN BẢN CHƠN NGÔN BẮC TRUYỀN

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của phoquang
    Gia nhập
    Mar 2008
    Bài gởi
    30,538

    Mặc định


    1/ THỦ XÍCH:
    Là một thanh gỗ hình khối chữ nhật, kích thước vừa nằm dưới ba ngón tay giữa của lòng bàn tay. Trên lưng Thủ Xích có khắc 3 chữ “Án, Dạ, Hồng” theo tự dạng Pali, dùng để vỗ xuống bàn kinh, thành một hiệu lệnh cho đạo tràng.



    Pháp Nghi : Khai Chung, Cổ, Đạc, Bảng *Khánh Thành*Trùng Tu *An vị*An cư* Thích Huyền Tôn tuyển dịch
    - 24/01/2015.

    ( Chuông /hồng/gia trì.Trống, Mõ , Bảng..)

    Trước hết phải khai Thủ Xích:

    Như Lai nhứt chỉ án Tam Quang,

    Chư Phật Từ Bi trấn tịnh đàn.

    Vị tác nhơn thiên chi pháp lịnh,

    Oai linh hàng phục hộ đạo tràng.

    Nhứt trịch Thiên cung khai môn hộ, (vỗ xích : Án dà hồng . )

    Nhị trịch địa phủ tốc môn khai. (vỗ xích : Án dà hồng . )

    Tam trịch chúng đẳng hàm thanh tịnh. (vỗ xích : Án dà hồng . )




    Phù (Seal): gồm Thủ Xích và Thủ Lư. Thủ Xích là một thanh gỗ hình khối chữ nhật, kích thước vừa nằm dưới ba ngón tay giữa của lòng bàn tay. Trên lưng Thủ Xích có khắc 3 chữ “Án, Dạ, Hồng” theo tự dạng Pali, dùng để vỗ xuống bàn kinh, thành một hiệu lệnh cho đạo tràng. Thủ Lư là một cái lư hương có cán để cầm tay, phía trước có 16 con sư tử và voi trắng, trên đầu hai loại thú đó nổi lên hai đài sen làm lư, phía sau có sư tử ngồi, trên đỉnh có 9 con rồng quấn nâng hoa vàng, hoa đó để làm lư, thường thấy xử dụng trong trai đàn chẩn tế. Trong Mật Giáo Trung Thổ có sử dụng Pháp Ấn, có tính chất gần gũi với Phù, cách dùng không khác gì với Đạo Giáo, sẽ nói ở phần sau.

    Mật Tông:

    Tôi không tra cứu được rõ là Phật Giáo Mật Tông chấp nhận những thứ nào là pháp khí chính thức. Mật Tông ở đây được tham chiếu là Mật Tông Tây Tạng, mặc dù Mật Tông Trung Thổ ra đời sớm hơn, nhưng do ít tài liệu, tôi không thể liệt kê một cách đầy đủ được.
    Trượng (Wand): Tương ứng gọi là Kinh Luân (mani-khorlo). Đây là một loại pháp khí sử dụng trong tụng niệm, gồm có một hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa. Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn, khoặc khắc trực tiếp kinh văn lên trụ. Kinh luân cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú. Một món pháp khí khác ít gặp hơn gọi là Thập Pháp Giới Trượng, tương tự Tích Trượng, nhưng gồm 5 bánh xe và 6 vòng, đại diện cho Ngũ Luân Xa và Lục Đại. Thường thấy ở Mật Tông trung thổ, hơn Mật Tông Tây Tạng.
    Kiếm (Sword): gọi là dao Phục Ba (phurba) là một con dao găm có dạng tam giác, chạm ba khuôn mặt hay ba khía hướng về ba phương, cách đều nhau, là đại diện cho thực tế tận cùng của ba cánh cửa giải thoát - tính trống rỗng, sự độc nhất, vô sở cầu - là sự đồng nhất của Tam Thân Phật, là phương tiện vô lượng không thể tính đếm của Kim Cang Thừa. Chú ý là truyền thống này không chỉ là truyền thống riêng của Phật Giáo Mật Tông, mà còn là truyền thống chung của Ấn Giáo. Một loại khác có dạng cây đao hoặc rìu, gọi là trigug.
    Bôi (Cup): gọi là Bát Gabbra, tức là bát sọ người, một đồ đựng có hình chiếc bát được làm từ bát được làm từ nắp hộp sọ người, phần lớn được chế tác từ nắp hộp sọ của cao tăng đại đức căn cứ vào di chúc của họ. Miệng bát và lòng bát được khảm bạc, bên dưới có trôn đế bằng kim loại, người Tây Tạng còn thêm nắp kim loại cho bát. Bát sọ người cũng là một pháp khí được dùng trong nghi thức quán đỉnh, thượng sư Mật Tông đựng nước hoặc rượu trong bát, sau đó nhỏ lên đầu người thụ pháp, với ngụ ý đem lại sự gia trì. Hai món vật khác cũng hay được xếp vào nhóm này là Torma/Serkyem, Stuba. Torma là dụng cụ đựng thức ăn, có dạng tháp, thức ăn đựng trong đó thương là các loại hạt nấu chín , trong khi Serkyem là dụng cụ đựng nước uống để dâng lễ, thường có hai đến ba tầng, chứa các loại nước thơm và nước hương liệu khác nhau. Stuba là bảo tháp đựng xá lợi, thường bằng kim loại quý, gồm nhiều tầng, che phủ một cái đế nhỏ có hộp bên trong để đựng xá lợi. Ba loại này, không được dùng để truyền thừa, nên xếp vào Lễ Cụ.
    Phù (Seal): không có hoặc không có tương đương. TsaTsa và Melong có vẻ không được phù hợp với nhóm Phù, mặc dù nhiều người xem nó tương ứng. Melong là những thẻ đồng hay bạc, khắc nạm lục tự, dùng trong nghi lễ. Tôi xếp melong vào nhóm bùa chú hơn là pháp khí. Tsa-Tsa là dụng cụ bằng đồng hay đá, dùng để tạo bùa đất nung. Tsa-Tsa có tính chất gần gũi với Pháp Ấn, tôi tạm xếp vào Lễ Cụ, nhưng nếu xếp vào nhóm Phù thì cũng phù hợp.
    Lễ Cụ: Bao gồm Pháp Loa, Trống Damaru, Trống Gabbra, Kèn Kangling. Pháp Loa (Kèn ốc ) thường được làm bằng vỏ ốc, có nạm hay chạm cầu kỳ. Âm thanh được tạo ra của kèn ốc loa khi thổi vào tượng trưng cho âm Om là âm thanh khởi đầu của vũ trụ ( theo quan niệm của Phật Giáo và Hindu giáo). Trống Damaru là loại trống hai mặt từ Ấn Độ và Tây Tạng. Trống thường được làm từ gỗ, với mặt trống làm bằng da. Đôi khi trống có thể được làm từ xương sọ. Có nhiều loại trống có cái nhỏ khoảng chừng gần 10 cm cho đến cái lớn có thể tới 30cm. Sử dụng trống damaru bằng một tay. Lắc trống bằng cử động của cổ tay. Trống Damaru được dùng trong các nghi thức của Phật Giáo Tây Tạng, đặc biệt là với sự thực hành Chod. Trống Gabba là trống này được làm bằng hai nắp sọ người ghép lại với nhau,bịt bằng da khỉ, tang trống thắt lại, bên dưới có gắn cán nhỏ và dây lụa, bên tang trống buộc thêm hai cục xương nhỏ. Khi lắc trống. Hai cục xương nhỏ đập vào mặt trống phát ra âm thanh. Loại trống này thường được sử dụng trong khi tu pháp, nhằm ca ngợi công đức của chư Phật Bồ Tát, thường được sử dụng phối hợp với chuông kim cương, chùy kim cương. Kèn Kangling được làm bằng xương xương đùi có tác dụng tương tự.
    Bùa Chú: Không nằm trong Pháp Khí-Lễ Cụ. Lungta và Darchor, một là các loại cờ cát tường, hay cảnh giới. Gồm cờ ngang (Lungta) và cờ dọc (Darchor): cờ ngang thì hình vuông và được nối với nhau tại cạnh đỉnh trên cùng bằng sợi dây dài; ít phổ biến hơn là cờ dọc thì thường là những lá cờ vuông riêng biệt hoặc nhóm những lá cờ vuông được thêu trên cọc được trồng ở mặt đất hay trên mái nhà. Cờ cầu nguyện thường được làm bằng vải hình vuông bằng các màu màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ. Cờ được trang hoàng bởi những hình ảnh, thần chú và các lời cầu nguyện. Thông thường tại tâm của lá cờ cầu nguyện này, đó là hình ảnh của con ngựa gió là đại diện cho Tam Bảo của Phật Giáo. Ở bốn góc của lá cờ là những linh thú như là Garuda (Kim Xí Điểu), Rồng, Cọp và Sư Tử Tuyết đó là bốn linh thú đại diện cho bốn quyền năng: Trí tuệ, quyền năng, sự tự tin và vô úy.


    http://www.quanamtuvien.org/vn/?595=2003&596=7&59615=4

    https://www.facebook.com/notes/phil-...4575506642176/


    http://www.oocities.org/nghilephatgiao/B01_PhapKhi.htm

    http://chuahoiphuoc.net/nguon-goc-gi...ong-phat-giao/

    http://chuahoiphuoc.net/y-nghia-thi-thuc/
    Last edited by phoquang; 26-04-2017 at 12:59 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 19-08-2017, 01:00 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-06-2010, 09:58 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •