Nữ tướng Bát Nàn cùng chư vị thị tướng truyền dạy thuật phá bùa ngải , ếm đối , thư phù .
Đệ tử con nguyện đem thân này ngụp lặn trong bể khổ cùng chúng sanh muôn loài , cầu cho bánh xe pháp mãi lăn trên khắp nẻo đường pháp giới chúng sanh , nhà nhà sáng đạo , chúng sanh đồng thành phật đạo . Nam mô a di đà phật !
Thưa anh chị em , trong một lần về chiêm bái , hành lễ tại Đền Tân La ( thôn Đoàn Thượng - xã Bảo Khê - thị xã Hưng Yên.) , đệ tử tôi được một vị thị tướng ngự tại bản đền truyền dạy phép phá thư phù ếm đối . Ngài vốn xuất thân là con gái một vị pháp sư tài giỏi người dân tộc , lúc sinh thời ngài được cha truyền dạy cho khá nhiều pháp thuật , sau này Ngài gia nhập khởi nghĩa Hai Bà Trưng và trở thành thị tướng dưới trướng nữ tướng Bát Nàn .
Đôi dòng về đền Tân La và nữ tướng Bát Nàn :
Trích dẫn '' Đền Tân La toạ lạc trên khu đất rộng với những tán cây cổ thụ xum xuê thuộc địa phận thôn Đoàn Thượng - xã Bảo Khê - thị xã Hưng Yên. Nơi đây, cây cối rậm rạp, hầu hết có niên đại hàng trăm năm tuổi, giống như một khu rừng nhỏ nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đền thờ Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, một vị tướng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại quân Đông Hán xâm lược nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc.
Hệ thống đại tự, câu đối sơn son thếp vàng làm cho nội thất Đền Tân La trở nên uy nghi, linh thiêng và rực rỡ
Bát Nàn tướng quân tên là Vũ Thị Thục, thân phụ là ông Vũ Công Chất, hào trưởng trang Phượng Lâu; thân mẫu là Bà Hoàng Thị Mầu thuộc châu Bạch Hạc. Gia đình có nghề làm thuốc, thường tới vùng rừng núi hái thuốc và cứu nhân độ thế. Vũ Thị Thục là một người con gái nổi tiếng xinh đẹp, võ nghệ giỏi nhất vùng. Năm Thục Nương 18 tuổi, Thái thú Giao Chỉ lúc đó là Tô Định nghe tiếng tài sắc của Thục Nương đã ép ông Vũ Công Chất phải gả Thục Nương cho hắn, nhưng cha mẹ Thục Nương từ chối vì đã nhận trầu cau ăn hỏi của cha mẹ Phạm Danh Hương, một Hào mục ở Liệp Trang. Tô Định tìm cách giết hại Vũ Công Chất và Phạm Danh Hương, sau đó cho quân lùng bắt Thục Nương. Được nhân dân che chở, Thục Nương đã chạy thoát ra phía sông Hồng cùng một số người thân lên thuyền xuôi vùng Tân La thuộc đạo Sơn Nam (nay là Tân La - xã Bảo Khê - thị xã Hưng Yên). Tại đây, Thục Nương đã chiêu binh mãi mã, huấn luyện quân thủy, bộ, tích trữ lương thảo. Biết tin bà lập căn cứ ở Tân La, Tô Định nhiều lần cho quân tiến đánh nhưng đều thất bại, không dám bén mảng tới căn cứ.
Mùa xuân năm 40 của thế kỷ XX, Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa ở Mê Linh đã cho sứ giả đem hịch đến vời Thục Nương đưa quân bảo hộ gia nhập đội quân khởi nghĩa do Hai Bà lãnh đạo. Thục Nương được phong là Đại tướng trưởng lĩnh tiền đạo, lập nhiều chiến công nên được phong Đông Nhung Đại tướng quân. Dẹp xong giặc Tô Định, Trưng Trắc xưng vương đóng đô ở Mê Linh và phong cho Vũ Thị Thục là Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa. Khi Mã Viện đưa quân sang xâm lược, Thục Nương lại sát cánh chiến đấu bên cạnh Hai Bà Trưng ở Lẵng Bạc, Cấm Khê. Khi Hai Bà Trưng tự tận, Vũ Thị Thục rút quân về vùng Tân La, tại đây bà đã chiến đấu ngoan cường... Bát Nàn tướng quân mất ngày 16/3 năm Quý Mão (năm 43). Để ghi nhớ công lao của Bà, nhân dân vùng Tân La đã lập đền thờ.
Trải qua thời gian, Đền Tân La đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần. Năm 1992 đã được Bộ VHTT công nhận xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Đền có kiến trúc kiểu chữ Công gồm các hạng mục: tiền tế, ống muống và hậu cung. Các toà đền có kết cấu kiến trúc giống nhau kiểu vì giá chiêng, kèo, quá giang đơn giản. Nội thất đền Tân La được trang trí bằng hệ thống đại tự, câu đối, tượng pháp sơn son thếp vàng lộng lẫy và linh thiêng. ''
Hàng ngàn năm đã qua đi , sau khi các Ngài về với sông núi , các Ngài vẫn đau đáu một nỗi lo cho muôn dân . Ngài đã hiến dâng cả cuộc sống tuổi thanh xuân của mình cho sự bền vững của non sông gấm vóc này , và nay khi đã trở về cùng mây gió , Ngài vẫn luôn muốn đem sự hiểu biết của mình ra để cứu giúp bách ra trăm họ .
Ngày dạy rằng :
Nếu ai bị thư phù ếm đối , bùa ngải tạo muôn thứ khổ thì hãy phát tâm sám hối về tội lỗi muôn thuở đã tạo . Hãy quay mặt về hướng Tây mà vái lạy 09 lần .
Sau đó , lấy đất sạch trong mảnh đất của nhà người bị thư phù ếm đối , lọc bỏ cát đá . lấy nước sạch của dòng nước gần nhà . Đem hai thứ bỏ vào nồi đun , lấy nước uống .
Nam làm 07 lần , nữ làm 09 lần , nhất định mọi thứ thư phù ếm đối gây khổ sẽ bị phá .
Thưa anh chị em , tướng bà dạy rằng : Ngài còn rất nhiều thuật pháp cổ xưa muốn được đem ra để cứu giúp bách gia trăm họ thoát khỏi bệnh khổ . Và Ngài cũng đang mong muốn tìm được những người học trò để truyền dạy các bí thuật này . Nhưng đó phải là những người có tâm có đức , tâm hồn không bị vấy bẩn bởi tiền tài , dục vọng , quyền lực nơi cõi trần này , có thể chịu mọi gian khổ để có thể cúc cung tận tụy phục vụ chúng sanh .
Thưa anh chị em , vậy những ai đang gặp phải những thứ bệnh khổ như trên thì có thể nghiên cứu và nhất nhất thực hành theo thuật này thì nhất định sẽ có linh ứng . Nếu tự thân làm chưa được , các anh chị em có thể liên lạc để tôi giúp đỡ , mọi sự giúp đỡ là công việc thiện nguyện của đệ tử tôi . Vậy xin chia sẻ cùng anh chị em . Chúc anh chị em thân tâm an lạc .
Đệ tử Vạn lợi .