Trang 1 trong 8 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 160

Ðề tài: Mèo con quá cảnh Phật môn

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Mèo con quá cảnh Phật môn

    Xin chào các cao nhân Phật giáo.
    Tôi, vốn là một tín đồ Thiên Chúa giáo, sống đạo bằng niềm tin chân chính của mình. Thế nhưng các cao nhân Phật tử lại chê tôi mù quáng, ngu muội, bị lừa gạt, thiển cận... và tiết lộ cho tôi thấy Phật pháp là cao thâm, uyên bác, khoa học và trí tuệ...
    Với bản chất ngu muội nên tôi phải đi tìm tòi học hỏi xem Phật pháp có gì mà nghe quảng cáo hấp dẫn quá. Tuy nhiên vì là một người mù quáng, thiển cận, ngu muội nên dùng lời đặt câu không được khôn khéo như các cao nhân huệ trí siêu phàm. Nếu có gì bất kính xin các vị cao nhân hãy vì dùng “từ bi, hỉ xả” mà giáo hóa dần dần.
    Kính cẩn.
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  2. #2

    Mặc định

    Để không phải mất nhiều thời giờ, tôi xin hỏi câu đầu tiên:
    -Phật giáo được mệnh danh là hợp khoa học, mà khoa học đang cho rằng vạn vật xuất phát từ Bigbang (Đại Thanh). Vậy theo các cao nhân vạn vật từ đâu mà có? Có phải là do Duyên Khởi? Vậy phải hiểu Duyên Khởi là gì cho đúng? Ai đề xuất ra thuyết Duyên Khởi? Có tài liệu nào ghi chép về vấn đề này? Đã có một bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ thuyết Duyên Khởi là đúng chưa hay vẫn phải dùng niềm tin?
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Để không phải mất nhiều thời giờ, tôi xin hỏi câu đầu tiên:
    -Phật giáo được mệnh danh là hợp khoa học, mà khoa học đang cho rằng vạn vật xuất phát từ Bigbang (Đại Thanh). Vậy theo các cao nhân vạn vật từ đâu mà có? Có phải là do Duyên Khởi? Vậy phải hiểu Duyên Khởi là gì cho đúng? Ai đề xuất ra thuyết Duyên Khởi? Có tài liệu nào ghi chép về vấn đề này? Đã có một bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ thuyết Duyên Khởi là đúng chưa hay vẫn phải dùng niềm tin?



    Qua đây ,không lẽ về không
    Không quà không cáp, lòng tôi củng buồn
    Thoi đành dùng chử thánh hiền
    Tặng bạn vài chử , kết tình đạo gia




    07/19/12 :Ngài Bạch Y Đạo Sĩ cho thơ:


    Càn Khôn Quy Nhứt Thống
    Từ xa xưa muôn ngàn ánh sáng
    Đức Tỳ Lô mới giáng thế gian
    Phân chia thiên điển hằng ngàn
    Tạo nên thế giới cho hàng thượng thiên

    4
    Đức Di Đà mới liền giáng thế
    Đó là điển Ngọc Đế hôm nay
    xxxxxx phân điển làm thầy
    Giúp đời thoát nạn những ngày gần đây

    8
    Mười tám đứa con thầy giai chuyển
    Từ phương tây điển chuyển xuống trần
    Cho nên thế giới phân lần
    Có thanh có trược có thần thánh tiên

    12
    Rồi từ đó ngài liền khai triển
    Giao Thích Ca vận chuyển ta bà
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    Trung tâm sinh lực ấy là
    Càn khôn vũ trụ Di Đà bấy lâu
    16

    Ngài mới bèn gom thâu ánh sáng
    Tạo càn khôn thế giới ba ba
    Âm dương trên dưới thuận hòa
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    20

    Trở về thời xa xưa mờ mịt
    Khi âm dương khắn khí một bầu
    Thái Thượng Lão Tổ đi đầu
    Hai ông còn lại tạo bầu thái dương
    24

    Đến Ngũ Lão âm dương khai triển
    Tạo Bát Quái vận chuyển ngũ hành
    Cho nên trời đất tạo thành
    Thiên trên, địa dưới hợp thành chúng sanh
    ................................................vv


    Ngài Di Lặc được sanh Đâu Suất
    Là Đấng Christ dũng mãnh thần tài
    Di Lặc sau thành Như Lai
    Ta Bà giáo chủ tương lai vị trì

    .............................................

    Đấng Di Đà là xxxxxxxxxxxxx
    Phân thân điển khắp chốn càn khôn
    Bồ Đề đắc quả Thiên Tôn
    Di Lặc tái thế Cao Đài ngôi hai
    96
    Đức Minh Chiêu Ngôi Hai Giáo Chủ
    Là phân điển của Đấng Christ
    Ngôi Hai Giáo Chủ chẳng sai ...................






    Cần chứng minh không vậy bạn?









    Last edited by vo minh cau dao; 28-11-2014 at 02:55 AM.
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vo minh cau dao Xem Bài Gởi
    Qua đây ,không lẽ về không
    Không quà không cáp, lòng tôi củng buồn
    Thoi đành dùng chử thánh hiền
    Tặng bạn vài chử , kết tình đạo gia




    07/19/12 :Ngài Bạch Y Đạo Sĩ cho thơ:


    Càn Khôn Quy Nhứt Thống
    Từ xa xưa muôn ngàn ánh sáng
    Đức Tỳ Lô mới giáng thế gian
    Phân chia thiên điển hằng ngàn
    Tạo nên thế giới cho hàng thượng thiên

    4
    Đức Di Đà mới liền giáng thế
    Đó là điển Ngọc Đế hôm nay
    xxxxxx phân điển làm thầy
    Giúp đời thoát nạn những ngày gần đây

    8
    Mười tám đứa con thầy giai chuyển
    Từ phương tây điển chuyển xuống trần
    Cho nên thế giới phân lần
    Có thanh có trược có thần thánh tiên

    12
    Rồi từ đó ngài liền khai triển
    Giao Thích Ca vận chuyển ta bà
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    Trung tâm sinh lực ấy là
    Càn khôn vũ trụ Di Đà bấy lâu
    16

    Ngài mới bèn gom thâu ánh sáng
    Tạo càn khôn thế giới ba ba
    Âm dương trên dưới thuận hòa
    xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
    20

    Trở về thời xa xưa mờ mịt
    Khi âm dương khắn khí một bầu
    Thái Thượng Lão Tổ đi đầu
    Hai ông còn lại tạo bầu thái dương
    24

    Đến Ngũ Lão âm dương khai triển
    Tạo Bát Quái vận chuyển ngũ hành
    Cho nên trời đất tạo thành
    Thiên trên, địa dưới hợp thành chúng sanh
    ................................................vv


    Ngài Di Lặc được sanh Đâu Suất
    Là Đấng Christ dũng mãnh thần tài
    Di Lặc sau thành Như Lai
    Ta Bà giáo chủ tương lai vị trì

    .............................................

    Đấng Di Đà là xxxxxxxxxxxxx
    Phân thân điển khắp chốn càn khôn
    Bồ Đề đắc quả Thiên Tôn
    Di Lặc tái thế Cao Đài ngôi hai
    96
    Đức Minh Chiêu Ngôi Hai Giáo Chủ
    Là phân điển của Đấng Christ
    Ngôi Hai Giáo Chủ chẳng sai ...................






    Cần chứng minh không vậy bạn?









    Đọc xong không hiểu gì cả
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Để không phải mất nhiều thời giờ, tôi xin hỏi câu đầu tiên:
    -Phật giáo được mệnh danh là hợp khoa học, mà khoa học đang cho rằng vạn vật xuất phát từ Bigbang (Đại Thanh). Vậy theo các cao nhân vạn vật từ đâu mà có? Có phải là do Duyên Khởi? Vậy phải hiểu Duyên Khởi là gì cho đúng? Ai đề xuất ra thuyết Duyên Khởi? Có tài liệu nào ghi chép về vấn đề này? Đã có một bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ thuyết Duyên Khởi là đúng chưa hay vẫn phải dùng niềm tin?
    Mỗi tôn giáo và khoa học có mỗi thuyết khác nhau, tuy nhiên theo Kinh Điển Phật Giáo trong Kinh Thế Ký phẩm 12 thì trái đất và con người được hình thành như thế sau trong kinh bên dưới, nhưng để hiểu rõ hơn bạn nên đọc toàn bộ Kinh Thế Ký 12 phẩm, thì sẽ rõ hơn về việc vũ trụ và con người hình thành theo Phật Giáo. Vào đây để xem toàn bộ 12 phẩm trong Kinh Thế Ký.

    À cần ghi chú thêm, DO TUẦN là một đơn vị đo chiều dài ở xứ Ấn Độ cổ đại. Một do tuần bằng 9216m ngày nay. Nhưng có nhiều cách tính khác. Theo hai học giả hiện đại Fleet và Vost, thì một do tuần bằng 19, 5km. Có những cách tính khác: một do tuần bằng 14, 6km, bằng 7, 3km (sách Phật giáo) v.v… Như vậy, cho đến nay, người ta vẫn chưa nhất trí về chiều dài của một do tuần đích xác là bao nhiêu.

    PHẨM 12: THẾ BỔN DUYÊN

    Phật bảo Tỳ-kheo:

    “Sau khi qua khỏi hỏa tai, khi trời đất của thế gian này sắp sửa thành tựu trở lại, một số chúng sanh khác phước hết, hành hết, mạng hết, mạng chung ở cõi trời Quang âm thiên, sinh vào cung điện Phạm thiên trống không, rồi sinh tâm đắm nhiễm chỗ đó, yêu thích chỗ đó, nên nguyện cho chúng sanh khác cũng sinh vào nơi này. Sau khi phát sanh ý nghĩ này rồi, thì những chúng sanh khác phước hết, hành hết, mạng hết, từ cõi trời Quang âm thiên, sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cung điện Phạm thiên trống không. Bấy giờ, vị Phạm thiên sinh ra trước liền tự nghĩ rằng: Ta là Phạm vương, là Ðại Phạm thiên vương, không có ai sáng tạo ra ta, ta tự nhiên mà có, không bẩm thọ cái gì từ ai hết; ở trong một ngàn thế giới ta hoàn toàn tự tại, thông rõ các nghĩa lý, giàu có sung mãn, có khả năng tạo hóa vạn vật; ta là cha mẹ của tất cả chúng sanh.

    “Các Phạm thiên sanh sau lại tự nghĩ rằng: Vị Phạm thiên sanh trước kia là Phạm vương, là Ðại Phạm thiên vương. Vị ấy tự nhiên mà có, không do ai có sáng tạo; là đấng Tối tôn ở trong một ngàn thế giới, không bẩm thọ từ ai cái gì, thông rõ các nghĩa lý, giàu có sung mãn, có khả năng sáng tạo vạn vật, là cha mẹ của tất cả chúng sanh. Ta từ vị ấy mà có.

    “Nhan sắc dung mạo của vị Phạm thiên vương này thường như đồng tử, cho nên Phạm vương được gọi là Ðồng tử.

    “Hoặc có lúc, khi thế giới này chuyển thành trở lại, phần lớn chúng sanh có kẻ sinh về Quang âm thiên, bằng hóa sinh tự nhiên, sống bằng thức ăn là sự hoan hỷ, mình phát ra ánh sáng, có thần túc bay trong hư không, an vui không ngại, mạng sống lâu dài. Sau đó thế gian này biến thành đại hồng thủy, tràn ngập khắp nơi. Vào lúc bấy giờ thiên hạ hoàn toàn tối tăm, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày đêm và cũng không có năm tháng hay con số bốn mùa. Sau đó, khi thế gian này bắt đầu sắp chuyển biến, một số chúng sanh khác phước hết, hành hết, mạng hết, từ cõi Quang âm thiên sau khi mạng chung sinh đến thế gian này, bằng hóa sinh và ăn bằng sự hoan hỷ, tự thân phát sáng, có thần túc bay trong hư không, an vui không ngại, sống lâu dài ở đây. Khi ấy, không có nam nữ, tôn ty, trên dưới, cũng không có những tên khác nhau. Các chúng cùng sinh ở thế gian này, cho nên gọi là chúng sanh.

    “Bấy giờ, đất này tự nhiên phát sinh ra vị đất, ngưng tụ trong đất. Cũng như đề hồ, vị đất khi xuất hiện cũng như vậy; giống như sanh tô, vị ngọt như mật. Sau đó chúng sanh dùng tay nếm thử để biết vị ra sao. Vừa mới nếm, liền có cảm giác ngon, nên sanh ra mê đắm vị ấy. Như vậy, lần lượt nếm mãi không thôi nên sanh ra tham đắm, bèn lấy bàn tay mà vốc, dần thành thói ăn bốc. Ăn bốc mãi như thế, những chúng sanh khác thấy vậy lại bắt chước ăn và cách ăn này không bao giờ chấm dứt. Khi ấy, những chúng sanh này thân thể trở nên thô kệch, ánh sáng mất dần, không còn có thần túc, không thể bay đi. Bấy giờ, chưa có mặt trời mặt trăng. Ánh sáng của chúng sanh biến mất. Khi ấy, trời đất hoàn toàn tối om, không khác như trước. Một thời gian lâu, rất lâu về sau, có một trận cuồng phong mạnh nổi lên thổi nước biển lớn, sâu tám vạn bốn ngàn do-tuần, khiến cho biển bị tách làm hai, mang cung điện mặt trời đặt ở lưng núi Tu-di, an trí quỹ đạo mặt trời, mọc ở phương Ðông và lặn ở phương Tây, đi quanh khắp thiên hạ.

    “Nhật cung điện thứ hai mọc từ phương Ðông, lặn phương Tây. Chúng sanh khi ấy nói: Ðấy là ngày hôm qua hoặc nói: Không phải ngày hôm qua.

    “Nhật cung điện thứ ba đi quanh núi Tu-di, mọc ở phương Ðông, lặn ở phương Tây. Chúng sanh khi ấy bảo rằng: Nhất định là một ngày. Ngày, có nghĩa là nhân của ánh sáng đi trước, do đó gọi là ngày. Mặt trời có hai nghĩa: một, trụ thường độ ; hai, cung điện . Nhìn xa từ bốn hướng, cung điện có hình tròn. Nóng lạnh dễ chịu, được tạo thành bởi vàng của trời; được xen bằng pha lê. Hai phần là vàng trời, thuần chân không pha tạp; trong suốt từ trong ra ngoài, ánh sáng rọi xa. Một phần là pha lê, thuần chân không tạp, trong suốt từ trong ra ngoài, ánh sáng rọi xa.

    “Nhật cung điện rộng năm mươi mốt do-tuần. Ðất và vách tường của cung điện mỏng như bẹ lau.

    “Tường cung điện có bảy lớp, với bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp chuông báu, bảy lớp hàng cây, các trang trí chung quanh đều được làm bằng bảy báu. Tường bằng vàng thì cửa bằng bạc, tường bạc thì cửa vàng; tường lưu ly thì cửa thủy tinh, tường thủy tinh thì cửa lưu ly; tường ngọc đỏ thì cửa mã não, tường mã não thì cửa ngọc đỏ; tường xa cừ thì cửa bằng các thứ báu, tường bằng các thứ báu thì cửa xa cừ. Lại nữa, các lan can kia, nếu thanh ngang bằng vàng thì cọc bằng bạc, thanh ngang bạc thì cọc vàng; thanh ngang lưu ly thì cọc thủy tinh, thanh ngang thủy tinh thì cọc lưu ly; thanh ngang ngọc đỏ thì cọc mã não, thanh ngang mã não thì cọc ngọc đỏ; thanh ngang bằng các loại báu thì cọc bằng xa cừ, thanh ngang xa cừ thì cọc là các loại báu. Lưới vàng thì linh bạc, lưới bạc thì linh vàng; lưới thủy tinh thì linh lưu ly, lưới lưu ly thì linh thủy tinh; lưới ngọc đỏ thì linh mã não, lưới mã não thì linh ngọc đỏ; lưới xa cừ thì linh bằng các loại báu, lưới bằng các loại báu thì linh xa cừ. Những cây bằng vàng này thì lá, hoa quả bạc; cây bằng bạc thì lá, hoa quả vàng; cây bằng lưu ly thì hoa quả thủy tinh, cây thủy tinh thì hoa quả lưu ly; cây bằng ngọc đỏ thì hoa quả mã não, cây mã não thì hoa quả ngọc đỏ; cây bằng xa cừ thì hoa quả các loại báu, cây là các loại báu thì hoa quả là xa cừ. Tường của cung điện có bốn cửa, cửa của nó có bảy bậc thềm, bao quanh bằng lan can; có lầu các đền đài, ao tắm, vườn rừng đều theo thứ lớp đối nhau, sanh các loại hoa báu, hàng nào hàng nấy đều xứng nhau; có nhiều loại cây ăn trái, hoa lá nhiều màu sắc, hương thơm ngạt ngào của cây cỏ lan tỏa xa khắp bốn phương, cùng các loài chim ríu rít hòa vang.

    “Nhật cung điện kia, được duy trì bởi năm loại gió. Một là trì phong, hai là dưỡng phong, ba là thọ phong, bốn là chuyển phong, năm là điều phong. Ðiện chính, nơi Nhật thiên tử ngự, hoàn toàn được xây dựng bằng vàng ròng, cao mười sáu do-tuần. Ðiện có bốn cửa, đều có lan can bao quanh. Tòa của Nhật thiên tử rộng nửa do-tuần, làm bằng bảy báu, trong sạch mềm mại, giống như thiên y. Nhật thiên tử tự thân phóng ra ánh sáng chiếu điện vàng; ánh sáng điện vàng chiếu khắp nhật cung; ánh sáng của nhật cung lại chiếu ra khắp bốn phương thiên hạ. Tuổi thọ của Nhật thiên tử năm trăm năm nhà trời; con cháu đều kế thừa nhau không bao giờ gián đoạn. Cung điện này không bao giờ bị hoại diệt, trong vòng thời gian là một kiếp. Khi cung điện mặt trời di chuyển, thì Nhật thiên tử không có ý di chuyển rằng: Ta đi. Ta dừng. Mà chỉ luôn luôn hưởng thụ ngũ dục. Lúc mà cung điện mặt trời vận hành thì vô số trăm ngàn chư Thiên, Thiên thần đi theo dẫn đường trước, hoan hỷ không mệt mỏi, thích đi nhanh nhẹn, vì vậy Nhật thiên tử được gọi là Nhanh nhẹn.

    “Thân Nhật thiên tử phát ra ngàn tia sáng; năm trăm tia sáng chiếu xuống và năm trăm tia sáng chiếu chung quanh, đó là vì công đức của nghiệp đời trước nên có ngàn tia sáng này. Thế nên Nhật thiên tử còn gọi là Thiên Quang. Thế nào là công đức của nghiệp đời trước? Hoặc có một người phát tâm cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, cùng cứu giúp những người đói khát cùng khốn, cho họ đồ ăn thức uống, y phục, thuốc thang, voi ngựa, xe cộ, phòng xá, đèn đuốc, tùy thời ban phát, tùy theo nhu cầu, không trái ý người và cúng dường cho các vị Hiền thánh trì giới. Do bởi nhân duyên vô số pháp hỷ quang minh khác nhau kia, mà thiện hoan hỷ. Như vua Quán đảnh dòng Sát-lỵ lúc bắt đầu lên ngôi, thiện tâm hoan hỷ cũng lại như vậy. Do nhân duyên này, thân hoại mạng chung làm Nhật thiên tử, được Nhật cung điện, có ngàn tia sáng, cho nên nói là nghiệp lành được ngàn tia sáng.

    “Lại nữa, do duyên gì mà gọi là ánh sáng của nghiệp đời trước? Hoặc có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không hai lưỡi, không ác khẩu, không nói dối, không thêu dệt, không tham giữ, không sân nhuế, không tà kiến, vì những nhân duyên này mà tâm lành hoan hỷ. Giống như đầu ngã tư đường có hồ tắm lớn trong mát không nhơ, có người đi xa, mệt mỏi nóng khát, lại vào trong hồ nước này tắm rửa cho mát mẻ rồi cảm thấy vui mừng yêu thích; thì người thực hành mười điều lành, tâm lành vui mừng của họ lại cũng như vậy. Thân người này sau khi thân hoại mạng chung, làm Nhật thiên tử, sống ở Nhật cung điện, có ngàn tia sáng, vì nhân duyên này cho nên gọi là ánh sáng nghiệp lành.

    “Lại nữa, vì duyên gì gọi là ngàn tia sáng? Hoặc có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không dối, không uống rượu; do những nhân duyên này, mà thiện tâm hoan hỷ; thân hoại mạng chung, làm Nhật thiên tử, sống ở Nhật cung điện, có ngàn tia sáng. Do những nhân duyên như vậy nên gọi là ngàn tia sáng nghiệp lành.

    “Trong sáu mươi niệm khoảnh gọi là một la-da, ba mươi la-da gọi là ma-hầu-đa, trăm ma-hầu-đa gọi là ưu-ba-ma. Nhật cung điện mỗi năm có sáu tháng đi theo hướng Nam, mỗi ngày di chuyển ba mươi dặm; cực Nam không vượt qua khỏi Diêm-phù-đề. Mặt trời di chuyển về hướng Bắc, cũng vậy.

    “Vì duyên gì nên ánh sánh mặt trời nóng bức? Có mười nhân duyên. Những gì là mười?

    “1. Ngoài núi Tu-di có núi Khư-đà-la cao bốn vạn hai ngàn do-tuần, rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, biên núi không ước lượng được; núi được tạo thành bởi bảy báu. Khi ánh sáng mặt trời chiếu đến núi, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðây là duyên thứ nhất ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “2. Bên ngoài núi Khư-đà-la có núi Y-sa-đà cao hai vạn một ngàn do-tuần, rộng cũng hai vạn một ngàn do-tuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh sáng chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðó là duyên thứ hai ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “3. Bên ngoài núi Y-sa-đà có núi Thọ-đề-đà-la, bên trên cao một vạn hai ngàn do-tuần, rộng một vạn hai ngàn do-tuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu. Khi ánh sáng mặt trời chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðó là duyên thứ ba ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “4. Ở ngoài cách núi Thọ-đề-đa-la không xa có núi gọi là Thiện kiến, cao sáu ngàn do-tuần, rộng sáu ngàn do-tuần, chu vi là vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt, đó là duyên thứ tư để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “5. Ở ngoài núi Thiện kiến có núi Mã tự cao ba ngàn do-tuần, ngang rộng cũng ba ngàn do-tuần, chu vi là vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt, đó là duyên thứ năm để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “6. Ở ngoài cách núi Mã tự không xa có núi Ni-di-đà-la, cao một ngàn hai trăm do-tuần, rộng một ngàn hai trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt, đó là duyên thứ sáu để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “7. Ở ngoài cách núi Ni-di-đà-la không xa có núi Ðiều phục, cao sáu trăm do-tuần, rộng cũng sáu trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi áng sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt. Ðó là duyên thứ bảy để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “8. Ở ngoài núi Ðiều phục có núi Kim cương luân, cao ba trăm do-tuần, rộng ba trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát ra nhiệt. Ðó là duyên thứ tám để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “9. Lại nữa, bên trên một vạn do-tuần có cung điện Trời gọi là Tinh tú, tạo thành bởi lưu ly. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào nó, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt. Ðó là duyên thứ chín để ánh sáng mặt trời nóng bức.

    “10. Lại nữa, ánh sáng cung điện mặt trời chiếu xuống đại địa, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

    “Ðó là mười duyên thứ mười làm cho ánh sáng mặt trời nóng bức.”

    Bấy giờ, Thế Tôn nói bài tụng:

    Do mười nhân duyên này,
    Mặt trời gọi Thiên quang;
    Ánh sáng phát nóng bức:
    Ðược nói mặt trời Phật.


    Phật bảo Tỳ-kheo:

    “Tại sao cung điện mặt trời mùa đông thì lạnh để không thể ở gần được? Có ánh sáng mà sao lạnh? Có mười ba duyên, tuy có ánh sáng nhưng vẫn lạnh. Những gì là mười ba?

    “1. Giữa hai núi Tu-di và Khư-đà-la có nước, rộng tám vạn bốn ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng. Nước này sinh ra rất nhiều loại hoa khác nhau như: hoa Ưu-bát-la, hoa Câu-vật-đầu, hoa Bát-đầu-ma, hoa Phân-đà-lỵ, hoa Tu-kiền-đề; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ nhất để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “2. Khoảng cách giữa hai núi Khư-đà-la và Y-sa-đà-la có nước, rộng bốn vạn hai ngàn do-tuần, dọc ngang bốn vạn hai ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng. Nước này sinh ra các loài hoa khác nhau. Khi ánh sáng chiếu đến, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ hai để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “3. Giữa hai núi Y-sa-đà-la và Thọ-đề-đà-la có nước, rộng hai vạn một ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra các loài hoa khác nhau. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ ba ánh sáng mặt trời lạnh.

    “4. Giữa hai núi Thiện kiến và núi Thọ-đề có nước, rộng hai ngàn do-tuần, chu vi thì vô lượng, nơi này có nước, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ tư để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “5. Giữa hai núi Thiện kiến và núi Mã tự có nước, rộng sáu ngàn do-tuần, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ năm để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “6. Giữa hai núi Mã tự và núi Ni-di-đà-la có nước, rộng một ngàn hai trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ sáu để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “7. Giữa hai núi Ni-di-đà-la và núi Ðiều phục rộng sáu trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ bảy để sinh ra ánh sáng mặt trời lạnh.

    “8. Giữa hai núi Ðiều phục và núi Kim cương luân có nước, rộng ba trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, sinh ra các loài hoa khác nhau; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ tám để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “9. Giữa núi Kim cang luân và đất Diêm-phù-đề có nước, khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống một lần chạm nhau thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ chín để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “10. Ðất Diêm-phù-đề có sông ít, đất Câu-da-ni có nước nhiều. Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ mười để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “11. Sông ngòi của cõi Câu-da-ni thì ít, nước của cõi Phất-vu-đãi thì nhiều; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm mà sinh ra lạnh. Ðó là duyên thứ mười một để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “12. Sông ngòi của Phất-vu-đãi thì ít, sông ngòi của Uất-đơn-viết thì nhiều; khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống, xúc chạm nhau thì sinh ra lạnh, đó là duyên thứ mười hai để ánh sáng mặt trời lạnh.

    “13. Ánh sáng của cung điện mặt trời chiếu xuống nước của biển cả, thì khi ánh sáng mặt trời chiếu, xúc chạm mà sinh ra lạnh, đó là duyên thứ mười ba để ánh sáng mặt trời lạnh.”

    Bấy giờ, Phật nói bài tụng:

    Do mười ba duyên này.
    Mặt trời gọi Thiên quang
    Ánh sáng này lạnh trong:
    Ðược nói Mặt trời Phật.


    Phật bảo Tỳ-kheo:

    “Cung điện mặt trăng, chất tròn khi đầy khi vơi, ánh sáng sút giảm, cho nên nguyệt cung được gọi là Tổn. Mặt trăng có hai nghĩa: một là trụ thường độ, hai gọi là cung điện. Do từ bốn phương xa mà nhìn, thấy là tròn. Lạnh ấm điều hòa, được tạo thành bởi bạc trời và lưu ly. Hai phần là thuần bạc trời ròng không pha tạp, trong suốt trong ngoài, ánh sánh chiếu xa; một phần bằng lưu ly ròng không pha tạp, trong suốt trong ngoài, ánh sáng chiếu xa. Cung điện mặt trăng, rộng bốn mươi chín do-tuần, tường cung điện cùng đất mỏng như tử bách . Tường cung điện có bảy lớp, với bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy lớp linh báu, bảy lớp hàng cây, trang sức chung quanh bằng bảy báu. cho đến, vô số các loài chim ríu rít hòa vang.

    “Cung điện mặt trăng này được năm thứ gió giữ gìn: một là trì phong, hai là dưỡng phong, ba là thụ phong, bốn là chuyển phong, năm là điều phong. Chánh điện, nơi ngự của Nguyệt thiên tử, làm bằng lưu ly, cao mười sáu do-tuần. Ðiện có bốn cửa, chung quanh là lan can. Tòa của Nguyệt thiên tử, rộng nửa do-tuần, được làm thành bởi bảy báu, trong sạch và mềm mại, giống như thiên y. Nguyệt thiên tử trên thân phóng ra ánh sáng, chiếu soi điện lưu ly; ánh sáng của điện lưu ly chiếu soi cung điện mặt trăng và ánh sáng cung điện mặt trăng chiếu soi bốn cõi thiên hạ. Tuổi thọ của Nguyệt thiên tử là năm trăm năm, con cháu thừa kế nhau không hề khác. Cung điện này không bị hủy hoại trong vòng một kiếp. Lúc cung điện mặt trăng di chuyển, Nguyệt thiên tử này không có ý niệm di chuyển, rằng: Ta đi. Ta dừng. Mà chỉ luôn luôn hưởng thụ ngũ dục. Khi cung điện mặt trăng di chuyển, thì có vô số trăm ngàn các Ðại Thiên thần, thường ở trước dẫn đường, hoan hỷ không mệt mỏi, ưa thích nhanh nhẹn, vì vậy nên Nguyệt thiên tử được gọi là Nhanh nhẹnnhẹn.

    “Thân Nguyệt thiên tử phát ra ngàn tia sáng, năm trăm tia sáng chiếu xuống và năm trăm tia sáng chiếu hai bên. Ðó là do công đức của nghiệp đời trước nên có ánh sáng này, thế nên Nguyệt thiên tử còn gọi là Thiên Quang . Thế nào là công đức nghiệp đời trước? Thế gian có một người phát tâm cúng dường Sa-môn, Bà-la-môn, cùng bố thí cho những người đói khát cùng cực, cho họ đồ ăn thức uống, y phục, thuốc thang, voi ngựa, xe cộ, phòng xá, đèn đuốc, tùy thời ban phát, tùy theo nhu cầu, mà không trái ý người và cúng dường cho các vị Hiền thánh trì giới. Do vô số pháp hỷ khác nhau ấy, thiện tâm quang minh. Như vị vua Quán đảnh dòng Sát-lỵ, khi mới đang vương vị, thiện tâm hoan hỷ, cũng lại như vậy. Vì nhân duyên này, nên thân hoại mạng chung làm Nguyệt thiên tử, cung điện mặt trăng có ngàn tia sáng, cho nên nói là nghiệp lành được ngàn tia sáng.

    “Lại nữa, do nghiệp gì được ngàn ánh sáng? Thế gian có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không hai lưỡi, không ác khẩu, không nói dối, không thêu dệt, không tham giữ, không sân nhuế, không tà kiến; do những nhân duyên này mà thiện tâm hoan hỷ. Giống như đầu ngã tư đường có hồ tắm lớn trong mát không nhơ, có người đi xa, mệt mỏi nóng khát, vào trong hồ nước này, tắm rửa mát mẻ, hoan hỷ khoái lạc; người thực hành mười điều lành, thiện tâm hoan hỷ, lại cũng như vậy. Người này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ làm Nguyệt thiên tử, sống ở cung điện mặt trăng, có ngàn tia sáng. Do nhân duyên này cho nên gọi là ngàn ánh sáng nghiệp lành.

    “Lại nữa, do duyên gì được ngàn tia sáng? Thế gian có người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không lừa dối, không uống rượu, vì những nhân duyên này, thiện tâm hoan hỷ; thân hoại mạng chung, làm Nguyệt thiên tử, sống ở cung điện mặt trăng, có ngàn tia sáng. Do những nhân duyên như vậy nên gọi là ngàn tia sáng nghiệp lành.

    “Trong sáu mươi niệm khoảnh gọi là một la-da, ba mươi la-da gọi là ma-hầu-đa, trăm ma-hầu đa gọi là ưu-bà-ma. Nếu cung điện mặt trời mỗi năm có sáu tháng đi về phía Nam, mỗi ngày di chuyển ba mươi dặm, cực Nam không vượt qua khỏi Diêm-phù-đề; thời gian ấy, cung điện mặt trăng nửa năm đi về phía Nam, không vượt qua khỏi Diêm-phù-đề. Nguyệt Bắc hành cũng như vậy.

    “Vì duyên gì mà cung điện mặt trăng khuyết giảm mỗi khi một ít? Có ba nhân duyên nên cung điện mặt trăng khuyết giảm mỗi khi một ít: Một, mặt trăng phát xuất từ phương góc, là duyên thứ nhất để mặt trăng tổn giảm. Lại nữa, trong cung điện mặt trăng có các đại thần đều mặc y phục màu xanh, theo thứ tự mà lên, trú xứ cũng trở thành xanh, cho nên mặt trăng bị tổn giảm; đó là duyên thứ hai để mặt trăng mỗi ngày mỗi giảm. Lại nữa, cung điện mặt trời có sáu mươi tia sáng, tia sáng này chiếu vào cung điện mặt trăng, ánh chiếu khiến cho không hiện, do đó nơi có ánh chiếu, nơi ấy của mặt trăng bị tổn giảm; đó là duyên thứ ba để ánh sáng mặt trăng tổn giảm.

    “Lại nữa, vì duyên gì mà ánh sáng cung điện mặt trăng đầy dần? Có ba nhân duyên khiến cho ánh sáng mặt trăng đầy dần. Những gì là ba? Một, mặt trăng hướng về phương vị chánh cho nên ánh sáng mặt trăng đầy. Hai, các thần cung điện mặt trăng hết thảy đều mặt y phục màu xanh và Nguyệt thiên tử vào ngày rằm ngồi vào giữa, cùng nhau hưởng lạc, ánh sáng chiếu khắp, lấn át ánh sáng chư Thiên, nên ánh sáng đầy khắp. Giống như bó đuốc lớn được đốt lên trong đám đèn đuốc, sẽ át hẳn ánh sáng các ngọn đèn. Nguyệt thiên tử cũng lại như vậy. Vào ngày rằm, ở giữa chúng chư Thiên, át hẳn tất cả các ánh sáng khác, chỉ có ánh sáng của ông độc chiếu, cũng như vậy. Ðó là duyên thứ hai. Ba, Nhật thiên tử tuy đã có sáu mươi tia sáng chiếu soi cung điện mặt trăng, nhưng trong vào ngày rằm, Nguyệt thiên tử cũng có thể dùng ánh sáng chiếu nghịch lại, khiến cho nó không thể che khuất được. Ðó là ba nhân duyên cho cung điện mặt trăng tròn đầy mà không bị tổn giảm.

    “Lại nữa vì duyên gì mà mặt trăng có bóng đen? Vì cái bóng cây Diêm-phù in vào trong mặt trăng, nên mặt trăng có bóng.”

    Phật bảo Tỳ-kheo:

    “Tâm hãy như mặt trăng, trong mát không nóng bức, khi đến nhà đàn-việt , chuyên niệm không tán loạn.

    “Lại vì duyên gì mà có các sông ngòi? Vì mặt trời mặt trăng có độ nóng. Do độ nóng này mà có nung đốt. Do có nung đốt nên có mồ hôi. Do mồ hôi mà thành sông ngòi. Do đó thế gian có sông ngòi.

    “Vì nhân duyên gì mà thế gian có năm loại hạt giống? Có cuồng phong dữ từ thế giới chưa bị hủy diệt thổi hạt giống đến sanh ở quốc độ này. Một là hạt từ rễ; hai, hạt từ cọng; ba, hạt từ đốt; bốn, hạt từ ruột rỗng; năm, hạt từ hạt. Ðó là năm loại hạt. Vì nhân duyên này mà thế gian có năm loại hạt giống xuất hiện.

    “Lúc ở Diêm-phù-đề đang là giữa trưa thì ở Phất-vu-đãi mặt trời lặn. Ở Câu-da-ni mặt trời mọc, ở Uất-đơn-viết là nửa đêm. Câu-da-ni giữa trưa thì ở Diêm-phù-đề mặt trời lặn. Uất-đơn-viết mặt trời mọc, ở Phất-vu-đãi là nửa đêm; ở Uất-đơn-viết giữa trưa thì ở Câu-da-ni mặt trời lặn; ở Phất-vu-đãi mặt trời mọc, thì Diêm-phù-đề là nửa đêm. Nếu ở Phất-vu-đãi là giữa trưa, thì ở Uất-đơn-viết mặt trời lặn; ở Diêm-phù-đề mặt trời mọc, thì ở Câu-da-ni là nửa đêm. Phương Ðđông của Diêm-phù-đề, thì là phương tTây ở Phất-vu-đãi; phương Ttây của Diêm-phù-đề là phương đÐông của Câu-da-ni; phương tTây của Câu-da-ni là phương đÐông của Uất-đơn-viết; phương Ttây của Uất-đơn-viết là phương Ðđông của Phất-vu-đãi.

    “Diêm-phù-đề, sở dĩ được gọi là Diêm-phù vì ở dưới có núi vàng cao ba mươi do-tuần, do cây Diêm-phù sanh ra nên được gọi là vàng Diêm-phù. Cây Diêm-phù có trái của nó như tai nấm, vị của nó như mật; cây có năm góc lớn, bốn mặt bốn góc, ở trên có một góc. Những trái ở bên góc phía đÐông của nó được Càn-thát-bà ăn. Trái ở góc phía Nnam của nó được người bảy nước ăn. Bảy nước là: một, nước Câu-lâu; hai, Câu-la-ba; ba, Tỳ-đề; bốn, Thiện-tỳ-đề; năm, Mạn-đà; sáu, Bà-la; bảy, Bà-lệ. Trái ở góc phía tTây được hải trùng ăn. Trái ở góc phía bBắc được cầm thú ăn. Trái ở phía góc trên được Tinh tú thiên ăn. Phía bBắc của bảy nước lớn có bảy hòn núi đen lớn, một là Lõa thổ, hai là Bạch hạc, ba là Thủ cung, bốn là Tiên sơn, năm là Cao sơn, sáu là Thiền sơn, bảy là Thổ sơn. Trên mặt của bảy núi đen này có bảy vị Tiên nhơn Bà-la-môn. Trú xứ của bảy Tiên nhơn này, một là Thiện đế, hai là Thiện quang, ba là Thủ cung, bốn là Tiên nhơn, năm là Hộ cung, sáu là Già-na-na, bảy là Tăng ích.”

    Phật bảo Tỳ-kheo:

    “Khi kiếp sơ, chúng sanh sau khi nếm vị đất, rồi tồn tại một thời gian lâu dài. Những ai ăn nhiều, nhan sắc trở nên thô kệch, khô héo. Những ai ăn ít, nhan sắc tươi sáng, mịn màng. Từ đó về sau mới phân biệt nhan sắc tướng mạo của chúng sanh có hơn có kém và sinh ra thị phi với nhau, nói rằng: Ta hơn ngươi; ngươi không bằng ta. Do tâm của chúng phân biệt kia và ta, ôm lòng cạnh tranh, cho nên vị đất tiêu hết. Sau đó sinh ra một loại da đất, hình dáng giống như cái bánh mỏng; màu sắc, hương vị của nó rất là thanh khiết. Bấy giờ chúng sanh tụ tập lại một chỗ, tất cả đều áo não buồn khóc, đấm ngực mà nói: Ối chao là tai họa! Vị đất nay bỗng biến mất. Giống như hiện nay người được đầy ắp vị ngon, bảo là ngon lành, nhưng sau đó lại bị mất đi nên lấy làm buồn lo. Kia cũng như vậy buồn lo hối tiếc. Sau đó, chúng ăn lớp da đất, dần quen cái vị của nó. Những ai ăn nhiều thì nhan sắc trở thành thô kệch khô héo. Những ai ăn ít thì nhan sắc tươi sáng mịn màng. Từ đó mới phân biệt nhan sắc tướng mạo của chúng sanh có xấu có đẹp và sinh chuyện thị phi với nhau, nói rằng: Ta hơn ngươi. Ngươi không bằng ta. Do tâm chúng phân biệt kia và ta, ôm lòng cạnh tranh, nên nấm đất cạn tiêu hết.

    “Sau đó lại xuất hiện một loại da ngoài của đất , càng lúc càng dày thêm, màu của nó như thiên hoa, mềm mại của nó như thiên y, vị của nó như mật. Bấy giờ, các chúng sanh lại lấy nó cùng ăn, sống lâu ngày ở thế gian. Những ai càng ăn nhiều thì nhan sắc càng sút kém. Những ai ăn ít thì nhan sắc tươi sáng mịn màng. Từ đó phân biệt nhan sắc tướng mạo của chúng sanh có xấu có đẹp và do thế mà sinh chuyện thị phi với nhau rằng: Ta hơn ngươi. Ngươi không bằng ta. Vì tâm chúng phân biệt ta và người, sinh lòng cạnh tranh, nên lớp da ngoài của đất tiêu hết.

    “Sau đó, lại xuất hiện loại lúa tẻ mọc tự nhiên, không có vỏ trấu, không cần phải gia thêm chế biến mà chúng đã đầy đủ các thứ mỹ vị. Bấy giờ, chúng sanh tụ tập nhau lại nói: Ối chao là tai họa! Nay màng đất bỗng nhiên biến mất. Giống như hiện tại người gặp họa gặp nạn thì than rằng: Khổ thay! Bấy giờ chúng sanh áo não, buồn than, cũng lại như vậy.

    “Sau đó, chúng sanh cùng nhau lấy lúa tẻ tự nhiên này ăn và thân thể chúng, trở nên thô xấu, có hình dáng nam nữ, nhìn ngắm nhau, sinh ra dục tưởng; họ cùng nhau tìm nơi vắng làm hành vi bất tịnh, các chúng sanh khác thấy than rằng: Ôi, việc làm này quấy! Tại sao chúng sanh cùng nhau sinh ra chuyện này? Người nam làm việc bất tịnh kia, khi bị người khác quở trách, tự hối hận mà nói rằng: Tôi đã làm quấy.Rồi nó gieo mình xuống đất. Người nữ kia thấy người nam này vì hối lỗi mà gieo mình xuống đất, không đứng lên, liền đưa thức ăn đến. Chúng sanh khác thấy vậy, hỏi người nữ rằng: Ngươi đem thức ăn này để cho ai? Ðáp: Chúng sanh hối lỗi kia đọa lạc thành kẻ làm điều bất thiện, tôi đưa thức ăn cho nó. Nhân lời nói này, nên thế gian liền có danh từ người chồng bất thiện và vì việc đưa cơm cho chồng nên được gọi là vợ.

    “Sau đó, chúng sanh bèn làm chuyện dâm dật, pháp bất thiện tăng. Ðể tự che giấu, chúng tạo ra nhà cửa. Do vì nhân duyên này, bắt đầu có danh từ nhà.

    “Sau đó, sự dâm dật của chúng sanh càng ngày càng tăng, nhân đây đã trở thành chồng vợ. Có các chúng sanh khác, khi tuổi thọ hết, hành hết, phước hết, từ cõi trời Quang âm sau khi mạng chung lại sinh vào thế gian này, ở trong thai mẹ, nhân đây thế gian có danh từ mang thai.

    “Bấy giờ, trước tiên tạo thành Chiêm-bà, kế đến tạo thành Già-thi, Ba-la-nại và tiếp theo là thành Vương xá . Lúc mặt trời mọc thì bắt đầu kiến tạo, tức thì lúc mặt trời mọc hoàn thành. Do nhân duyên này nên thế gian liền có tên thành, quách, quận, ấp, là chỗ nhà vua cai trị.

    “Bấy giờ, khi chúng sanh bắt đầu ăn lúa tẻ mọc tự nhiên, sáng sớm gặt thì chiều tối lại chín, chiều tối gặt thì sáng sớm lại chín. Sau khi được gặt, lúa sinh trở lại, hoàn toàn không có thân cuống lúa.

    “Rồi thì, có chúng sanh thầm nghĩ rằng: Sao ta mỗi ngày mỗi gặt chi cho mệt nhọc? Nay hãy gom lấy đủ cho nhiều ngày. Nó bèn gặt gộp lại, chứa số lương đủ cho nhiều ngày. Người khác sau đó gọi nó: Nay chúng ta hãy cùng đi lấy lúa. Người này bèn trả lời: Tôi đã chứa đủ sẵn rồi, không cần lấy thêm nữa. Anh muốn lấy, cứ tùy ý đi lấy một mình. Người kia bèn nghĩ thầm: Gã này có thể lấy đủ lương cho hai ngày, sao ta không thể lấy đủ cho ba ngày? Người ấy bèn chứa dư ba ngày lương. Lại có những người khác gọi nó: Hãy cùng đi lấy lương. Nó liền đáp: Ta đã lấy dư ba ngày lương rồi. Các người muốn lấy, tùy ý đi mà lấy. Các người kia bèn nghĩ: Người kia có thể lấy ba ngày lương, sao ta không thể lấy năm ngày lương? Rồi chúng lấy năm ngày lương. Bấy giờ, chúng sanh tranh nhau cất chứa lương dư, nên lúa tẻ ấy bèn sanh ra vỏ trấu; sau khi được gặt, không mọc trở lại nữa; chỉ còn trơ cọng khô mà thôi.

    “Bấy giờ chúng sanh tụ tập lại một chỗ, áo não buồn khóc, đấm ngực than: Ôi, đây là một tai họa! và tự thương trách rằng: Chúng ta vốn đều do biến hóa mà sinh, ăn bằng niệm, tự thân phát ánh sáng, có thần túc bay trên không, an vui không ngại. Sau đó vị đất bắt đầu sinh ra, sắc vị đầy đủ. Khi ấy chúng ta nếm thử vị đất này, rồi tồn tại lâu trong đời này. Những ai ăn nhiều thì nhan sắc trở thành thô xấu. Những ai ăn nó ít thì nhan sắc tươi sáng, mịn màng; từ đó tâm chúng sanh có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu mạn, bảo rằng: Sắc ta hơn. Sắc ngươi không bằng. Do kiêu mạn, tranh nhau sắc, nên vị đất tiêu diệt. Lại sanh ra lớp da đất, có đầy đủ sắc hương vị. Chúng ta lúc ấy cùng thu lấy để ăn, tồn tại lâu dài ở thế gian. Những ai ăn nhiều thì da sắc trở thành thô xấu. Những ai ăn ít đi thì da sắc tươi sáng mịn màng, từ đó có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu mạn bảo rằng: Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng. Vì tranh nhau về sắc mà kiêu mạn nên lớp da đất biến mất và xuất hiện lớp da ngoài của đất, càng lúc càng dày lên, đủ cả sắc, hương, mùi vị. Chúng ta khi ấy lại cùng nhau thu lấy ăn, tồn tại dài ở thế gian. Những ai ăn nhiều thì sắc da trở thành thô xấu. Những ai ăn ít thì sắc da tươi sáng mịn màng, từ đó có phân biệt ta và người, sinh tâm kiêu mạn bảo rằng: Sắc ta hơn, sắc ngươi không bằng. Vì sắc tranh nhau mà kiêu mạn, nên lớp da ngoài của đất biến mất, để rồi sinh ra loại lúa tẻ mọc tự nhiên, đầy đủ sắc, hương, vị. Chúng ta lúc ấy lại cùng nhau thu lấy ăn, sớm mai thu hoạch buổi chiều lại chín, buổi chiều thu hoạch sáng mai lại chín, vì thu hoạch xong thì sinh trở lại nên không cần phải gom thu. Nhưng vì chúng ta lúc này tranh nhau tích lũy, nên lúa này sinh ra vỏ trấu và sau khi thu gặt xong không sinh trở lại nữa, mà hiện tại chỉ còn có rễ và thân mà thôi. Nay chúng ta hãy cùng nhau phân phối ruọng nhà, phân chia bờ cõi.

    “Rồi chúng phân chia ruộng đất, vạch bờ cõi khác nhau, phân biệt của người và của ta. Sau đó mọi người tự cất giấu lúa thóc của mình, trộm lấy lúa ruộng người khác. Các chúng sanh khác trông thấy, nên nói: Việc ngươi làm là quấy! Việc ngươi làm là quấy! Tại sao cất giấu vật của chính mình, mà đi trộm tài vật của người? Liền quở trách rằng: Từ nay về sau không được tái phạm việc trộm cắp nữa! Nhưng những việc trộm cắp như vậy vẫn tái phạm không dứt, mọi người lại phải quở trách: Việc ngươi làm sai quấy! Tại sao không chịu bỏ? Bèn lấy tay mà đánh, lôi đến giữa đám đông, báo cáo cùng mọi người rằng: Người này tự cất giấu thóc lúa, đi trộm lúa ruộng của người. Người ăn trộm nói lại: Người kia đã đánh tôi. Mọi người nghe xong, ấm ức rơi lệ, đấm ngực nói rằng: Thế gian trở nên xấu ác, nên đã sinh ra pháp ác này chăng? Nhân đấy mà sinh ra ưu kết nhiệt não khổ báo; rằng: Ðây là cội nguồn của của sinh, già, bệnh, chết; là nguyên nhân rơi vào đường ác. Do có ruộng nhà, bờ cõi riêng khác, nên sinh ra tranh giành kiện tụng, đưa đến oán thù, không ai có thể giải quyết. Nay chúng ta hãy lập lên một người chủ bình đẳng, để khéo léo giữ gìn nhơn dân, thưởng thiện phạt ác. Mọi người trong chúng ta đều cùng nhau giảm bớt phần của mình để cung cấp cho người chủ này.

    “Lúc đó, trong chúng có một người hình thể vạm vỡ, dung mạo đoan chánh, rất có oai đức. Mọi người bảo rằng: Nay, chúng tôi muốn tôn bạn lên làm chủ, để khéo léo giữ gìn nhơn dân, thưởng thiện phạt ác. Chúng tôi sẽ giảm bớt phần của mình mà cung cấp. Người này nghe xong, liền nhận làm chủ. Ai đáng thưởng thì thưởng; ai đáng phạt thì phạt. Từ đây mới bắt đầu có danh từ dân chủ. Dân chủ ban đầu có con tên là Trân Bảo ; Trân Bảo có con tên là Hảo Vị; Hảo Vị có con tên là Tĩnh Trai; Tĩnh Trai có con tên là Ðảnh Sanh; Ðảnh Sanh có con tên là Thiện Hành; Thiện Hành có con tên là Trạch Hành; Trạch Hành có con tên là Diệu Vị; Diệu Vị có con tên là Vị Ðế; Vị Ðế có con tên là Thủy Tiên; Thủy Tiên có con tên là Bách Trí; Bách Trí có con tên là Thị Dục; Thị Dục có con tên là Thiện Dục; Thiện Dục có con tên là Ðoạn Kết; Ðoạn Kết có con tên là Ðại Ðoạn Kết; Ðại Ðoạn Kết có con tên là Bảo Tạng; Bảo Tạng có con tên là Ðại Bảo Tạng; Ðại Bảo Tạng có con tên là Thiện Kiến; Thiện Kiến có con tên là Ðại Thiện Kiến; Ðại Thiện Kiến có con tên là Vô Ưu; Vô Ưu có con tên là Châu Chử; Châu Chử có con tên là Thực Sanh; Thực Sanh có con tên là Sơn Nhạc; Sơn Nhạc có con tên là Thần Thiên; Thần Thiên có con tên là Khiển Lực; Khiển Lực có con tên là Lao Xa; Lao Xa có con tên là Thập Xa; Thập Xa có con tên là Bách Xa; Bách Xa có con tên là Lao Cung; Lao Cung có con tên là Bách Cung; Bách Cung có con tên là Dưỡng Mục; Dưỡng Mục có con tên là Thiện Tư.

    “Từ Thiện Tư trở về sau có mười họ, Chuyển luân thánh vương nối tiếp nhau không dứt: Một tên là Già-nậu-thô, hai tên là Ða-la-bà, ba tên là A-diệp-ma, bốn tên là Trì-thí, năm tên là Già-lăng-già, sáu tên là Chiêm-bà, bảy tên là Câu-la-bà, tám tên là Bác-đồ-la, chín tên là Di-tư-la, mười tên là Thanh Ma.

    “Giòng Vua Già-nậu-thô có năm vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Ða-la-bà có năm vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua A-diếp-ma có bảy vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Trì-thí có bảy vị vua Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Già-lăng-già có chín vị vua Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Chiêm-bà có mười bốn vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Câu-la-bà có ba mươi mốt vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Bát-xà-la có ba mươi hai vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Di-tư-la có tám vạn bốn ngàn vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Giòng vua Thanh Ma có một trăm lẻ một vị Chuyển luân thánh vươngChuyển luân thánh vương. Và vị vua cuối cùng có tên là Ðại Thiện Sanh Tùng.

    “Vua Thanh Ma của giòng thứ mười có vương tử tên là Ô-la-bà. Vua Ô-la-bà có vương tử tên là Cừ-la-bà. Vua Cừ-la-bà có vương tử tên là Ni-cầu-la. Vua Ni-cầu-la có vương tử tên là Sư Tử Giáp. Vua Sư tử Giáp có vương tử tên là Bạch Tịnh vương. Vua Bạch Tịnh vương có vương tử tên là Bồ-tát. Bồ-tát có con tên là La-hầu-la. Do bản duyên này mà có tên gọi Sát-lỵ .

    “Bấy giờ, có một chúng sanh suy nghĩ như vầy: Tất cả mọi sở hữu như gia đình, quyến thuộc, muôn vật ở thế gian đều là gai nhọn, ung nhọt, nay nên lìa bỏ, vào núi hành đạo, ở nơi vắng vẻ mà tư duy. Rồi thì, người liền lìa bỏ gai nhọn là gia đình, vào núi, ở nơi vắng vẻ, ngồi dưới gốc cây mà tư duy, hằng ngày ra khỏi núi, vào thôn xóm mà khất thực. Mọi người trong thôn thấy vậy, càng cung kính cúng dường. Mọi người đều cùng khen ngợi rằng: Người này có thể lìa bỏ hệ lụy của gia đình để vào núi tìm đạo. Vì người này có thể xa lìa được pháp ác bất thiện, nên nhân đó mà gọi là Bà-la-môn.

    “Trong chúng Bà-la-môn có người không hành Thiền được, nên ra khỏi rừng núi, du hành trong nhân gian và tự nói: Ta không thể tọa thiền. Nhân đó gọi là Vô Thiền Bà-la-môn . Rồi đi qua các thôn xóm, nó làm pháp bất thiện, thi hành pháp độc, nhân đó tương sinh, nên được gọi đó là độc. Do nhân duyên này mà có chủng tánh Bà-la-môn ở thế gian.

    “Trong chúng sanh kia, chúng học tập các thứ nghề để tự mưu sống, nhân đây nên có chủng tánh Cư sĩ ở thế gian.

    “Trong chúng sanh kia, chúng học tập các kỹ nghệ để tự nuôi sống, nhân đây mới có chủng tánh Thủ-đà-la ở thế gian.

    “Trước đó trong thế gian đã có giòng họ Thích này xuất hiện rồi, sau đó mới có giòng Sa-môn. Trong giòng Sát-lỵ có người tự tư duy: Thế gian ân ái là ô uế, bất tịnh, đáng gì mà tham đắm? Rồi người ấy lìa bỏ gia đình, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục mà cầu đạo và nói: Ta là Sa-môn! Ta là Sa-môn!

    “Trong chủng tánh Bà-la-môn, chủng tánh Cư sĩ, chủng tánh Thủ-đà-la, có người suy nghĩ: Thế gian ân ái là ô uế, bất tịnh, đáng gì mà tham đắm? Rồi người ấy lìa bỏ gia đình, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục mà cầu đạo và nói: Ta là Sa-môn! Ta là Sa-môn!

    “Nếu trong chúng Sát-lỵ, có người thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện; sau khi hành bất thiện rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ phải thọ khổ. Hoặc có Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện; sau khi hành bất thiện rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ phải thọ khổ.

    “Chủng tánh Sát-lỵ thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, khi thân hoại mạng chung nhất định sẽ thọ lạc. Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la thân hành thiện, khẩu hành thiện, ý hành thiện, khi thân hoại mạng chung nhất định sẽ được thọ lạc.

    “Thân của người Sát-lỵ thân có hai loại hành, miệng và ý cũng có hai loại hành. Sau khi thân, miệng và ý đã hành hai loại ấy rồi, thân hoại mạng chung nhất định sẽ thọ báo hoặc khổ hoặc lạc. Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la, thân, miệng, ý có hai loại hành. Sau khi thân, miệng và ý đã hành hai loại này rồi, thân hoại mạng chung chắc chắn sẽ thọ báo hoặc khổ hoặc vui.

    “Trong chúng Sát-lỵ, như có người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia cầu đạo. Vị ấy tu tập bảy giác ý. Với tín tâm kiên cố vị ấỵ xuất gia hành đạo, tu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này, tự thân tác chứng: Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.

    “Ở trong chúng Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà-la, có người cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia cầu đạo. Vị ấy tu tập bảy giác ý. Vị ấy do lòng tin kiên cố mà xuất gia hành đạo, tu phạm hạnh vô thượng, ở ngay trong đời này mà tự thân tác chứng: Sự sanh của ta đã dứt, phạm hạnh đã vững, những gì cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa.

    “Trong bốn chủng tánh này, đều có thể thành tựu Minh và Hành, chứng đắc A-la-hán, là đệ nhất tối thượng.”

    Bấy giờ, Phạm thiên liền nói kệ:

    Thọ sanh, Sát-lỵ nhất,
    Hay tập các chủng tánh.
    Minh Hạnh thành đầy đủ,
    Là nhất trong Trời, Người.”


    Phật bảo các Tỳ-kheo:

    “Phạm thiên kia nói bài kệ này rất hay, chứ không phải không hay; là khéo lãnh thọ, chứ không phải không khéo lãnh thọ, được Ta ấn chứng. Vì sao? Vì Ta nay, là Như Lai, Chí Chân, là Ðẳng Chánh Giác, cũng nói như bài kệ này:

    “Sát-lỵ sanh là nhất,
    Hay tập các chủng tánh,
    Minh Hạnh thành đầy đủ,
    Là nhất trong trời, người.”


    Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ thực hành.

    Trường A-hàm hoàn tất.
    Quy mạng Nhất thiết trí.
    Tất cả chúng an vui.
    Chúng sanh trú vô vi,
    Tôi cũng ở trong đó
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 123456789 Xem Bài Gởi
    ...
    Cái này hình như nói về những trật tự có sẵn rồi. Có vẻ như nói về thời hoang sơ của thế giới. Chứ không phải khởi nguồn của vạn vật. Đọc sơ qua cũng không thấy hợp khoa học. Bạn có giải thích gì thêm không?
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi santanas.kratos666 Xem Bài Gởi
    Thay vì tranh cãi về cái vũ trụ này. Cãi thắng cũng hok được gì. Ta hãy tìm cách để lên Thiên Đàng còn hay hơn nhiều. Thiên Chúa lên Thiên Đàng có được tặng em trinh nữ nào ko Kitty? Bên Hồi Giáo được tặng từ 4.900 - 19.600 trinh nữ. Cái này có vẻ ngon hơn Thiên Chúa rùi. Với lại anh cũng ko khoái làm CỪU.
    34 Đức Giê-su đáp: "Con cái đời này cưới vợ lấy chồng,35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. (Lu-ca 20 :34-36)
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  8. #8
    Đai Đen
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Đi khắp mọi nơi mà ko dời..một chốn
    Bài gởi
    584

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Để không phải mất nhiều thời giờ, tôi xin hỏi câu đầu tiên:
    -Phật giáo được mệnh danh là hợp khoa học, mà khoa học đang cho rằng vạn vật xuất phát từ Bigbang (Đại Thanh). Vậy theo các cao nhân vạn vật từ đâu mà có? Có phải là do Duyên Khởi? Vậy phải hiểu Duyên Khởi là gì cho đúng? Ai đề xuất ra thuyết Duyên Khởi? Có tài liệu nào ghi chép về vấn đề này? Đã có một bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ thuyết Duyên Khởi là đúng chưa hay vẫn phải dùng niềm tin?
    thôi đi về đi cụ,... đã bảo Thượng đế sinh ra muôn loài rồi mà lị, giống như cha mẹ sinh con ấy mà, sinh ra rồi thì nó phải chịu mọi qui luật của vũ trụ,...rồi hiểu cha mẹ vì yêu nó mới sinh nó ra... thế là thỏa mãn lắm rồi đấy, tham chi nữa hà..

  9. #9
    Đai Đen
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Đi khắp mọi nơi mà ko dời..một chốn
    Bài gởi
    584

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi santanas.kratos666 Xem Bài Gởi
    1- Hãy nghe lời tôi khuyên, đừng chê bai Thượng Đế nữa, nếu ko các bạn sẽ bị "ném vào hầm lửa" chịu khỗ đời đời.

    2- Vì thế Ngài cần rất nhiều THỊT CỪU để tổ chức đại tiệc này.

    3Hãy cảm ơn Thượng Đế vĩ đại. Amen!!
    1-Chê phải có Minh Triết, chứ ko hiểu mà chê, chê trong sân si thì sẽ mang nghiệp, cho dù chê bất cứ ai-dù là 1 con giun đất mà chê sai là cũng dính nghiệp-điểm này thì Phật giáo là công nhận! Nhìn qua diễn đàn, những nền Tâm linh ngàn đời như QUang minh tu Đức,Đạo Mẫu, THiên Chúa, Cao Đài, Thông Thiên Học,Thiền Phái Vô vi, Mật Tông Thầy Già và còn rất rất nhiều nền Tâm linh khác...khai mở tất cả mọi vấn đề cả khoa học, lẫn Tâm linh, con người cho đến Vũ trụ, ...tất cả đều Thống nhất tôn thờ Đấng Đại Từ Phụ Vĩ Đại-Thượng Đế, Khối Đại Linh Quang,"Nhất kHỏa Viên Quang Hàm Vạn Tượng",... không ai dám khinh lờn. Tất nhiên đó là bằng chứng xác thực nhất để đặt niềm tin, thay vì tin đám người trần vốn chỉ mắc kẹt trong lý thuyết, lúc nào cũng kêu giải thoát nhưng thực sự thì chả hiểu họ giải thoát cái gì, giải thoát như thế nào, họ nghĩ rằng cứ phủ nhận tất cả thì giải thoát được chăng?. Trong Phật giáo hay nói thời mạt duy chỉ có Tịnh Độ là đắc hiệu nhất có thể cứu chúng sinh thoát khỏi luân hồi, có lẽ người tu Tịnh Độ họ giản dị, chăm làm Thiện, giữ tâm tịnh, họ ko thích cãi lý, bỏ dần được cái phàm ngã mà thay vào đó là A DI ĐÀ PHẬT, như vậy thì thành tựu là đương nhiên rồi...sợ nhất là đám tu chưa tới đâu, ưa nói lý mà coi thường hết cả, cứ cho mình là "duy ngã độc tôn" còn tất cả là bỏ đi hết, càng tu càng chấp ngã chấp pháp thì tự giam hãm chính mình là đúng thôi.
    Khoa Học chỉ nghiên cứu được tầng vật chất sơ đẳng nên ko thể có cái nhìn khách quan, vũ trụ còn nhiều điều huyền nhiệm mà trình độ Khoa Học hiện đại chẳng bao giờ lý giải được trừ khi kết hợp với Tâm Linh.

    2- câu này thì tui chỉ nói riêng với bản thân tui thôi nhá,đừng ai tin theo. tui sẵn sàng làm món THỊT CỪU để dâng lên Thượng ĐẾ...(thuốc có phản ứng phụ) hiihi

    3- Giống như đói ăn khát uống, Cảm ơn Thượng Đế thuộc về bản năng của mỗi người, đó là khởi đầu cũng là Kết thúc...

  10. #10
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Thế tóm lại mèo con muốn cái gì ??:
    a/ nướng
    b/ lẫu
    c/ nấu cao
    d/ tất cả các món
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hcthinh Xem Bài Gởi
    Thế tóm lại mèo con muốn cái gì ??:
    a/ nướng
    b/ lẫu
    c/ nấu cao
    d/ tất cả các món
    Một câu trả lời xuất sắc của hcthinh.

    To mèo Kitty: Phật pháp chẳng phải là cái gì cao thâm ghê gớm cả.
    -- Phật pháp luôn quanh chúng ta như không khí để thở, nước để uống, cơm để ăn (nướng, lẩu, nấu cao cũng ok)

    Mời hcthinh tiếp đón em mèo kitty tiếp đê
    A Di Đà Phật

  12. #12

    Mặc định

    Mèo con không muốn những thứ đó...hu hu.
    Tội nghiệp mèo con quá.
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  13. #13
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Mèo con không muốn những thứ đó...hu hu.
    Tội nghiệp mèo con quá.
    vào đây thì chỉ có những món đó thôi...không muốn thì đi ra mau...
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hcthinh Xem Bài Gởi
    vào đây thì chỉ có những món đó thôi...không muốn thì đi ra mau...
    Đuổi thẳng cổ nếu ko sẽ sinh loạn. Đồng ý với bác. Người này chỉ mò vào thách đố là chính.

    Muốn học thì tự mình học thì mình mới tiếp thu đc. Còn hỏi người khác mà trong bụng chẳng tin thì mình trả lời chỉ mất thời gian.
    Đại Sư Phụ: Đại Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
    Đại Sư Huynh: Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị.

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi santanas.kratos666 Xem Bài Gởi
    - Kitty ơi, nghe cách nói chuyện của em Kitty, anh đoán chắc em khoảng 14-16t gì đó. Vậy anh gọi em là "em gái" nhé.

    - Em gái Kitty dễ thương đã nhắc đến Big Bang. Vậy thì tôi xin mạn phép nói về cái này. Nếu có gì sai sót, mong các cao nhân chỉnh sửa và góp ý thêm.

    Em gái nói:



    - Anh xin kễ cho em gái bé nhỏ nghe về nguồn gốc của Big Bang nhé!

    + Năm 1965 hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson tình cờ khám phá ra một tia vũ trụ đến từ các vì sao. Hiện tượng này khẳng định giả thuyết Big Bang, cám dỗ và khuyến khích hàng trăm nhà vũ trụ luận tạo ra những giả thuyết mới. Ðề tài tranh cãi chính của họ vẫn là lực hấp dẫn, cơ sở của thuyết tương đối vẫn còn chõi lại một cách mạnh mẽ thuyết lượng tử. Các lý thuyết gia đã tìm cách hòa giải. Sự suy luận của họ dầu đẹp đẽ đến đâu cũng chỉ là giả thuyết không thể kiểm chứng trong các máy gia tốc hạt nhân hiện nay.

    - Để anh trai nói em gái nghe nè, học thuyết Big Bang còn nhiều tranh cãi lắm. Anh xin nêu 1 vài cái cho pé nghe nhé, pé iu nak :

    + Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.(Link tham khảo)

    + Viện sĩ Niayesh Afshordi tại Viện Perimeter, giáo sư Robert Mann tại trường Đại học Waterloo, và nghiên cứu sinh Razieh Pourhasan thì thắc mắc Vũ trụ của chúng ta ra đời từ Vụ Nổ Lớn hay lỗ đen?(Link tham khảo)

    + Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?(Link tham khảo)

    Nhưng Đa Số Nhân Loại thì vẫn tin rằng, Big Bang là có thật, đã từng xảy ra.

    - Anh xin mạn phép so với lời Đức Phật trong Kinh nhé:

    + Vũ trụ hợp thành do nhiều tiểu thiên, trung thiên, đại thiên thế giới, tức những dòng thiên hà ... trong thuật ngữ thiên văn.

    + Vũ trụ hay các thế giới trong vũ trụ hằng biến chuyển theo định luật vô thường. Chúng cũng sinh trụ dị diệt như bất cứ một vật thể nào khác trong thế giới hiện tượng. => 1 phần nào tương ứng với giả thuyết có nhiều Big Bang nhỏ, sau mỗi Big Bang vật chất lại được tạo lập theo một cơ cấu khác, có những định luật khác.

    + Vũ trụ vô thỉ vô chung.

    + Vũ trụ không do một cá nhân nào tạo lập v.v... và còn rất nhiều vấn đề cụ thể mà đức Phật đã dạy về vũ trụ và nguồn gốc của nó.

    - Để anh nói em gái nghe nè:

    + Đối với đạo Phật, chân lý không thể diễn bày bằng ngôn ngữ văn tự của con người và chỉ khi nào chúng sinh tự mình nghiệm chứng chân lý thì tự mình thấu biết.

    + Còn đối với thế giới hiện tượng có sanh có diệt, cho dù ngày nay khoa học cố tìm tòi nghiên cứu để tìm định lý này hay định luật nọ thì cũng vẫn còn nằm trong vòng lẫn quẫn sinh diệt, chớ đâu phải là chân lý.

    + Sự hiểu biết của Đức Phật hòa đồng với chân lý của vũ trụ bởi vì chân lý của vũ trụ và tâm thanh tịnh của Ngài đã hòa đồng trở thành một nên bao la vô cùng vô tận thì làm sao nói hết được. Những gì Ngài thuyết cho chúng sinh chỉ là những lá cây nằm trong bàn tay để giúp con người có phương tiện cần thiết tu học để vượt qua phiền não trần lao, còn những gì Như Lai biết thì bao la như biển rộng, như biết bao chiếc lá trong rừng già.

    + Tuy trí tuệ rộng như biển cả, nhưng Ngài không nói được vì có nói chúng sinh cũng chẳng hiểu nào, chỉ là vô ích.

    Ví dụ cho em gái dễ hiểu nè: vào thời nhà Nguyễn, ông Nguyễn Trường Tộ đi kinh sứ ở Pháp về trình lại với vua quan là ở bên Pháp bóng đèn treo ngược mà vẫn cháy sáng. Tuy ông có giải thích cách mấy thì chẳng có ai tin mà còn mang tội vọng ngữ, khi quân.

    Em gái pé nhỏ đã hiểu chưa nè. Moaz

    ------------------------------------------------------------------------------------

    - Đức Phật dạy: “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật, thấy Phật là sự giác ngộ tối thượng”, vì duyên sinh là thực tính của vạn pháp. Trong kinh Tạp A Hàm, Phật dạy: “Dù Như Lai có xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, mọi sự vật hiện tượng vẫn tồn tại, vận hành theo nguyên tắc duyên sinh. Khi những yếu tố, những điều kiện mất đi thì mọi sự vật hiện tượng không tồn tại. Vạn pháp không nằm ngoài nguyên lý: Cái này có vì cái kia có, cái này không vì cái kia không, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt”.

    - Chừng nào em gái hiểu Chân Lý, với lại để vài năm nữa, em gái lớn hơn 1 tý, suy nghĩ chín chắn hơn. Các anh sẽ nói em gái nghe về Duyên Khởi. Hiện tại em còn pé quá, có nói em cũng ko thể hiểu. Em phỉ báng mắc công em bị mất phước. Cưng em gái nhiều nhiều.
    Ngươi quả là trả lời rất thông thái, đầy đủ và mạch lạc. Đáng khen, đáng khen...
    Nhưng ta có chút lời nhắc nhở đến ngươi. Đó là ta không có hỏi về Bigbang ta muốn hỏi về quan niệm Phật Giáo về vạn vật mà thôi.
    À, mà này! Lần sau những gì mà mình không biết thì đừng cố tỏ ra hiểu biết nhé. hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson KHÔNG PHẢI tình cờ khám phá ra một tia vũ trụ đến từ các vì sao. Hiện tượng này khẳng định (CỦNG CỐ CHỨ KHÔNG PHẢI KHẲNG ĐỊNH NHÉ) giả thuyết Big Bang.
    (Đang định đọc tiếp nhưng sợ bị lú nên thôi...)
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  16. #16
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    688

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    -Ha ha, thì ra trong đây toàn là những thiên hạ đệ nhất chém gió. Sao ở nhà trông các ngươi ai cũng hiền lành, tử tế thế nhỉ?
    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Ngươi quả là trả lời rất thông thái, đầy đủ và mạch lạc. Đáng khen, đáng khen...
    Nhưng ta có chút lời nhắc nhở đến ngươi. Đó là ta không có hỏi về Bigbang ta muốn hỏi về quan niệm Phật Giáo về vạn vật mà thôi.
    À, mà này! Lần sau những gì mà mình không biết thì đừng cố tỏ ra hiểu biết nhé. hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson KHÔNG PHẢI tình cờ khám phá ra một tia vũ trụ đến từ các vì sao. Hiện tượng này khẳng định (CỦNG CỐ CHỨ KHÔNG PHẢI KHẲNG ĐỊNH NHÉ) giả thuyết Big Bang.
    (Đang định đọc tiếp nhưng sợ bị lú nên thôi...)
    Bọn anh chỉ đùa một chút....xem ra Kitty1201 không giữ được bình tĩnh rồi! Bọn anh không hẳn là chém gió đâu nhé!
    Vào năm 1964 Cty Bell Telephone có được một trạm Antenna vô tuyến xây dựng trên một ngọn đồi ở Bang New Jersey,USA, phục vụ cho các liên lạc vô tuyến điện thông qua vệ tinh nhân tạo. Hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson bèn dùng Antenna này để đo cường độ các sóng vô tuyến điện phát ra bởi Thiên hà Milky Way của chúng ta bên ngoài mặt phẳng chính của nó. Trong quá trình đo đạc, hai ông đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện, vào đầu năm 1964, một bức xạ lạ không phụ thuộc vào phương quan sát và không thay đổi theo thời gian...có vẻ như không phải do Thiên hà Milky Way của chúng ta phát ra, mà chúng phải xuất phát từ một phạm vi rộng lớn hơn của vũ trụ. Hai nhà thiên văn này đã phải do dự rất lâu trước khi quyết định công bố kết quả quan sát này và hai ông cũng không ngờ rằng đây là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong việc nghiên cứu vũ trụ. Ngày nay chúng ta gọi bức xạ đó là " Bức xạ nền vũ trụ" hay " Tia vũ trụ".
    Và cũng trong thời gian đó, tại một Seminar ở một trường đại học, Peebles nhà vật lý lý thuyết trẻ tuổi của trường đại học Princeton, USA, đã trình bày một báo cáo mà ông đã nghiên cứu trước đó. Công trình này là kế thừa hàng loạt công trình về lý thuyết mẫu vũ trụ, khởi đầu là mẫu " BIG BANG" do Gamow khởi xướng vào cuối những năm 40, đến những tính toán của Zeldovich ở Liên Xo và Hoyle ở Anh vào năm 1964 và cuối cùng mới là Peebles. Trong báo cáo, Peebles khẳng định rằng phải tồn tại một nền bức xạ trong toàn vũ trụ, là tàn dư của giai đoạn đầu hình thành vũ trụ, mà nhiệt độ tương ứng vào cỡ 10 độ Kenvin, nhưng sau đó được chỉnh lại bằng các phép tính chính xác hơn thì vào khoảng vài độ Kenvin...rất phù hợp với kết quả quan sát của Arno Penzias và Robert Wilson là nhiệt độ của " bức xạ nền vũ trụ" vào khoảng 3,5 độ Kenvin.
    (Trích dẫn từ sách " Vũ trụ được hình thành như thế nào? của Nguyễn Ngọc Giao- NXB Giáo Dục năm 1997)
    Như vậy, cho thấy các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành một cách độc lập,nhưng cuối cùng chúng cũng tìm được điểm chung với nhau.Arno Penzias và Robert Wilson chỉ " TÌNH CỜ " phát hiện ra " bức xạ nền Vũ Trụ"
    Xin nói thêm, tôi là một người bình thường không theo Phật giáo cũng không theo Thiên Chúa giáo, nhưng lại thích khám phá những điều huyền bí của các Tôn Giáo. Hồi nhỏ lúc học lớp 4, lop 5, tôi cũng từng theo các bạn đến nhà thờ học giáo lý, được dạy và bày các trò chơi sinh hoạt rất vui. Lên lớp 6, do nhà chuyển chỗ ở, gần một ngôi chùa...tôi lại tham gia vào làm Phật tử vì thấy tụi nó trong các buổi lễ cúng ở chùa, mặc đồng phục Phật tử đẹp hihi... Nên tôi không theo phe bên nào cả...Noel thì tôi đi Nhà Thờ mà Vu lan thì tôi đến Chùa hihi. Tôi còn có một người bạn rất thân theo Thiên Chúa giáo nữa, cho nên bất kể tôn giáo gì, chúng ta không nên chành chọe nhau, vì mình là đồng loại.
    Tôi không biết bạn giới tính gì? Bao nhiêu tuổi? Nhưng rất vui được làm quen và giao lưu với bạn Kitty1201
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi changchancuu Xem Bài Gởi
    Bọn anh chỉ đùa một chút....xem ra Kitty1201 không giữ được bình tĩnh rồi! Bọn anh không hẳn là chém gió đâu nhé!
    Vào năm 1964 Cty Bell Telephone có được một trạm Antenna vô tuyến xây dựng trên một ngọn đồi ở Bang New Jersey,USA, phục vụ cho các liên lạc vô tuyến điện thông qua vệ tinh nhân tạo. Hai nhà thiên văn Arno Penzias và Robert Wilson bèn dùng Antenna này để đo cường độ các sóng vô tuyến điện phát ra bởi Thiên hà Milky Way của chúng ta bên ngoài mặt phẳng chính của nó. Trong quá trình đo đạc, hai ông đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện, vào đầu năm 1964, một bức xạ lạ không phụ thuộc vào phương quan sát và không thay đổi theo thời gian...có vẻ như không phải do Thiên hà Milky Way của chúng ta phát ra, mà chúng phải xuất phát từ một phạm vi rộng lớn hơn của vũ trụ. Hai nhà thiên văn này đã phải do dự rất lâu trước khi quyết định công bố kết quả quan sát này và hai ông cũng không ngờ rằng đây là một trong những thành tựu quan trọng nhất trong việc nghiên cứu vũ trụ. Ngày nay chúng ta gọi bức xạ đó là " Bức xạ nền vũ trụ" hay " Tia vũ trụ".
    Và cũng trong thời gian đó, tại một Seminar ở một trường đại học, Peebles nhà vật lý lý thuyết trẻ tuổi của trường đại học Princeton, USA, đã trình bày một báo cáo mà ông đã nghiên cứu trước đó. Công trình này là kế thừa hàng loạt công trình về lý thuyết mẫu vũ trụ, khởi đầu là mẫu " BIG BANG" do Gamow khởi xướng vào cuối những năm 40, đến những tính toán của Zeldovich ở Liên Xo và Hoyle ở Anh vào năm 1964 và cuối cùng mới là Peebles. Trong báo cáo, Peebles khẳng định rằng phải tồn tại một nền bức xạ trong toàn vũ trụ, là tàn dư của giai đoạn đầu hình thành vũ trụ, mà nhiệt độ tương ứng vào cỡ 10 độ Kenvin, nhưng sau đó được chỉnh lại bằng các phép tính chính xác hơn thì vào khoảng vài độ Kenvin...rất phù hợp với kết quả quan sát của Arno Penzias và Robert Wilson là nhiệt độ của " bức xạ nền vũ trụ" vào khoảng 3,5 độ Kenvin.
    (Trích dẫn từ sách " Vũ trụ được hình thành như thế nào? của Nguyễn Ngọc Giao- NXB Giáo Dục năm 1997)
    Như vậy, cho thấy các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành một cách độc lập,nhưng cuối cùng chúng cũng tìm được điểm chung với nhau.Arno Penzias và Robert Wilson chỉ " TÌNH CỜ " phát hiện ra " bức xạ nền Vũ Trụ"
    Xin nói thêm, tôi là một người bình thường không theo Phật giáo cũng không theo Thiên Chúa giáo, nhưng lại thích khám phá những điều huyền bí của các Tôn Giáo. Hồi nhỏ lúc học lớp 4, lop 5, tôi cũng từng theo các bạn đến nhà thờ học giáo lý, được dạy và bày các trò chơi sinh hoạt rất vui. Lên lớp 6, do nhà chuyển chỗ ở, gần một ngôi chùa...tôi lại tham gia vào làm Phật tử vì thấy tụi nó trong các buổi lễ cúng ở chùa, mặc đồng phục Phật tử đẹp hihi... Nên tôi không theo phe bên nào cả...Noel thì tôi đi Nhà Thờ mà Vu lan thì tôi đến Chùa hihi. Tôi còn có một người bạn rất thân theo Thiên Chúa giáo nữa, cho nên bất kể tôn giáo gì, chúng ta không nên chành chọe nhau, vì mình là đồng loại.
    Tôi không biết bạn giới tính gì? Bao nhiêu tuổi? Nhưng rất vui được làm quen và giao lưu với bạn Kitty1201
    -Tia vũ trụ và phông bức xạ vi sóng (bức xạ nền vũ trụ) là 2 khái niệm khác nhau. Tia Vũ Trụ là các là các bức xạ năng lượng cao bao gồm chủ yếu là photon năng lượng cao hoặc các hạt nhân nguyên tử; có nguồn gốc từ các thiên thể như vụ nổ sao, lõi thiên hà, quasars và những đợt bùng phát tia gamma; biểu hiện của nó là làm ion hóa thượng tầng khí quyển. Trái lại Phông bức xạ vi sóng là bức xạ vật đen; có nguồn gốc từ Bigbang; biểu hiện của nó làm nhiễu các thiết bị viba.
    Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Gio-an 3:16)

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi santanas.kratos666 Xem Bài Gởi
    - Kitty ơi, nghe cách nói chuyện của em Kitty, anh đoán chắc em khoảng 14-16t gì đó.:
    - Để anh trai nói em gái nghe ne......
    -Để anh nói em gái nghe nè:....

    Em gái pé nhỏ đã hiểu chưa nè. Moaz

    ------------------------------------------------------------------------------------

    . Cưng em gái nhiều nhiều.
    Sao lão ròm đã ngó roài mà lại để tuột vào tay người khác thế này nhể , pá pá ?

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi santanas.kratos666 Xem Bài Gởi
    Tại gì bây giờ ngó qtrang rùi. Ko dòm Kitty nữa. Kaka
    Hức hức .....pá pá ui ....

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Kitty1201 Xem Bài Gởi
    Mèo con không muốn những thứ đó...hu hu.
    Tội nghiệp mèo con quá.
    vậy là người ta bảo mèo con thiển cận cũng không sai rồi.


    Thế tóm lại mèo con muốn cái gì ??:
    a/ nướng
    b/ lẫu
    c/ nấu cao
    d/ tất cả các món


    Muốn quá cảnh Phật môn ? Đây là cửa thứ nhất .
    A Di Đà Phật

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •