Trang 1 trong 8 1234567 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 153

Ðề tài: Kinh nghiệm Trì Chú Đại bi

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kinh nghiệm Trì Chú Đại bi

    Hôm trước con có tại topic như thế này chẳng biết tại sao lại mất bài. Hằng ngày ăn cơm của Phật, sống nhờ Phật, nhận lực gia trì của Phật nên phải làm gì đó bál ơn Phật. Trên diễn đàn rất là nhiều cao nhân nên Trì chú thế nào cho hiệu quả chắc các vị biết. Mong rằng bài viết của con có ích với những ai mới chập chững bước vào con đường tu học Phật pháp.
    Chư Phật, chư Bồ tát thuyết ra thần chú chẳng ngoài mục đích an vui chúng sinh và đưa chúng sinh đến con đường giải thoát dù Mỗi thần chú của mỗi vị bổn tôn có thể khác nhau tùy theo bổn nguyện của vị đó. Vì vậy:
    1. Trì chú phải hướng đến làm lợi ích chúng sinh thì trì tụng sẽ rất ứng nghiệm.
    2. Tâm mình phải thanh tịnh, phải tương ứng với bổn Tôn thì mới linh nghiệm. Chú đại bi do ngài Quán Âm thuyết , vì ngại đại diện cho tâm từ bi vô hạn vô biên nên muốn trì Đại bi linh nghiệm thì mình phải từ bi.
    3. Theo con khi trì chú trì chú đại bi mình tâm niệm tự tánh mình cũng là ngại Quán âm, thần lực của câu thần chú sẽ mạnh thêm một bậc.
    4. Đừng có tham trì nhiều, khi mình thành tịnh thì nên trì còn nóng nảy, tạp loạn thì thôi
    5. Đừng ăn ngũ vị tân, nên tụng chú an thổ địa.
    Và hồi hướng công Đức cực kỳ quan trọng

  2. #2

    Mặc định

    Đừng ăn ngũ vị tân, nên tụng chú an thổ địa.
    Trước khi "Đừng ăn ngũ vị tân" thì phải thêm dòng chữ "Đừng sát sinh, ăn mặn" thì mới được.

  3. #3

    Mặc định

    Hihi....Vừa sai vừa đúng bạn ạ. Khi trì chú mà ko nghĩ gì, cái đầu rỗng không, rỗng một cách tự nhiên, ko phải cố ép cho nó rỗng, đọc chú cũng ko nghĩ đến linh hay ko linh gì cả, cũng ko nghĩ mình đang độ ai hay làm lợi lạc ai cả, bản thân mình đọc chú cũng ko để được gì cả. Tất cả là KHÔNG.

    KHÔNG hình thức, KHÔNG tâm trạng, để KHÔNG được gì cả, KHÔNG chấp tâm từ bi hay ko từ bi gì cả. Trì chú để KHÔNG được gì cả. KHÔNG có niết bàn nào cả. Trì chú vì để KHÔNG ĐƯỢC GÌ CẢ.

    Đạt được Tâm như thế thì khi trì Chú mới nói được linh hay không linh.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Dieu-Hien Xem Bài Gởi
    Hihi....Vừa sai vừa đúng bạn ạ. Khi trì chú mà ko nghĩ gì, cái đầu rỗng không, rỗng một cách tự nhiên, ko phải cố ép cho nó rỗng, đọc chú cũng ko nghĩ đến linh hay ko linh gì cả, cũng ko nghĩ mình đang độ ai hay làm lợi lạc ai cả, bản thân mình đọc chú cũng ko để được gì cả. Tất cả là KHÔNG.

    KHÔNG hình thức, KHÔNG tâm trạng, để KHÔNG được gì cả, KHÔNG chấp tâm từ bi hay ko từ bi gì cả. Trì chú để KHÔNG được gì cả. KHÔNG có niết bàn nào cả. Trì chú vì để KHÔNG ĐƯỢC GÌ CẢ.

    Đạt được Tâm như thế thì khi trì Chú mới nói được linh hay không linh.
    Dạ đúng là vậy mà chẳng phải vậy. Người mới bước vào tu tập như con chỉ thích chữ có chớ không thích chữ không. Với lại bên mật tông Quán không thành có, có mà không đấy ạ

  5. #5

    Mặc định

    Mình ko nói đúng sai gì đâu. Mình chỉ thấy bạn bị rơi vào đối đãi, nhị nguyên, rơi vào chấp mà ko biết đó.

    -Tâm phải từ bi và hướng đến chúng sanh thì tụng mới linh ? Bạn khởi lên tâm từ bi và thấy chúng sanh ngoài kia, xung quanh thật đáng thương xót ? Bạn là kẻ ra ơn, chúng sanh là kẻ được ơn, bạn phải độ ? Bạn cao - chúng sanh kia thấp ?

    - Bạn chấp đây là chú Đại Bi, tâm niệm tự tánh mình là ngài Quán Âm thì niệm chú mạnh thêm một bậc. Vậy là còn nhiều bậc nữa phải ko ? Nếu tâm niệm tự tánh mình là A Di Đà Phật ( bổn tôn của ngài Quán Thế Âm) thì niệm chú sẽ mạnh thêm 3-4 bậc, 5-6 bậc gì nữa phải ko ?

    Phật tánh mỗi người vốn sẵn có, từ bi của Phật tánh cũng sẵn có, tròn đầy, ko cần cố tác ý, khởi tâm từ bi, tác ý trải lòng từ bi gì cả, ko cần dụng ý tác ý nghĩ đến chúng sanh gì cả ( chỉ thay đổi ý niệm một chút thôi, nhưng diệu dụng ko tả được ). Dùng Phật tánh của mình mà niệm chú, lập tức chúng sanh được lợi ích ko thể nghĩ bàn. Độ ngừơi mà ko thấy ai là kẻ đựơc độ. Bạn khởi cái gì lên ( phải làm thế này, thế nọ, vì người này, chúng sanh kia...v.v..), thì là bạn đang dùng cái bên ngoài mà niệm, ko phải Phật tánh.

    Niệm niệm ko vì mình, tức đương vì chúng sanh, niệm vì KHÔNG ĐỂ ĐƯỢC GÌ CẢ (ko để kiếm công Đức, ko để hết bệnh, ko để chết thì được về cõi Phật...), ko nghĩ linh hay ko linh, Niệm chỉ là để niệm...!! Dùng Phật tánh niệm, ko dùng vọng tưởng hay cái bên ngoài mà niệm.

    Con đường đạo này ai đi cũng nghĩ ráng đến cuối con đường là cõi Phật, thành Phật, Bồ Tát.....v.v.. Nhưng nếu tu niệm với cái Tâm và ý niệm như vậy thì con đường này mình sẽ đi hoài mà ko thấy có đoạn hết. Đi hoài hoài cũng vậy hoài, hoặc thấy có khá hơn nhưng vẫn phải đi hoài, ko biết bao giờ mình mới được chứng đắc, bao giờ giải thoát sinh tử..?!?

    Thay đổi ý niệm xíu thôi thì sẽ thấy khác ngay : con đường Đạo này là vô tận, ko có cõi Phật nào hết, ko có ai chờ mình nơi cuối đường, đi hoài là đi mãi ko dừng chân, ko có đoạn kết. Ko có chỗ chứng đắc, ko có niết bàn nào hết. Tất cả là KHÔNG !!!

    Và khi mình nhận ra là KHÔNG CÓ GÌ HẾT (sụp đổ phải ko, ko biết tin vào gì nữa, bám víu vào đâu, cố công tu hành bao năm trời, chịu khổ, làm người tốt, xả Tài.....bây giờ là Zero), ko có gì hết, ko có cõi Phật mộng mơ đẹp đẽo tuyệt diệu nào hết.....Haizza !! Nhưng ngay lúc chắc rằng KHÔNG đó, mình vẫn niệm vẫn công phu, nhưng đúng là lòng dạ trống rỗng, Tâm hồn đã chết ngắc thật rồi ( bị sốc mà, vì Đạo mình chân thành tâm huyết, coi trọng hơn tất cả mọi sự, mọi vật trên thế gian bây giờ cho mình đáp án là KHÔNG), thì Mô Phật ! Ngay lúc đó mình được Ngộ, nhận ra là CÓ ! Mình nhớ có bài thơ này : Nếu không một phen sương lạnh buốt
    Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương.

    Mình trước đây niệm Phật, vif mong chết sẽ được về cõi Phật, nếu ko được thì cũng coi như tích một mớ công Đức, và nhiều nguyên do nữa, niệm để góp thêm Phước báu cho ông bà cha mẹ chồng con... Nói chung là có mong cầu, niệm với tâm niệm để sẽ ĐƯỢC. Nhưng nếu bạn buông xuống, niệm để ko vì gì cả, THẬT SỰ KHÔNG, thì lúc đó bạn mới biết cái gì gọi là linh- ko linh.

    Ý mình chỉ là vậy.

  6. #6

    Mặc định

    Dạ! Tiền bối hiểu sai ý con rồi. Với con chỉ nghĩ đơn giản trình bày phương pháp trì chú sao cho hiệu quả với người mới bước vào tu tập thôi. Vạn pháp vốn không, Phật và bồ tát vào sanh tử cứu độ chúng sinh nên từ con số 0 thành con số 1. Còn chúng sinh tu hành thì đang cố gắng chuyển từ con số nghìn, thậm chí nhiều hơn về con số 1.Hạng phàm phu lè tè như con ngay con số 1 còn chưa thấy được huống gì con số 0. Lý thuyết thì đơn giản lắm nhưng làm sao thấu được con số 1 mới quan trọng. Phật từ bi dạy phương pháp tu theo mật tông muốn chúng sanh nhập vào pháp tánh của ngài mà được giải thoát, tâm chúng sanh nhiễm ô và loạn động, vọng tưởng tràn đầy thì lấy đâu ra tâm không. Mật tông có thể hình dung như cách lấy độc trị độc vì dùng trí tưởng tượng để trị vọng tưởng, Thiền quán về ngài và tụng thần chú giúp mình được thanh tịnh và có được vài tính cách giống các ngài( ví như Tu pháp môn ngài Quán âm thì được từ bi chẳng hạn). Hạng phàm phu như con thấu được số 0 rất khó mà nếu thấy được thì cũng mới thấy được chân không, thế Diệu hữu ở đâu? Kiến thức con còn kém lắm. Viết lách chữ nghĩa cũng không suôn lắm. Mong sự góp ý của quý vị nhằm đem lại lợi ích cho những người mới bước vào con đường tu tập như con

  7. #7

    Mặc định

    Nếu người học Chú Đại Bi mà tâm chưa được từ bi và thanh tịnh thì chỉ nên tụng 5~7 biến rồi hồi hướng. Hồi hướng công Đức cực kỳ quan trọng, không phải là nói chung chung đâu. Còn ai muốn trì Chú Đại Bi như một pháp môn tu học thì nên phát tâm từ bi thật lớn để đỡ chướng ngại. Trì tụng Đại bi chú khoảng chừng đủ một số biến sẽ Có năng lực rất lớn. Nếu tâm từ bi không đủ lớn thì sẽ sang cảnh giới Quỷ thần...
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  8. #8

    Mặc định

    Có câu truyện rằng: xưa kia, có bà kia tụng kinh niệm phật ngày ngày đêm đêm mà tụng sai kinh chú. Thế hôm nọ, vào một dịp nọ, có ông sư nọ nghe thấy bả tụng nên nói bả tụng sai. Bả nói chết rồi, từ xưa tới giờ con tụng vậy. Ông sư dẫn chứng cho bả biết chổ sai nên bả sửa. Rồi từ đó bả đọc quá xá đúng. Đến khi bả chết bả mới biết ( có lẻ do có ai đó đắc nói cho bả biết) là từ lúc đọc đúng không được gi. Mà lúc trước kia đọc sai lại được vô số công đức, tiêu quá xá nghiệp.
    " pháp nhiệm màu- sư tự sự - đại chúng sanh- thừa đã biết"

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phap_su_dai_thua Xem Bài Gởi
    Có câu truyện rằng: xưa kia, có bà kia tụng kinh niệm phật ngày ngày đêm đêm mà tụng sai kinh chú. Thế hôm nọ, vào một dịp nọ, có ông sư nọ nghe thấy bả tụng nên nói bả tụng sai. Bả nói chết rồi, từ xưa tới giờ con tụng vậy. Ông sư dẫn chứng cho bả biết chổ sai nên bả sửa. Rồi từ đó bả đọc quá xá đúng. Đến khi bả chết bả mới biết ( có lẻ do có ai đó đắc nói cho bả biết) là từ lúc đọc đúng không được gi. Mà lúc trước kia đọc sai lại được vô số công đức, tiêu quá xá nghiệp.

    Câu chuyện đó đáng để học. Khi hành trì với tâm như vậy thì mới tạo ra vô lượng công đức và tiêu trừ vô lượng tội nghiệp. Điều đó là bất khả tư nghì trong Phật Pháp !

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Hôm trước con có tại topic như thế này chẳng biết tại sao lại mất bài. Hằng ngày ăn cơm của Phật, sống nhờ Phật, nhận lực gia trì của Phật nên phải làm gì đó bál ơn Phật. Trên diễn đàn rất là nhiều cao nhân nên Trì chú thế nào cho hiệu quả chắc các vị biết. Mong rằng bài viết của con có ích với những ai mới chập chững bước vào con đường tu học Phật pháp.
    Chư Phật, chư Bồ tát thuyết ra thần chú chẳng ngoài mục đích an vui chúng sinh và đưa chúng sinh đến con đường giải thoát dù Mỗi thần chú của mỗi vị bổn tôn có thể khác nhau tùy theo bổn nguyện của vị đó. Vì vậy:
    1. Trì chú phải hướng đến làm lợi ích chúng sinh thì trì tụng sẽ rất ứng nghiệm.
    2. Tâm mình phải thanh tịnh, phải tương ứng với bổn Tôn thì mới linh nghiệm. Chú đại bi do ngài Quán Âm thuyết , vì ngại đại diện cho tâm từ bi vô hạn vô biên nên muốn trì Đại bi linh nghiệm thì mình phải từ bi.
    3. Theo con khi trì chú trì chú đại bi mình tâm niệm tự tánh mình cũng là ngại Quán âm, thần lực của câu thần chú sẽ mạnh thêm một bậc.
    4. Đừng có tham trì nhiều, khi mình thành tịnh thì nên trì còn nóng nảy, tạp loạn thì thôi
    5. Đừng ăn ngũ vị tân, nên tụng chú an thổ địa.
    Và hồi hướng công Đức cực kỳ quan trọng
    Trước muốn trì chú nên thuộc chú cái đã...

    1. Trì chú không nên vọng tưởng (hướng tâm đến chúng sanh nhiều ít vì khi đang tụng mà tâm không có chú lực thì đó là vọng), khi hết thời khóa hồi hướng mới có thể cầu vì chúng sanh, nguyện công đức này... Ngoài ra trong khi công phu không nên có suy nghĩ này nọ,.. vì dù nghĩ tốt cũng là một vọng niệm.

    2. Khi trì chú chỉ nên miệng niệm tai nghe... Nếu có thể cộng thêm tâm tưởng Bổn Sư (tâm mật thân khẩu ý) thì tốt, còn chẳng thể quán tưởng Bổn Sư thì cũng chẳng sao, cứ trì chú miên mật. Tự nhiên lâu ngày sẽ đắc nhứt tâm. Không nên cưỡng cầu bắt buộc phải thế này thế kia.

    3. Oai lực chú chẳng thể nghĩ bàn, chỉ biết chăm chỉ hành trì lâu ngày thì nghiệp mỏng tình không, tự nhiên trí tuệ sẽ khai. Còn cầu này cầu nọ rất dễ rơi vào lưới ma, tự tâm chẳng chuyên.

    4. Không cần biết tán tâm hay định tâm, cứ một lòng miệng đọc tụng, tai nghe tiếng.. tuần hoàn xoay trở lại (miệng niệm tai nghe rõ ràng) lâu dần vọng niệm tự lắng. Vọng niệm lắng là hiện tượng túc nghiệp giảm bớt, nên tâm mới định tĩnh. Lấy đây làm cột mốc để kiểm điểm bản thân. (nếu hằng ngày trì chú mà vọng tâm chẳng yên, thường nghĩ đông tây, thân tâm khổ sở.. ấy là nên biết mình đã tu sai đường nên đọc các mục trước mà tự kiểm điểm)

    5. Chú này tự người hành trì sẽ cảm nhận, nhận biết về nó khác nhau, vì thế không nên tham khảo này nọ người khác về lực của chú. Hằng ngày bình yên có thể tụng thêm một thời chú, niệm thêm một câu Phật hiệu, tức là bản thân đã có phước báu. Vì nếu không có phước báu thì muốn yên cũng chẳng được (hàng xóm làm phiền, lo cơm lo áo, cha mẹ, vợ con thảy làm chướng ngại...).

    6. Người có thể nghe tên của chú này phải biết là kiếp trước có tu... nói chi tới người có thể thuộc lòng chú, ví như người thuộc lòng được Chú thì nên biết bạn đã nhiều đời nhiều kiếp thọ lãnh ơn của Đức Quán Thế Âm, nhiều kiếp tu nhân tích đức mới có thể thuộc được chú này. Tôi có từng gặp nhiều vị rất thông minh, học bài mất trang thảy đều có thể học thuộc được, nhưng đem gieo duyên họ với chú thì họ học không được, không thể học thuộc được.

    7. Thuộc được Chú là rất quý, nên phải thường hằng trì tụng, vì có nhiều người phước chẳng được bằng mình, muốn trì tụng cũng chẳng được.

    8. Không thấy phước là đã có phước, hằng ngày bình yên chính là đại phước. Thấy mình có phước tự nhiên làm việc thuận lợi, mua số trúng, ai cũng khen ngợi... thảy đều là hành nghiệp chướng ngại, lúc này đây mà chẳng khéo kiểm điểm thì dễ rơi vào lưới ma, phá mất đường tu, tâm lúc này chẳng còn bình thường nữa, ưa danh ưa lợi. Hãy xem Ấn Quang Đại Sư trì chú này, hằng ngày Ngài vẫn xem kinh, niệm Phật, làm công khóa,... bình bình ổn ổn mà qua một ngày... Đấy mới đúng. Tu hành là càng bình thường, bình thường lại bình thường thì mới đúng (ý nói về tâm, vì đạo Phật là đạo của tâm, tu Phật chính là tu tâm, cảnh giới bên ngoài có thể xấu hoặc tốt, nhưng tốt cũng được xấu cũng được đừng vì đó mà động tâm)... còn như đặc biệt, khác lạ hơn người, đấy chính là đang khảo hạch tâm của bạn,.. một khi bạn thất niệm thì bạn tiêu rồi.

    Vài dòng thiển ý
    Last edited by ta_la_ai; 03-01-2015 at 10:12 AM.
    ..Nam Mô A Di Đa bà Dạ, Đa Tha Dà Đa Dạ...:wave:

  11. #11

    Mặc định

    Tùy cách dụng công của mỗi người, không nhất định phải đi theo một khuôn mẫu nào cả nếu mình tự tin là mình đủ trình độ, khả năng chịu đựng của mình tốt, chấp nhận rủi ro khi lấy mình ra làm thí nghiệm cho cách dụng công đó.vì là mật chú mà, đã là mật thì cảnh giới của tôi tôi tự biết, nếu anh mà biết thì không là mật nữa. Cùng trì chú mà phụ thuộc vào cách dụng công có khi anh thành bồ tát, thánh còn tôi làm Quỷ, làm mãng xà cũng không chừng. Như lời khuyên của đạo hữu Ta_la_ ai cũng là cách hay. Trên diễn đàn có các bài viết của đạo hữu Khoatin rất hay, vị nào mới bắt đầu học mật chú thì nên tham khảo...
    Last edited by Thiên Việt; 04-01-2015 at 12:16 AM.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  12. #12

    Mặc định

    trì chú đại bi và lục tự đại minh chú cùng với nhau được không vậy mọi người ? cho em cám ơn trước ạ

  13. #13
    Đai Nâu
    Gia nhập
    Apr 2012
    Nơi cư ngụ
    Hải Phòng
    Bài gởi
    345

    Mặc định

    Bạn nào đã trì được chú đại bi chứng tỏ bạn là người có duyên với Phật Pháp, là người có tâm từ bi, nên cố gắng trì chú hàng ngày. Tuy nhiên oai nghiêm của thần chú đại bi vô cùng lớn và huyền diệu, nếu bạn trì chú mà hành xử trong cuộc sống không tốt thì chắc chắn sẽ không ổn tí nào đâu, đặc biệt khi trì được một cơ số biến nhất định bản thân bạn sẽ cảm nhận được những việc huyền diệu ngoài khả năng của mình, nếu tâm lúc ấy chưa thể đứng vững thì nên nhờ sự giúp đỡ của các bậc cao hơn mình.
    Thân
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
    NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI TẦM THANH CỨU KHỔ CỨU NẠN LINH CẢM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
    Hôm trước con có tại topic như thế này chẳng biết tại sao lại mất bài. Hằng ngày ăn cơm của Phật, sống nhờ Phật, nhận lực gia trì của Phật nên phải làm gì đó bál ơn Phật. Trên diễn đàn rất là nhiều cao nhân nên Trì chú thế nào cho hiệu quả chắc các vị biết. Mong rằng bài viết của con có ích với những ai mới chập chững bước vào con đường tu học Phật pháp.
    Chư Phật, chư Bồ tát thuyết ra thần chú chẳng ngoài mục đích an vui chúng sinh và đưa chúng sinh đến con đường giải thoát dù Mỗi thần chú của mỗi vị bổn tôn có thể khác nhau tùy theo bổn nguyện của vị đó. Vì vậy:
    1. Trì chú phải hướng đến làm lợi ích chúng sinh thì trì tụng sẽ rất ứng nghiệm.
    2. Tâm mình phải thanh tịnh, phải tương ứng với bổn Tôn thì mới linh nghiệm. Chú đại bi do ngài Quán Âm thuyết , vì ngại đại diện cho tâm từ bi vô hạn vô biên nên muốn trì Đại bi linh nghiệm thì mình phải từ bi.
    3. Theo con khi trì chú trì chú đại bi mình tâm niệm tự tánh mình cũng là ngại Quán âm, thần lực của câu thần chú sẽ mạnh thêm một bậc.
    4. Đừng có tham trì nhiều, khi mình thành tịnh thì nên trì còn nóng nảy, tạp loạn thì thôi
    5. Đừng ăn ngũ vị tân, nên tụng chú an thổ địa.
    Và hồi hướng công Đức cực kỳ quan trọng

    Xin hỏi tụng chú an thổ địa như thế nào ạ...tại sao phải tụng chú an thổ địa rồi mới tụng chú Đại Bi???

  15. #15

    Mặc định

    Không nên quá quan tâm đến những huyền diệu mà bản thân người tụng cảm được, cứ để cho nó tự nhiên như xem được một diễn tuồng hay, đã là tuồng hát thì sẽ có hồi kết, nhưng cái kết này chỉ là sự khởi đầu của tập tiếp theo, mà theo đó tâm của người trong cuộc cứ trôi theo ảo mộng khi nào không còn thấy, không còn cảm nửa thì lúc đó điên đảo mộng tưởng sẽ hết. Khi trở lại thực tại thì mới thấy cuộc đời này mới đáng yêu làm sao, vài lời chia sẽ!

  16. #16
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Bạn Kalachakra mến,
    Cái tên rất là đẹp. Tên này của Ngài Thời Luân Như Lai. Thật ra bạn phải trì chú An Thiên Địa Chân Ngôn vì đây là câu chú để “dọn đường” cho cái “Đại Chú” mà mình sẽ tu trì sau đó. Và ở đây chính là chú Đại Bi, hay những chú khác của các chư Phật.

    Thật ra câu chú An Thiên Đại Chân Ngôn cũng là một câu thần chú của lòng đại bi đó, vì khi câu chú này được trì ra thì tất cả chúng sanh trong cõi giới vô hình đều tưởng chừng như đứng yên vì như được báo trước sẽ có chuyện rất lớn sẽ xãy ra, và một khi thần chú của chư Phật được trì tụng thì nó giống như một làn thủy triều thật lớn bung tỏa ra khắp vũ trụ, và sẽ chấn động rất là mạnh đó. Và các chúng hữu tinh sẽ cãm nhận được nhưng họ sẽ không hải sợ vì đã có thần chú An Thiên Địa giúp cho họ đó. Còn không thì chúng hữu tình sẽ vô cùng hoản sợ. Tội lắm.

    Không biết là bạn đã từng tu tập về một vị chẳng hạn như Kim Cang Phẩn Nộ hay chưa? Và bạn chưa từng bao giờ tu tập theo Mật Tông mà bạn tự hành trì một mình. Và vì chưa có cái mà NN thường hay nói là sức hộ trì Tam Bảo thì một khi mình thỉnh thì Ngài đến và bạn sẽ nghe cái “rầm” dữ dội, làm rung chuyển nhà cửa, và bạn thì đang yên lặng tu tập, và khi nghe tiếng này thì “hồn vía” bạn đang lơ lững ở trên mây chưa?

    Và trường hợp của một vị Kim Cang Phẩn Nộ đến với mình nó cũng giống như những loài hữu tình trong vô hình khi nghe câu thần chú của chư Phật mà chưa nhận được An Thiên Địa thần chú vậy đó.

    NN thấy khi nói tu trì chú Đại Bi thì hành giả phải có lòng từ bi thì thật ra một khi hành giả là người sơ cơ mới tu tập thì có cái lòng bi, lòng mẫn rất là khó. Không phải nói là có được đâu, cũng vì thế khi mới tu thì biết là tu những không có lòng bi, lòng mẫn thật sự. Và cũng vì vậy mà khi gặp người mình không ưa thích thì mình cũng vẫn sân hận như thường. Tuy nhiên, càng tu tập lâu ngày thì Chú của Phật sẽ giúp cho hành giả “biến đổi” từ từ ,và một khi mà hành giả có lòng từ bi rốt thì rất là dễ biết. Nếu mình gặp những người mình không ưu thích từ xưa thì nay mình nhìn họ, mình rất thương họ, và mình có thể đến với họ mà không có một hàng rào sân hận giữa mình với họ cả. Và mình đi đến đâu cũng đều nở một nụ cười, và tình thương đối với tất cả chúng hữu tình đều vô cùng tận. Lạ lắm. Và còn không biết bao nhiêu điều vô cùng vi diệu.

    Thân
    NN
    Last edited by Nhat_Nguyet; 30-06-2015 at 11:56 PM.
    To You With Love

  17. #17

    Mặc định

    Bạn nào mà nói trì chú Đại Bi rất có duyên với Phật Pháp thì thôi không nói nữa nhé, trong kinh tuy nói thế nhưng do từng người cảm nhận. Trì chú nào hay niệm Phật nào cũng đều có duyên với Phật pháp cả, chỉ cần tâm an bình là được.
    Nếu ai đó mà cứ cho rằng trì chú Đại Bi hay lục tự có duyên lớn thì vọng tưởng sẽ lớn dần đó.

  18. #18

    Mặc định

    Thực ra con không muốn viết gì về Vấn đề này nữa, mình tu hành không đến đâu, không ra gì viết nhiều chỉ nhằm chứng tỏ bản ngã thôi nhưng dù sao đã lập ra topic này, lại truyền tà pháp, người khác họ học theo mình hành trì vô đường tà thì tội vô cùng. Nay con xin đính chính là những gì con viết trước kia vô giá trị.
    Con cũng xin chia sẽ với quý vị một vài kinh nghiệm của bản thân, mong rằng sẽ có ích và mọi người hoan hỉ cho con.
    Theo ngài Tuyên Hóa ( con không nhớ từng câu chữ) thì mật chú có 4 ý nghĩa:
    1. Trong bài chú có tên các loại Quỷ vương nên tiểu Quỷ nghe đến không dám làm vừa
    2. Chú giống như các quy tắc, khẩu lệnh trong quân đội nên ai nghe thấy cũng phải tuân thủ phép tắc
    3. Chú giúp tiêu trừ nghiệp chướng một cách âm thầm mà nhiều khi mình cũng không biết.
    4. Chú là ngôn ngữ bí mật của chư Phật, chỉ có Phật với phát mới hiểu.
    Nay con sẽ nói về tác động của mật chú khi ta hành trì. Như trên : Chú thể hiện các quy tắc, giả sử một người trí chú nào đó chẳng hạn mà trong bài chú đó có quy tắc mật là: Gặp người già phải kính trọng, yêu thương trẻ em, nhặt tiền không được lấy... Nhưng khi trì xong chú này vì tâm người này không kính trên nhường dưới, lại quá tham lam nên không kính trọng người già, khinh trẻ và lại tham lam nhặt tiền thì rắc rối rồi. Rắc rối là sao: Là vì mình chống lại quy tắc nên trong tâm có ý nghĩ trái chiều, chống đối nên dễ nổi giận. Nếu người này học mật chú nhằm mục đích tu sửa thân tâm, lại có tính nhu thuận thì lần sau gặp lại anh ta có thể sẽ không làm những việc trên nhưng trong tâm nhiều sự chống đối, mâu thuẫn. Cho nên trên diễn đàn có nhiều vị nói học mật chú giúp mình giữ giới tốt là vậy, giữ giới được trừ khi mình hướng thiện, tu hành nhưng trong tâm khi nào cũng cảm thấy áp lực. Còn nếu người này học mật chú không phải để thay đổi thân tâm, xảy ra nhiều chuyện, đầu óc mù mờ mà vẫn cang cường trì tụng thì có thể xảy ra hai hướng:
    1 là bị điên vì khai mở luân xa, tâm không tốt chiêu cảm ma quỷ nhập xác
    2 là vì quá mạnh nên sẽ có năng lực như sai khiến quỷ thần, làm thầy pháp.
    Lại nói về Chú Đại Bi thì khi đọc trong kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni tướng của chú này là: Tâm Đại bi, bình đẳng, vô vi, khiêm cung, cung kính... Nên người nào thực sự rất tốt tương ứng với mấy tâm như trên sẽ rất lợi ích còn người nào mới bắt đầu Học Đại Bi chú mà tâm còn nhiều tham sân si thì chỉ nên tụng 3~5 biến mà thôi, siêng sám hối, ăn chay, phóng sinh thì sẽ được lợi ích.
    Còn có nhiều vị nói trì Đại Bi và các mật chú thì gặp xui xẻo thì cũng đúng mà không đúng, tại vì mình không như pháp mà tu, tại mình còn thiếu Đức nên bị thử thách thôi.
    Còn nữa con thấy cách trì chú là cứ từ từ, niệm câu nào mình biết câu đó, điều hòa hơi thở cho đều, không cần quán tưởng gì hết, mình cứ nghĩ thế này: Vui thay khi trì chú, việc chính của tôi là trì chú, vọng tượng cứ đến mặc kệ, đến rồi đi, mình không cần có ý nghĩ diệt vọng tưởng.
    Mong rằng ai cũng hoan hỉ, con chào quý vị.
    Thầy Pháp Cao Tay Ấn ...

  19. #19

    Mặc định

    Lành thay, bạn Thiên Việt đã chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích.
    Đọc xong bài post của bạn, mình biết bạn là người có tín tâm với trì chú Đại Bi. Theo cá nhân mình nghĩ là rất tốt.
    Còn nói về lợi ích của chú Đại Bi thì là không thể nghĩ bàn được, không thể xuy xét đến cùng được. Lại nói, người trì chú Đại Bi cần phải có tâm Đại Bi, bình đẳng...là đúng.
    Tuy nhiên, cũng cần đặt ra một câu hỏi là 1 người có tâm tham sân si thì có ĐƯỢC trì chú Đại Bi hay không?
    Theo mình là được. Tại sao vậy?
    Khởi điểm của một người trì chú Đại Bi vốn là một người với tham sân si đầy rẫy. Dĩ nhiên rồi, nếu mà hết tham sân si thì đã là hàng bậc thánh rồi.
    Việc trì chú Đại Bi chỉ có kết quả tốt chứ không hề có sự trừng phạt nào ở đây cả. Tại sao vậy?
    Y kinh "Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", ngài Quán Thế Âm có nói rằng người nào trì chú này thì đều đạt được những lợi ích, ngoại trừ những người không hề tin tưởng. Mà thậm chí như vậy cũng còn có thể tạo hạt giống Bồ Đề về sau. Rõ ràng, việc trì tụng chú Đại Bi chỉ có lợi ích mà không hề gây nguy hại gì đến người trì tụng.
    Trì tụng chú Đại Bi chắc chắn sẽ giảm nghiệp, tăng phước và tăng trưởng lòng Từ Bi đối với chúng sanh. Điều này là chắc chắn.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Giga Xem Bài Gởi
    Lành thay, bạn Thiên Việt đã chia sẻ rất nhiều thông tin bổ ích.
    Đọc xong bài post của bạn, mình biết bạn là người có tín tâm với trì chú Đại Bi. Theo cá nhân mình nghĩ là rất tốt.
    Còn nói về lợi ích của chú Đại Bi thì là không thể nghĩ bàn được, không thể xuy xét đến cùng được. Lại nói, người trì chú Đại Bi cần phải có tâm Đại Bi, bình đẳng...là đúng.
    Tuy nhiên, cũng cần đặt ra một câu hỏi là 1 người có tâm tham sân si thì có ĐƯỢC trì chú Đại Bi hay không?
    Theo mình là được. Tại sao vậy?
    Khởi điểm của một người trì chú Đại Bi vốn là một người với tham sân si đầy rẫy. Dĩ nhiên rồi, nếu mà hết tham sân si thì đã là hàng bậc thánh rồi.
    Việc trì chú Đại Bi chỉ có kết quả tốt chứ không hề có sự trừng phạt nào ở đây cả. Tại sao vậy?
    Y kinh "Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà Ra Ni", ngài Quán Thế Âm có nói rằng người nào trì chú này thì đều đạt được những lợi ích, ngoại trừ những người không hề tin tưởng. Mà thậm chí như vậy cũng còn có thể tạo hạt giống Bồ Đề về sau. Rõ ràng, việc trì tụng chú Đại Bi chỉ có lợi ích mà không hề gây nguy hại gì đến người trì tụng.
    Trì tụng chú Đại Bi chắc chắn sẽ giảm nghiệp, tăng phước và tăng trưởng lòng Từ Bi đối với chúng sanh. Điều này là chắc chắn.
    Giga! minh thich nghĩ theo nhận xét của ban, và mình cũng tin là như thế!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh nghiệm cận tử: 30 năm nghiên cứu
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 02-01-2012, 05:59 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 12:30 PM
  3. Kinh Lăng Nghiêm Tuyệt ðối Là Bộ Chơn Kinh
    By tuyenhoa1985 in forum Thiền Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 25-11-2009, 07:17 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •