Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Việt Xem Bài Gởi
Hôm trước con bàn chuyện niệm Phật với một vị lớn tuổi hơn con. Vị đó hỏi con cháu niệm Phật như thế nào? Con trả lời là miệng con niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật còn ý thì cố gắng đừng có vọng tưởng.vị đó trả lời như vậy là rất tốt, con hỏi lại vị ấy câu hỏi như trên thì câu trả lời là: " niệm Phật tâm Phật" . Thì ra khi vị ấy niệm Phật, vị đó nhiếp nhiếp tâm lại, tự tánh của vị ấy cũng là phật, nay niệm Phật để tìm lại tự tánh, mà đã là tự tánh Phật thì phải như phật, phải từ bi hỉ xả... Như vậy có lẽ vị ấy đang vọng tưởng chăng? Phải chăng là lấy độc trị độc?
Niệm Phật, miệng niệm, tai lắng nghe. Nghe rõ ràng là A Di Đà Phật, tiếng hiệp phân minh, niệm niệm đều giác, đều là A Di Đà Phật. Đó gọi là công phu, tiếng ngay âm rõ, không gián đoạn, không xen tạp thì vọng tự dứt, chẳng cần ý phải cố gắng đừng vọng tưởng.

Chúng sanh do tâm vọng tưởng nên mới cần niệm Phật. Vì thế niệm Phật mà có vọng là bình thường, cốt yếu miệng chẳng dứt tiếng, tâm chẳng mê mờ thì vọng tự lắng tâm tự yên, Tâm tịnh thì niệm Phật, tâm vọng cần phải niệm phật. Nhiếp tâm vào phật hiệu thì vọng sẽ tự lắng tâm dần sẽ yên.

Niệm Phật có tới 48 pháp niệm, mỗi mỗi đều để tâm quy nhứt, vì thế cũng không cần xem người niệm thế nào, chỉ nên tự hỏi bản thân. bản thân có Phật hay không? Tâm hằng ngày là Phật, làm phật hay niệm ngũ dục lục trần?

Người đời sở dĩ thường sanh ưa buồn, lo lắng, chẳng yên là do tâm sợ được sợ mất, vì công vì danh (vọng tâm)... người tu hành chẳng vì được mất, nên khen chẳng vui, chê chẳng buồn ngày ngày tâm đều trong định, đều có Phật, là Phật, làm Phật.. trước danh lợi chẳng động tâm, trước khen chê chẳng đổi mặt, nội tâm an tĩnh, gương mặt bình thản, ngoài hiện an nhàn, trong lại tinh tấn...

Vọng có 3 loại hoặc nghĩ về tương lai xa vời mà sanh ưu tư, hay vui buồn...
Hoặc nghĩ về quá khứ mà sanh sầu bi, khổ não, hay tiếc nối, vui vẻ..
hoặc đương hiện tại mà nghĩ về sự vật cưỡng cầu nó, muốn nó phải đúng ý mình, sanh tâm ở nơi ấy.. chẳng thể tùy duyên, tùy sức mà làm. Do nơi cưỡng cầu mà sanh vọng tâm.

Cả ba loại này làm tâm chẳng thể an định, tâm chẳng an thì thường lo lắng, sợ sệt, chẳng thể tự tại, tùy nhiên làm chướng ngại đường tu. Vọng tâm làm thân tâm chẳng an, tâm chẳng định thì trí huệ chẳng sanh.. nên nói gặp chuyện chẳng loạn là định, tìm ra cách để giải quyết là huệ, từ định sẽ sanh huệ. Tất cả mọi thứ đều đến từ nội tâm an tĩnh.