kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Chu Lệ Vương "bịt mồm" dân !

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chu Lệ Vương "bịt mồm" dân !

    Chu Lệ Vương thi hành chính sách tàn bạo ác độc, người dân oán thán. Thiệu Mục Công tâu rằng : "Dân chúng không chịu nổi chính sách áp bức tàn khốc, nói lời oán thán bệ hạ !". Lệ Vương nghe vậy nổi giận, tìm một thày cúng giúp việc ngầm dò xét, để tìm ra những người dám nói lời trách cứ mình. Qua mật báo của thày cúng, bắt (những người nói xấu vua) đem đi giết không cần nêu lý do. Vì vậy, mọi người không dám nói chuyện , trên đường gặp nhau, chỉ trao đổi với nhau qua ánh mắt. Chu Lệ Vương rất đắc ý nói với Thiệu Công rằng: "Ta có thể ngăn chặn việc nhạo báng, bây giờ dân chúng còn dám nói nửa lời chống lại.". Thiệu Công trả lời : "Bệ hạ có thể chặn miệng của người dân, nhưng để ngăn chặn miệng của người dân, ví như việc ngăn chặn lũ ở sông, đó là việc không hề dễ. Sông do sự tắc nghẽn sẽ tạo ra chỗ vỡ, nó sẽ làm tổn thương rất nhiều người. Nếu người dân bị chặn miệng, hậu quả sẽ như vỡ đê khi lũ. Như vậy rõ ràng trị lũ, chỉ nên loại bỏ tắc nghẽn làm lưu thông dòng chảy. Việc quản lý quốc gia chỉ nên tạo điều kiện cho dân bày tỏ ý kiến, nhờ đó, nhà vua xử lý các việc của quốc gia. Cũng như quan chức các cấp dâng thơ ngụ ngôn; nghệ sĩ cung cấp hò vè, ca dao trong dân; sử quan đưa ra tài liệu tham khảo ghi chép trong lịch sử; thiếu sư thì đọc những lời răn; người mù ngâm vịnh thơ; người lòa dâng lời can ngăn; từ quan trưởng quản cho đến quan nhỏ đều dâng lời can gián; dân thường cũng nêu được ý kiến của mình đến nhà vua. (từ đó) Các trọng thần có trách nhiệm theo phép tắc. Họ hàng nội ngoại của nhà vua sửa chữa sai sót, xem xét việc đúng sai. Nhạc sư cùng sử quan lấy lời hát, (mà) sách sử thêm những lời dạy dỗ tốt đẹp. Các bậc thầy vọng trọng nhờ đó tiến thêm một bước trong việc tu bổ, chỉnh lý kinh sách. Sau đó vua có sự lựa chọn và quyết định, rồi đưa ra thi hành. Do đó vấn đề chính trị của đất nước, không có lý do gì không thực hiện được. Dân chúng có một cái miệng, giống như mặt đất có sông núi, của cải vật chất được sản xuất trong xã hội phụ thuộc vào nó; và như, vùng cao nguyên và vùng đất thấp đều có những mảnh ruộng màu mỡ, con người dựa vào nó để sản xuất thực phẩm và của cải. Người ta dùng miệng bàn luận, chính sách thành công hay thất bại sẽ hiện ra rõ ràng. Mọi người nghĩ rằng tốt sẽ cố gắng thực hiện, và sẽ cố gắng để tránh những sai lầm. Vì vậy, của cải của xã hội sẽ ngày càng đầy đủ, không ngừng nhiều thêm. Suy nghĩ của con người nhờ miệng mà biểu đạt ra. Triều đình cho rằng làm được cứ theo đấy mà làm (việc bịt miệng dân chúng không cho nêu ý kiến). Làm thế nào có thể ngăn chặn nó (miệng dân)? Nếu nhà vua chặn miệng của người dân, có thể ngăn chặn trong bao lâu? ".
    Chu Lệ Vương đã không lắng nghe ý kiến của Thiệu Công. Dân chúng sợ không ai dám nói lời tố cáo vua. Sau ba năm, cuối cùng dân chúng nổi dậy trục xuất bạo chúa đến đất Trệ.

    Cụ Đồ Chiểu có thơ rằng :
    Quán rằng: "Ghét việc tầm phào,
    Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm.
    Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
    Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
    Ghét đời U, Lệ đa đoan,
    Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
    Ghét đời Ngũ Bá phân vân,
    Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn.
    Ghét đời thúc quí phân băng,
    Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân..."
    Last edited by vien dung; 29-10-2014 at 03:40 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. "sự cố" trong lễ hội "linh tinh tình phộc" năm canh dần
    By Bin571 in forum Các bài NC của XUANDIEN70
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 26-07-2011, 08:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •