Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước


Nhà tâm lý học điều trị, diễn giả, nhà tư vấn thông thái được cả thế giới ca ngợi – TS. Wendy Mogel đã đánh trúng tình cảm của hàng ngàn độc giả và trở thành một trong những tác giả viết sách cha mẹ đáng tin cậy nhất.

Mogel nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cha mẹ nên đồng cảm và hướng dẫn thay vì quản lý từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống và có phản ứng thái quá với những sai lầm của bọn trẻ. Bà tiết lộ rằng sự bùng nổ cảm xúc, hỗn láo, phá vỡ quy tắc, thức khuya và các hành vi đáng lo ngại khác của bọn trẻ thực ra là hoàn toàn bình thường và là những bước cần thiết trong sự phát triển tâm lý cũng như nhân cách của chúng. Chúng ta không nên quá lo lắng mà hãy thật sự quan tâm đến bọn trẻ. Với sự hóm hỉnh và ấm áp tuyệt vời, Mogel đã cung cấp cho các bậc cha mẹ công cụ để làm được điều đó, bà đưa ra lời khuyên về các vấn đề:

- Tại sao gây ảnh hưởng lại hiệu quả hơn kiểm soát
- Chủ nghĩa vị kỷ của trẻ mới lớn.
- Khoan dung với sự hỗn láo của bọn trẻ.
- Giá trị đáng ngạc nhiên của những công việc thường ngày.
- Tại sao sự liều lĩnh lại là bước chuẩn bị cần thiết cho những năm học trung học
- Khi nào nên can thiệp và khi nào nên lùi lại?

“Cuốn sách của Wendy Mogel khiến độc giả cảm thấy an tâm. Đây quả thực là một phước lành.”
- Lisa Belkin, The New York Times

“Đây chính là giọng nói mà mỗi bậc phụ huynh đều mong ước tìm thấy khi ngụp lặn trong sự bối rối của việc nuôi dạy con ngày nay: kiên nhẫn, hiểu biết, cảm thông và được đưa ra từ cả kiến thức nghề nghiệp lẫn trải nghiệm cá nhân.”

- Judith Warner, tác giả các cuốn sách Sự điên rồ hoàn hảo (Perfect Madness) và Chúng ta có vấn đề (We’ve got issues)

Thông tin tác giả:
TS. Wendy Mogel là một nhà tâm lý học trị liệu, một chuyên gia giảng dạy về nuôi dạy con, diễn giả lớn cho các tổ chức, trường học liên quan đến giáo dục và tôn giáo. Bà là tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times, “Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước”. Hiện bà đang sống tại Los Angeles. Hãy ghé thăm trang web của bà tại địa chỉ: www.wendymogel.com.

Mục lục

CHƯƠNG I: Tôi đánh mất niềm tin và tìm được niềm tin mới

TÔI ĐÁNH MẤT NIỀM TIN
LỜI THAN VÃN CỦA NGƯỜI MẸ THỜI HIỆN ĐẠI
MỘT LỜI MỜI
TỪNG BƯỚC, TỪNG BƯỚC MỘT
NGŨ KINH
CHA MẸ THỐNG KHỔ, CON CÁI LO ÂU
CÁC NGUYÊN LÝ VỀ SỰ ĐIỀU ĐỘ, TÁN DƯƠNG VÀ THÁNH HÓA
NUÔI DẠY CON
HÃY TỰ MÌNH TÌM LỐI ĐI RIÊNG

CHƯƠNG 2: HÃY BIẾT CHẤP NHẬN

Con đặc biệt và cũng bình thường như bao bạn bè

SỨ MỆNH: SỰ HOÀN HẢO

Con tôi, Thiên tài của tôi
Chinh phục tương lai với Những đứa trẻ dũng cảm, có kiến thức tổng quát
Nỗi lo khi có một đứa con Bình thường: Tuýp cha mẹ Lake Wobegon

CON TRAI VÀ CON GÁI: BÌNH ĐẲNG NHƯNG VẪN KHÁC BIỆT

Sự kì vọng không phù hợp về các bé trai
Những tiêu chuẩn ngột ngạt dành cho các bé gái

THUỐC GIẢI ĐỘC DÀNH CHO SỰ KÌ VỌNG VỀ NGƯỜI-BIẾT-TUỐT:

CHỜ ĐỢI SỰ KHÁC BIỆT

Tìm hiểu và chấp nhận tính khí của con
Nắm bắt những khác biệt về giới

CHẤP NHẬN LÀ CON ĐÃ “ĐỦ NGOAN”
ĐỪNG GÂY ÁP LỰC CHO BẢN THÂN PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI CHA/NGƯỜI MẸ PHI THƯỜNG
COI GIÁO VIÊN CỦA CON LÀ MỘT TRỢ THỦ ĐẮC LỰC
YÊU THƯƠNG CON VÌ LỢI ÍCH CỦA CON

CHƯƠNG 3: Kính trọng cha mẹ

KÍNH TRỌNG THẾ HỆ TRƯỚC

NHƯNG CHÚNG TA KHÔNG XỨNG ĐÁNG!

Tuýp cha mẹ dân chủ
Tuýp cha mẹ có lỗi, bị áp đảo
Tuýp cha mẹ “Con cứ học giỏi đi, rồi con coi cha mẹ thế nào cũng được”
Tuýp phụ huynh có “con cái biết tuốt”
Tuýp cha mẹ luôn luôn lắng nghe

VÌ MẸ LÀ MẸ CỦA CON: THIẾT LẬP QUYỀN LỰC

LUẬT LỆ NHƯ THẾ NÀO?

NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU CỦA CON

Khi con bắt chước kiểu nói chuyện trên truyền hình

TRÁNH CÃI CỌ

DẠY CON TÔN TRỌNG QUYỀN RIÊNG TƯ CỦA BẠN
GIỮ NGUYÊN VỊ TRÍ CỦA BẠN TẠI BÀN ĂN
CHA DƯỢNG, MẸ KẾ CŨNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC KÍNH TRỌNG
DẠY CON VỀ BIẾT TÔN TRỌNG KHÔNG CHỈ Ở NHÀ

Kính trọng khách
Tỏ thái độ kính trọng khi nói về người khác

LỜI RĂN KHÓ NHẤT

CHƯƠNG 4: Tại sao Thiên Chúa không muốn bạn bảo vệ con quá mức

NUÔI DẠY NHỮNG ĐỨA CON DŨNG CẢM
RÚT LẠI SỨC MẠNH CỦA BẠN NẾU BẠN MUỐN CON TRƯỞNG THÀNH
NỖI SỢ HÃI VÀ SỰ TỰ DO, TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ SỰ NHÚT NHÁT
XUA TAN NỖI LO: QUY TẮC 20 PHÚT
PHÂN BIỆT CÁC MỐI LO CHÍNH ĐÁNG VỚI SỰ BẢO VỆ THÁI QUÁ

Ngoài kia phức tạp lắm – phải không nhỉ?
Quan điểm “Ghế ngồi an toàn”
Sợ truyền thông

HỌC HỎI MINHAG CỦA CỘNG ĐỒNG
NĂM BÍ QUYẾT ĐỐI VỚI TRẺ CÓ CÁ TÍNH MẠNH

Biết rõ thời điểm kiên quyết cần đến sự tự lập
Tạo cho trẻ thói quen tự xử lý rắc rối của bản thân
Trao cho trẻ cơ hội thực hiện món quà thiêng liêng của sự tự nguyện
Hãy để trẻ trải nghiệm thế giới, bao gồm cả những nét xấu
Dạy con không hoảng hốt khi bị đau

DẠY CON HỌC CÁCH XA CHA MẸ

CHƯƠNG 5: Dạy con biết ơn

MONG MUỐN THỨ XẤU XA CÓ PHẢI LÀ TỐT KHÔNG?
ĐÓ LÀ SỰ HƯỚNG DẪN, THAY VÌ ĐỒNG LÒNG

Câu hỏi tu từ
Lý luận và lý do
Thuyết giáo đạo đức giả

GHI NHỚ YETZER HARA ĐỂ THAY ĐỔI HÀNH VI KHÔNG BIẾT ƠN CỦA TRẺ
NUÔI DƯỠNG THÁI ĐỘ BIẾT ƠN
HỌC CÁCH NHÌN THẤY NIỀM HẠNH PHÚC CỦA BẢN THÂN
CHO ĐI LÀ MỘT CÁCH CẢM ƠN
MONG ƯỚC CŨNG LÀ MỘT NIỀM HẠNH PHÚC

CHƯƠNG 6: Tìm thấy tia lửa linh thiêng trong những việc vặt hàng ngày

HỌC HỎI BẰNG HÀNH ĐỘNG
DẠY CON LÀM VIỆC VẶT
TRONG KHI ĐÓ, TRONG NGÔI NHÀ CỦA CHÍNH TÔI VÀ CỦA BẠN…
TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG MUỐN CON LÀM VIỆC VẶT
CHINH PHỤC SỰ MÂU THUẪN TRONG TƯ TƯỞNG
ĐỂ VIỆC NHÀ LÀ VIỆC QUAN TRỌNG: BÀI HỌC TỪ NÔNG TRẠI
BẠN PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ĐÓ: CHỌN VIỆC ĐỂ GIAO
KHÔNG ĐÁNH GIÁ CON THẤP
GIAO QUYỀN CHO CON BẰNG CÁCH NÂNG CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM
TẠO ĐỘNG LỰC CHO CON
KHÔNG THÚC GIỤC, BẮT ĐẦU NGHE LỜI
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIAO VIỆC VẶT
Hãy coi con là một thành viên của gia đình lớn hơn

Lập danh sách Những niềm mơ ước
Từ từ cho con làm quen với việc nhà
Không bảo con phải thực hiện công việc thế nào, trừ khi con không biết
Cho con thứ con cần để thành công
Xây dựng hệ thống phần thưởng, đặc ân và hậu quả
Nói và giữ lời!

GIA ĐÌNH TÔI MÁCH BẢO THẾ NÀO VỀ VIỆC NHÀ

Chương 7: Áp dụng các nguyên lý về sự điều độ, tán dương và sự thánh hóa vào bàn ăn

TỪ BÀN ĂN CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN BÀN ĂN CỦA RIÊNG BẠN
SỨC MẠNH CỦA THỰC PHẨM

CHÚNG TA KHÔNG PHẢI CÁC THIÊN THẦN: TẠI SAO THIÊN CHÚA MUỐN CHÚNG TA YÊU MẾN THỰC PHẨM

Sự điều độ, tán dương và sự thánh hóa

QUAN ĐIỂM CỦA TRẺ VỀ THỰC PHẨM
TRƯỚC KHI BÀY BIỆN BÀN ĂN, BẠN HÃY LÀ MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG
TẠO THAY ĐỔI TRONG BỮA ĂN

Tạo không khí ăn uống thư thái
Hãy ngồi xuống và ăn thong thả thôi nhé
Hãy nhớ rằng không phải tất cả mọi người đều có đủ thức ăn
Coi lời cầu kinh là công cụ nâng cao nhận thức

VẬN DỤNG HỌC THUYẾT DO THÁI ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC RẮC RỐI LIÊN QUAN ĐẾN BỮA ĂN

Trẻ kén ăn
Trẻ không chịu ăn
Trẻ ăn vặt nhiều
Chê bai các món và không có thái độ biết ơn

KASHRUT – CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI DO THÁI
MỖI NGÀY MỘT ĐIỀU KỲ DIỆU

CHƯƠNG 8: Sự tự chủ

Điều chỉnh yetzer hara của con

HƯ BÌNH THƯỜNG
YẾU TỐ MISHEGAS
COI HÀNH VI XẤU NHẤT LÀ ƯU ĐIỂM LỚN NHẤT CỦA CON
GỠ BỎ CHƯỚNG NGẠI VẬT TRƯỚC MẮT KẺ KHIẾM THỊ

Cho con cơ hội khám phá
Phương thức truyền đạt tạo sự khác biệt lớn

CHỈNH HƯỚNG YETZER HARA

Đừng đòi hỏi thái quá
Hãy nhớ rằng thành công là nhân tố tạo động lực
Đừng nói quá nhiều

LỜI KHIỂN TRÁCH ĐÚNG ĐẮN: THỂ HIỆN SỰ KHÔNG HÀI LÒNG, NHƯNG KHÔNG LÀM CON PHẢI XẤU HỔ

PHẠT VÌ PESHA: KHI LỜI QUỞ TRÁCH NHẸ NHÀNG LÀ CHƯA ĐỦ

Để có hình phạt hiệu quả, hãy coi quyền là đặc ân
SỬA LỖI SAI HÀN GẮN THẾ GIỚI
CUỘC TÌM KIẾM LÂU DÀI

CHƯƠNG 9: THỜI GIAN LÀ VÀNG

Dạy con trân trọng giá trị của khoảnh khắc hiện tại
LỄ SHABBAT: SỨC MẠNH BÍ ẨN CỦA MỘT NGÀY NGHỈ
THỜI GIAN NGHỈ NGƠI LINH THIÊNG TẠI GIA ĐÌNH TÔI
CHA MẸ BẬN RỘN
GIA ĐÌNH “TRỰC TUYẾN” 24/7
BẬN RỘN ĐỂ TRÁNH CẢM GIÁC THẤT VỌNG
BÀI TẬP VỀ NHÀ: KẺ CƯỚP THỜI GIAN
ĐIỀU CHỈNH LƯỢNG BÀI TẬP VỀ NHÀ CỦA CON
NGƯỜI TIẾT KIỆM THỜI GIAN: PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THỜI GIAN MỖI NGÀY
Tìm thời gian để gắn kết
Cho con thời gian
Đừng làm những việc mà bạn chán ghét
Đảm bảo con có cơ hội được chán
Dành thời gian để suy ngẫm và lập kế hoạch
HÃY ĐỂ ĐỨA TRẺ 7 TUỔI ĐƯỢC LÀ ĐỨA TRẺ 7 TUỔI
HÔN NHÂN LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU
TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
ÁNH NẾN

Chương 10: Niềm tin và truyền thống
Từ bỏ nỗi sợ hãi đối với từ “Chúa” và dẫn dắt con đến với thế giới tâm linh
NỖI SỢ HÃI ĐỐI VỚI TỪ “CHÚA
HÃY HÀNH ĐỘNG, VÀ BẠN SẼ HIỂU
THIÊN CHÚA VÀ KHOA HỌC: QUAN ĐIỂM CỦA TRẺ NHỎ
HÃY COI TỪ THIÊN CHÚA LÀ MỘT ĐỘNG TỪ
ĐƯỢC RỒI, THIÊN CHÚA CÓ TỒN TẠI, NHƯNG AI VIẾT KINH THÁNH VÀ VIỆC ĐÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN CON?
LUẬT LỆ CỦA THIÊN CHÚA VỀ LÒNG TỐT CỦA CON NGƯỜI
VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI LÀ CHÚA, MÀ LÀ CÁC TÍN ĐỒ CỦA NGƯỜI
GIẢI PHÁP SAI LẦM VỀ TÔN GIÁO CHO TRẺ EM
TÔN GIÁO “VỪA ĐỦ”
L’DOR VA DOR – TỪ THẾ HỆ NÀY SANG THẾ HỆ KHÁC

Một năm nữa trôi qua và tôi cân nhắc đến việc nghỉ làm một năm. Tôi mong muốn được học Do Thái giáo toàn thời gian và tìm cách kết hợp những điều tôi đã học vào công việc. Đồng nghiệp của tôi, vốn là chuyên gia tâm thần học rất yêu nghề, tỏ vẻ hoài nghi, “Đó không phải là công việc,” anh ta nói, “đó là nghề nghiệp. Chị cứ thử nghĩ xem rời bỏ bệnh nhân như thế thì có ý nghĩa gì.”

… “Theo gợi ý của tôi, gia đình tôi bắt đầu đi lễ tại thánh đường mỗi tháng một lần. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng rất nhiều các ông chồng Do Thái không tích cực hành đạo thường hay phản kháng việc tham dự các buổi lễ; đây là vấn đề phổ biến trong nhóm cha mẹ mà tôi giảng dạy. Trong nhiều gia đình, người phụ nữa ưa các hoạt động tâm linh hơn, trong khi các ông chồng thường do dự, lâp luận rằng kinh nghiệm từ thời thơ ấu chứng minh rành rành thái độ đạo đức giả của tôn giáo (Tôi đã nghe thấy điều này từ các ông chồng theo đạo Công giáo, đạo Tin Lành và cả đạo Do Thái nữa.) Giống như các cặp vợ chồng khác, anh Michael và tôi đến với nhau cũng là hôn nhân “sắp đặt” – không phải lúc nào chúng tôi cũng nhất trí với nhau về các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo. Nhưng trong trường hợp của chúng tôi, Michael là người muốn gia đình tôi tuân theo tín ngưỡng khắt khe hơn mức tôi có thể hài lòng. Tuy nhiên, 10 năm trước, chúng tôi lại giống nhau ở một điểm: anh được dự lễ thụ giới và được làm lễ kiên tín, nhưng khi trưởng thành cả hai chúng tôi đều không tham gia Do Thái giáo, và cả hai chúng tôi đều rất hiếu kỳ.
Tại giáo đường, tôi có cảm giác mình như cá mắc cạn. Tôi không biết tên hoặc hình dạng của aleph, ký tự đầu trong bảng chữ cái Hebrew. Tôi cũng không hay biết đến các nghi thức tế lễ mà tôi vốn nghĩ là được phát âm giống như “burruch ha taw” và sau đó, tôi học được rằng, baruch atah tức là “Phúc lành cho bạn.” Tôi lúng túng với sự thiếu hiểu biết của mình về kỹ năng trong giáo đường và sự kém cỏi của tôi về Do Thái giáo. Nhưng chúng tôi rất kiên trì. Suốt mùa xuân đầu tiên trong năm đầu tiên đi lễ, chúng tôi đến trại cứu tế vào cuối tuần và ở đó lần đầu tiên chúng tôi được tham dự ngày lễ Shabbat, một ngày để nghỉ ngơi và suy ngẫm. Sau đó, mỗi tuần chúng tôi đều đến thánh đường.

Tôi mua một cuộn băng có ghi âm lời kinh và thức khuya ghi nhớ lời cầu nguyện. Tôi cũng tham dự lớp học Ngũ kinh và tạo một số thay đổi nho nhỏ tại nhà. Ban đầu, chúng tôi thắp vài ngọn nến vào bữa ăn tối thứ Sáu, lúng túng đọc lời cầu nguyện được chuyển ngữ, nói “Chúc mừng ngày lễ Shabbat” và đi ăn một bữa tôm tại nhà hàng của Thái. Sau đó, chúng tôi bổ sung thêm kiddush (lời khấn nguyện trước bữa ăn của đêm trước lễ Shabbat) và ăn tối tại nhà. Sau khoảng một năm, tối thứ Sáu nào chúng tôi cũng ăn bữa tối Shabbat tại nhà và đọc tất cả những câu kinh truyền thống. Đến giờ ăn, chúng tôi không ăn tôm cua, thịt lợn, thịt nói chung và các sản phẩm làm từ sữa nữa.

Khi bắt đầu bữa tối, chúng tôi kết hợp những lời cầu nguyện với lễ nghi gia đình. Chúng tôi thắp nến tỏ lòng trân trọng với các thành viên trong gia đình mắc bệnh trong tuần đó, hoặc những ai cần đến một lời cầu nguyện do bị đau ở đâu đó. Ví dụ, Susanna nói, “Tối nay con thắp ngọn nến này xin mang phước lành cho bạn Jessica, vì bạn ấy đang bị cúm.” Sau đó chúng tôi khẽ đọc lời cầu nguyện truyền thống với các con, “Nguyện xin Thiên Chúa soi sáng cho con trong tuần tới.” Chúng tôi đi quanh bàn và lần lượt mô tả sự việc tốt đẹp nhất diễn ra trong tuần và ghi nhớ tin tốt lành của các thành viên. Theo tin tức nghe được, chúng tôi trò chuyện về những khó khăn hoặc về cuộc sống thường nhật khi áp dụng các nguyên tắc trong luật Do Thái. Chúng tôi hát khi kết thúc bữa ăn. Thi thoảng, bữa ăn theo nghi thức và các nghi lễ có vẻ nhàm chán và mang tính vị kỷ, nhưng thông thường đây là những bữa ăn ít vội vàng nhất, là những khoảnh khắc dịu dàng nhất trong tuần, giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn.

Một năm nữa trôi qua và tôi cân nhắc đến việc nghỉ làm một năm. Tôi mong muốn được học Do Thái giáo toàn thời gian và tìm cách kết hợp những điều tôi đã học vào công việc. Đồng nghiệp của tôi, vốn là chuyên gia tâm thần học rất yêu nghề, tỏ vẻ hoài nghi, “Đó không phải là công việc,” anh ta nói, “đó là nghề nghiệp. Chị cứ thử nghĩ xem rời bỏ bệnh nhân như thế thì có ý nghĩa gì.”

Lời khuyên của thầy giảng Daniel rất cứng rắn: “Hãy đọc Chương 6 về nhà tiên tri Isaiah, khi ngài nhận được lời tiên tri,” thầy thôi thúc tôi trong một lá thư dài. “Về cơ bản, quyết định của con là quyết định cá nhân, nếu như không phải là một quyết định cực kỳ riêng tư. Thầy chưa bao giờ chắc chắn về các vấn đề liên quan đến nguyên tắc, nhưng thầy biết chắc hai điều: nếu con tìm hiểu sâu về Do Thái giáo, con sẽ có cơ hội phụng sự cộng đồng người Do Thái và phụng sự Chúa.” Bức thư đó có tác động lớn đối với tôi. Dù vẫn mơ hồ về lời dự đoán của Thầy giảng Daniel rằng tôi sẽ phụng sự cộng đồng Do Thái giáo, nhưng lời khuyên của thầy trao cho tôi dũng khí để thôi việc.

Mặc dù Thầy Daniel là thầy giảng Tân tiến, nhưng thầy cũng khuyên tôi nên tìm hiểu thêm về những người Do Thái chính thống. Cả đời họ đã quen với bản văn Kinh Thánh và những điều răn, tạo cho họ khả năng giúp người khác làm quen với tư tưởng Do Thái bằng phương thức vô cùng thân mật, không mang tính học thuật. Tôi mặc frum (lễ phục), ống tay áo dài kín khuỷu tay, váy dài, đội mũ, và tôi học các bản văn khó, các quy tắc tạo ra ngôi nhà Do Thái với các giáo viên người Do Thái chính thống. Ban đầu, tôi dành phần lớn thời gian học hỏi các Hassid[1] và ở họ có sự kết hợp của những đặc điểm khiến tôi ấn tượng: niềm hân hoan trong đức tin và trí tuệ rực sáng. Nhưng khi tôi đến nhà họ dự bữa tối Shabbat, tôi thấy khác lắm. Chỉ nam giới tham gia tranh luận sôi nổi tại bàn ăn – những bà vợ và con gái lui vào một nơi kín đáo. Tôi không thể tạo dựng một ngôi nhà như thế này, và tôi cũng sẽ không hạ thấp phẩm giá con gái mình như thế. Nhưng tôi vẫn tiếp tục học hỏi với những người đàn ông, phụ nữ ngoan đạo này, và với các giáo viên khác biết truyền cảm hứng đến từ các nhánh Do Thái giáo.

Trong năm đó, tôi tiếp thu được rất ít kiến thức về Do Thái giáo, nhất là khi kiến thức đó liên quan đến việc nuôi dạy con. Tôi phát hiện ra rất nhiều cuốn sách cha mẹ của người Do Thái, do các thầy giảng và giáo viên viết ra. Những cuốn sách đó nêu ra các vấn đề mới mẻ và hấp dẫn tôi: cách giải quyết “vấn đề nan giải tháng 12” (giúp trẻ em Do Thái cưỡng lại sự cám dỗ của Lễ Giáng sinh mà không khiến Hanukkah trở thành kì nghỉ dài-hơi vì kì nghỉ này không hướng tới mục đích đó), cách trang trí và hưởng thụ niềm vui thích một chiếc lều tạm, cách trả lời câu hỏi của trẻ về Chúa. Được thiết kế nhằm giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ xây dựng cá tính Do Thái tích cực trong nền văn hóa đương đại, những cuốn sách này tồn tại song song với xã hội trần tục.

Gần nhà tôi có ba hoặc bốn cửa hàng sách Do Thái của người Do Thái chính thống. Tôi rảo bước vào và thấy những chiếc bàn đầy kín các chồng sách nuôi dạy con mà tôi chưa từng thấy. Tôi vô cùng hồi hộp khi đọc những cuốn sách này. Sách có những hình ảnh sống động về các nguy cơ và sự cám dỗ của thế giới vật chất, ẩn chứa đầy lo âu, khát vọng tình dục quá độ và sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới quanh tôi. Sách nêu ra những băn khoăn thường ngày, thực tế khi nuôi dạy con – trẻ nhỏ nên được phép xem truyền hình trong bao lâu, thái độ của trẻ khi giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ được phép mặc quần áo ra sao – đến các câu hỏi liên quan đến thần thánh. Các cuốn sách này biết rõ kẻ thù của trẻ và đưa ra các phương pháp bảo vệ trẻ. Sách được viết cẩn thận, rất phù hợp về tâm lý và chứa đựng vốn hiểu biết về Do Thái giáo truyền thống, thể hiện qua những câu chuyện kể của Chúa Giê-su và bài học trong luật Do Thái và thần học. Những các cuốn sách nuôi dạy con của người Do Thái chính thống này coi việc tuân thủ nghiêm ngặt là con đường duy nhất để nuôi dạy những đứa trẻ có đạo đức, lành mạnh. Vì vậy, cùng với những lời giảng và vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống là sự xuất hiện của mehitzah (vách ngăn tách biệt đàn ông và phụ nữ tại điện thờ), cộng với sự phê phán nghiêm khắc và sự kiên định phải ngăn cách khỏi cộng đồng rộng lớn hơn mà tôi và các khách hàng đều không sẵn lòng đón nhận. Tôi hoan nghênh phép chẩn đoán, nhưng không hoan nghênh phương thức chữa bệnh.

Tôi bắt đầu tự hỏi liệu tôi có thể trở thành cầu nối hay không. Tâm lý học cung cấp lý thuyết mạnh mẽ để hiểu rõ các vấn đề tâm lý của trẻ, nhưng lý thuyết thay đổi quá thường xuyên, không thể là điểm tựa và chỉ mang tính tạm thời đối với các vấn đề liên quan đến cá tính. Từ các bài học được-thời-gian-chứng-minh với Do Thái giáo, tôi khám phá ra những sự hiểu biết sâu sắc và công cụ thực tế có thể trực tiếp giải quyết các vấn đề về tâm lý và tinh thần. Biết đâu tôi có thể tìm cách đưa những hiểu biết này đến với các gia đình mà tôi tư vấn; biết đâu tôi có thể tích hợp tâm lý học với những lời dạy của Do Thái giáo….”

[1] Thành viên của phong trào Do Thái thần bí ở Đông Âu thế kỷ 18.

Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của điểm B trừ



Trả lời câu hỏi của nhiều người thắc mắc vì sao lại viết cuốn sách “Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước”. Tác giả trả lời: “Tôi viết sách để nhắc nhở bản thân mình làm theo những gì được viết trong đó. Và điều này gần như luôn có tác dụng. Bằng cách sử dụng những bài học của đạo Do Thái do chính mình nhắc đến trong cuốn sách, tôi đã không còn bao bọc thái quá, luôn lên sẵn lịch trình, nuông chiều và đặt những kỳ vọng cao ngút trời vào con cái – những thứ vốn là chuẩn mực của vùng Los Angeles, nơi tôi nuôi dạy hai cô con gái nhỏ của mình. Tôi rất rõ ràng và có chiến lược trong việc dạy bọn trẻ biết kính trọng cha mẹ, tôi cũng cố gắng tôn trọng các con bằng cách trân trọng cả tài năng lẫn khuyết điểm của chúng. Ngày nào tôi cũng nhắc bản thân mình nhớ đến câu nói trong đạo Do Thái rằng mọi bậc cha mẹ đều phải dạy con mình học bơi – tôi đã áp dụng triết lý này bằng cách để các con gái mình leo lên những thân cây thật cao, dùng những con dao sắc nhọn, nấu ăn với chiếc chảo nóng và tất nhiên, vì tôi sống ở Nam California, dạy chúng bơi, nhảy từ trên cao và lặn xuống những vùng nước sâu ngay từ khi chúng còn rất nhỏ.

Khi tôi phát hành cuốn sách đầu tiên, các con tôi mới 9 và 13 tuổi. Tôi đã hoàn toàn tự tin khi nghĩ đến quãng thời gian chúng bắt đầu trưởng thành. Khi các con gái tôi bước vào tuổi mới lớn, tôi đã là một chuyên gia. Thật thế. Tôi là một nhà tâm lý học xã hội, có nghĩa rằng tôi được đào tạo bài bản để nhìn nhận các vấn đề liên quan đến cảm xúc trong từng bối cảnh văn hóa cụ thể. Chuyên ngành của tôi là nuôi dạy con cái và sự phát triển bình thường của trẻ. Tôi đã làm việc với các gia đình trong suốt 30 năm liền. Tôi hiểu về các học thuyết liên quan đến vấn đề cá tính hóa, tác động của tuổi dậy thì đến tính cách, nhịp điệu sinh lý hàng ngày phá vỡ giấc ngủ như thế nào và khao khát phiêu lưu mạo hiểm ở tuổi mới lớn[1]. Tôi cũng ý thức rất rõ về tác động của nền văn hóa vận động nhanh chóng, đầy cạnh tranh, thô bạo cùng sự phát triển của công nghệ Internet đến việc phát triển một nhân cách tốt ở giới trẻ. Tôi đồng thời rất chú ý đến việc trẻ mới lớn rất dễ bị tổn thương bởi sự lo lắng, thói quen ăn uống bừa bãi, tình trạng tự làm bản thân bị thương, sự thất vọng, các vấn đề liên quan đến học tập, sự chú ý cũng như việc lạm dụng thuốc.

Tôi hình dung rằng với hàng tá những bí quyết liên quan đến chuyên môn cũng như tôn giáo, tôi sẽ dẫn các con gái mình vượt qua tất cả những mối nguy hiểm thường thấy của tuổi mới lớn. Và khi bước qua ngưỡng tuổi đó, các con gái tôi sẽ trở thành những con người có trách nhiệm, trưởng thành và là những thành viên gia đình tốt hơn. Dưới sự hướng dẫn chín chắn của tôi, chúng tôi sẽ có những mối quan tâm chung và những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn. Vòng quay cuộc sống thường nhật của gia đình tôi cũng sẽ trơn tru hơn khi giờ đây các thành viên trong gia đình đã cao lớn, thông minh, ăn rơ với nhau và sáng tạo hơn.”

Xin giới thiệu với bạn đọc những lờikhen tặng dành cho cuốn sách “Dạy con kiểu Do Thái – Sự may mắn của điểm B trừ”
“Giọng văn đầy cảm thông của Mogel trong cuốn sách hữu ích này có thể sẽ là cứu cánh cho các vị phụ huynh.”
- Nhật báo Người Do Thái

“Đây là cuốn sách gối đầu giường cho tất cả các bậc phụ huynh, dù họ theo tôn giáo nào… Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của điểm B trừ cho độc giả thấy họ đang có rất nhiều điều may mắn. Mogel đã cố gói ghém rất nhiều lời khuyên thông thái trong khuôn khổ một cuốn sách.”
- Nhật báo Người Do Thái ở San Diego

“Cuốn sách đầy những nội dung sâu sắc về việc làm sao để nuôi dạy nên được những thanh thiếu niên niên kiên cường. Mogel đã đưa ra rất nhiều những kiến thức hợp tình hợp lý. Bạn sẽ cảm thấy được an ủi và nhắc nhở rằng dù những năm tháng khi bọn trẻ đến tuổi vị thành niên rất khó khăn nhưng rồi con bạn sẽ trở thành những người lớn tự tin và hạnh phúc.”
- Tạp chí Phụ nữ Do Thái

“Cuốn sách hay nhất về chủ đề nuôi dạy trẻ vị thành niên.”
- Điểm sách Rosebud
- “Thông minh, dí dỏm và rất hay, cuốn sách này là kiến thức quý giá với tất cả những ai có con ở tuổi vị thành niên.”
- Rabbi Harold S. Kushner, tác giả cuốn sách Khi người tốt gặp chuyện xấu (When bad things happen to good people)
“Khả năng biến những tri thức cũ trở nên mới mẻ của Wendy Mogel thật phi thường. Bản thân cô cũng là một người phụ nữ uyên bác. Các bậc phụ huynh ở Mỹ - và do đó cả trẻ em Mỹ nữa – nên biết ơn cô.”
- Leon Wieseltier

“Tất cả chúng ta nên biết ơn cuốn sách Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của điểm B trừ này. Cũng giống như Wendy Mogel, cuốn sách này rất vui nhộn và nhiều kiến thức. Nó sẽ cho các bậc phụ huynh thứ họ cần: quan điểm về một công việc phức tạp và thường khiến bạn phát điên - nuôi dạy trẻ vị thành niên.”
- TS. Michael Thompson, tác giả cuốn sách Chuyện con trai: Sự phát triển của con trai bạn từ khi mới chào đời đến năm 18 tuổi (It’s a boy: Your son’s development from birth to age 18)

“Wendy Mogel đã cho chúng ta một tài liệu thuyết phục và thú vị về những sai lầm của việc làm cha mẹ và phải làm sao với chuyện đó. Với các bậc cha mẹ quá quan tâm đến con cái, đây là cuốn sách không thể bỏ qua.”
- Patrick Basset, chủ tịch Hiệp hội Trường học Độc lập quốc gia

“Trong cuốn sách đặc biệt thẳng thắn và bổ ích này, Wendy Mogel đã đưa ra những lời khuyên thực tế và quan điểm tích cực về tất cả các vấn đề, lớn và nhỏ, mà mọi gia đình – dù có niềm tin và các nền tảng văn hóa khác nhau – đều phải đối mặt khi con cái đến tuổi vị thành niên. Đó là một giọng nói hài hước, lý trí, sáng suốt và đầy cảm thông trong một nền văn hóa được thúc đẩy bởi tính cạnh tranh thái quá, đề phòng thái quá và hiếu động thái quá. Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của điểm B trừ truyền cảm hứng và an ủi bạn. Quan trọng hơn cả, cuốn sách đáng đọc này cho chúng ta những công cụ mình cần để trở thành những ông bố bà mẹ tự tin và tỉnh táo hơn. Đó không phải là trí tuệ Do Thái mà là trí tuệ của con người. Và tôi luôn biết ơn về điều đó.”
- Katrina Kenison, tác giả cuốn sách Món quà của một ngày bình thường (The gift of an ordinary day)
Tiến sỹ Wendy Mogel

Thông tin tác giả:
TS. Wendy Mogel là một nhà tâm lý học trị liệu, một chuyên gia giảng dạy về nuôi dạy con, diễn giả lớn cho các tổ chức, trường học liên quan đến giáo dục và tôn giáo. Bà là tác giả cuốn sách bán chạy của New York Times, “Dạy trẻ kiểu Do Thái – Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước”. Hiện bà đang sống tại Los Angeles. Hãy ghé thăm trang web của bà tại địa chỉ: www.wendymogel.com.

Mục lục
Chương 1
Sự may mắn ẩn giấu trong việc nuôi dạy con cái ở độ tuổi mới lớn
Chương 2
Sự may mắn khi có những đứa con kỳ quặc: Chấp nhận vẻ đẹp độc đáo của bọn trẻ
Chương 3
Sự may mắn của thái độ khó chịu: Khoan dung với sự hỗn láo thường xuyên của bọn trẻ
Chương 4
Sự may mắn của điểm B trừ : Bài học thực sự từ Bài tập về nhà, Việc nhà và Việc làm
Chương 5
Sự may mắn của chiếc áo len bị mất tích: Kiềm chế chủ nghĩa vật chất, quyền hành và sự vô ý thức của trẻ mới lớn
Chương 6
Sự may mắn của những vấn đề phải giải quyết : Để bọn trẻ học hỏi từ những đánh giá sai lầm và tình huống căng thẳng
Chương 7
Sự may mắn của việc thức khuya : Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn
Chương 8
Sự may mắn của việc phá luật: Cuộc sống thực giống như phòng thí nghiệm đạo đức
Chương 9
Sự may mắn của cơn say: Cách tiếp cận mộ đạo đối với vấn đề tình dục và
chất kích thích

Chương 10
Dũng khí để con đi
“Mẹ à, con đi bơi được không?
Được, con gái yêu quý của ta
Hãy treo quần áo của con lên cành gỗ mại châu
Nhưng đừng đến gần mặt nước.”
- Mother Goose
[2]

Baruch B’al Milchamot
Phước cho người tham gia vào cuộc chiến.
(Kinh thánh Do Thái)
[1] Nguyên văn – Dopamine: chất truyền dẫn thần kinh tạo cảm giác hưng phấn trong não.
[2] Mother Goose: Người được cho là tác giả của những bài thơ dành cho trẻ em được xuất bản vào thế kỷ XVIII. (Tất cả chú thích trong sách đều là của người dịch.)



… “Khi đến kỳ nghỉ mùa thu trong năm học thứ nhất của một trường đại học danh tiếng, cậu con trai nhà hàng xóm của tôi nhồi nhét mọi thứ cậu từng mặc từ khi đến trường vào cuối tháng Tám – mà khéo phải mất đến hai tháng mới giặt xong – vào ba chiếc va li to quá khổ; cậu đã phải trả thêm 150 đô la khi làm thủ tục hành lý ở sân bay và bay về nhà bố mẹ mình.
Khi Josh đặt một núi quần jean, áo phông, áo sơ mi và tất bốc mùi vào phòng để đồ và tìm đường vào bếp, mẹ cậu vô cùng kinh ngạc và cất tiếng hỏi: “Con đã nghĩ cái quái gì thế hả?”

Cậu vừa mở tủ lạnh vừa trả lời: “Mẹ, con có lúc nào để giặt quần áo cơ chứ? Con còn phải học và thêm điều này nữa, con còn biết bao nhiêu việc ở Tổ chức sinh viên Do Thái Hillel.”

Nhìn chung thì Josh là một chàng trai trẻ tốt bụng, có trách nhiệm và không hay có thói quen lợi dụng mẹ mình. Nhưng từ hồi phổ thông, bố mẹ đã không để cậu phải làm việc nhà để cậu có thể toàn tâm toàn sức học hành và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giờ đây, khi lên đại học, Josh lạc quan rằng điều đó vẫn không thay đổi – rằng việc học hành và những chuyện liên quan đến tôn giáo cho cậu quyền không phải giặt quần áo. Trong lòng, Josh nghĩ rằng việc giặt tất không dành cho người tài năng như mình.

Chúng ta rất dễ có xu hướng bảo vệ con cái khỏi những việc nhà cực nhọc và tẻ nhạt. Bọn trẻ phải thức khuya đến nửa đêm để viết luận về thị trường tự do ở những hội phường thời trung cổ, sau đó chúng lại phải dậy lúc 6h sáng để tập bơi, rồi chúng lại ở trên trường suốt cả ngày. Thêm nữa, chúng rất hay cáu kỉnh. Nhắc chúng lau cửa sổ chẳng khác gì tự chuốc lấy một cuộc chiến trong khi bạn đã quá, quá mệt mỏi với việc phải tham chiến rồi.

Nhưng nếu bạn miễn cho con những trách nhiệm hàng ngày như giặt quần áo, bạn đang dạy con mình rằng có hai kiểu công việc: cao quý và tầm thường. Theo quan điểm méo mó này, những công việc cao quý bao gồm: học hành, tập thể thao, tập chơi nhạc cụ hay phụ đạo cho những đứa trẻ ở một nước thuộc thế giới thứ ba. Nó khiến một đứa trẻ mới lớn hoàn thiện hơn, có tầm vóc thế giới hơn và… trông hấp dẫn hơn với hội đồng xét tuyển ở trường đại học. Loại công việc thứ hai – rất nhiều trẻ tin rằng chúng thật tầm thường và không xứng với mình – đó là những công việc bình thường: hiểu được tất cả những bài tập về nhà thầy cô giao và nộp bài đúng hạn, nhớ mang những dụng cụ cần thiết để tập thể thao, tự động thay cuộn giấy vệ sinh khi nó sắp hết chứ không để việc đó cho người dùng sau, biết rõ trong thẻ ghi nợ của mình còn bao nhiêu tiền ngay cả trong mùa lễ hội ở trường, đổ xăng cho chiếc ô tô của cả gia đình và nhìn chung là giữ toàn bộ cuộc sống của mình luôn trôi chảy và nhịp nhàng. Đó đều là những công việc thường ngày, đúng là đôi khi nó chán ngắt nhưng lại vô cùng quan trọng. Hầu hết mọi thứ trong cuộc sống là quá trình bảo dưỡng và tu sửa. Khi cha mẹ để con mình tin rằng chúng đặc biệt đến mức không phải làm những công việc bình thường, họ đang nuôi dạy nên những “công chúa/ hoàng tử khuyết tật” – những người trẻ học hành giỏi giang và đầy sức thuyết phục nhưng lại không biết giặt quần áo hay đọc hóa đơn của một chiếc thẻ tín dụng.

Vậy nên mặc dù có những thành tích tuyệt vời trong học tập nhưng những công chúa và hoàng tử này sẽ gặp rắc rối khi bước vào giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời mình. Bản thân công việc giặt quần áo đúng là rất quan trọng, nhưng nó còn là phép ẩn dụ cho khả năng tự lập cần thiết khi đối mặt với những thách thức khác của cuộc sống độc lập: cách xử trí trước một người bạn cùng phòng khó tính, ước chừng uống bao nhiêu rượu, khi nào và với ai, ăn bao nhiêu, ngủ đến chừng nào, tiêu tiền như thế nào, lên kế hoạch cho cả công việc và việc học ra sao. Các công chúa/ hoàng tử không có sức kháng cự với những tiểu tiết này. Chúng vừa phải chịu đựng sự cô đơn (bởi chúng tin rằng mình đặc biệt đến mức không cần hợp tác với người khác) và sự lo lắng (bởi chúng cảm thấy mình quá yếu đuối để đối mặt với cuộc sống thường ngày).

Bọn trẻ mới lớn sẽ bình tĩnh và có trách nhiệm hơn khi chúng học và làm những công việc thường ngày. Nhưng chúng sẽ không khó chịu khi thử làm những việc đó nếu chúng ta – bố mẹ chúng – xóa bỏ đi sự phân biệt sai lầm giữa những việc đáng làm và không đáng làm.


CHÚA NẰM TRONG NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẤT


Rabbi Avi Weiss của Học viện Do Thái Riverdale ở New York kể lại câu chuyện này:
Vài năm trước, một cặp vợ chồng xuất hiện trước mặt Rabbi Gifter, người đứng đầu trường Telshe Yeshiva[1] và nhờ ông phân xử giúp họ một cuộc tranh cãi trong gia đình. Người chồng – thành viên của một chương trình học Ngũ kinh Torah cả ngày của Rabbi Gifter – thấy việc đổ rác không xứng với phẩm cách của một người đã học Ngũ kinh Torah. Vợ anh lại không nghĩ như vậy. Rabbi Gifter kết luận rằng dù trên thực tế người chồng nên giúp vợ mình nhưng ông không có nghĩa vụ về tôn giáo hay luật pháp để gạt bỏ sự từ chối của anh.

Sáng hôm sau, trước khi bắt đầu những công việc vào buổi sáng, Rabbi Gifter gõ cửa nhà của cặp vợ chồng trẻ. Giật mình, người đàn ông mời ông vào nhà. Không, Rabbi Gifter trả lời, tôi không đến chơi mà đến đổ rác giúp cậu. Có thể cậu tin rằng nó không xứng với phẩm cách của mình nhưng nó hoàn toàn xứng với phẩm cách của tôi.

Tại sao một rabbi lại tốn công sức đến vậy để minh họa cho tầm quan trọng của những công việc tầm thường? Vì, như tôi đã miêu tả trong Chương 3, đạo Do Thái là tôn giáo coi trọng hành động hơn cả tín điều. Những hành động đúng đắn – như giúp đỡ gia đình bằng việc đổ rác – quan trọng hơn việc có niềm tin đúng đắn. Trong một câu chuyện nổi tiếng khác, ngài Baal Shem Tov[2] – người sáng lập nên phong trào Hasidic – đã mang những chiếc cốc uống cà phê bẩn của một rabbi khác đi rửa. Khi được hỏi về hành động này, ông trả lời rằng việc rửa chén bát là trách nhiệm của các linh mục có địa vị trong Ngày Đền tội[3]. Trong những câu chuyện này cùng vô số những câu chuyện – bài học khác, làm việc nhà chính là sự kết nối trực tiếp với Chúa.

Nếu có thể bớt tập trung vào những hành động lớn, gây chú ý và làm thỏa mãn cái tôi trong cuộc sống này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự thiêng liêng trong những công việc thường ngày. Khi nhổ cỏ trong vườn và bảo dưỡng các thiết bị trong gia đình, chúng ta đang tạo ra trật tự. Khi xếp bàn ăn theo chuẩn mực, với khăn ăn được gấp cẩn thận, khi phục vụ những món ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng và sau đó quét gọn những mảnh vụn thức ăn rơi trên sàn nhà, chúng ta đang nâng cao tinh thần giao thiệp. Nhà thần học hiện đại, nhà tâm lý học theo trường phái tâm lý học Carl Jung[4] Lawrence Corey[5] đã chỉ ra rằng chúng ta có thể tìm thấy một chút thiêng liêng khi “gọt bút chì, cắn quả hạch, cọ chuồng mèo, [và] nuôi thú cưng”. Theo quan điểm này, Chúa thực sự hiện hữu trong những công việc nhỏ nhặt nhất. Việc đi đổ rác cũng không kém phần thiêng liêng so với việc tìm ra liệu pháp chữa bệnh ung thư hay nhảy xuống sông cứu ai đó đang chết đuối. Nó cũng thiêng liêng như việc tạo nên những học sinh xuất sắc vậy.


VẪN CHƯA QUÁ MUỘN ĐỂ DẠY CON BẠN
LÀM NHỮNG CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY

Vậy là bạn có một đứa con có vẻ như không để ý đến tác động lớn lao của những công việc thường ngày, bởi nó chưa từng đi đổ rác. Đừng vội mất hy vọng. Giờ vẫn chưa phải quá muộn để dạy nó về giá trị của công việc tưởng chừng như đơn giản ấy.
Hãy bắt đầu bằng cách đừng nhắc đến bất kỳ từ nào về ý nghĩa thiêng liêng của việc nhà với con bạn. Nếu bạn chia sẻ với con về sự hiểu biết tôn giáo của mình, con bạn có thể sẽ không để ý hoặc quan tâm đến bạn. Tất cả những lý do khiến bạn tin tưởng rằng những công việc thường ngày là tốt cho con mình. Sự thay đổi trong thái độ của bạn – trong nhận thức và sự kiên quyết – cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cách cư xử của bọn trẻ, dù con bạn có bướng bỉnh và cố chấp đến đâu đi chăng nữa. Là cha mẹ, chúng ta không thể bắt bọn trẻ phải yêu những công việc hàng ngày nhàm chán được. Điều đúng đắn tuyệt đối – như các rabbi nói với chúng ta – là hành động quan trọng hơn niềm tin. Nhưng là cha mẹ, chúng ta có thể vận dụng trách nhiệm của chính mình cùng một số kiến thức về sự phát triển của thời kỳ mới lớn để hướng dẫn bọn trẻ vượt qua ba lĩnh vực vô cùng quan trọng trong công việc thường ngày: giải quyết bài tập về nhà, việc nhà và những công việc được trả công.


GIẢM BỚT SỰ CĂNG THẲNG CỦA VIỆC LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ

Ở trường cấp một, bọn trẻ đã quen với việc đi học và có bài tập về nhà. Trong một tình huống gia đình lý tưởng, cha mẹ sẽ buộc con phải tuân theo các quy tắc liên quan đến bài tập về nhà (chẳng hạn như “không được xem ti vi cho đến khi làm bài tập xong”) và bọn trẻ thường làm xong bài tập về nhà mà gần như không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhưng khi lên cấp hai, lượng bài tập về nhà tăng lên theo cấp số nhân và áp lực về việc phải làm tốt các bài kiểm tra và các kỳ thi vấn đáp cũng vậy. Về mặt này, việc học có thể trở thành một công việc “cao quý”. Khi điều này xảy ra, các vai trò trong gia đình sẽ bị đặt sai chỗ. Bố mẹ muốn con học, học và học trong khi cha mẹ đóng tất cả các vai trò: cố vấn viên, người gác cửa và cảnh sát mật:
Con nói gì cơ, ngày mai con có bài kiểm tra Tiếng Tây Ban Nha sao? Con biết điều đó bao lâu rồi? Tại sao con không nói với mẹ? Mẹ sẽ mang bữa tối lên cho con trong khi con đọc sách.

Hay:
Bố tìm thấy danh sách bài tập về nhà trong tuần bị vò nát ở dưới đáy ba lô của con. Con có để ý thấy con phải nộp bài luận môn Lịch sử vào thứ Sáu không? Con hãy nhìn vào đây và bố sẽ cho con thấy kế hoạch tác chiến bố vừa vạch ra. Hôm nay bố sẽ lái xe đưa con đến thư viện để con nghiên cứu và ngày mai con sẽ cho bố xem đề cương con viết. Thứ Tư con sẽ viết nháp bài luận và chúng ta sẽ dành ngày thứ Năm để bố có thể sửa cho con.

Hãy lùi lại. Hãy đặt khay đồ ăn xuống và tránh đường khỏi kế hoạch của bọn trẻ. Khi quá coi trọng việc học ở trường và tin rằng con bạn cần đến sự can thiệp có sức ảnh hưởng lớn của mình, bạn đang bỏ lỡ vấn đề đấy. Mục đích của bài tập về nhà không phải là mang vinh quang về cho gia đình dưới dạng những điểm số hoàn hảo. Nó là một công việc thường ngày, một công việc sẽ ít dạy con bạn về phương trình bậc hai hay Phòng tuyến Maginot[6] mà về những khả năng nhận thức được gọi là chức năng nhận thức: lên kế hoạch, ưu tiên việc nào trước, trì hoãn niềm vui và chấp nhận thất bại. Các chức năng nhận thức có thể nghe không hay ho cho lắm nhưng nếu không có chúng, con người không thể đặt ra mục tiêu và đạt được chúng.

Điều này làm tôi nhớ lại Shawn (không hẳn là một cậu chàng nào đó mà là một hình ảnh được ghép lại bởi khá nhiều cậu bé tôi biết, câu chuyện của cậu bé sẽ cho bạn thấy nét độc đáo trong quá trình suy nghĩ của một đứa trẻ mới lớn điển hình) và bài luận môn Khoa học khi cậu học lớp Tám – đó là bài luận mà giáo viên muốn cậu phải tự nghiên cứu, viết, xem lại rồi lại đọc và sửa một mình. Là bài luận mà bố mẹ cậu không tin rằng cậu có thể hoàn thiện tốt nếu không có sự giám sát nhiệt tình của họ. Nhưng hãy cùng xem chuyện gì xảy ra khi bố mẹ không đối xử với cậu như một “hoàng tử tật nguyền”, khi họ để cậu đi theo con đường quanh co, có thể dự đoán trước của việc học hành: cảm hứng, kháng cự, ý kiến phản hồi và tự tin.
Cảm hứng

Mình nghĩ là có một tờ giấy nhỏ ở dưới đáy ba lô của mình. Hmm, nó gắn liền với chuyện gì ấy nhỉ? À đúng rồi, đó là bài tập về nhà mà Cô Cross đã giao cho bọn mình. Để xem nào… từ hai tuần trước à. Chà, đến thứ Tư này là phải nộp rồi. Nghĩa là mình chỉ có hôm nay và ngày mai để làm xong nó. “Hãy đối chiếu và so sánh giữa mô hình Nhật tâm[7] và mô hình Địa tâm[8].” Được thôi, mình ổn. Mình biết về thiên văn học mà. Vụ nổ lớn, những lỗ đen vũ trụ, tinh vân Tarantula[9]. Mình vốn yêu thích những thứ này. Khi mình học lớp bốn mình đã luôn vẽ những bức tranh sao chổi đâm vào Trái đất. Mình dám cá là mình đã vẽ cả trăm bức. Có thể mình sẽ vẽ minh họa lên bìa bài luận của mình. Tuyệt vời.

Nhớ lại sự yêu thích mình từng dành cho những mảnh vụn sáng lấp lánh ngoài không gian, Shawn đã bật ra được tia cảm hứng sáng tạo đầu tiên. Cảm hứng là chuyện cá nhân, bạn không thể mang đến cho bọn trẻ điều đó. Nếu bố mẹ Shawn đứng trong phòng cùng cậu (“Được rồi Shawn, chúng ta cùng bắt đầu nào. Con muốn viết về điều gì? Các ngôi sao thì sao? Con từng rất thích chúng mà, con nhớ không?”), họ có thể dễ dàng khiến cậu mất hứng thú với chủ đề này.

Kháng cự

Theo sau cảm hứng luôn luôn là kháng cự, bản thân sự kháng cự có thể có rất nhiều hình thức khác nhau: buồn tẻ, một cảm giác thất bại, tự nghi ngờ bản thân, oán giận, quá tải, bối rối, đói, khát, mệt mỏi, cô đơn, ngứa ngáy chân tay, bỗng dưng có nhu cầu khẩn cấp học một hợp âm guitar mới. Hãy cùng viếng thăm sâu hơn quá trình tư duy của Shawn:

Cái gì thế này? “Không được tra cứu bất cứ nguồn thông tin trên mạng nào cho bài luận này.” Kệ, dù sao mình cũng sẽ lén xem trên Wikipedia[10]. Chẳng tổn hại đến ai cả. Đây là cuốn sách được kể tên ở cuối bài viết về mô hình Địa tâm: Kẻ mộng du: Lịch sử quá trình con người thay đổi cách nhìn về vũ trụ (The Sleepwalker: A history of man’s changing vision of the universe) của Arthur Koestler[11], 1959. Trời ạ, nghe có vẻ kinh điển đây. Mình chắc là nó có trong thư viện trường. Đúng vậy. Thế nên mình sẽ không phải đến thư viện, được không nhỉ? Còn cái gì nữa đây? “Hãy cẩn thận dùng đúng hệ thống chấm câu và viết tất cả các chú thích theo phong cách của Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại[12]. Ôi trời ơi mình buồn ngủ quá. Rất buồn ngủ.

Được rồi, giờ mình sẽ viết một bài luận từ những gì mình đã ghi chép trên lớp. Có thể mình nên kiểm tra lại chính tả và sửa hết lỗi. Hay là in nó ra và đọc trên giấy nhỉ? Tại sao cái máy in không in được mà cứ nhấp nháy thế nhỉ? Có thể nó sẽ hoạt động lại nếu mình xuống dưới nhà và uống thứ gì đó. Hoặc nghỉ giải lao một chút bằng cách xem ti vi. Đang có chương trình gì thế nhỉ? Ôi lạy Chúa, mình không thể tin nổi. Là Thảm họa hủy diệt[13]. Thật tuyệt vời. Mình thực sự phải xem nó vì đó là bộ phim về một ngôi sao mà. Mình sẽ hoàn thành bài luận vào ngày mai. Chỉ cần mình thức thật khuya là được. Như thế mình sẽ có nhiều năng lượng hơn. Hoặc có thể cô Cross sẽ nói thêm về bài luận trên lớp vào ngày mai và cô sẽ giải thích nhiều thứ. Như thế sẽ dễ dàng hơn. Tốt rồi, hôm nay chỉ đến đây thôi.

Sự kháng cự tự nhiên này là lý do vì sao tài năng chưa bao giờ là điều kiện đủ trong nghệ thuật. Một trong những ích lợi sâu sắc nhất của việc làm bài tập về nhà là học cách vượt qua sự kháng cự, học cách giữ cho động cơ vẫn tiếp tục hoạt động sau khi cảm hứng hay sự thích thú ban đầu qua đi. Và học cách tự mình làm điều đó.

Phản hồi

Nếu bạn – cha mẹ – để Shawn mắc sai lầm đầu tiên của mình, cuộc sống sẽ dạy cậu bài học của chính nó. Đó là những bài học Shawn đã rút ra giữa việc thèm một thanh kẹo và chịu trách nhiệm về một bài luận được hoàn thành vội vàng, với những chú thích không phù hợp (cuốn sách của Koestler không có trong thư viện) và cậu đã phải nhận điểm B trừ gây thất vọng (một điểm số mà – trong kỷ nguyên mọi thứ được thổi phồng – rất nhiều các bậc cha mẹ cho là không thể chấp nhận được).

Các nhà tâm lý học gọi điều đó là hậu quả tất yếu. Khi bạn kháng cự lại được việc hành động giống như gia sư hay trợ lý riêng của con, thế giới thật sẽ bước vào giúp đỡ. Từ quan điểm này, kết quả xấu lại là điều tốt. Ý nghĩa của những điểm số do nộp bài muộn, hay điểm thấp hơn do làm vội, cẩu thả hay sơ sài là vô giá. Con bạn nhận được cơ chế phản hồi tự nhiên của việc nỗ lực liên quan đến kết quả ra sao.

Việc can thiệp vào vòng quay phản hồi tự nhiên này là một trong những lý do khiến giáo viên cảm thấy nản chí khi bố mẹ quản lý việc làm bài tập về nhà của con. Khi bố mẹ nôn nóng kiểm soát thái quá kế hoạch làm bài tập về nhà, hay khi bố mẹ đọc và sửa bài tập về nhà cho con, bọn trẻ sẽ không có cơ hội học được về mối quan hệ nhiều sắc thái giữa nỗ lực và kết quả của mình. (“Ôi, nếu mình không viết luận mà đi xem phim thì kết quả bài luận của mình sẽ không được tốt lắm.”) Giáo viên cũng sẽ thiếu thông tin họ cần để thay đổi chương trình giảng dạy so với nhu cầu học của học sinh bằng cách tìm ra bọn trẻ cần được giúp đỡ chung và riêng ở đâu. (“Có vẻ như mình cần dành thời gian trên lớp cho nghệ thuật viết mở bài.”)

Khi con bạn mới bước vào giai đoạn kháng cự, nếu bạn can thiệp vào, bạn đã vô tình gửi đi cho chúng những thông điệp sau:

· Con bạn không làm được việc này (không, con bạn chỉ chưa quen với việc này thôi, cậu bé chưa từng phải viết bài luận nào về khoa học cả)
· Nó quá nhiều với thằng bé (không, nó không hề nhiều, cậu bé đủ khả năng và trí thông minh cho việc này)
· Việc làm tốt tất cả các bài tập về nhà vô cùng quan trọng với nó – rốt cuộc thì chỉ còn một năm nữa là nó tốt nghiệp phổ thông và học bạ của nó sẽ không thể thay đổi được nữa – chúng ta chẳng còn cơ hội nào nữa cả (không, đây chỉ là một trong rất nhiều các bài luận thôi)

Khi giúp chúng những việc dễ giải quyết nhưng thường là không dễ chịu và tẻ nhạt, chúng ta vô thức gửi đi thông điệp rằng bọn trẻ không có khả năng làm những công việc đó.

Liệu điều này có nghĩa rằng bạn nên ngồi xuống và xem chúng thất bại? Đôi khi bạn nên làm thế. Tuy bạn không nên xử lý bài tập về nhà giúp bọn trẻ nhưng bạn nên giúp chúng chấm dứt ngay thái độ trì hoãn. Một vài đứa trẻ thấy chuyện làm bài tập về nhà là sự tra tấn đầy nhàm chán và chúng khiến việc đó trở nên tồi tệ hơn bằng cách kéo dài nó ra. Bạn có thể dạy chúng về sự khôn ngoan trong câu nói cổ xưa “Cách duy nhất thoát ra được bên ngoài là đi xuyên qua nó”. Những đứa trẻ khác trì hoãn việc làm bài tập vì chúng gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc chúng bị choáng ngợp vì quy mô của bài tập. Bằng cách chủ động lắng nghe, bạn có thể hỗ trợ con mình mà không nuốt chửng chúng; thay vì xâm phạm hay giải quyết vấn đề, bạn có thể hướng dẫn chúng với sự tôn trọng. Nếu con gặp khó khăn khi bắt đầu viết bài luận, bạn có thể hỏi chúng về những trở ngại chúng đang phải đối mặt:

“Mẹ thấy con đang mệt mỏi vì bài tập chất đống vào các tối thứ Sáu. Con nghĩ điều gì có thể giúp được con không?”
“Chà, con nghĩ nhà trường đã phát cho bọn con những kế hoạch bài tập về nhà từ đầu năm học rồi. Nhưng chỉ có Danielle Greenberg sử dụng chúng, và mẹ biết bạn ấy thế nào rồi đấy… Con đoán là con có thể thử viết bài tập về nhà của mình vào đó. Nếu con nhớ ra.”

Hay:
“Trông con như đang bị choáng ấy. Con đang nghĩ gì thế?”
“Mỗi khi con ngồi học, con đều có cảm giác là thậm chí mình không biết phải bắt đầu từ đâu.”
“Ừ, bố cũng luôn có cảm giác đó khi phải viết các bản trình bày. Phần mở đầu bao giờ cũng là khó nhất với bố. Con đã bao giờ nói về điều này trên lớp chưa?”
“Cô Michaels nói rằng mọi người đều gặp khó khăn khi viết phần đầu. Cô cũng nói rằng có một số người thích viết phần thân bài của bài luận trước và sau đó mới viết phần mở bài.”
“Có vẻ đó là một ý hay đấy.”

Bằng việc loại bỏ các chướng ngại vật, bạn cũng có thể giúp con mình giúp chính bản thân cậu bé vượt qua việc làm bài tập về nhà. Với bọn trẻ mới lớn, công nghệ chính là một rào cản lớn trên con đường có được những nỗ lực tập trung. Một chiếc máy tính có mọi thứ mà một người trẻ tuổi dễ mất tập trung thích: âm nhạc, các cuộc chuyện trò trên mạng, Facebook, thư điện tử và những chuyến dạo chơi trên You Tube. Mặc dù mọi đứa trẻ tự trọng đều tuyên bố rằng mình là một chuyên gia có thể làm được nhiều việc cùng một lúc thì tiếng kêu lách tách, lách tách, lách tách của những tin nhắn nhanh cũng hấp dẫn hơn nhiều việc lựa chọn câu chủ đề cho một bài luận Tiếng Anh. Nếu con bạn đang phải vật lộn với việc hoàn thành bài tập về nhà thì hãy nhớ rằng đó là công việc thường ngày của nó. Có thể bạn sẽ cần để điện thoại di động của con bé ở bên ngoài hoặc ngắt kết nối không dây đến chiếc máy tính xách tay của nó cho đến khi nó làm xong hết bài tập. Các mối quan hệ xã hội cũ kỹ giữa người với người cũng là một chướng ngại vật phổ biến. Khi mọi thứ chất đống lại, hãy cho phép con bạn ra ngoài chơi cùng bạn bè… sau khi nó đã hoàn thành mọi thứ.

Tự tin

Hai tháng sau. Shawn đang làm bài luận thứ 4 của môn Khoa học về Trái đất. Đây là chân dung của một cậu bé không phải là “hoàng tử tật nguyền”. Điều này cũng có thể xảy ra trong ngôi nhà của bạn:

(Cậu bé đang kiểm tra kế hoạch trong tuần của mình.) Sắp phải nộp bài luận rồi. Tối nay mình nên hỏi mẹ xem thứ Ba mẹ có thể tới trường đón mình muộn hơn được không, để mình có thể vào thư viện nghiên cứu và tìm hiểu về các nguồn sách tham khảo. Sau đó mình sẽ viết bài luận vào thứ Tư. Mình sẽ cần phải mượn lại cuốn sách dạy viết luận từ Sam để mình có thể đọc nó ở nhà. Mình sẽ viết bản nháp cuối vào ngày thứ Năm sau khi ôn tập cho bài kiểm tra Toán… mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi….”

[1] Telshe Yeshiva là một trong những nơi đào tạo về giáo luật cho tín đồ Do Thái giáo chính thống nổi tiếng ở Đông Âu.
[2] Rabbi Yisroel ben Eliezer, thường được gọi là Baal Shem Tov hoặc Besht, là một rabbi theo thuyết thần bí người Do Thái.
[3] Nguyên văn – Day of Atonement
[4] Carl Gustav Jung (1875 - 1961) là bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng nhờ việc thành lập nên một trường phái tâm lý học mới có tên là “Tâm lý học Phân tích” (analytical psychology) nhằm phân biệt với trường phái “Phân tâm học” (psychanalysis) của Sigmund Freud. Ngày nay có rất nhiều nhà tâm lý trị liệu chữa trị bệnh nhân theo phương pháp của ông.
[5] Lawrence Corey (14/2/1947-), là bác sỹ, nhà khoa học người Mỹ. Ông được thế giới công nhận là chuyên gia về virus, miễn dịch phát triển vắc xin.
[6] Phòng tuyến Maginot là phòng tuyến dọc theo biên giới Pháp – Đức trước Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (theo sáng kiến của André Maginot – người đứng đầu Bộ chiến tranh của Pháp) nhưng cuối cùng vẫn không ngăn được quân Đức tràn sang.
[7] Trong thiên văn học, mô hình nhật tâm là lý thuyết cho rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm của vũ trụ và/hay của Hệ Mặt Trời.
[8] Trong thiên văn học, mô hình địa tâm của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.
[9] Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA, trước đây gọi là Thiết bị viễn vọng hồng ngoại không gian, đã chớp được những chi tiết kỳ thú từ hình ảnh của những sợi tơ nhện và những ngôi sao mới sinh ra thuộc tinh vân Tarantula, một vùng vũ trụ chứa đầy các ngôi sao mới sinh, còn có tên gọi là 30 Doradus. Đám mây bụi và khí phát sáng này nằm giữa Đám mây lớn Ma-gien-lăng, dải ngân hà gần nhất dải ngân hàng mà trái đất chúng ta đang nằm trong đó Milky Way, và có thể nhìn thấy từ Bán cầu Nam. Cái hình vạc giữa các chòm sao cho chúng ta nhìn thấy khoảnh khắc của các quá trình vật lý và hóa học phức hợp đang chế ngự sự sinh ra và chết đi của các ngôi sao.
[10] Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến, cùng với nó là một cộng đồng trực tuyến gồm những người quan tâm đến việc xây dựng một bách khoa toàn thư có chất lượng cao trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
[11] Arthur Koestler sinh năm 1905 tại Budapest và học khoa học- tâm lý tại đại học Vienna, bắt đầu sáng tác từ năm 1937. Ông viết sách về các chủ đề khoa học, viết báo, sáng tác truyện.
[12] Nguyên văn: Modern Language Association.
[13] Nguyên văn: Deep Impact – một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ được sản xuất vào năm 1998 do Mimi Leder làm đạo diễn.