V.1 GIAI ĐOẠN THAI GIÁO :
Thai nhi trong bụng mẹ , khi được 7 tháng đã có hoạt động tâm lý .
Âm nhạc rất có lợi cho việc phát triển não của thai nhi, tuy nhiên cần tuyển chọn nhạc thật tốt, không nên tùy tiện đem bất kì băng đĩa âm nhạc nào để nghe. Phạm vi âm lượng của âm nhạc dành cho thai nhi nên dao động khoảng 500-1500 Hz; tiết tấu nên chậm, sảng khoái, tốt nhất là nhạc không lời. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều băng đĩa nhạc về giáo dục thai nhi, cần chú ý tuyển chọn cho đúng.
Khi người mẹ mang thai từ tuần thứ 16 trở nên có thể bắt đầu giáo dục thai nhi bằng âm nhạc. Mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi lần từ 10-20 phút. Dưới đây là một số điều cần chú ý khi cho thai nhi nghe nhạc :
- Thời gian nghe nhạc : nên chọn lúc thai nhi hoạt động, tức là khi thai nhi tỉnh dậy thì tiến hành, nói chung là trước lúc đi ngủ mỗi buổi tối là thích hợp nhất.
Người mẹ mang thai cần cách xa loa khoảng 1,5-2m, hướng âm thanh có cường độ khoảng 65-70 Đêxinben, không được để máy nghe nhạc gần bụng mẹ cho thai nhi nghe.
- Phụ nữ mang thai bụng to có thể tăng âm lượng lên một chút. Phụ nữ mang thai bụng hơi nhỏ thì âm lượng cũng nên giảm đi một chút. Cùng với thai nhi, người mẹ cũng nên nghe những giai điệu nhạc mình yêu thích để đạt tâm lý thoải mái khoáng đạt.
- Bên cạnh đó, người cha cũng có thể hát cho thai nhi nghe, âm thấp của người đàn ông có sức truyền thụ đến thai nhi một cách dễ dàng hơn, để thai nhi có thể tiếp thu qua thính giác. Khi cha hát, người mẹ có thể vừa vuốt ve bụng mình và hát theo nhè nhẹ. Từ tuần 32 trở đi thai nhi có thể nhớ được bản nhạc, bài hát mà mình vẫn nghe hàng ngày, đồng thời sau khi sinh sẽ nhận ra được bài hát, bản nhạc đó.
Được cha mẹ nói chuyện, âu yếm, khi ra đời bé sẽ linh hoạt, sớm biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đây là một trong những kết quả mà các hoạt động thai giáo mang lại.
Thai giáo gồm 14 kỹ năng cơ bản:
- Ru và hát
- Nựng nịu
- Dỗ dành
- Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.
- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
- Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
- Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?
- Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật,
- Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
- Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo
Bằng chứng khoa học
- Hơi ấm và giọng nói của cha mẹ đã được bé ghi nhớ. Đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn, gắn bó.
- Dây rốn lưu chuyển cảm xúc từ mẹ đến bé. Chẳng hạn, sự tức giận tạo ra chất andrenalin; Nỗi sợ hãi tạo ra chất cholamine; Niềm hạnh phúc tạo ra chất endorphin. Các chất hóa học này chuyển qua nhau thai vào đến em bé trong bụng trong vòng vài giây sau đó. Điều đó lý giải tại sao, người mẹ khi mang thai vui vẻ, hoạt bát, phấn chấn, bao dung, cảm thông… cũng sẽ truyền cho con tất cả những cảm xúc tích cực nhất.
Để thai giáo hiệu quả
- Để thai giáo có kết quả, bạn nên thực hiện các động tác tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
- Giữ chừng mực vừa phải. Tránh nôn nóng như: xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, rất dễ gây động thai…
Quý I của thai kỳ
Giai đoạn này, bên cạnh niềm vui được làm mẹ bạn cũng phải đối mặt với những khó chịu của cơ thể khi mang thai. Tình trạng ốm nghén, tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Kỹ năng thai giáo cơ bản
- Tâm trạng hạnh phúc: Dù bạn bị nôn hoặc quá mệt mỏi, cũng nên hạn chế tối đa tâm trạng buồn bã, cáu gắt. Bởi vì tinh thần của bạn có ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, những thai phụ stress sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc nhiều biến chứng thai nghén khác.
- Đi dạo cùng chồng: Nên dành thời gian buổi sáng hoặc buổi chiều đi dạo nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành.
- Đặt tên thân mật cho bé và bắt đầu sử dụng tên này khi trò chuyện, ví dụ như Cún yêu hoặc Bống yêu… Nên nói chuyện với bé 15 phút/ngày.
- Đọc (kể) cho bé nghe những câu chuyện vui: Cách này vừa giúp bạn thư giãn vừa khiến bạn có cảm giác gần gũi với bé hơn.
- Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).
Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.
- Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…
Quý II của thai kỳ
Giai đoạn này, qua siêu âm, bạn có thể xác định được giới tính thai nhi. Không nên lo lắng nếu bạn (hoặc gia đình) mong chờ bé trai nhưng kết quả siêu âm lại là bé gái hoặc ngược lại. Nên tạo tâm lý cân bằng trong suốt quá trình mang thai để bé được phát triển toàn diện.
Kỹ năng thai giáo cơ bản
- Giữ tinh thần thoải mái: Đi xem phim, dạo phố, tán gẫu với người thân sẽ khiến bạn vui tươi, thoải mái hơn.
- Cho bé tiếp xúc với ánh sáng: Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bé bắt đầu biết cử động mắt (mắt bé có phản xạ nhắm hoặc mở mắt trong những khoảng thời gian rất ngắn). Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé có xu hướng quay đầu về phía ánh sáng. Qua thành bụng của bà mẹ, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng có màu hồng nhạt.
- Làm quen với ngôn ngữ: Chọn loại nhạc dân ca dành cho thiếu nhi có tiết tấu vui nhộn để bé nghe vào buổi sáng. Nhạc cổ điển có âm điệu du dương dành cho bé vào buổi tối. Thời gian nghe một lần tối đa trong 10 phút.
Tránh những loại nhạc có cường độ lớn, âm thanh chói, tiết tấu phức tạp vì chúng sẽ khiến bé bị giật mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hát cho bé nghe.
- Chào bé: Lúc bạn thấy bé ngủ dậy (dấu hiệu là bé đạp hoặc cựa quậy vào buổi sáng), thử vuốt ve và chào hỏi bé. Nói với bé những câu ngắn gọn, vui vẻ với cường độ chậm. Bạn nên rủ thêm chồng cùng tham gia giao tiếp với bé.
- Chơi cùng bé: Sau mỗi lần bé đạp, bạn dùng ngón tay vỗ nhẹ vào bụng một chút và chờ bé đạp tiếp. Dần dần bé sẽ quen với trò chơi này, bạn vỗ nhẹ vào chỗ nào, bé sẽ biết cách đạp vào chỗ ấy.
Quý III của thai kỳ
Giai đoạn này, bạn đã quen với việc mang thai và thường xuất hiện cảm giác mong ngóng bé chào đời.
Các kỹ năng thai giáo cơ bản
- Âm nhạc: Lúc này, các cơ quan thính giác, thị giác của bé đã phát triển. Có thể đặt tai nghe vào bụng cho bé nghe nhạc ngày khoảng 2 lần (mỗi lần 10 phút).
Hát cho bé: Chọn một bài hát ngắn có tiết tấu rõ ràng. Mỗi lần bạn hát cho bé xong một nhịp, nên nghỉ ngơi vài giây để bé tiếp thu trước khi hát nhịp tiếp theo.
- Kết hợp vận động, trò chuyện và ánh sáng: Cùng ông xã đi bộ ngoài trời nắng nhẹ, nói cho bé nghe những câu chuyện dài hơn và nựng nịu bé.
- Đọc sách: Chọn những cuốn sách văn học có tính chất nghệ thuật, đọc cho bé nghe trước giờ đi ngủ hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể miêu tả, bình phẩm chi tiết một bức tranh nghệ thuật với bé.
bố mẹ tăng cường giao tiếp , trò chuyện , thưởng thức âm nhạc cho thai nhi
Người mẹ mang thai được sống trong môi trường trong sáng , tươi đẹp , vui vẻ nhất có thể . Vì sự cảm nhận của người mẹ tác động rất nhiều đến quá trình phát triển tế bào thai nhi .
Người ta đã thí nghiệm về sự thông minh của giọt nước khi nghe các dòng nhạc khác nhau , giọng nói khác nhau , kết quả tinh thể nước đẹp nhất hoàn hảo nhất hình bông tuyết 6 cánh là khi nghe nhạc cổ điển .Nếu không thì tinh thể đó méo mó dị dạng
quái đản đáng sợ .
Nỗi đau đớn khi ra đời để lại một dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức của trẻ , trẻ đã khóc để xoa dịu nổi sợ hãi đó , là một cửa ải khó khăn .Phải chú ý nâng đỡ bộ phận quan trọng : gáy , eo , vai khi di chuyển trẻ.Thường xuyên nói chuyện ngọt ngào với bé hoặc hát cho trẻ nghe, mỉm cười , âu yếm với bé .Tôn trọng trẻ , coi đó là món quà của tạo hóa , coi tâm hồn trẻ là thế giới thần bí
III. 2 GIAI ĐOẠN 0-3 THÁNG TUỔI : Kích thích thị giác : khuôn mặt yêu thương rạng rỡ của người mẹ , người thân trong gia đình , các màu sắc sinh động khác nhau .. ở góc 50 độ , cách 30 cm . Cho trẻ tậpdùng tay nắm bắt điều khiển đồ vật , cho
trẻ bắt chước các thao tác đơn giản , cho trẻ nắm cổ chân , người mẹ ấn nhẹ vào đùi lắc qua lắc lại bé qua trái qua phải tập nằm nghiêng , nằm sấp , matxa lưng cho bé .Bế bé theo kiếu bế dựng đứng đưa bé đi dạo để thiên nhiên đa sắc đa thanh tác
động trực tiếp lên các giác quan của bé . Cứ tối khi đi ngủ thì hát ru cho bé một nhip sinh học ngủ thức tốt
Sau khi sinh 1 tuần trẻ nghe tiếng động lớn , sau 1-2 tháng trẻ nghe tiếng mẹ , sau 4 tháng trẻ nghe tiếng tên mình .
Sau 3 tháng tuổi trẻ sẽ biết bày tỏ ý muốn của mình , chúng sẽ múa tay chân khi chúng phát hiện điều gì đó thích thú .
Có thể dạy trẻ học bơi ngay từ 1 tháng tuổi .
Trẻ bắt đầu ê a nhìn ngắm sự vật , ghi nhớ vào não bộ , người mẹ lúc này phải biết ê a cùng trò chuyện với trẻ .phát triển trí thông minh của bé , khả năng nói tiến triển nhanh . Trẻ ê a chính là mong muốn giao tiếp với mọi người , mong mọi người để ý
đến sự có mặt của mình . Nhờ vào sự liên lạc này mà tinh thần của trẻ được ổn định , hình thành ở bé khả năng giao tiếp , giúp tạo dựng các mối quan hệ xã hội khi lớn lên sau này được trôi chảy . Tuyệt đối không để trẻ có cảm giác cô đơn , buồn tủi vì
bị bỏ rơi , không ai quan tâm , điều này tổn thương trẻ một cách ghê gớm .có thể cho trẻ tập bơi từ vài tháng tuổi .
Khi 3 tháng bế trẻ không cần nâng cổ mà trẻ vẫn dữ thẳng đầu được ,
Có thể dạy vài loại ngoại ngữ cho trẻ sau khi sinh vài tháng tuổi là chuyện rất đáng khuyến khích ,
Cho trẻ nghe các bài hát ru của nhiều quốc gia sẽ cho kết quả rất tốt .
III .3 GIAI ĐOẠN 4-9 THÁNG TUỔI : Kích thích trẻ tập bò thật nhiều ,trẻ bò nhiều , ham tập bò khả năng ngôn ngữ rất tốt, làm linh hoạt các chức năng hoạt dộng của não phát triển tốt , nhanh .Khi trẻ ít bò , hậu quả trẻ dễ thiểu năng ngôn ngữ . kích
thích vận động vẫn lặp lại thao tác lắc qua lắc lại khi cuộn tròn người như trên , nhưng nhanh hơn Khi luyện ngôn ngữ cho trẻ vừa cho trẻ thấy khẩu hình , vừa nghe phát âm , có thể vừa viết cho trẻ thấy chữ viết , vừa đọc cho trẻ nghe . Nâng chân cao
hơn dần lên khi đang nằm ngửa , chơi trò xích đu bập bênh thay đổi độ cao đầu và chân . Trò chuyện nhiều với trẻ . Dùng ngón tay di chuyển nhịp nhàng theo các nhịp điêu nhanh chậm khác nhau ,dọc theo bộ phận cơ thể trẻ . Cho trẻ quan sát đồ chơi
đẹp , di chuyển thay đổi khoảng cách , vị trí . Tập vận động từng ngón tay riêng rẽ , luyện vận động mắt , tay . Cho trẻ làm quyen vói các màu sắc khác nhau .
8 tháng tuổi Trẻ dùng ngón tay cái cùng 4 ngón còn lại cầm nắm đồ vật , cha mẹ nên tạo cho bé nhiều cơ hội và hứng khởi tập sự việc nắm bắt này . Lúc này trẻ chập chững tập đi . Trí tuệ thông minh ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh . Khi vận động
kích thích sự phát triển tư duy tốt nhất : tập bơi làm thần kinh phản xạ nhạy hơn , tập thói quen sử dụng 2 tay , tập đi bộ nhiều , tập đi chuẩn , nên chọn cho trẻ đôi dày dép nhẹ nhàng linh hoạt cho trẻ .
Giai đoạn 4 tháng tuổi bé có thể nâng cao cổ . Khi nâng cao cổ khi bò , phần não sau của bé phát triển , nên luyện , khuyến khích trẻ bò nhiều , điều này cực kỳ quan trọng .
trò chơi ú -òa sẽ có tác dụng hình thành tính tự lập cho bé : bé rất sợ mẹ bỏ rơi bé , mẹ biến mất .nên mẹ giả vờ biến mất , kêu ú , sau đó lại xuất hiện kêu òa . cứ lặp lại như thế , để trẻ hiểu rằng khi mẹ đi vắng chỉ là tạm thời thôi .
Giai đoạn 0-10 tháng là giai đoạn phát triển cảm giác cơ bản , cha mẹ tạo dựng cho trẻ cảm giác an toàn
III .3 GIAI ĐOẠN 10-12 THÁNG TUỔI : học đi , ăn , nói , cha mẹ tạo dựng cho trẻ thói quen chủ động trong học tập cái mới .
tập bò , tập nhai , nuốt , tập cầm thìa , chỉnh phát âm ,, dẫm chân ,chơi và cất đồ chơi đúng chỗ , cảm giác ăn uống ngon lành ' 11 tháng tuổi có thể tập chạy thường xuyên hàng ngày . Luyện tập thể lực càng sớm càng tốt : bơi lôi , đi bộ . chạy nhảy
,trượt patin ...