[ Nguyễn Minh Hiển ] Ghi chép về nét văn hóa Do Thái từ bữa ăn Passover

Ghi chép về nét văn hóa Do Thái từ bữa ăn Passover
MAY 28

Posted by Nguyễn Minh Hiển

Mình có dịp dự bữa ăn Passover của người Do Thái vào giữa tháng 4/2014. Bữa ăn đó tạo cho mình nhiều quan sát hết sức ngạc nhiên và những câu hỏi bỏ ngỏ. Mình đã nghiên cứu một ít nhưng vẫn chưa giải đáp được hết.

Bữa ăn Passover lần này mang chủ đề Công lý xã hội, được đăt tên là Social Justice Seder. Seder có nghĩa là bữa ănđược xếp đặt theo tuần tự.



- Tại sao dịp lễ Passover và bữa ăn đó lại quan trọng đối với người Do Thái? Và tìm hiểu về điều đó có ích gì?

Điều đó là quan trọng đối với người Do Thái bởi vì đó là nghi lễ mà năm nào người Do Thái họ cũng làm. Theo truyền thống cứ vào dịp này là người Do Thái khắp nơi hội tụ tại Jerusalem để dự lễ. Tại sao họ năm nào cũng làm nghi lễ đó? Để họ không được phép quên những điều quan trọng mà nghi lễ đó nói lên. Truyền thống nào cũng đều có ý nghĩa đằng sau cả.

Truyền thống có lẽ là cách duy nhất để gìn giữ những điều quý báu của quá khứ. Giả sử nếu không có truyền thống, thì có cách nào để thế hệ sau giữ lại và thực hành những điều mà đối với thế hệ đi trước là quan trọng không? Mình nghĩ rằng sau một vài thế hệ chẳng ai nhớ được nữa, và chẳng thể nào áp dụng vào cuộc sống đời thường theo kiểu thành một nếp sống của cộng đồng được.

Nếu hàng năm không có ngày ông Công ông Táo, thì sau vài thế hệ có ai quan tâm chuyên mấy ông ý nữa không? Và ý nghĩa đằng sau tục lệ đó?

Mình đặt ra câu hỏi là: Phải chăng tìm hiểu ý nghĩa của nghi lễ và cách người ta thực hiện sẽ giúp chúng ta hiểu về cách suy nghĩ của người Do Thái?

Cách đặt vấn đề này đi thẳng vào cái gốc của người Do Thái, bởi truyền thống là những cái kết tinh của lịch sử. Những cái khác của văn hóa Do Thái như cái ngọn, lúc thì mọc theo hướng này lúc thì mọc theo hướng khác, tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể. Thành ra những khóa học dán nhãn giáo dục Do Thái này nọ mình nghĩ là họ có thể nói về một vài cái ngọn, chứ không hẳn là tất cả các cái ngọn, và cũng không hẳn là nói về cái gốc.


- Ý nghĩa của những món ăn



Phần đầu cảu Seder, người đại diện cho mỗi bàn nói lên việc tại sao lại ăn món ăn nhất định và ý nghĩa của chúng. Tất cả những món ăn đó đều có ý nghĩa và được giải thích đầy đủ. Và chúng tạo thành một câu chuyện về lịch sử của người Do Thái.

- Câu chuyện của người Do Thái kể qua những món ăn

Có nhiều câu chuyện trong lịch sử của họ, nhưng có lẽ câu chuyện lịch sử quan trọng nhất là dân Do Thái từng là nô lệ cho người Ai Cập. Họ bị áp bức và cay đắng. Rồi Chúa chỉ dẫn Moses dẫn dắt người Do Thái thoát khỏi sự nô lệ và tìm đất mới để sống. Quá trình giải phóng đó gồm hàng thập kỷ lang thang trong xa mạc, nơi mà Chúa đã can thiệp để giúp đỡ dân Do Thái khỏi chết đói chết khát.

Sau đó Chúa cho Moses những điều luật, đại khái là Mười điều răn của Chúa để dân Do Thái sống tử tế đàng hoàng và khôi phục nhân phẩm. Tại sao lại cần đạo luật chứ không chỉ cần tự do thân thể? Chúng ta biết rằng một người nô lệ thì dù được tự do về thân thể nhưng nếu tâm hồn chưa được giải phóng và chưa có kỷ luật để sống chính trực thì dù thân thể được tự do, đầu óc vẫn là “nô lệ”. Một người ô-sin ở trong nhà được “chỉ đâu đánh đấy” ra “ngoài” sẽ hoang mang không biết đi đường nào, không có tầm nhìn để đi, khi đi vào chỗ sang trọng vẫn có thể cư xử như nô lệ vì tâm hồn không biết là đã được tự do.

Việc vừa kể chuyện vừa ăn giúp cho hoạt động nghi lễ của họ có sự kết hợp của cả đầu óc, trái tim và thể chất trong một cộng đồng những người cũng lối sống đó. Điều này củng cố đức tin và thói quen sống của họ. Việc sinh hoạt trong cộng đồng Phật giáo ở Việt Nam với các chiều khác nhau của cuộc sống cũng có tác dụng tương tự về củng cố đức tin và lối sống.

Khi họ kể chuyện lịch sử, họ vẫn nêu lên được ý nghĩa đằng sau và áp dụng ý nghĩa đó vào những vấn đề mới của thực tại. Lịch sử tạo ra giá trị, và giá trị áp dụng vào thực tại chứ không cổ hủ hướng về quá khứ bỏ qua thực tại.

- Cách kể chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi, thói quen đặt câu hỏi của dân Do Thái và hệ quả của điều đó đối với phương pháp giáo dục Do Thái như thế nào?

Đây là điều mình quan sát thấy rõ và thấy vô cùng thú vị. Các điều họ định nói thường bắt đầu bằng câu hỏi, và đôi khi trả lời bằng câu hỏi, hay một người hỏi, một người trả lời và đôi khi người hỏi lại thêm một cách hiểu rộng hơn vào câu hỏi gốc. Nhưng nói chung, câu hỏi và việc hỏi (questioning) quan trọng đối với nhóm người Do Thái này.

Ví dụ:

1. Leader hỏi: “Lễ hội Tự do của chúng ta làm cho buổi tối hôm nay khác những buổi tối khác. Trong buổi tối hôm nay, chúng ta chỉ ăn loại bánh mỳ đơn giản. Tại sao vậy”

Sau đó cả nhóm trả lời một câu trả lời liên quan tới lịch sử, họ ăn như vậy để tưởng nhớ những ngày dân Do Thái lang thang ở sa mạc bứt ra khỏi ách nô lệ của người Ai Cập.

2. Leader hỏi: “Tại sao chúng ta ăn toàn rau đắng (bitter herbs) ?”

Cả nhóm trả lời rằng làm nô lệ là cay đắng. Và chúng ta ăn rau đắng để nhớ về thời gian nô lệ trong quá khứ ở Ai Cập, và của toàn thế giới từ thời cổ đại đến thời hiện đại bây giờ.

Như vậy câu trả lời mang cả ý nghĩa nô lệ là cay đắng không chỉ cho người Do Thái mà của các dân tộc khác thời hiện đại.

3. Hay có những câu leader hỏi, cả nhóm trả lời, rồi leader lại trả lời bồi thêm với cách hiểu khác rộng hơn.

Leader: Chúng ta đã là nô lệ. Chúng ta là nô lệ. Tại sao chúng ta vẫn nói, “Vào năm này chúng ta là nô lệ”

Nhóm: Chúng ta là nô lệ bởi vì ngày hôm qua chúng ta là nô lệ và ký ức khiến ngày hôm qua thật như ngày hôm nay với chúng ta. (đây là một cách trả lời)

Leader (cách hiểu khác): Chúng ta là nô lệ bởi vì vẫn có con người bị xiềng xích và không ai có thể tự do trong khi những người khác bị nô lệ.

Đây chỉ là ba ví dụ, trong bữa ăn còn một loạt các câu hỏi khác.

Mình thấy cách đặt vấn đề bắt đầu bằng câu hỏi rất tuyệt vời. Câu hỏi có khi con quan trọng hơn câu trả lời bởi nó khiến đầu óc người ta phải suy nghĩ, nhất là những câu hỏi “Tại sao?”. Và câu hỏi cũng tạo ra tình huống và định hướng(context) cho câu trả lời. Một câu trả lời mà không nói rõ tình huống (context) thì rất có thể “áp dụng” sai kiểu “rắn là một loài bò”.

Nếu chỉ được học mấy câu trả lời kiểu ê ê a a “Rắn là loài bò sát không chân sát không chân” mà quên ý nghĩa đằng sau thì sẽ được mấy bài diễn văn bullshit hàng giờ hay những khẩu hiệu rỗng tuyếch của nhiều đoàn thể. Chỉ một lúc sau đã thành “Rắn là loài bò” ê ê a a :-)

Mình sau bữa ăn đó cũng tìm hiểu thêm về thói quen đặt câu hỏi của dân Do Thái như gặp gỡ Jewish Rabbi ở thị trấn để nói chuyện và lục lọi Google. Họ đúng là thích đặt câu hỏi, trong khi bên Thiên Chúa giáo thì thiên về “niềm tin” không chú trọng việc đặt nhiều câu hỏi ví dụ như bạn làm thế nào để yêu Chúa với toàn bộ trái tim, tâm hồn tình cảm? Nói như vậy có nghĩa là gì? Nói như vậy có nghĩa không phải là gì? Yêu Chúa có nghĩa là gì? Không đặt nhìêu câu hỏi thì có thể có bẫy về “giáo điều” trong đức tin. Ngược lại bên Do Thái cũng lại có vấn đề về niềm tin. Đặt câu hỏi mà không rõ ràng về faith thì cũng khó mà có sự bình an được. Bài viết a tradition of questioning tradition so sánh một ít giữa người Do thái và người Công giáo.

Bên Duy vật thì lấy khoa học và vật chất làm tôn giáo. Điều này giúp ích phát triển khoa học nhưng có vẻ cực đoan thái quá đối với những cái trừu tượng không nhìn thấy được như sự bình an hay tình yêu. Đâu phải cái gì cũng đổi ra mắt thấy tai nghe được ví dụ như gravity rõ ràng nó tồn tại khách quan. Làm sao lấy khoa học đo lường tình yêu chính xác được? Mình biết một bạn duy vật hoài nghi mọi thứ và những cái gì không phù hợp với “ý niệm về một cái hoàn hảo theo hệ quy chiếu tương đối” của bạn ý gạt phắt ra ngoài và tự ái ầm ầm như em bé oe oe. Mình cảm thấy bạn ý từ chối mọi thứ và từ lang thang tìm kiếm từ cái có vẻ hay này sang cái có vẻ hay khác chỉ để nhận lấy sự thất vọng. Cái gì cũng cần có khoa học và thí nghiệm để chứng minh :-)

Nói sâu về chuyện đặt câu hỏi mình sẽ viết trong một post khác. :-)

Cách học “rắn là một loài bò” đổ bê tông truyền thống thật ra không phải là học mà là học thuộc kiểu phản xạ có điều kiện như con chó của Páplốp. Trong văn hóa thầy cô bảo trò phải nghe lời thì khiến cho học sinh thích học thuộc, không được khuyến khích hỏi, không thích hỏi và không biết hỏi, cứng nhắc giáo điều trong tư duy. Cách này có cái hay là nếu chỉ có vài điều kiện nhất định thì chỉ cần phản xạ lại tương ứng là xong, không cần hiểu tại sao hay suy nghĩ làm sao để tốt hơn. Cách học “rắn là một lòai bò” tuy nhiên có cái dở là ở hoàn cảnh biến đổi không ngừng như ngày nay thì những kiến thức cũ kỹ và cách học máy móc sẽ không có khả năng đáp ứng được những câu hỏi mới. Cách học kiểu học thuộc và tuân theo thật ra là cách giáo dục nô lệ.

Bây giờ mình nghĩ lại về giáo dục là học tức là biết đặt những câu hỏi, chứ không phải học là để là biết nhiều.

Lưu ý mình viết ra như vậy không có ý chê bai gì cá nhân ai, mà là tự phê (self-criticize) chính mình bởi hồi nhỏ mình được đào tạo kiểu “rắn là một loài bò”. Mình viết ra như vậy để hiểu bản chất của vấn đề. Không hiểu thì khó mà sửa chữa được.

- Giữa các phần, mấy bạn Do Thái lên chơi nhạc cho cả phòng nghe. Hóa ra là có khá nhiều nhạc sĩ ca sĩ nổi tiếng là Do Thái mà mình không để ý như Bob Dylan, Peter Paul and Mary.

- Bốn người con gái, một cuộc hội thoại

Đây là một phần thú vị trong bữa ăn mà lúc mình ở đó cũng không hiểu nổi, nhưng khi đi về mình nghiên cứu thêm thì hiểu được 1 ít.

The four daughter, A dialogue

Leader: The daughter in search of a usable past. What does she say?
Reader 1 - “Why didn’t the Torah count women among the ‘600,000 men on foot, aside from children,’ who came out of Egypt? And why did Moses say at Sinai, ‘Go not near a woman,’ addressing only men, as if preparation for Revelation was not meant for us, as well?”

Because she already understands that Jewish memory is essential to our identity, teach her that history is made by those who tell the tale. If Torah did not name and number women, it is up to her to fill the empty spaces of our holy texts.

Leader: And the daughter who wants to erase her difference. What does she say?

Reader-2 – “Why must you keep pushing your women’s questions into every text? And why are these women’s issues so important to you?”

“To you,” and “not to me.” Since she so easily forgets the struggles of her mothers and sisters, you must tell her the story of your own journey to the seder table and invite her to join you in thanking God for the blessing of being a Jewish woman.

Leader: And the daughter who does not know that she has a place at the table. Ma hi omeret? What does she say?

Reader 3- “What is this?”

Because she doesn’t realize that her question is, in itself, a part of the seder tradition, teach her that the Haggadah is an extended conversation about liberation, and tell her that her insights and questions are also text.

Leader: And the daughter who asks no questions?

Miriam and the midwives questioned Pharaoh’s edict until today, every question we ask helps us leave Egypt farther behind.“

Bình luận:

- Hội thoại trên nói về bốn người con gái khác nhau ngồi ở cùng một chiếc bàn ăn. Có bốn câu hỏi thôi nhưng nói lên phong trào nữ quyền của thế giới hiện đại. Kinh sách cũ nhưng được áp dụng sáng tạo cho phong trào nữ quyền rất uyển chuyển.

+ Người dẫn dắt hỏi câu hỏi thứ nhất: “Người con gái tìm một quá khứ có thể sử dụng được. Cô ta nói gì? “

Câu trả lời là cô gái đó đặt câu hỏi là tại sao bao nhiêu lời dạy cũ không hề có lời dạy coi trọng người phụ nữ ngang hàng như nam giới? (ở xã hội Do Thái cũ thì phụ nữ không đáng được coi trọng và lời nói của phụ nữ không có giá trị làm chứng trước tòa án Do Thái) . Phải chăng những người viết nên lịch sử đó có quan điểm khác và chưa tạo ra chỗ đứng cho phụ nữ? Như vậy thì chính cô ta cần tạo ra những lời dạy tạo ra chỗ đứng cho phụ nữ!

Rất cách mạng! Rất khôn ngoan!

+ Người dẫn dắt hỏi câu hỏi thứ hai: “Người con gái muốn xóa đi sự khác biệt của cô ta. Cô ta nói gì? “

Tại sao bạn cứ đòi hỏi nữ quyền này nữ quyền nọ suốt thế? Và tại sao chuyện nữ quyền lại quan trọng với bạn thế? Có thể hình dung cô gái này thấy các bạn nữ đấu tranh về nữ quyền là không cần thiết.

Đây là nhóm những người bàn lùi. Ví dụ có một người đưa ra ý tưởng là biểu tình chống Trung Quốc chẳng hạn. Người bàn lùi bảo chuyện đó có gì quan trọng đâu, giải quyết được gì đâu? Họ không hiểu nổi là có quyền lợi của họ ở trong đó.
Sau câu hỏi đó người đọc nói phản biện luôn lại lý luận của cô gái này. Xem phần tiếng Anh bên trên.

+ Người dẫn dắt hỏi câu hỏi thứ ba: “Người con gái không biết rằng cô ta có một chỗ ở bàn ăn. Cô ta nói gì?”

“Cái gì thế này?” Bởi vì cô không biết rằng câu hỏi của cô, chính nó là truyền thống của bàn ăn này. Hãy dạy cho cô ta rằng Haggadah là một cuộc hội thoại nối dài về tư do..

Cô gái thứ ba không biết cơ hội của cô ta. Nhưng ít ra cô còn có sự tò mò và đặt câu hỏi “Cái gì thế này?”

Và người đọc lại có lý luận để phản biện luôn sắc bén. Truyền thống không phải là con chữ chết, mà Haggadah(một truyền thống gì đó liên quan tới giải phóng) là cuộc hội thoại sáng tạo nối dài tới thực tại.

+ Người dẫn dắt hỏi câu hỏi thứ tư: “Người con gái không có câu hỏi nào. Cô ta nói gì?”

Cô gái thứ tư này như một người nô lệ. Cô không đặt câu hỏi.

Người đọc thứ tư trả lời là câu hỏi sẽ đến và giải phóng cô khỏi Ai Cập, hình tượng hóa cho chốn nô lệ. Mỗi câu hỏi cô đặt ra sẽ để Ai Cập lại phía xa.

Thật quá sâu sắc, qua câu hỏi thứ 4 có thể thấy dân Do Thái coi đặt câu hỏi là mở cửa tự do.

- Ngụ ngôn của câu chuyện 4 cô gái và nguồn gốc câu chuyên

Mình tìm được 1 bài lý giải câu chuyện trên. Lý giải rất rõ ràng. 4 cô gái khác nhau có thể đo được bằng 4 loại câu hỏi 4 cô đặt ra: cô khôn ngoan, cô độc ác (thật ngạc nhiên, độc ác ở đây không phải là làm bậy mà chống lại những người làm việc tốt), cô gái đơn giản và cô gái nô lệ.

Cách họ đặt vấn đề cho thấy họ không cứng nhắc tư duy. Dùng kinh sách cũ ứng dụng cho vấn đề mới rất uyển chuyển. Không học vẹt chút nào. Họ có cách suy nghĩ thông minh.

The Four Daughters

Source

JWA / Jewish Boston – The Wandering Is Over Haggadah; Including Women’s Voices

Around our tables sit four daughters.

Wise Daughter

The Wise daughter understands that not everything is as it appears.

She is the one who speaks up, confident that her opinion counts. She is the one who can take the tradition and ritual that is placed before her, turn it over and over, and find personal meaning in it. She is the one who can find the secrets in the empty spaces between the letters of the Torah.

She is the one who claims a place for herself even if the men do not make room for her.

Some call her wise and accepting. We call her creative and assertive. We welcome creativity and assertiveness to sit with us at our tables and inspire us to act.

Wicked Daughter

The Wicked daughter is the one who dares to challenge the simplistic answers she has been given.

She is the one who asks too many questions. She is the one not content to remain in her prescribed place. She is the one who breaks the mold. She is the one who challenges the status quo.

Some call her wicked and rebellious. We call her daring and courageous. We welcome rebellion to sit with us at our tables and make us uneasy.

Simple Daughter

The Simple daughter is the one who accepts what she is given without asking for more.

She is the one who trusts easily and believes what she is told. She is the one who prefers waiting and watching over seeking and acting. She is the one who believes that the redemption from Egypt was the final act of freedom. She is the one who follows in the footsteps of others.

Some call her simple and naive. We call her the one whose eyes are yet to be opened. We welcome the contented one to sit with us at our tables and appreciate what will is still to come.

Daughter Who Does Not Know How to Ask

Last is the daughter who does not know how to ask.

She is one who obeys and does not question. She is the one who has accepted men’s definitions of the world. She is the one who has not found her own voice. She is the one who is content to be invisible.

Some call her subservient and oppressed. We call her our sister. We welcome the silent one to sit with us at our tables and experience a community that welcomes the voices of women.

(Used with permission of the Temple Emunah Women’s Seder Haggadah Design Committee)

Câu chuyện 4 cô gái nói trên do một nhà đấu tranh nữ quyền đặt ra, mô phỏng theo câu chuyện 4 chàng trai ở trong Kinh sách của Do Thái. Như vậy người đấu tranh cho nữ quyền kia lấy luôn cốt chuyện gốc về 4 chàng trai và sửa lại để dùng cho con gái :-)



The Torah refers to four sons: One wise, one wicked, one simple and one who does not know how to ask a question. What does the wise son say? “What are the testimonials, statutes and laws Hashem our G-d commanded you?” You should tell him about the laws of Pesach, that one may eat no dessert after eating the Pesach offering.


What does the wicked son say? “What does this drudgery mean to you?” To you and not to him. Since he excludes himself from the community, he has denied a basic principle of Judaism. You should blunt his teeth by saying to him: “It is for the sake of this that Hashem did for me when I left Egypt. For me and not for him. If he was there he would not have been redeemed.

“What does the simple son say? “What’s this?” You should say to him “With a strong hand Hashem took me out of Egypt, from the house of servitude.

“And the one who does not know how to ask, you start for him, as the Torah says: “And you should tell your son on that day, saying ‘It is for the sake of this that Hashem did for me when I left Egypt.’

-

Sau đoạn 4 cô gái, là câu chuyện kể về lịch sử Do Thái của Kinh Cựu Ước ngắn gọn, đồng thời họ viết lại câu chuyện đó với phiên bản hiện đại nói về những thử thách của thời nay. Tên các nhân vật và thế lực được thay đổi nhưng nói chung cốt chuyện và giá trị vẫn thế. Họ vẫn tìm kiếm tự do và công lý. Đúng chủ đề bữa ăn về công lý xã hội mà.
Ứng dụng kinh sách rất sáng tạo. Nếu viết lại kinh sách với ứng dụng của hiện tại cho đối tượng khác thì quá liên hệ thực tế rồi. Nếu không thì chỉ là con chữ chết.

- Sau đó là đoạn nói về những thử thách cụ thể của xã hội ngày nay và lời cam kết sẽ đem đến giải pháp. Có 10 thử thách như bão Hải Yến, Sinh viên thiếu an ninh lương thực, Áp lực của xã hội đối với LGTB, Nghiện hút…

Sau một loạt các mẩu hội thoại và cam kết sáng tạo như thế rồi mời tới màn ăn uống. Ăn uống như một hoạt động xã hội như vậy có lễ nghi và ý nghĩa.

Kết luận

Nói chung mình thấy rất thú vị về cách tư duy của hội Do Thái. Hiện giờ mình đang thích và suy ngẫm về cách đặt câu hỏi. :-)

Một bữa ăn đơn giản nhưng có ý nghĩa nhiều quá. Không biết bà con dân Việt mình có cách thiết kế nào tương tự không nhỉ? Tới mấy bữa ăn hội hè của nhà mình, nhao nhao vào ăn luôn không nói chuyện gì hay rượu vào lời ra mình thấy hơi có vấn đề.

Làm sao để học sinh Việt Nam đặt được nhiều câu hỏi tốt? Làm sao để khuyến khích việc đặt câu hỏi?

Hiển.

Nguồn http://ytuongdoithuong.wordpress.com...a-an-passover/