Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, kinh Vu Lan và Báo Hiếu được các phật tử sư sãi đọc tụng như một sự nhắc nhở về tích Mục Kiền Liên thảo hiếu. Cũng như kinh về A Di Đà Như Lai, kinh Dược Sư đề cao danh hiệu của Phật trong hạnh nguyện to lớn và sự cứu độ chúng sanh.

Ngẫm nghĩ, đọc được một cuốn kinh hay sách vở thì đọc giả chỉ muốn hiểu được nội dung của quyển sách và áp dụng điều học được vào cuộc sống. Dù quyển sách đó có hay cách mấy thì cũng chỉ cần đọc đi đọc lại chục lần cũng nhớ hết ý chánh của tác giả cần truyền lại rồi hà cớ gì người tu cứ ê a đọc hoài 1 cuốn kinh như 1 cái máy mà không chịu suy nghĩ kinh điển viết gì !
Thí dụ như học nấu ăn từ 1 quyển sách ẩm thực, nếu nấu ăn được rồi thì bỏ sách dạy nấu ăn qua một bên.

Ở đời có rất nhiều sách vở, tài liệu. Trong đó có sách hay, sách dở chứ không phải sách nào cũng viết đúng mặc dù tác giả và nhà xuất bản nào cũng dùng nhiều ngôn ngữ trao chuốt để đưa quyển sách của mình lên cao để lôi kéo danh, lợi.
Cũng như đọc kinh và ngẫm nghĩ kỹ rồi áp dụng vào thực tế đời sống mà không hợp lẽ thì phải xem lại cuốn kinh đó. Ai nói gì cũng tin liền thì mình sẽ bị gạt, dù cho đó là lời của nhân sĩ có danh tiếng, lời của cổ nhân cũng cần kiểm chứng lại qua nhiều khía cạnh. Như vậy thì mới là học hành có trí tuệ, tự học có chủ động mà không bị áp đặt.

Đừng như một cụ già cổ hủ không chịu tiếp thu cái mới. Thời đại hội nhập, thời kỳ công nghệ tân tiến chỉ 1cái nhấp chuột trên vi tính nối mạng là người tu có thể tiếp xúc nhiều chi đạo, tôn giáo khác nhau mà học hỏi. Cứ bo bo giáo lý của mình mà không chịu tiếp thu cái mới lạ thì cũng như nước nghèo mà thi hành chính sách ' bế quan tỏa cảng ' - không bao giờ tiến bộ được.

Đọc kinh Vu Lan Bồn thì biết kính yêu cha mẹ. Đọc kinh A Di Đà, kinh Dược Sư thì niệm hồng danh Phật chứ không cần thiết tụng lại kinh như vẹt, thuộc Bảng cửu chương rồi thì không cần đọc tối ngày làm gì, hiểu ý kinh rồi thì để cuốn kinh đó qua một bên, kiếm sách vở khác đọc tiếp.

Khi biết hiếu thảo, biết trì danh hiệu Phật v.v thì là bắt đầu bước chân vào học đạo. Dần dần tu sĩ trì danh hiệu Như Lai cũng chỉ có chút linh ứng
( hoặc không có cảm ứng gì vì người tu không xứng đáng ) và họ hiểu rằng kêu cầu tới Như Lai mà không chịu tu tâm sửa tánh; không biết hy sinh thời giờ - buông bỏ của tiền danh vọng; không biết tạo phước tích trữ âm đức; tu theo cái rập khuôn cũ kỹ...thì họ cũng chỉ ăn xin được vài cái bánh mà chủ nhà ( Thiêng Liêng ) cũng không muốn mời vô.

Khánh băng
6/8/2014