kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: ***NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG LỄ VU LAN***

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Đai Nâu Avatar của thanhpv
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẤT THĂNG LONG
    Bài gởi
    473

    Lightbulb ***NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG LỄ VU LAN***

    NHỮNG LƯU Ý KHI CÚNG LỄ VU LAN
    ****************************

    1 - Đốt vàng mã trong lễ Vu Lan:
    Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên đã mua cả đống vàng mã với đầy đủ nhà cửa, xe cộ, người giúp việc… để dâng người cõi âm. Tuy nhiên, theo sư thầy ở các chùa, Rằm tháng Bảy không nên đốt quá nhiều vàng mã cho người cõi âm. "Kinh Phật không dạy phật tử đốt nhiều vàng mã. Tuy nhiên, đốt vàng mã là nhu cầu tâm linh có từ lâu đời, nên giáo lý Phật giáo chỉ hướng dẫn, giải thích để phật tử giác ngộ bản chất mà hạn chế dần, giảm thiểu thiệt hại về môi trường và kinh tế, lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày Rằm tháng Bảy"- Đại đức Thích Đức Thiện, Trụ trì chùa Phật Tích ở Bắc Ninh cho hay.

    2 - Cầu siêu và phóng sinh:
    Mỗi mùa Vu Lan, các chùa đều làm lễ cầu siêu, phóng sinh để thể hiện sự từ bi của Phật giáo nhằm cứu khổ, cứu nạn cho các sinh linh. Bạn có thể đến chùa cầu siêu nếu có điều kiện còn không thì có thể làm tại nhà với đồ cúng hết sức đơn giản. Sư thầy Thích Đàm Trung, chùa Phổ Linh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, việc phóng sinh phải do thành tâm làm phúc, cứu khổ, cứu nạn và được làm trong hoàn cảnh ngẫu nhiên, không phải là dịp định sẵn. Việc phóng sinh cũng cần vô tư trong sáng và được thực hiện quanh năm chứ không chỉ vào Rằm tháng Bảy.

    3 - Ăn chay báo hiếu ngày lễ vu lan:
    Theo Đại đức Thích Như Hải Hòa (chùa Phúc Khánh, Hà Nội), mùa Vu Lan ăn chay cũng là một hành động báo hiếu, báo ân. Ăn chay là không ăn thịt cá, không giết hại động vật, chúng sinh là một hình thức từ bi, đem tâm đức đó báo hiếu cho cha mẹ. Ăn chay trong chùa, ngoài đời như nhau, cũng đều là làm việc thiện.

    4 - Dâng gia tiên:
    Theo các sư thầy, mùa Vu Lan không hạn chế đến Rằm tháng 7 là hết mà có thể cúng lễ Vu Lan từ 1/7 đến hết tháng 7 âm lịch, miễn là chọn vào ngày phù hợp, thuận tiện cho gia đình sum họp. Khi cúng Vu Lan tại nhà nên cúng gia tiên trước, vào ban ngày rồi làm lễ phóng sinh và cuối cùng là cúng chúng sinh cho các vong linh không nơi nương tựa, không nhất thiết phải vào buổi tối, có thể cúng ngay sau khi phóng sinh. Mâm cỗ cúng chúng sinh nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ bởi theo giáo lý nhà Phật, cúng chúng sinh là hành động bố thí, chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sinh bị đói khát, bơ vơ lâu không siêu thoát nên nếu đặt lễ cúng trong nhà thì quan thần linh và tổ tiên các nhà sẽ không cho phép. Nếu không muốn cúng chúng sinh tại nhà (nhiều gia đình có quan niệm mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ) thì có thể cúng tại chùa, tất cả các chùa dịp này đều làm lễ cúng cô hồn. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn nên làm lễ Vu Lan ở các chùa trước, bởi ở đó nhờ công đức, thần lực của chư tăng nên hương linh gia tiên được siêu sinh rất tốt. Sau đó mới làm lễ Vu Lan tại nhà. Sư thầy Thích Đàm Trung (chùa Phổ Linh, Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng đạo Phật thường giữ giới, không sát sinh nên thường cúng lễ chay. Nhưng người thường thì cúng chay hay mặn đều được. Vu Lan là lễ cầu siêu báo hiếu cha mẹ, tất cả hài hòa không bắt buộc phải thế này thế kia. Nhưng tốt hơn cả, khi cha mẹ, ông bà còn sống thì con cái chăm sóc sức khỏe, lo miếng ăn, giấc ngủ... đôi khi là cái nắm tay, lời nói trìu mền, lời xin lỗi... thể hiện hiếu đễ của người con với cha mẹ sẽ có ý nghĩa gấp trăm ngàn lần việc dâng mâm cao cỗ đầy cho người đã khuất.

    Lời khuyên & Cảnh báo:
    -----------------------------
    Sắm lễ Vu Lan
    Theo tục xưa, Rằm tháng 7 mọi gia đình đều sắm 2 lễ để cúng:
    - Lễ cúng gia tiên gồm: Hương hoa, rượu xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy.
    - Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa, vàng mã, tiền giấy quần áo chúng sinh.
    _Phùng Thanh_
    Last edited by thanhpv; 07-08-2014 at 01:57 AM.
    http://phongthuydoisong.blogspot.com/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. ĐỪNG CÚNG NỮA, PHẬT KHÔNG ĂN ĐÂU
    By chinhca0910 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 05-02-2013, 07:03 AM
  2. CÚNG gì ngày 16
    By nhutri in forum Đạo Phật
    Trả lời: 99
    Bài mới gởi: 15-06-2012, 11:49 PM
  3. CẦN HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG KIẾN ĐỂ LÀM ĂN ?
    By nlminhz in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 07-09-2011, 11:20 PM
  4. CÚNG DƯỜNG TIỀN CÓ PHƯỚC BÁO KHÔNG?
    By maihoa in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 12-08-2011, 10:33 PM
  5. CÚNG THỊ THỰC
    By botathanhvn in forum Các câu đố về Tâm linh, Huyền thuật, Bùa ngãi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 23-07-2011, 11:24 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •