Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 38

Ðề tài: Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 2



    Phật tử hỏi:

    Bạch thầy mỗi khi con ngồi thiền có những đốm đen tròn đập vào mặt sau đó tan biến rồi lại tiếp tục. Tại sao như vậy xin thầy cách khắc phục. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

    Sư Ông đáp:

    Khi ngồi thiền có những đốm đen đập vào mặt mình rồi tan. Điều này tôi cũng thường nhắc các quý Phật tử, tu thiền lúc ngồi tu có những tướng trạng lạ hoặc thấy đốm đen, đốm trắng thấy rồi tan nó không còn hoài, biết nó là ảo ảnh giả tướng, không phải thật. Do khi mình ngồi tu tâm mình hơi dằn ép 1 chút thì phát ra tướng lạ vậy thôi Không khắc phục cũng không sợ sệt gì tự nó mất, không có gì lạ.. Chỉ Biết đúng như thật nó là ảo ảnh là giả tướng không thật rồi sẽ hết.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 3

    Phật tử hỏi:

    Kính bạch Hòa Thượng qua kinh sách mình thầm nhận nơi thân 5 uẩn này có Phật tánh, như thế có phải mình đã kiến tánh chưa? Nếu chưa thì phải thế nào để kiến tánh? Cuối xin hòa thượng từ bi chỉ dạy cụ thể để chúng con ứng dụng tu hành. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:

    Ngài Phong Nguyệt khóc vì ở trong chúng 500 người. Người thông thì nhiều người kiến tánh thì không có. Thông là thông gì? Kiến tánh là kiến cái gì?

    Chỗ này nếu nói mình nương kinh sách mà hiểu ở mình ở trong thân 5 uẩn có Phật tánh không sanh không diệt hiểu như vậy chưa phải là kiến tánh chỉ là thông hiểu thôi.

    Kiến tánh là đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng không quên không có mất cái thật đó thì lúc đó mới gọi là kiến tánh. Kiến tánh là phải huân tu. Như quý Phật tử có cái thấy cái biết mà không chấp đó là niết bàn, chấp thì không phải niết bàn. Chừng nào cả năm thấy biết không chấp mới là thứ thiệt, giờ phút này chấp , giờ phút khác không chấp thì chưa phải thứ thiệt, cái nhỏ không chấp cái lớn chấp chưa phải thiệt.

    Thiệt hay không thiệt tùy thuộc chỗ mình huân tu sâu dày hay cạn mỏng. Nhiều người nói đạo hay lắm mà gặp chuyện tức nói la nghe om sòm. Kiến tánh là luôn luôn sống được với cái thực đó, thấy rõ như không bao giờ thiếu nó. Cho nên quý vị đọc trong Chứng Đạo Ca Ngài Huyền Giác có nói, giả sử như vòng lửa quay trên đầu thì định huệ Ngài cũng ko mất, quả là kiến tánh là vậy đó, vậy mới làm chủ được giải thoát sanh tử.

    Còn mình biết, nói hiểu biết rồi đó, nhưng biết rồi để đó, còn chuyện thế tình vẫn sống như thế tình, không thể gọi là kiến tánh được.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  2. #2

    Mặc định



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 4

    Phật tử hỏi:

    Kính bạch thầy ngay thực tại rõ ràng thấy biết hằng tâm hằng tỉnh hằng giác đây rõ ràng chân tâm, mà sao trong kinh nói tâm màu nhiệm và diệu dụng vô cùng, tâm là trùm khắp. Vậy tâm là không nơi vì cách 1 khoảng xa là đã không hay biết rồi thì đâu có màu nhiệm gì mà con thấy chỉ bình thường. Kính mong thầy vì con mà chỉ dạy. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:

    Ở đây Phật tử này nhận mình có cái tâm rõ ràng hiểu biết ngay trong hiện tại, tâm đó tầm thường quá tại sao trong kinh lại nói là mầu nhiệm diệu dụng. Qúy Phật tử quên cái tâm hay là Phật , trong nhà Phật nói Phật nhân, Phật quả. Cái tâm bình thường hằng ngày thấy biết rõ ràng nếu mà nhận ra sống được với nó là mới sống được với ông Phật nhân khi thuần thuật 5 năm 10 năm…30 năm… không còn những cái phiền não vô minh che lấp thì lúc đó nó mới có đầy đủ diệu dụng tâm đó mới gọi là tâm Phật diệu dụng như trong kinh tôi thường kể nhất là kinh Pháp Hoa mở đầu Là Ngài Văn Thù kết thúc là Ngài Phổ Hiền. Ngài Văn Thù tượng trưng cho căn bản trí tức là ông Phật nhân, Ngài Phổ Hiền là tượng trưng cho sai biệt trí Phật quả. Phật quả mới độ sanh Phật nhân chưa có độ thành ra diệu dụng là ở Phật quả, không phải Phật nhân. Biết có cái nhân rồi đi đến cái quả. Chứ là nhân không biết thì cái quả cũng khó mà có.

    Như vậy chúng ta tu biết được cái tâm chân thật của mình hằng giác hằng tỉnh không có mê thì mình biết đó là Phật nhân khi thuần thuật nhiều năm nhiều tháng chừng đó mới có những cái diệu dụng đó là Phật quả. Còn ở đây nghi 1 điểm là cái tâm mình sao ở trong giới hạn cơ thể của mình sao nói là trùm khắp, có thấy biết nào ra ngoài hư không đâu mà nói tâm trùm khắp?

    Đó là tại Phật tử này quên tôi hay nói "cái gì có tướng có hình thì cái đó có giới hạn có phạm vi nhất định, còn cái gì ko tướng không hình thì có giới hạn không?” nó không giới hạn thì nó trùm khắp được không? Bởi vì tâm cái biết không tướng mạo không hình dáng thì không tướng không hình nên nói nó trùm khắp. Chớ không phải biết trùm khắp là minh gá lên mây lên núi hay ở đâu nó cũng gá, như vậy không phải. Nhưng thật ra không có nó ai biết là mây, núi, mặt trăng, mặt trời.. ai biết tất cả. Thì như vậy chỗ nào thiếu nó đâu, không trùm là gì? Có cái gì mình thấy mình biết có cái đó thì trùm hết rồi còn gì.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 5

    Phật Tử hỏi : Kính bạch thầy

    a. Ở hội Linh Sơn khi Đức Phật đưa cành hoa sen Tổ Ca Diếp mĩm cười sau đó được Phật ấn chứng. Còn trong Kinh A Hàm thỉnh thoảng Phật có dạy Tỳ Kheo nào thấy lý nhân duyên sinh là thấy pháp…như vậy cái thấy cái ngộ của Tổ Ca Diếp và cái thấy của Tỳ Kheo thấy được duyên sinh 2 cái khác hay giống nhau?

    b. Thỉnh thoảng trong Kinh A Hàm sau khi được nghe Phật thuyết pháp thì có những người chứng đạt được quả Tu Đà Hoàn, A Na Hàm.. như vậy các trường hợp đốn ngộ này có đồng với tinh thần đốn ngộ của Thiền Tông sau này không? Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:

    a. Cái thấy cái ngộ của Tổ Ca Diếp và cái thấy của Tỳ Kheo thấy được duyên sinh 2 cái khác khác nhau

    Tại sao khác nhau? Ngộ là ngộ được cái Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm. Cái đó ở đâu? Là ở nơi mình .

    Còn thấy pháp duyên sinh cái đó ở đâu? Ở sự vật bên ngoài thành đó thấy được pháp tánh thấy được lẽ thật của các pháp. Còn ngộ là ngộ được cái thật của con người. 2 cái khác nhau

    b. Trong Kinh A Hàm nói có những vị nghe Phật giảng liền chứng được Tu Đà Hoàn ngay tại chỗ ngồi. Đối với các thiền sư có khi trong hội vừa hỏi và được trả lời ngộ liền. 2 cái ngộ chứng đó khác nhau.

    Khác như thế nào? Vì ngộ chứng Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn dịch là Thất Lai tức là còn 7 lần trở lại trần gian nữa hoặc là dịch Nhập Lưu là vào dòng thánh. Nghĩa Tu Đà Hoàn là khi mình ngộ được lý đạo ngang đó tu không còn thối chuyển tiến mãi trên con đường đạo đức giác ngộ không có lui xụt gọi đó là Tu Đà Hoàn. Tiến lên đường Thánh đó là Thánh của Tứ Đế hay là thánh tứ quả Thanh Văn. Còn người đốn ngộ không phải ngộ để đủ lòng tin tu rồi chứng quả Thanh Văn, mà ngộ ngay nơi mình có ông Phật tức là Phật nhân nếu mình tu đến chỗ viên mãn sẽ thành Phật quả chớ không qua tứ quả Thanh Văn cho nên 2 cái khác nhau. Cái kia ngộ chứng được Quả Tu Đà Hoàn tiến mãi tu chứng A La Hán, còn đây ngộ mình có Phật nhân tu tiến đến cuối cùng là thành Phật .

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  3. #3

    Mặc định



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 7

    Phật Tử hỏi :

    Kính bạch Thầy trước kia con không thấy được nhân quả sau thời gian tu tập con đã thấy được nhân quả con loại trừ tâm hữu con xài tâm vô , gần đây con khám phá ra được con có thanh kiếm trí tuệ, con rất mừng vì đã thấy được nhân quả nhưng vẫn còn lặn hụp trong đó chưa thoát ra được vì kinh tế hoàn cảnh sức khỏe, nên muốn thoát mà thoát không nổi miệng vẫn còn ăn mặn hoài. Mong Hòa Thượng từ bi tiếp ánh sáng cho con để con nhận làm điểm tựa cố vương lên giữ cuôc đời lắm đau thương. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:

    Phật tử này rất là hiền lành thật thà thấy sao nói vậy, hồi chưa tu chưa hiểu nhân quả, tu rồi hiểu nhân quả dùng tâm vô trừ tâm hữu, biết mình có trí tuệ.

    Tôi cũng giảng rõ quý Phật tử nắm rõ hơn. Tâm hữu là tâm thấy có mình thật, có tốt có xấu đều thật.. tất cả những cái hữu đó gọi là tâm hữu. Còn tâm vô là thấy theo Bát Nhã nghĩa là tất cả pháp duyên hợp không thật cho nên được kiếm trí tuệ thì đó mừng, tốt , đó là bước tiến thứ 1.

    Nhưng đến đoạn thứ 2 vì thấy được nhân quả nhưng vẫn còn lặn hụp trong đó chưa thoát ra được. Lý do kinh tế hoàn cảnh sức khỏe…thấy thì thấy mà cứ vẫn ăn mặn hoài. Thì cái điều này là đa số mắc phải chứ không phải 1 người nào. Đạo thấy hay muốn tiến lắm mà động tới là thiếu ăn thiếu mặc, hoàn cảnh gia đình, bịnh hoạn..tiến không nổi.

    Điều này tôi xin góp ý với quý Phật tử, ai cũng ở trong hoàn cảnh kinh tế chật vật hết, chứ không phải cũng sung túc không phải riêng ai. Hoàn cảnh gia đình người nữ thì chồng con, người nam thì vợ con, xã hội, thế gian này nói ra không có người nào không bệnh đâu? Người nào cũng có bệnh ít, bệnh nhiều..Như vậy tại sao người ta tu được mình tu không được? Phải tìm ra lý do đó . Tại sao người ta cũng trong hoàn cảnh kinh tế chật vật, gia đình, cũng bệnh nhưng vẫn tu được? Mình tu không được là cái lỗi gì? Đó là cái chúng ta phải truy nguyên, tìm ra thì tu được chứ không có gì hết . Thì quý vị truy nguyên ra chưa? Chưa, là có gì lạ?

    1 thiếu gan dạ. Nghe bệnh không dám ăn chay, nên ăn mặn hoài. Sợ nghèo kinh tế chật vật cho nên không rảnh tu, lo làm. Như vậy thì sợ kinh tế thiếu là cái yếu cho nên rồi tu ko được vì sợ đau ko dám ăn chay tu ko được.

    2 là còn chấp ngã to. Bởi thấy mình là thật là quý cho nên sợ mình nghèo, sợ bịnh rồi chết, sợ mất cái ngã, sợ cái ngã khổ cho nên không dám tu. Bây giờ gan lên 1 chút thấy cái ngã không ra gì, thì tu được chứ có gì đâu, phải không? Đó là cái lẽ quý Phật tử hiểu cố gắng vương lên chứ không phải ai hơn mình đâu, ai cũng có hoàn cảnh na ná vậy.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 8

    Tăng hỏi:
    Bạch sư ông xin sư ông chỉ dạy cho con để con học thêm:
    1. Khi con ngồi thiền con cảm nhận 1 luồng hơi nóng phát ra từ sau 2 mang tai?
    2. Lỗ tai con thỉnh thoảng hay nghe tiếng không không chừng đôi 3 phút, bạch sư ông có phải chăng con sắp phát khùng?
    3. Luồng quả hầu đi như thế nào?
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:
    1. Thật ra khi mình ngồi tu có những cảm giác trong những sách Thiền thường dạy. Có khi cảm giác lạnh, nóng hoặc phát xuất 2 bên mang tai hoặc phát xuất từ dưới xương cùng theo lằn xương sống chẳng hạn. Những cái đó là những tướng do công phu ngồi tu phát hiện , có cảm giác bất thường như vậy, mà những tướng đó là không thiệt. Nếu không quan tâm, không chú ý thì lâu lầu nó tan thôi. Còn nếu mình sợ, mừng đều là gốc của bệnh.


    2. Lỗ tai nghe tiếng không không đôi 3 phút có sắp khùng không? Thì điều này nếu nghe những tiếng nói ở bên lỗ tai trong khi mình tọa thiền, ai chú ý lắng nghe những tiếng đó chấp đó là Phật nói pháp, chấp đó là Bồ Tát nói pháp cho mình nghe. Chấp như vậy thì 1 ngáy khác sẽ điên.

    Bởi vì những tiếng đó nói lên thần kinh mình hơi yếu cho nên mới nghe được những tiếng đó, chấp đó riết mình đi tới đi lui đứng nói lảm nhảm. Bởi nghe lỗ tai nói chuyễn rồi mình nói lảm nhảm thành điên hồi nào không hay. Chính hồi xưa tôi có 1 người bạn đồng tu đang đi với mình thì họ noi “ đó đó tôi nghe họ nói vậy đó..” tôi khuyên mấy lần nhưng không được rốt cuộc vị đó điên. Điên vì tại chấp tiếng nghe như người ta nói pháp cho mình nghe, bởi vì có nhiều người nghĩ rằng trong giấc mộng hay trong khi mình tu có Phật có Bồ Tát đến nói pháp cho mình nghe là quý là cao siêu, rồi lắng nghe riết rồi nói chuyện lảm nhảm với mấy người đó, thiên hạ trước mặt mình thấy mình lảm nhảm là biết mình thành điên mất rồi.


    Như vậy thành điên hồi nào không hay, tưởng đâu mình tỉnh rõ ràng mình đã điên. Vì vậy cho nên dè dặt đừng theo mấy tiếng bên ngoài.

    3. Còn tu hành mà nói quả hầu gì đó. Cái đó là tu của ngoại đạo chứ không phải tu theo Thiền Tông .
    Thiền tông thì không có nghĩ đến đường quả hầu đi ở đâu hết. Chỉ là yên lặng vọng tưởng của mình tâm tỉnh sáng là đúng, còn nghĩ đến những chuyện kia là sai.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  4. #4

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 9



    Phật Tử hỏi:
    Kính bạch thầy trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy Ngài A Nan cách mở gút nói rằng : 6 gút mở hết thì 1 cũng không còn. Tại sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi sang Trung Hoa với nhiệm vụ phá kiến chấp đối đãi 2 bên của chúng sanh. Tại sao còn quải 1 chiếc giày như vậy Ngài vẫn còn mang 1 cái, còn 1 là còn lại đối với 2. Xin thầy từ bi chỉ dạy để khai thông chỗ này cho con.
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

    Sư Ông đáp:

    Ở trong kinh Lăng Nghiêm Phật dạy mình mở 6 gút, nảy giờ tôi dạy Qúy Phật tử mở 6 gút chưa? Dạy chỗ nào? Thấy nghe mà chấp, thấy biết mà chấp .. thấy, nghe ,gửi ,nếm, xúc chạm.. mình chấp thì đó là gút, còn không là sao? Là mở 6 gút rồi.

    Bởi vậy kinh Lăng Nghiêm nói 6 căn là gốc của luân hồi sanh tử, 6 căn cũng là nhân giải thoát luân hồi. Thì như vậy nó là chỗ làm cho mình đi trong luân hồi sanh tử chính nó cũng giải thoát sanh tử chứ không ở đâu xa hết. Vì vậy hổi nảy tôi nói đại khái không hết 6 gút, kinh Lăng Nghiêm nói rõ 6 gút.

    Kinh Lăng Nghiêm nói 6 gút mở thì 1 cũng không còn. Tại sao hình ảnh Tổ Bồ Đề Đạt Ma Ngài 1 đôi dép mà không quải hết, mà quải 1 chiếc như vậy là không còn chấp 2 bên, nhưng còn 1 chiếc là còn 1 cái tức là đối với 2. Thì câu nói đó rất rõ, hay.

    Nhưng thế này Tổ muốn dùng hình tướng để nói lên cái ý chí lý tưởng của mình, chớ không phải Tổ dạy cho mình cái chỗ hoàn toàn cứu kính như lời Phật đã dạy ở trong kinh. Tổ muốn cho tất cả thấy rằng chúng ta đau khổ vì chấp 2 bên, nếu dứt chấp 2 bên thì không còn đau khổ nữa. Cho nên tượng trưng quải 1 chiếc dép chớ chưa phải nói chỗ cứu kính hết 2 cũng không còn 1. Là phương tiện chỉ chúng ta chấp 2 bên là còn khổ, không chấp 2 bên là hết khổ.

    Tôi nói ví dụ như hiện giờ nếu Qúy Phật tử thấy người ta khen là quý, là mừng là vui. Khi bị người ta chê thì sao? Buồn khổ. Mừng vui khi được khen thì sẽ buồn khổ khi bị chê. Trong thế gian này mọi người trong chúng ta được thiên hạ khen hết không? Nếu người nào hơi giống giống như mình, gần mình thì khen mình. Ngược lại thì chê mình phải không?

    Mấy chú uống rượu thì khen mấy chú uống rượu giỏi, uống rượu nhiều phải không? Mấy chú ăn trộm thì khen mấy người ăn trộm hay lấy tiền người ta được nhiều. Còn mấy người tu , người nào tu dở khen người tu hay. Thì như vậy mấy chú uống rượu không bao giờ khen ông thầy tu, có khen không? Nếu mình được những bạn đồng tu khen mình vui, gặp những người không đồng tu họ chê thì sao? Buồn.

    Bây giờ nếu bạn đồng tu mình khen thì mình cũng thấy đó là khích lệ mình, tu thôi chớ có gì đâu, thôi ráng tu không có mừng. Còn nếu người không đồng tu mình chê thì mình nói đó là thử thách coi mình tu thiệt hay tu giả. Nếu tu giả nóng giận, tu thiệt mình không giận, bây giờ mình tu thiệt đừng giận ai hết.

    Phật tử chịu tu thiệt không? Mình tu ai khen thì chịu, ai chê thì giận. Gỉa sử bữa nào ăn chay bị láng giềng người ta nói “ giả bộ ăn chay, miệng ăn chay trong bụng không ăn chay” nói vậy cái giận liền phải không? Muốn phá người ta, người ta tu muốn phá. Mà họ có phá đâu, họ thử mình tu thiệt hay tu giả, tu thiệt thì họ nói thì họ nói, mình thiệt mình biết. Nhưng Phật tử cứ chịu giả không chịu thiệt, muốn cho ai cũng khen hết. Nhiều khi người ta khen cho mình vừa lòng thì cũng vui nữa. Bởi vậy cho nên còn vui là còn khổ, mà còn vui, khổ thì trên thế gian này chắc không bao giờ hết khổ phải không? Bởi vì đâu ai khen mình hoàn toàn 100 người khen nhiều lắm 40-50 người, còn 50-60 người kia chê thì sao? Thì khổ nhiều. Bởi vậy đừng có màng cái khen chê mà sống với cái tâm an như thanh tịnh thì người đó là người hết khổ , cho nên mới nói buông được 2 bên là hết khổ.

    Đó là sự thật, còn thí sụ thứ 2 nữa là nghĩ tới cái nghèo cái giàu. Thấy người ta giàu mình nghèo khổ không? Bởi mình nghĩ giàu nghĩ nghèo cho nên ai cũng muốn giàu mà không chịu nghèo, mà lỡ nghèo thì than thân trách phận đủ thứ hết. Bây giờ mình đừng thấy cái giàu nghèo, lo làm ngày 2 bữa cơm viu vẻ sống đạo đức gọi là “ An Bần Lạc Đạo” đó.

    Thì như vậy có khổ không? Đâu có khổ ,nghĩa là mình chấp nhận mình không phải lười biếng, không trốn trách nhiệm mà làm hết sức mình được bao nhiêu sống bấy nhiêu không than không trách. Có tiền nhìu ăn ngon tiền ít ăn dở cũng sống thôi, người ta có thịt có cá, mình không có ăn rau muống nước tương cũng sống vậy phải không? Mà tâm mình an thì không có buồn, không khổ… thì đau có bệnh hoạn. Như vậy mình không chấp giàu chấp nghèo cũng hết khổ. Tóm lại cái gì còn thấy 2 bên là còn khổ.

    Nếu thấy đẹp thấy xấu khổ không? Giả sử mình được cái phước là đẹp rồi thấy hãnh diện, mai mốt mình già suy yếu mình xấu lại, qua trận bệnh già gầy còm. Chấp cái đẹp trước mình vui thì cái xấu sau mình khổ. Còn nếu không đủ phước mình xấu , người khác đẹp hơn mình thì sao? Thì thôi khổ dài dài, khổ không có ngày ra, thì như vậy càng chấp đẹp chấp xấu càng khổ. Cho nên không chấp 2 bên là hết khổ.

    Đó là ý nghĩa mà ở đây tôi nói chư Tổ muốn cho mình đừng dính 2 bên, không dính 2 bên là hết khổ. Đó là 1 lẽ thật, mà lẽ thật đó chưa nói đến chỗ tột cùng cứu kính của Phật muốn dạy. Muốn nói giai đoạn đầu mình thoát được 2 bên thì mình sẽ hết khổ, ra khỏi vòng trần lụy này.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  5. #5

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 10



    Phật Tử hỏi: Con có điều khuất mắt kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được rõ. Những người ngoại đạo họ giống với đạo của họ nhưng họ luôn hướng về chân lý và luôn sống với chân lý với những người đó họ mất thì có được giải thoát không? Kính xin Hòa Thượng hướng dẫn.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp: Câu hỏi không rõ lắm, nhưng tôi tạm nói cái ý cho quý vị thấy “có những ngoại đạo họ tin và trung thành với đạo họ, nhưng lúc nào cũng hướng về chân lý khi chết họ có được giải thoát không?”

    Thì điều này không sáng sủa lắm tôi sẽ nói đại khái cho quý Phật tử hiểu. Người theo 1 tôn giáo nào đó và trung thành với đạo đó. Nếu mà họ ứng dụng những điều dạy trong tôn giáo đó mà hợp với chân lý đúng với tinh thần giải thoát họ trung thành và làm theo họ được giải thoát. Còn nếu những lời dạy của tôn giáo đó không đúng với tinh thần giải thoát và họ làm theo thì nhất định không giải thoát.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 11

    Phật Tử hỏi: Kính bạch thầy mong thầy vì chúng con mà chỉ bày để tâm chúng con không rơi vào sự hoang mang trong công phu. Bạch thầy trong khi thầy dạy biết vọng thì buông, vậy khi không có vọng thì tâm là sự tự nhiên. Tự nhiên đó là tâm tánh nhưng tại sao trong khi ngủ lại không rõ biết, đã gọi là tánh thì không tăng không giảm. Mong thầy vì chúng con giải bày.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:
    Nói rằng biết vọng thì buông, khi buông thì tâm lại tự nhiên. Thí cái điều này Phật tử chưa nắm vững cái hướng tôi nói. Tôi nói biết vọng buông và mình không theo vọng, khi buông vọng rồi, vọng không khởi thì lúc đó sao? Lúc đó nói tự nhiên mà sự thật lúc đó buông vọng khởi nữa thì mình biết lúc này không có vọng.

    Khi dấy lên mình thấy mình buông, khi không dấy lên thì biết không có vọng. Mà vọng dấy biết có vọng buông, vọng lặng biết không vọng thì có tự nhiên hay là hằng biết. Cho nên tôi thường ví dụ tôi nói: Tôi đang ngồi ở trong thất, thì có 1 số Phật tử vô hỏi đạo lý, Phật tử tới tôi biết có Phật tử tới. Hỏi đạo lý xong Phật tử xá lui ra hết thì lúc đó tôi biết Phật tử ra hết. Thì biết có Phật tử hỏi đạo biết Phật tử ra hết là ai biết? là chủ nhà biết, thì bây giờ có vọng lên biết không theo, buông nó thì biết lúc này không có vọng, tự nhiên sao được. Chủ nhà sờ sờ đó mà quên thì như vậy đâu có gì mà tự nhiên.

    Ở đây lại hỏi tự nhiên đó là tâm tánh, cái đó không phải là tự nhiên mà là hằng biết, mà hằng biết mà sao khi ngủ lại không biết. Khi ngủ phải đóng cửa, bởi đóng cửa biết mà biết 1 cách mờ mờ ví dụ như ở trong nhà mình đốt ngọn đèn mà khi cửa đóng rồi ở ngoài thấy không? Không thấy, nhưng mở hé cửa là thấy, thấy trong nhà sáng. Như vậy quý Phật tử thấy khi mình ngủ 6 căn đóng cho nên mình không biết, nói không biết nhưng 1 cái động mình đang ngủ mà người nào hơi nhạy nhạ người khác mở đèn là giật mình. Như nếu không có cái đó thường xuyên ở mắt thì làm sao người ta mở đèn mà mình giật mình, người ta kêu mình giật mình, gõ vào tay chân mình giật mình. Thì nó có mà nó yếu vì 6 cửa đóng chớ không phải là không vì vậy cho nên nó không có tướng nên không tăng không giảm.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhanhoa123 Xem Bài Gởi
    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 10



    Phật Tử hỏi: Con có điều khuất mắt kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được rõ. Những người ngoại đạo họ giống với đạo của họ nhưng họ luôn hướng về chân lý và luôn sống với chân lý với những người đó họ mất thì có được giải thoát không? Kính xin Hòa Thượng hướng dẫn.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp: Câu hỏi không rõ lắm, nhưng tôi tạm nói cái ý cho quý vị thấy “có những ngoại đạo họ tin và trung thành với đạo họ, nhưng lúc nào cũng hướng về chân lý khi chết họ có được giải thoát không?”

    Thì điều này không sáng sủa lắm tôi sẽ nói đại khái cho quý Phật tử hiểu. Người theo 1 tôn giáo nào đó và trung thành với đạo đó. Nếu mà họ ứng dụng những điều dạy trong tôn giáo đó mà hợp với chân lý đúng với tinh thần giải thoát họ trung thành và làm theo họ được giải thoát. Còn nếu những lời dạy của tôn giáo đó không đúng với tinh thần giải thoát và họ làm theo thì nhất định không giải thoát.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ



    IMG]http://dl7.glitter-graphics.net/pub/1785/1785687ic4msukw74.gif[/IMG]

    Đôi lời chia sẻ. chúng ta nên thận trọng khi dùng ngoại đạo /tà kiến.



    Tiếp đi huynh nhanhoa123 ơi .



    thân
    Nhất Tự kiến NHƯ LAI,
    Nhất VÔ qui vị ĐẠO.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mucdong Xem Bài Gởi
    Đôi lời chia sẻ. chúng ta nên thận trọng khi dùng ngoại đạo /tà kiến.



    Tiếp đi huynh nhanhoa123 ơi .



    thân
    Cảm ơn bạn đã nhắc nhở

    THÂN

  8. #8

    Mặc định



    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 12

    Phật Tử hỏi: Kính bạch thầy xin thầy thương xót dạy rõ 2 ý nghĩa sau

    1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy “làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây” trong kinh Lăng Nghiêm con lại nghe thầy giảng thân cha mẹ sinh ra này như hạt bụi trong hư không như hòn bọt trong biển cả. Vậy là như thế nào? kính xin thầy giảng rõ cho chúng con.

    2. Kính bạch thầy khi con ngồi tụng kinh hoặc ngồi tọa thiền thì con hơi lặng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không. Vậy có sai không?

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:

    1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy thân này khó được như rùa mù tìm bọng cây, nghĩa là rùa mù không phải đi tìm được liền liền mà 100 năm mới trồi đầu lên 1 lần, khi đó trên mặt biển cái bọng cây đương theo sóng gió mà trôi dạt. Thì như vậy chừng nào rùa mù tìm được bọng cây? Khó vô kể, cũng vậy đứng về mặt thân này, người học đạo phải hiểu cho thật kỹ nó không quý mà cũng rất quý. Mọi lần tôi có dùng thí dụ: giả như chúng ta đi ra biển bất thần bị sống bão, chúng ta bị chìm thuyền bất chợt vớ được gốc cây mục. Trong khi mình đang chơi vơi ngoài biển cả gốc cây mục đối với mình quý hay không quý? Ai cũng biết gốc cây mục thì không quý nhưng lúc mình đang chơi vơi rất quý. Nhờ đeo gốc cây mục đó sẽ đươc người ta cứu vớt mình hoặc đeo theo gốc cây mục đó mà sóng gió sẽ tạt vào bờ. Thì gốc cây mục trong khi đang chơi vơi thì rất là quý, khi mình đến bờ thì sao? Có ai vác lên vai đem về cho bà con thấy không? Như vậy nó quý ở chặng nào? Và không quý ở chặng nào?

    Nó quý ở chặng mà mình cần tu đó mình còn đương mê lầm mới tỉnh, mới biết đạo rồi thân này hoại đi thì đâu kịp cho nên lúc đó phải quý. Quý để mượn thân này làm phương tiện tu hành bởi vậy Phật cấm Phật tử không được tự tử là vậy đó. Vì được thân này là quý mình chưa tu tới đâu mà tự tử thì uổng, trở lịa được thân này đâu phải là dễ, cho nên rất là quý.

    Nhưng khi mình đạt đạo rồi thì thân này còn quý nữa không? Thì ở đây trong kinh Linh Nghiêm mà quý thầy giảng nói thân này như hòn bọt như hạt bụi trong hư không đó là tại ngộ đạo rồi thành ra thấy nó không ra gì. Đó là 2 trường hợp thân rất quý trong khi còn mê vừa và tỉnh tu thì nó là quý. Nó hết quý khi ngộ rồi thấy nó là hư dối tạm bợ không còn qúy nữa.

    2. Phật tử này hỏi rằng khi tọa thiền lắng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không thì cái này sai tuốt rồi. Hư không có động đâu mà lắng nghe, phải không? Lắng nghe cái động của hư không là không trúng, bởi vì hư không là hư không nó không có động. Động là âm thanh động.

    Mình ngồi thiền là dùng cái trí để nhìn lại niệm khởi thì không theo còn niệm không khởi thì yên lặng thì đúng. Đây là chinh phục ngay nơi nội tâm của mình, còn không thì mượn hơi thở để nương và quên nghĩ. Thì đó là những phương tiện, chớ còn để lắng nghe hư không thì không được, hư không là không âm thanh mà nghe cái gì?

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  9. #9

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 13



    Phật tử hỏi:
    1. Thưa thầy nếu niệm khởi là sanh diệt nhưng sao Ngài Huyền Giác lại nói có phân biệt nhưng không phải ý? Hoặc cũng biết vui buồn nhưng đừng để nọc độc vui buồn thấm vào chân tâm như vây có mâu thuẫn không? Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ.

    2. Thưa thầy tại sao lại nói biết vọng đừng theo đã đầy đủ giới định tuệ tự tánh. Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ.

    3. Trong kinh “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” có nói “Đừng bắt Phật đi tìm Phật “ chúng con chưa được rõ xin thầy từ bi giảng cho chúng con hiểu.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:
    1. Niệm khởi là sanh diệt nhưng sao Ngài Huyền Giác lại nói có phân biệt nhưng không phải ý? Vị này đã hiểu lầm cái phân biệt của ý và cái phân biệt không phải ý. Cái phân biệt của ý là phân biệt tốt xấu, hơn thua, phải quấy…thì phân biệt đó là ý. Còn cái phân biệt không phải ý như tôi thường ví dụ có tấm gương soi mọi người, như quý Phật tử nhìn lên đây cái tay tôi là tấm gương, quý vị sẽ thấy hình bóng của quý vị. Mà hình bóng quý vị trong gương là 1 khối hỗn độn hay là cái nào ra cái nấy? Hình người nào ra người đó, bóng người nào ra người nấy.

    Như vậy bóng người nào ra người nấy đó là phân biệt hay không phân biệt? Phân biệt không? Mà phải ý không? Gương nó có động đâu. Như vậy thì cũng thấy rõ trắng đen mà không phải phân biệt chớ không phải lúc đó không biết gì hay lúc đó là khối hỗn độn, cho nên Ngài Huyền Giác nói phân biệt mà không phải ý là chỗ đó đó.

    2. Tại sao lại nói biết vọng đừng theo đã đầy đủ giới định tuệ tự tánh. Xin thầy từ bi giảng cho chúng con được rõ. Nếu đầy đủ giới định tuệ tự tánh như Đức Lục Tổ thì khỏi cần biết vọng đừng theo, còn bây giờ giới định tuệ chỉ là ở ngoài miệng thì thôi đừng theo vọng giùm tôi.

    3. “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” có nói “Đừng bắt Phật đi tìm Phật” chúng con chưa được rõ xin thầy từ bi giảng cho chúng con hiểu.

    “Đừng bắt Phật đi tìm Phật” là thế này chúng ta lâu nay có cái niệm nghĩ rằng Phật ở thế giới cực lạc, thế giới này thế giới kia.. cho nên mình mong mỏi gặp Phật. Nhưng với tinh thần của “6 Cửa Vào Động Thiếu Thất” hay là nói của Tổ Đạt Ma thì nói “tức tâm tức Phật” nhân tâm mình đã là Phật thì phải xoay lại đó nhận ra nơi đó chứ đừng đem tâm đi tìm Phật, tâm mình đã là Phật rồi mà tìm Phật ở ngoài nữa tức là bắt Phật đi tìm Phật. Mà phải xoay lại phải nhận rõ tự tâm mình “tức tâm tức Phật” thì đủ rồi chớ đừng đi tìm ở ngoài.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  10. #10

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 14



    Phật Tử hỏi:

    Trong quyển “Pháp Bảo Đàn Kinh” của thầy Mãn Giác ở Hoa Kỳ có nêu 2 việc làm.

    1. Đức Lục Tổ là người Việt Nam.

    2. Chính Ngài Thần Hội đã sáng tác 28 vị Tổ Tây Trúc

    Con kính xin thầy từ mẫn chỉ bày cho con 2 ý này.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:

    1. Tôi không có nói thầy Mãn Giác nói trúng nói trật gì hết. Mà tôi chỉ nói rằng Đức Lục Tổ là người Việt Nam hay là người Trung Hoa không quan trọng. Mà quan trọng chúng ta có tu được đúng như lời Lục Tổ dạy hay không. Nếu Lục Tổ dạy chúng ta tu được như Ngài thì cái đó là cái xứng đáng còn ngồi đó cãi Ngài là người Việt Nam hay người Trung Quốc mà không chịu tu thì không có lợi gì. Trọng tâm của tôi là phải tu được những lời Ngài dạy thì mới quý giá, cãi hoài lấy đâu bằng chứng cãi hoài mệt phải không?

    2. Ngài Thần Hội đã sáng tác 28 vị Tổ Tây Trúc? Câu hỏi này mang tính cách lịch sử , tôi nghiên cứu đã thấy rõ cái lối nói này là lối nói lệ thuộc của 1 vài học giả sau này. Sự thật chúng tôi đọc ở trong quyển “Đại Chỉ Quán” của Ngài Thiên Thai Trí Gỉa đại sư, Ngài sanh đời Tùy trước Lục Tổ. Lúc đó Tổ Bồ Đề Đạt Ma chưa sang nữa, ngài đời Trần đến đời Tùy trong quyển “Đại Bát Nhã” là “Đại Chỉ Quán” gọi là “Ma Ha Chỉ Quán” về phẩm thứ nhất đã có kể 26 vị Tổ Ấn Độ, quý vị nào chịu khó đọc quyển đó sẽ thấy. Trước đó đã có 26 vị thì tới khi Tổ Đạt Ma nói 28 vị là hợp lý 100% tại sao nói Ngài Thần Hội sao này tạo ra? Đó là lối nói chưa có nghiên cứu kĩ.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  11. #11

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 15



    Phật Tử hỏi:
    Người tu theo Phật nên nghĩ thế nào về bói toán, tử vi, địa lý ?
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:
    Câu hỏi này trúng bịnh với hiện tại rất nhìu. Nếu Phật tử tin sâu lý nhân quả thì đối về vấn đề bói toán địa lý có quan hệ không? Nếu mình tin tử vi bói toán địa lý thì tin sâu nhân quả chưa? Nhân quả là cội nguồn khổ đau hay an vui, nếu mình tạo cái nhân xấu đó là cái nhân để đưa đến khổ đau, mình tạo nhân tốt là nhân đưa đến an lạc. Nếu tin sâu điều đó mỗi ngày nhìn lại mình có tạo nhân xấu hay không để mình chừa, tránh còn biết cái nào tốt mình cố gắng mình tạo làm thì bao nhiêu đó quá đủ rồi. Còn cái bói toán tử vi địa lý chỉ là phần phụ bên ngoài giả sử trúng cũng chỉ là trò chơi thôi à, quý vị nhớ mấy ông thầy bói hay mấy người đoán tử vi cũng vậy. Tôi hồi xưa cũng có quen 1 ít người họ coi tay coi tướng, họ nói coi tay coi tướng cũng trúng lắm nhưng mà với điều kiện là cái người đó khi thấy có cái tướng hay hiện ra trong chỉ tay lành hay dữ thì họ nói nhưng nếu từ ngày cho đến ngày kia mà không xảy ra chuyện gì bất thường thì nó trúng, còn xảy ra bất thường thì trật. Ví dụ từ ngày cái tay hiện ra 3 năm sau hay 6 tháng sau có điều lành, thì đoán ông hay bà sẽ gặp những điều tốt, nhưng từ đây đến đó mình phải làm điều tốt thì đến đó tốt nếu mình làm điều xấu thì không có tốt nữa.

    Ví dụ từ đây đến đó mà giết người thì cái tốt đó còn nữa không? Thì như vậy cái tốt hay cái xấu nó sẽ hiện đúng khi mình không làm cái gì nó quá mạnh quá nặng, còn mình làm cái gì mạnh nặng thì nó đổi. thì như vậy nó đổi theo cái gì? Theo cái nhân, nếu làm nhân ác thì cái tốt biến thành xấu, còn nếu làm thiện thì nhân xấu sẽ thành tốt. Thì như vậy tin nhân quả hay bói toán cái nào nên tin hơn, vậy mà rồi Phật tự cứ băn khoăn cứ coi năm tới khá ko? Hay lo hay nghĩ đến năm tới năm trên là tại mình có cái tham muốn năm sau giàu hơn năm này, muốn dọa dẫm năm tới phát tài hay không? Chứ mình cứ nghĩ cái nhân mình tốt thì quả sẽ tốt cứ sống làm điều tốt thôi, rồi cái quả sẽ tới khỏi cần coi bói gì hết.

    Cho nên cái bói toán tử vi địa lý nó chỉ là phần phụ, không có đáng mà cái chủ yếu là nhân quả. Vì vậy người Phật tử chân chánh tin nhân quả rồi thì mấy cái kia là trò chơi khỏi tốn tiền vô ích. Còn người nào mà cứ đi tìm bói toán hoài thì biết đó không phải, không tin nhân quả, mà không tin nhân quả thì xứng đáng là Phật tử chưa? Sao vị quý nói yếu quá, không dám nói mạnh. Nếu Phật tử chân chính thì tin sâu nhân quả, mà tin sâu nhân quả thì mấy cái đó là trò chơi không đáng khỏi tốn tiền vố ích. Thay vì coi tử vi tốn 10.000 ngàn đồng, đem 10.000 ngàn đồng giúp cho người bệnh có phước hơn . Làm nhân lành thì có quả lành, còn hơn đi coi tử vi có biết gì đâu, còn nếu có biết mà nói phân 2 vậy đó ờ từ đây đến ngày kia nếu bà hay ông không làm gì tội ác thì chừng đó được quả tốt, còn nếu làm ác thì nó đổi. Thì thôi để mình lo tu sướng hơn, đi coi chi tốn tiền mắc công lo. Bởi vậy nhiều Phật tử chân chính không nên để phí thì giờ, tiền của trong những việc nó không có chân thật.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  12. #12

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 16



    Phật Tử hỏi:
    Kính bạch Hòa Thượng con là 1 Phật tử mới vào đạo, kính xin Hòa Thượng giải đáp cho con những thắc mắc sau:
    1. Con thường nghe nói “nhất nhân cử đạo cửu huyền thăng” câu này có đúng với Phật pháp không? Vì theo con hiểu “ai ăn người ấy no”.

    2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

    3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa. Nếu không người chết vẫn còn bị đau đớn và họ sẽ phát sanh về cảnh giới xấu, điều này có đúng không? Và nếu không đúng thì để người chết khoảng bao lâu mới được đụng tới? Sau đó nên hay không nên coi giờ tẩm liệm và chôn cất.

    4. Việc phá địa ngục như trong 1 số kinh sách và ngoài đời thường xảy ra hằng năm ở vùng núi Thị Vải với sự tham dự hàng mấy trăm Tăng Ni việc này có đúng với chánh pháp không? Vì con hiểu Phật có tái sanh cũng không cứu đươc nghiệp của chúng sanh, làm sao có việc dám phá địa ngục với thiết tâm mong cầu chánh pháp con cuối xin Hòa Thượng chỉ dạy giùm con những thắc mắc trên.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:
    1. Một người thành đạo cửu quyền thăng thì có trái với nhân quả “ ai ăn nấy no” không? Nó không có trái tí nào hết đó.

    Tại sao vậy? Bấy giờ tôi nói cho quý Phật tử thấy tôi chưa thành đạo mà bà con tôi cũng thăng bộn rồi. Bởi vì mình một lần tu là có những người thân thuộc phát tâm theo, rồi mình tu đến khi thành Phật thì bà con mình thành Bồ Tát thành A La Hán thiếu gì. Thì thăng thôi chứ có gì đâu lo chỉ là mình chưa chịu thành đạo, không phải mình thành đạo mọi người đó cũng bỗng thành theo. Nhờ mình đi tu thân quyến mình phát tâm tu theo, nhờ vậy 1 đời mình tu có 5- 10 người bà con tu theo, đời tu thứ 2 có 20-30 người tu theo đến khi mình thành Phật rồi bà con mình cũng thành Phật thiếu gì. Cho nên 1 người thành đạo thì nhiều người thăng, đừng hiểu theo nghĩa 1 người tu rồi tất cả được đi theo về cực lạc hết, không có nghĩa ăn theo như vậy.

    2. Trước khi ngồi thiền có nên hay không nên trì chú? Nếu trì chú thì trì những chú nào và trì mỗi chú bao nhiêu lần? Ngoài ra nếu trì chú tay bắt ấn theo chú đó hay không? Hay chỉ chắp tay niệm Phật thường thôi.

    Điều này tôi xin thưa rõ ngồi thiền thì không trì chú, mà trì chú thì không phải ngồi thiền. Trì chú là tu theo Mật Tông mà ngồi thiền là tu theo Thiền Tông, mà lâu nay chúng ta có cái lỗi cứ sợ ngồi thiền không trì chú thì ma đến phá ngồi không thiền không được, điều này thật là hiểu lầm.

    Tôi hỏi quý Phật tử khi đọc lịch sử Đức Phật lúc Ngài đến cội Bồ Đề ngồi Ngài trì chú gì? Có trì không? Không có nghe Ngài trì gì hết, rồi khi ma tới thì Ngài lấy gì để dẹp ma? Ngài làm sao dẹp? Chăng qua Ngài giác ngộ rồi Ngài thấy bọn ma nó tới giả hình này hình kia phá Ngài nói “Bọn giả dối..đi đi..” Người tu thiền cốt là định tâm, trong kinh phật thường nói Phật dùng cung thiền định, kiếm trí tuệ mà phá quân ma chớ không có thần chú nào hết đó. Như mình bây giờ yếu cứ sợ nghe nhát ma sợ quá muốn trì chú trước để ngừa, thì do mình không hiểu rõ.

    Ngồi thiền là định tâm, định tâm thì ma đâu có phá được. ngồi thiền nghĩ bậy nghị bạ mới phá chớ. Như vậy thì khỏi cần trì chú và không nói chú nào.

    3. Trong “Tử Thư Tây Tạng” và nhiều sách Phật khác con thấy có nói phải để ít nhất 8 giờ sau khi chết mới lên thay đồ tắm rửa….

    Lau chùi thì làm cho cái thân đau thì điều này tôi chưa có kinh nghiệm kỹ nhưng mà theo tôi kết luận của câu hỏi này nói trước 8 tiếng mà mình đi chôn cất người đó sẽ đọa khổ thì điều đó không đúng. Thật ra quý Phật tử chắc cũng dư biết người chết sau khi cả cơ thể lạnh rồi thì lúc đó hết cảm giác, cảm giác khi lúc còn ấm và lạnh rồi thì cảm giác đâu còn. Không còn cảm giác thì sao biết đau? Cái gì biết đau? Và nếu nói tinh thần đã ra khỏi xác rồi thì sao tinh thần đau được? Lau cái xác làm sao tinh thần đau?

    Bao nhiêu đó có thể thấy khi cơ thể lạnh hết cả rồi mình có thể liệm được, còn ấm thì khoang. Chỉ nói vậy thôi chứ đừng nói giờ, có nhiều người rất nhiều giờ mà họ không lạnh, có người vài 3 tiếng là họ lạnh hết rồi. Cái đó tùy theo cơ thể của mỗi người, khi đã lạnh hết rồi thì mình không còn gì phải sợ nữa đồng thời nếu nói rằng mình chôn cất trước rồi sẽ đi đường ác hay đọa đường dữ điều đó không đúng. Đi đường ác đọa đường dữ là khi nghiệp ác nghiệp dữ người ta có, chứ người đó làm ngập việc thiện mà chỉ vì lau chùi đau chút rồi sân đọa đường dữ không hợp lý không đúng tinh thần nhân quả của đạo Phật.

    4. Việc phá địa ngục câu này thì hơi đụng chạm quá tôi cũng không muốn nói nhưng tôi chỉ nói hơi khơi khơi tí thôi. Tôi nói rằng trong nhà Phật tất cả những kinh điển từ kinh điển Nguyên Thủy như 4 bộ A Hàm tới kinh điển Đại Thừa tôi đọc không thấy có chỗ nào nói chuyện phá địa ngục. Nếu có thì chắc sau này bày ra làm cho Phật tử an lòng thôi chớ không phải trong kinh dạy , nhiêu đây đủ rồi nói nhiều mích lòng.

    Nói thật với quý Phật tử nhiều khi tôi có cái buồn là Phật tử đi tới chùa cúng mà nhất là mùa Vu Lan nhờ quý thầy cầu nguyện cho thân nhân được siêu sanh về cõi Phật thì quý thầy rãnh tụng chứ quý thầy cũng không biết tụng được đi về bển chưa nữa. Bởi vì mình tụng thì cứ tụng cầu thì cứ cầu chớ mình không có dẫn đi, mình còn ngồi đây chớ có biết đi được hay không? Thành ra chuyện đó cũng là chuyện làm cầu may đó là tôi nói thiệt vậy, tỷ dụ bây giờ tôi đi Trung Quốc quý Phật tử đi Trung Quốc tôi dẫn đi thì tôi biết tôi dẫn đi tới đâu tới đâu tôi biết, còn tôi ở đây đưa người ta đi về bên kia thiệt là tôi chưa biết mà chưa biết làm thì là việc cầu may chớ không phải là bảo đảm nhớ như vậy. Còn cái bảo đảm nhất là quý Phật tử tu bỏ được nghiệp ác bảo đảm sẽ bớt khổ điều đó tôi bảo đảm còn cầu nguyện về cực lạc tôi chưa dám bảo đảm, thật thà là như vậy. Huống nữa phá địa ngục đứng trên này mà phá ở đâu thì tôi cũng không dám tin điều đó.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  13. #13

    Mặc định

    Cám ơn đề mục này của bạn.
    Ngôn từ dùng để diển đạt mọi thứ. Nhưng để hiểu mọi thứ lại không phải bằng ngôn từ.

    YÊU THƯƠNG LÀ DẤU CHỈ ANH EM CON
    VÂNG LỜI LÀ DẤU CHỈ CON CỦA CHA

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dulehi Xem Bài Gởi
    Cám ơn đề mục này của bạn.
    Ngôn từ dùng để diển đạt mọi thứ. Nhưng để hiểu mọi thứ lại không phải bằng ngôn từ.

    YÊU THƯƠNG LÀ DẤU CHỈ ANH EM CON
    VÂNG LỜI LÀ DẤU CHỈ CON CỦA CHA
    Cứ như như vậy đi

    THÂN

  15. #15

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 17



    Phật Tử hỏi:
    Cách đây khoảng 5 năm con tu thiền bị điên mấy lần ngày nay con đã thấy rõ cái sai quá lớn của chính mình. Nên con tin rằng từ nay về sau con sẽ không điên nữa, sau đây con xin trình bày sự tu của con để Hòa Thượng xét cái nào sai cái nào đúng và chỉ dạy thêm cho con.

    1. Hằng ngày con theo dõi 8 tâm con sáng trưa chiều tối, đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên con điều biết cũng có lúc khít khao cũng co khi thưa hở. Thưa Hòa Thượng trí con nghĩ khít khao là do có mặt của tâm trong từng ý niệm thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm.

    2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả, con ví tâm con chấp như con cá bị bắt đem nướng trên lò nên còn phiền não, tâm hết chấp ví như con cá được bơi lội tự do nên không phiền não.

    3. Gần đây con không theo dõi tâm nữa mà trí con chỉ nghĩ đến những người sống chung quanh con là nằm còn nằm trong vòng nhân quả họ là người mù không thấy đường đi nên đụng lung tung. Con ví con như 1 kẻ thấy đường phải cố gắng bay ra khỏi vòng nhân quả để thông cảm cho họ mà đừng trách họ nếu họ lỡ đụng mình. Trí của con dừng lại ở điểm này và không thêm 1 điều gì khác. Kính thưa Hòa Thượng lối tu như vậy có đúng với chánh pháp hay không?

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:
    Phật tử này thật thà ngày xưa có gì sai thì cũng nói cái sai của mình ra hết. Bây giờ có mấy điều:

    1. Tâm từ sáng trưa chiều tối đi đứng nằm ngồi mỗi niệm dấy lên điều biết, có khi thì khít khao có khi thì thưa hở, thì nghĩ sự thưa hở là sự vắng mặt của tâm trong từng ý niệm. Quan niệm như vậy dường như là trúng mà chưa có trúng hẳn.

    Tâm của mình nó dấy lên mình biết, khi nó nó thưa hở thì vắng mặt của tâm câu này không đúng. Nếu muốn đừng lầm thì phải dùng chữ “vọng tưởng” với chữ “tâm” thì dễ hiểu hơn, tuy nhiên vọng tưởng là biết chứ không phải không biết, đã biết là tâm nhưng cái tâm đó hư vọng. Còn cái biết hư vọng là nó không có vọng tưởng cho nên tạm gọi là tâm. Thì như vậy nếu là tâm niệm vọng tưởng dấy mình biết không theo, khi vọng tưởng không có thì lúc đó tâm cũng vẫn hiện tiền, lúc vọng tưởng có tâm vẫn hiện tiền, nếu không hiện tiền làm sao biết có vọng tưởng phải không? Như vậy tâm không có vắng lúc nào, mà vắng hay có là do vọng tưởng dấy hay không dấy, vọng tưởng dấy thì thấy như có, vọng tưởng không dấy thấy như không. Chớ thực tâm thấy vọng tưởng thì cái đó hằng hữu, ở đây nói rằng sự vắng mặt của tâm là trật chứ không trúng.

    2. Tâm còn chấp là đứng trong vòng nhân quả, tâm hết chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả. Câu này có thể trúng mà cũng có thể trật.
    Có thể trúng là khi nào hoàn toàn dứt hết phiền não mọi vọng chấp không còn. Hết vọng chấp tức là hết si mê, hết si mê mới hết luôn hồi. Còn si mê là còn vô minh, còn vô minh là còn luân hồi. Nói rằng tâm không chấp là vượt ra ngoài vòng nhân quả luân hồi , nói đến cái lớn đó. Chớ còn cái nhỏ chấp, còn thấy cái có mình là còn chấp, chấp là chấp ngã tức là còn vô minh, vậy câu này không có đúng hẳn.

    3. Câu này e lỗi lầm nhiều nói rằng mình không chấp mình ra khỏi vòng nhân quả còn thấy người khác chấp còn trong vòng nhân quả, mình thương họ. Tốt đó, nhưng mà chắc gì mình đã ra khỏi thiệt mà nghĩ mình ra khỏi thiệt e lầm. Mình không chấp thì bớt khổ thì đúng, chớ đừng nghĩ mình khôn chấp là đã ra khỏi vòng nhân quả. Quý Phật tử cẩn thận điều đó, mình bớt chấp 1 phần là bớt khổ 1 phần, mình hết chấp là mình hết khổ. Còn nhân quả thì Phật mà cón phải bị nạn “Kim thương mã mạch” đó, đó là nạn, mà mình nói mình ra hết nhân quả thì e vội quá, không đúng với lẽ thật. Vì vậy cho nên Phật tử e dặt 1 chút đừng nghĩ mình đã ra khỏi nhân quả.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Mặc Vấn
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  16. #16

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 18



    Phật Tử hỏi:
    Kính bạch Hòa Thượng có những thắc mắc con không giải được. Kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được sáng tỏ. Con nghe nói đạo không có hiển mật, nhưng pháp hành lại có hiển mật. Kính xin Hòa Thượng giải thích con được rõ thế nào là hiển thế nào là mật?
    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:

    Câu hỏi này cũng là câu hỏi của người cố tu đó, vì nói rằng đạo không có hiển mật nhưng người hành đạo có hiển mật. Thật ra thì chỗ này có nghĩa:

    Chữ hiển là bày tỏ, hiện bày ra. Mật là ẩn kín, cái gì mình gọi là ẩn kín thì gọi là lời mật hay là bí mật những cái đó là dấu kín. Phật dạy không có gì là mật hết nhưng mà cái nào Phật dạy mình nghe mình hiểu thì nói là hiển, lời nào nghe không hiểu thì đó là mật. Cũng như mình nghe người ta nói cái gì mình hiểu biết được đó là nói rõ, còn nói nghe không hiểu mình nói bí mật quá, không hiểu. Như vậy cái không hiểu mình cho đó là mật, cái hiểu là cái hiển.

    Phật không có nói gì dấu mình nhưng tại mình chưa hiểu, trình độ chưa tới mình không hiểu thì gọi đó là mật. Phật nói đạo, cho nên nói đạo không có hiển không có mật, Phật nói đều muốn cho mình biết tại mình chưa có hiểu tới. Dụ như mình đang học lớp 3, lớp 4 mà có ông giáo sư dạy đại học ổng lại ngồi giảng những toán, những cái hình trên trời trên mây mình nghe không hiểu gì hết, vậy nói ổng hiển hay mật, ờ nói ổng nói không hiểu , bí mật quá. Thì như vậy trình độ chưa tới thì không hiểu thì mình nói đó là mật, chứ còn đạo không có mật không có hiển. Phật nói cốt cho mình hiểu mình tu tức là đều rõ ràng, nhưng khi người thực hành thấy cũng như có mật có hiển đó là khi mình tu những cái đó mình hiểu được, cái hồi xưa cho là mật bây giờ hiểu rồi thì sao? Hiển mất rồi. Thì như vậy nói hiển nói mật là một lối nói chớ sự thật trên đường tu còn thấp cái chưa tới thì gọi là mật, khi lên cao rồi cái mật trước thành hiển mất rồi. Nên không có gì cố định hiển cố định mật.

    Còn ở trong nhà Phật có chia ra Mật giáo và Hiển giáo, nói để chó quý Phật tử hiểu rõ. Mật giáo chỉ cho người trì chú, chuyên về Mật tông vì câu chú không giải thich cho mình hiểu cho nên gọi là mật. Còn hiển giáo là kinh, mình học kinh Phật dạy quý thầy giảng rõ cái hiểu gọi đó là Hiển giáo. Chuyện tu cái gì chưa hiểu là mật còn hiểu rồi là hiển hết chơn.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  17. #17

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 19



    Phật Tử hỏi:
    Kính bạch Hòa Thượng con đọc kinh “Pháp Bảo Đàn” Lục Tổ dạy vô niệm : Vô là không có 2 tướng, không có các tâm trần lao. Niệm là niệm chân như bản tánh.
    Còn từ vô niệm của pháp môn Tịnh Độ hình như con hiểu là không còn niệm.
    Vậy là cùng một danh từ mà nhà Phật khi dùng khác nhau làm sao giảng trạch cho đúng để người hành một cách phổ thông.

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:

    Vì Lục Tổ giải thích chữ “vô niệm” vô là vô cái gì? Vô là không có 2 tướng, không có các tâm trần lao. Mà 2 tướng lúc nảy tôi có giải thích đó nghĩa là 2 tướng không thiệt nên mình không bị kẹt trên 2 tướng. Không có tâm trần lao tức là tâm phiền não hơn thua, phải quấy…tất cái đó không có thì gọi đó là vô. Còn niệm là niệm chân như bản tánh, chữ niệm này với chữ niệm trên nó khác, mình thường nói niệm khởi là gì? Là 1 ý nghĩ dấy lên gọi là niệm khởi, phàm cái gì có dấy lên thì gọi đó là niệm.

    Còn chân như Phật tánh có dấy lên không? Không. Như vậy niệm chân như Phật tánh là niệm sao? Ví dụ nói niệm Phật dấy lên niệm “Nam mô A Di Đà Phật” đó là niệm Phật, bây giờ không còn dấy niệm gọi là vô niệm. Còn bây giờ niệm chân như Phật tánh là niệm sao quý Phật tử biết không? Bởi chữ niệm nó có cái nghĩa là dấy lên mà chữa niệm cũng có nghĩa là nhớ như kỷ niệm những món đồ để mình nhớ, nhớ lại những cái gì đã qua…chữ niệm có nghĩa là nhớ.

    Bây giờ mình không có chạy theo 2 tướng, không chạy theo các tâm trần lao phiền não đó gọi là vô. Bây giờ mình hằng nhớ chân như Phật tánh không quên nó thì đó là niệm chân như Phật tánh. Nghĩa là không theo cái kia mà nhớ cái này, cũng như là không chạy theo vọng tưởng mà nhớ đến mình đang tỉnh đang sáng thì đó là niệm chân như Phật tánh là vậy.

    Thì như vậy niệm này và với niệm Tịnh Độ nói rằng dấy niệm Phật hay vô niệm thì cái niệm hơi khác chút. Thì 2 bên tùy chỗ ứng dụng tùy chỗ dùng những từ ngữ , chớ còn không cái phổ thông được cho nên mình học chỗ nào phải hiểu cho xác chỗ nấy.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  18. #18

    Mặc định

    Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 20



    Phật Tử hỏi:

    Kính thưa thầy tu giải thoát là tu bằng cách nào?

    Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

    Sư Ông đáp:

    Tu giải thoát là bằng cách không có nuôi vọng tưởng mà phải cho nó lặng xuống. Vọng tưởng là cái nhân tạo nghiệp, nghiệp không còn thì quả đâu có. Bởi vậy cho nên mọi vọng tưởng chúng ta không theo lặng xuống thì nghiệp hết thì giải thoát sanh tử giản đơn vậy chớ không có gì hết.

    Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
    H.T thiền sư Thích Thanh Từ


  19. #19
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    tiếp đeeeeeeeeeeeeeeeeeee
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hcthinh Xem Bài Gởi
    tiếp đeeeeeeeeeeeeeeeeeee
    tiếp đaaaaaaaaaaaaaaa đây

    Cảm ơn bạn ủng hộ động viên

    THÂN

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Độc chiêu tham nhũng của "đệ nhất quan tham" Hoà Thân
    By Bin571 in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 08-08-2013, 11:44 AM
  2. Polpot - Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị...
    By splen in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 19-03-2011, 02:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •