Pháp môn bình đẳng, thế nhưng chúng sanh chúng ta căn tánh không bình đẳng, nên pháp môn nhiều đến như vậy là hiện tượng tự nhiên, không phải Thích Ca Mâu Ni Phật nói nhiều đến như vậy, hoặc là nói nhiều nói ít, mà tánh đức vốn sẵn như vậy. Pháp môn nào khế hợp với căn tánh của chúng ta, chính là thích hợp trình độ của chúng ta, thích hợp với phương tiện học tập hiện tiền của chúng ta, thì chúng ta dùng phương pháp đó, vì sao vậy? Dễ dàng, đơn giản dễ dàng, không chướng ngại, cũng chính là đối với công việc hiện tại của chúng ta không hề bị chướng ngại. Đó gọi là thuận tiện. Thế nhưng bí quyết của nó là một môn thâm nhập, huân tu dài lâu, bạn không thể tu nhiều môn, tu xen tạp, vì sao vậy? Học nhiều rồi, học xen tạp rồi, thì tâm của bạn không thể chuyên nhất, cũng chính là nói tâm của bạn không thanh tịnh, tâm của bạn không thể định lại, vậy thì liền biến thành chướng ngại. Chướng cái gì? Chướng ngại bạn minh tâm kiến tánh, chướng ngại bạn khai ngộ, chướng ngại bạn chứng quả, đạo lý chính ngay chỗ này.