kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin?

    Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin? (Phần I)
    ( Cập nhật lúc 13h40", Ngày 26/8/2008 )

    Phylis Canion cầm cái đầu của con vật mà bà gọi là con Chupacabra tại nhà của bà ở Cuero, Texas vào thứ 6 ngày 31 tháng 8, năm 2007. Bà phát hiện con vật kỳ lạ nằm chết bên ngoài trại nuôi gia súc, bà nghĩ rằng nó chính là con vật đã giết rất nhiều gà trong trại nuôi của bà. Con vật trông xấu xí có đôi tai lớn được phát hiện vào mùa hè này ở Cuero chẳng phải là con chupacabra hút máu bí ẩn nào cả, mà nó chỉ là một con chó sói đồng cỏ đã già mà thôi. (Ảnh: AP Photo/ Eric Ga0y)
    Quái vật ngày nay có ở mọi người, niềm tin mà con người dành cho chúng cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Điều khó tin hơn là tại sao lại có quá nhiều người bỏ tiền cho những bằng chứng mơ hồ, những mưu đồ mờ ám và những thông tin sai rành rành tuyên truyền về những câu chuyện hoang đường thường chỉ ẩn chứa một sự thật duy nhất, đó là họ đang rút hầu bao của họ vào túi những kẻ cung cấp tin.



    Theo một số cuộc phỏng vấn với những người nghiên cứu lĩnh vực này, điều quan trọng là con người muốn tin, lý do rất đơn giản là họ không thể không tin.

    Brian Cronk, giáo sư tâm lý học thuộc Đại học miền tây bang Missouri, cho biết: “Rất nhiều người chỉ đơn giản là muốn tin. Bộ não con người luôn luôn cố tìm hiểu căn nguyên xảy ra mọi chuyện, khi lý do chưa rõ ràng, họ có xu hướng bịa đặt ra những lời giải thích kỳ quái”.

    Một câu hỏi có liên quan này sinh lúc này là: Liệu niềm tin vào những điều huyền bí có liên hệ với niềm tin tôn giáo hay không?

    Câu trả lời cho câu hỏi trên mang nhiều sắc thái, nhưng các nghiên cứu lại đưa ra một kết luận khá thú vị: những người có tín ngưỡng lại không tin vào những điều huyền bí, mà họ đặt sự trung thành vào một vị thần; trong khi những người không theo tôn giáo nào lại có cơ hội tự do tin vào Bigfoot hay có thể tìm đến các ông đồng, bà đồng.

    Giáo sư xã hội học Carson Mencken thuộc đại học Baylor cho biết: “Những người theo đạo Cơ đốc hay các giáo phái tin vào điều huyền bí, vân vân, tất cả họ đều có một điểm chung: định hướng tâm linh tới thế giới”.

    Những câu chuyện phóng đại

    Tuần trước có ba người đàn ông kể rằng họ có dấu tích của Bigfoot trong một chiếc máy ướp lạnh. Câu chuyện của họ được đưa lên rất nhiều trang web ở mọi nơi từ những bằng chứng cuối cùng của sinh vật cho đến trường hợp thuyết phục để duy trì câu chuyện nhảm nhí tiếp tục lan xa, những chiếc máy đếm tiền dành cho các đồ trang sức có Bigfoot và cả các khác du lịch nữa. Tất cả ba người đàn ông có liên quan đều kiếm tiền từ chính niềm tin vào sự tồn tại của sinh vật Bigfoot. Ngay cả phương tiện truyền thông chính thống cũng thết đãi buổi họp báo thứ 6 với phát hiện lý thú nói trên.

    Phản ứng của công chúng cũng rất đa dạng, từ sự tò mò đầy hoài nghi đến niềm tin mù quáng.

    Một độc giả đưa ra suy nghĩ về câu chuyện trên LiveScience nghi ngờ những lời khẳng định rằng: “Tôi tin nó có tồn tại, nhưng tôi không chắc chắn. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ tìm ra nếu nó ở tít trên cao. Tuy nhiên, tôi biết nó có tồn tại”.

    Một cuộc kiểm tra tìm hiểu Bigfoot không đem lại kết quả gì ngoài ADN của con người và thú có túi ôpôt – một sinh vật nhỏ giống mèo.

    Cũng trong tuần trước, tại Texas người ta phát hiện con chupacabra – con quái vật tồn tại trong các câu chuyện dân gian của người Mỹ Latin. Dù việc phát hiện ra nó gây chấn động mạnh nhưng vụ việc hoàn toàn có thể được làm sáng tỏ. Tên của con vật có nghĩa là “kẻ hút máu dê”.



    Bức ảnh được người thợ săn Rick Jacobs cung cấp vào thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2007 cho thấy hình ảnh được máy ảnh chụo tự động tại Rừng quốc gia Allegheny, bang Pennsylvania vào ngày 16 tháng 9 năm 2007. Điều chắc chắn duy nhất về sinh vật lọt vào ống kính của người thợ săn là một số người đã đưa ra cái ý niệm về yêu quái khổng lồ, hay còn gọi là bigfoot (chân lớn). Những người khác lại cho rằng đó chỉ là một con gấu bị viêm da nặng. (Ảnh: AP Photo/ Rick Jacobs)



    Ellie Carter – thực tập sinh tuần tra tại văn phòng cảnh sát hạt DeWitt – đã nhìn thấy con vật rồi tất nhiên đã loan báo rộng rãi. “Chính là nó, nó nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Tôi nghĩ nó là con chupacabra”. Sau khi xem một đoạn phim về con vật do phó phòng cảnh sát thực hiện, nhà sinh học Scott Henke thuộc Đại học A&M Texas nói rằng: “Chắc chắn nó là một con chó”, theo câu chuyện đăng trên trang web của Scientific American.

    Trong khi đó, quận trưởng cảnh sát không hề có bất cứ hành động gì để chấn an các suy nghĩ quá khích, thậm chí ông còn để lộ sự vui sướng vì đang có một con quái vật trong tay mình. Quận trưởng cảnh sát Jode Zavesky nói: “Tôi yêu nó vì hạt DeWitt”, có lẽ ông ấy sẽ chỉ rùng mình nếu thả sổng ma cà rồng hay ma sói.

    Với lời chứng thực như thế cũng như xu hướng tin của con người về bất cứ điều gì, rõ ràng là Bigfoot và chupacabra chỉ là hai thành viên trong số các nhân vật huyền bí cũng như những truyền thuyết hay ý tưởng đáng ngờ nhưng không bao giờ biến mất.

    Trong một nghiên cứu năm 2006, các nhà nghiên cứu phát hiện ra một số lượng các sinh viên đại học cao đáng ngạc nhiên có tin vào tâm linh, phù thủy, khả năng ngoại cảm, và các ý kiến gây thắc mắc khác. 40% các sinh viên tin rằng nhà cũng có thể bị ma ám.

    Tại sao con người hứng khởi muốn tin vào những bằng chứng mong manh, bịa đặt về các suy nghĩ, các sinh vật kỳ quái? Tại sao lĩnh vực dị thường, từ dự đoán tâm linh đến việc phát hiện ra UFO, lại hấp dẫn nhiều người đến thế?

    Thượng đế chắc đã phát điên

    Kể từ khi con người hoàn thiện, họ đã tin vào những gì siêu nhiên, từ thần thánh đến ma quỷ và bây h là bất cứ loại quái vật nào tồn tại giữa hai thái cực.

    Christopher Bader – nhà xã hội học thuộc đại học Baylor kiêm cộng sự với Mencken – giải thích: “Trong khi rất khó để biết được chắc chắn thì xu hướng tin vào những điều kỳ quái lại tồn tại ngay từ thuở ban đầu. Cái thay đổi chính là nội dung của những câu chuyện kì lạ. Ví dụ như có rất ít người tin vào các nàng tiên và chú lùn ngày nay. Nhưng khi niềm tin vào các nàng tiên mờ đi thì những niềm tin khác, ví dụ như niềm tin vào UFO, lại nảy sinh và chiếm chỗ”.

    Việc tìm hiểu tại sao con người lại đi theo hướng đó quả là một điều khó khăn.

    Cronk – giáo sư tâm lý học – trả lời trong một cuộc phỏng vấn thư điện tử như sau: “Đây là đồ tạo tác do khao khát của bộ não chúng ta tạo ra để tìm ra nguyên nhân cũng như hệ quả. Khả năng dự đoán tương lai chính là cái khiến con người chúng ta trở nên ‘nhanh trí’ nhưng nó cũng mang lại hậu quả phụ như bệnh mê tín dị đoan và niềm tin vào những điều khác thường”.


    Đây là bức ảnh chụp năm 1977 được tráng rửa từ tấm phim 16 mm của Ivan Max cho thấy hình ảnh Big Foot huyền thoại trên ngọn đồi ở miền bắc California. (Ảnh: AP Photo/File)



    Benjamin Radford – tác giả viết sách, điều tra viên về những điều dị thường kiêm biên tập quản lý tạp chí Skeptical Inquirer – cho biết: “Con người đầu tiên bắt đầu tin vào những điều siêu nhiên vì họ đang cố tìm hiểu những gì họ không giải thích được. Nó cũng có quá trình tương tự như thần thoại học: Khi con người không thể hiểu được tại sao mặt trời lại mọc và lặn mỗi ngày, họ đã nghĩ rằng có một chiếc xe ngựa đã kéo mặt trời qua thiên đàng”.

    Theo Radford giải thích, trước khi có những lời giải đáp mang tính khoa học hiện đại cho giả thuyết về bệnh dịch, con người không thể hiểu được tại sao bệnh dịch có thể lây truyền từ người này sang người khác. “Họ không hiểu tại sao đứa trẻ bị chết non, hay tại sao hạn hán lại xảy ra, vì thế họ tin rằng những hiện tượng này có nguyên cớ siêu nhiên”.

    “Tất cả mọi xã hội đều viện đến những điều siêu nhiên để giải thích mọi vấn đề trước khi họ có thể hiểu được cũng như kiểm soát được, đặc biệt là các sự kiện tốt hay xấu. Ở nhiều nơi, thậm chí đến cả ngày nay, người ta vẫn tin rằng thảm họa hay vận xui là do bị nguyền rủa hay do phù thủy gây ra”.

    Điều này làm nảy sinh một câu hỏi lớn hơn: mặc dù khoa học đã giải đáp được nhiều câu hỏi trong vài thế kỉ qua, tại sao niềm tin vào những điều huyền bí vẫn tồn tại mãnh liệt như thế?


    Quái vật, ma quỷ và thần thánh: Tại sao chúng ta lại tin? (Phần II)

    --------------------------------------------------------------------------------

    Quái vật ngày nay có ở mọi người, niềm tin mà con người dành cho chúng cũng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
    Có liên quan đến tín ngưỡng hay không?

    Đôi khi niềm tin vào lời nguyền cũng lan truyền cùng với tín ngưỡng, như trường hợp xảy ra vào năm 2005 khi nhà truyền giáo Tin Lành nổi tiếng John Hagee (lời xác nhận của ông rất có sức hút và được ứng viên tổng thổng John McCain tiếp nhận) nói rằng cơn bão Katrina xảy ra là do Chúa phẫn nộ với đoàn diễu hành khêu gợi được lên lịch diễn ra vào thứ hai đúng ngày xảy ra cơn bão.

    Hagee lặp lại niềm tin của mình vào năm 2006 rằng: “Tôi tin rằng New Orleans đã khiến Chúa tức giận, nên họ phải hứng chịu hình phạt của Chúa vì điều đó”.

    Điều này có thể khiến mọi người cho rằng tín ngưỡng và các niềm tin kỳ quái có quan hệ với nhau.

    Nhưng trong một cuộc khảo sát năm 2004, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Baylor lại phát hiện ra điều ngược lại.

    Rod Stark – thành viên nhóm nghiên cứu – cho biết: “Niềm tin vào những điều kỳ quái không hề liên quan đến niềm tin tôn giáo”.

    Một nghiên cứu khác thực hiện với 391 sinh viên đại học tại Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2000 phát hiển a rằng những người tham gia không tin vào đạo Tin Lành lại đa số tin vào thuyết đầu thai, sự liên hệ với người chết, UFO, thần giao cách cảm, tiên tri, trang thái xuất thần hay cứu chữa. Những người có tin vào đạo Tin Lành lại có xu hướng tích trữ những thông tin kỳ quái thấp nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Wheaton viết: “Nghiên cứu phản ánh phần nào quan điểm của những người theo đạo Cơ đốc xem trọng những hình phạt trong kinh thánh đối với các hoạt động dị thường”.
    Bức ảnh được người thợ săn Rick Jacobs cung cấp vào thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2007 cho thấy hình ảnh được máy ảnh chụo tự động tại Rừng quốc gia Allegheny, bang Pennsylvania vào ngày 16 tháng 9 năm 2007. Điều chắc chắn duy nhất về sinh vật lọt vào ống kính của người thợ săn là một số người đã đưa ra cái ý niệm về yêu quái khổng lồ, hay còn gọi là bigfoot (chân lớn). Những người khác lại cho rằng đó chỉ là một con gấu bị viêm da nặng. (Ảnh: AP Photo/ Rick Jacobs)

    Nhà tâm lý học Cronk cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với 80 sinh viên đại học nhưng lại không hề phát hiện ra mối liên hệ nào giữa tín ngưỡng và niềm tin huyền bí.

    Nhưng một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2002 tại Canada lại phát hiện ra mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo vào niềm tin huyền bí. Cronk phát hiện ra điều đó trong số nhiều lời giải đáp khác, người Canada không có hệ thống niềm tin giống người Mỹ.

    Cronk cho biết: “Tôi đoán rằng tín ngưỡng có liên quan đến cách mà bạn được nuôi dưỡng, nhưng ít liên hệ đến di truyền. Những người có tính nhạy cảm di truyền cao đối với “kiến thức dựa trên niềm tin” có thể có tín ngưỡng mạnh hoặc sẽ có niềm tin vào những điều huyền bí tùy thuộc theo cách mà họ được nuôi dưỡng. Những người ít nhạy cảm với cách hình thành niềm tin nói trên có thể sẽ vẫn có tín ngưỡng mạnh nếu họ sinh trưởng trong một gia đình có tôn giáo”.

    Tín ngưỡng và huyền bí

    Mencken – nhà xã hội học thuộc đại học Baylor – cho rằng tục hiến tế và dấu thánh (để ngăn các suy nghĩ không xâm nhập vào quy tắc của dòng tộc) đã giúp tín ngưỡng tránh xa những điều huyến bí. Ông có hai bài báo sắp được công bố dựa trên một nghiên cứu quy mô quốc gia với sự tham gia của 1700 người.

    Bài báo đầu tiên sẽ được công bố trên tờ Sociology of Religion vào năm 2009 tiết lộ:

    “Trong số những người theo đạo Cơ đốc, những người đi nhà thờ thường xuyên (tiếp xúc với dấu thánh và tục tế lễ trong giáo đoàn) rất ít tin vào những điều huyền bí. Ngược lại, những người theo đạo Cơ đốc không thường xuyên đi nhà thờ (chỉ khoảng 1 đến 2 lần trong năm) lại có xu hướng tin vào những điều huyền bí cao nhất”.
    Đây là bức ảnh chụp năm 1977 được tráng rửa từ tấm phim 16 mm của Ivan Max cho thấy hình ảnh Big Foot huyền thoại trên ngọn đồi ở miền bắc California. (Ảnh: AP Photo/File)

    Với nhóm thứ ba, ông gọi là những người theo chủ nghĩa tự nhiên, không có quan điểm siêu nhiên, không theo đạo Cơ đốc hay tin vào những điều huyền bí.

    Một bài viết khác sẽ được công bố vào tháng 12 trên tờ Review of Religious Research cho thấy những người đi nhà thờ “có xu hướng xem tử vi, xin ý kiến tâm linh, hay mua các vật dụng của giáo phái tin vào những điều thần bí ít nhất”. “Tuy nhiên trong số những người theo đạo Cơ đốc không đi nhà thờ, tỉ lệ những người mang các hiện tượng kể trên cao hơn nhiều”.

    Được giáo dục để tin

    Tuy nhiên việc định hình một người tin vào Bigfoot đặc trưng lại đầy thử thách cũng giống như việc xác định phương pháp khoa học của tâm linh.

    Stark cho biết: “Đáng ngạc nhiên là những người tin vào những điều huyền bí không hề có liên quan đến giáo dục. Ph.D giống như các ký tự bị bỏ rơi trong trường học để mà tin vào Bigfoot, quái vật hồ Loch Ness, ma quỷ, vân vân”.

    Nghiên cứu thực hiện với các sinh viên đại học vào năm 2006 do Bryan Farga thuộc đại học thành phố Oklahoma cùng với Gary Steward Jr. thuộc đại học trung tâm Oklahoma đã mang lại kết luận tương tự. Niềm tin vào những điều huyền bí – từ thuật tử vi cho đến việc giao thiệp với người đã chết – tăng lên ở bậc đại học, từ 23% ở sinh viên năm thứ nhất cho đến 31% ở các sinh viên năm sau và 34% ở các nghiên cứu sinh.

    Bader – nhà xã hội học thuộc đại học Baylor – cùng các cộng sự đã phối hợp với tổ chức Gallup để thực hiện một khảo sát quốc gia với sự tham gia của 1721 người vào năm 2005. Khảo sát của họ đã có được con số gần 30% số người tham dự tin rằng có thể ảnh hưởng tới thế giới tự nhiên chỉ nhờ ý nghĩ. Khoảng 30% người khôgn chắc chắn về quan điểm này. Trên 20% cho rằng có thể giao tiếp với người đã chết. Gần 40% tin rằng nhà có ma ám.

    Khi được hỏi “liệu có ngày nào đó khoa học sẽ phát hiện được các sinh vật như Bigfoot và quái vật hồ Loch Ness hay không”, 18,8% đã đồng ý trong khi 25,9% không chắc chắn.

    Trong một ngôi làng xa xôi trên dãy Himalaya, niềm tin vào họ hàng của Bigfoot là người tuyết Himalaya đối với một số người chính là biểu hiện của sự ngu dốt.

    Các phương tiên truyền thông đại chúng mất trí

    Các tin tức quảng cáo phiến diện có ở khắp nơi về những điều huyền bí ngày nay, dù là ở trên tivi hay trên Internet, đều làm lan truyền những chuyện hoang đường cũng như những chuyện dân gian khéo léo hơn bất cứ một người kể chuyện nào. Những chuyện hoang đường và niềm tin giả trang thành tin tức và sự kiện, đáp ứng cơn khát 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần của những người dễ bị lung lay.

    Các nhà khoa học đang phải đối mặt với nhiệm vụ không tưởng: chứng minh một thứ không hề tồn tại. Chúng ta có thể chứng minh viên đá tồn tại. Nhưng chúng ta không thể chứng minh Bigfoot hay ma quỷ hay thần thành không tồn tại. Những người cung cấp các đồ dùng có hình Bigfoot hay ngành tâm linh kiếm ra tiền lại biết điều này rất rõ.

    Cronk chỉ ra rằng: “Rất nhiều người có khả năng huyền bí khẳng định năng lực của họ chỉ đôi lúc phát huy, hay năng lực không linh ứng nếu như có người nào đó không tin ở trong phòng”.

    Trong trường hợp xét nghiệm ADN của Bigfoot vào tuần trước, người đề xuất Tom Biscardi (mới đây ông vừa sản xuất một bộ phim về Bigfoot, ông cũng có hứng thú với các tin tức báo chí gây tò mò) đã khéo léo né tránh viên đạn làm bùng nổ chuyện hoang đường bằng cách khẳng định mẫu ADN đã bị hỏng.

    Tiền thậm chí cũng thúc đẩy cả luật pháp nhìn nhận theo một cách khác.

    Về vụ phát hiện con chupacabra tuần trước tại Cuero, Texas, Zavesky – quận trưởng cảnh sát hạt DeWitt nói: “Thật thú vị. Chúng ta vẫn không biết nó là con gì”.

    Tất nhiên hạt của ông, đặc biệt là thị trấn Cuero, đã được đặt cho cái tên “Thủ đô Chupacabra của thế giới” đồng thời thu được rất nhiều lợi nhuận từ khách du lịch đến thăm “con quái vật”
    Trong khi vị quận trưởng cảnh sát rất lo lắng liệu có con vật hút máu dê ẩn náu trong thị trấn hay không, Zavesky lại chẳng hề vội vã đi bắn con quái vật rồi dập tắt câu chuyện hoang đường. Ông nói: “Nó mang lại cho chúng tôi sự quan tâm của mọi người. Chúng tôi chưa sẵn sàng để chấm dứt chuyện này”.


    (Theo LiveScience / Khoahoc
    Last edited by KhangThien; 20-09-2008 at 02:41 AM.
    Một người còn phải học hỏi và sửa đổi nhiều !
    Gia Dinh Vo Hinh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •