Tỏa bóng .
Trong Thánh đạo nước Nam ta , ‘tỏa bóng ‘ dường như là một qui tắc bất thành văn trong bổn đạo . Ngày nay , mặc dù trong đạo Thánh các qui tắc xuất hiện khá nhiều biến tướng , nhưng qui tắc Tỏa bóng vẫn được các Thầy bà tuyệt nhiên giữ vững .
Nếu đem qui tắc này ra mà so sánh với các qui tắc khác trong bổn Đạo sẽ nhiều người đặt ra câu hỏi rằng : Tỏa bóng là gì ? Tại sao ngày nay khi rất nhiều qui tắc khác bị biến tướng nhưng riêng qui tắc này vẫn được giữ vững ? Phải chăng đây là cơ trời đã định sẵn không thể thay đổi được ? Rằng tại sao các xác tà – xác ma mà nhân gian vẫn lầm tưởng là các thầy bà kia dám làm nên những việc thương thiên hại lí nhưng tuyệt nhiên không dám cả gan thay đổi qui tắc này . Họ sợ điều gì ư ? Vậy điều gì khiến họ sợ hãi như vậy / hay họ hoàn toàn không thể nghĩ ra các cách biến tướng khác cho qui tắc này ?
Nếu như dùng nhãn quan bình thường quan sát , ta sẽ đánh giá đây chỉ là 1 sự việc , hiện tượng hết sức bình thường . Nhưng đối với người học đạo nói chung hay người con của Thánh đạo nói riêng , yêu cầu chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc , hòng rút ra được bài học lý đạo cho riêng mình cũng như cơ ẩn tàng trong đó .
Trước hết , chúng ta tìm hiểu về khái niệm tỏa bóng .
Xin nói , đây là một từ ngữ cổ xưa được lưu truyền qua các thời kì của cha ông chúng ta cho đến nay . Một từ tượng hình mang một ý nghĩa rất sâu sắc .
Cũng giống như cách dùng từ ngữ trong các câu ca dao , tục ngữ trong dân gian , đó đều là những từ ngữ mang nghĩa tượng hình , tượng thanh hết sức giàu hình ảnh , sinh động , gần gũi . Cụm từ ‘ tỏa bóng ‘’ cũng không nằm ngoài ý đó . Khi nói đến cụm từ tỏa bóng này khiên ta liên tưởng ngay đến hình ảnh một cái cây cổ thụ to lớn đang tỏa bóng mát , che phụ cho một vùng rộng lớn xung quanh nó . Đó chính là nghĩa tượng hình của từ tỏa bóng .
Trong bổn đạo , khi nhắc đến tỏa bóng , người ta sẽ ngầm hiểu đó là qui tắc : sau 3 năm tính từ ngày bắt đầu chính thức làm lễ mở phủ , gia nhập Thánh đạo , các đồng tử sẽ được Đồng Thầy đưa đi trình diện cha mẹ ở các đền to phủ lớn , gọi là cho cha biết mặt – mẹ biết tên , địa điểm đi trình lần lượt sẽ là : đền công đồng Bắc Lệ , đền Vua cha Bát Hải Thái Bình , đền mẫu phủ Dầy – Nam Định , …….và sau đó là một loạt các đền phủ khác . Nhưng dứt khoát trước tiên phải là trình tự 3 ngôi đền kia .
Đây chính là qui tắc bất di bất dịch mà tôi đã nói ở trên , hiện nay , tôi vẫn chưa thấy ai dám làm sai qui tắc này cả .
Nhiệm vụ của tôi là cùng mọi người đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi tại sao xoay quanh qui tắc này .
Tôi đã được biết đến nhiều hình thức biến tướng trong các qui tắc của bổn đạo : Đã có người dùng khăn phủ diện màu xanh , màu trắng . Đã có người dùng thuốc lào để dâng Quan , đã có người chế những đoạn văn hầu Thánh thành những đoạn văn hết sức buồn cười , vô lí về ngữ nghĩa …..và nhiều nhiều những hình thức hầu hạ lố bịch nữa ….
Nhưng không ai dám thay đổi qui tăc tỏa bóng cả .
Dĩ nhiên trong tất cả các sự biến thái ấy , chúng ta cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh : Đó là ý chí chủ quan của con người và sự an bài của cơ .
- ý chí chủ quan : Các xác ma – tà luôn tự cho rằng mình là con nhà Thánh , mình có quyền làm những gì mình thích . ở đây ta thấy một sự ngu dốt của trí tuệ , cộng thêm một cái bản ngã quá lớn . Sẽ dẫn đến kết quả như vậy , dĩ nhiên trong cái xác này chúng ta không thể không nhắc đến sự tác động từ vô vi , Vâng , đó chính là ‘ vong tà ‘’
- Cơ trời : sự xui khiến của vong tà sẽ dễ dàng khiến cho cái đầu không biết quán sát , tin và hành theo . Chẳng cần biết điều đó đúng hay sai , chỉ cần tin rằng đó là sự ‘’ sang tai – lai lời ‘’ của Thánh thần , sẽ đủ khiến cho những cái xác tà mà này làm nên những chuyện thương thiên hại lí . Nhưng sự tác quái này của tà ma cũng không nằm ngoài sự an bài của chư vị . Tất cả đều nằm trong cơ và ẩn tàng lí đạo hết sức vi diệu . Cũng giống như nhiều người đặt câu hỏi , sự nhố nhắng trên các sập công đồng của các ‘’ Đồng thầy ‘’ là do sự sai khiến của tà ma , hay là ý chí chủ quan ngu đôt của đồng thầy ? Nếu vậy sao các Thánh không ‘’ vật ‘’ chết chúng ngay trên sập công đồng để tỏ cái sự uy vũ , nghiêm minh của nhà ngài . Về điều này tôi sẽ có nguyên một bài viết để bình luận . Xin quay lại với chủ đề chính của bài viết : Tỏa bóng .
- Như trên đã phân tích về ý nghĩa tượng hình của cụm từ ‘’ tỏa bóng ‘’ , thì đây xin nói rằng : Đối với cách dùng từ mộc mạc của cha ông ta thì nghĩa bóng của nó cũng rất gần với nghĩa đen là vậy : tỏa bóng trong Thánh đạo hàm nghĩa ví von Các vị Phật Thánh như những cây cổ thụ to lớn , luôn che chở bóng mát ( công đức , đạo lí ) cho những đứa con của Người , Nhờ sự che chắn của những cành lá to khỏe ấy mà những đứa con của Người được no ấm , hạnh phúc .
Và nay những đồng tử – lính Thánh là những đại diện bằng xương bằng thịt của hình bóng Phật Thánh sẽ đem thứ bóng mát ấy ( công đức , đạo lí ….) ra khắp muôn phương , để cho chốn nhân gian này đâu đâu cũng được thấm đẫm công ơn mưa móc của Phật Thánh . Đó chính là tỏa bóng .
Tiếp theo : chúng ta sẽ lí giải về mốc thời gian 3 năm mới được phép đi tỏa bóng và trình tự tỏa bóng : Công đồng Bắc Lệ – Đền Vua Cha đồng Bằng – Mẫu mẹ Phủ dày .
Thưa các bạn đạo như chúng ta đã biết đến qui tắc : 3 năm thử lính – 9 năm thử đồng .
Quàng thời gian 3 năm này là quãng thời gian chư vị dành ra để những đồng tử tự luyện sức – luyện tài , rèn giũa thân tâm .Khả dĩ có điều đó bởi 1 lí : thân xác này vốn là của mỗi người , chư vị cũng chỉ nương vào xác này để hành đạo tạo đời , chứ hoàn toàn không thể thay thế chủ nhân đinh đoạt số phận của nó được . Để rồi sau 3 năm thử thách ấy , khi mà đồng từ : thật tâm – thật tính – thật lính – thật đồng , thì lúc này đối với các đồng tử mà nói mới gọi là kết thúc giai đoạn 1 để trở thành lính Thánh , và bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 : giai đoạn tỏa bóng .
Có người hỏi tại sao là 3 năm mà không phải là các mốc thời gian khác , tôi cũng chỉ có thể rằng : số 3 là con số của càn khôn , một con số mà tôi cũng chỉ biết rằng nó vô cùng đặc biệt trong vô vi , chứ cũng không thể đủ trí mà bàn về nó được .
Tiếp theo , về trình tự tỏa bóng , các bạn sẽ tự trả lời được vì sao một trong những nơi đén phải là đền cha – phủ mẹ rồi phải không nào . vâng , nhưng vì sao trước cả đền cha – phủ mẹ phải là đền Công đồng bắc lệ , nơi đây có gì đặc biệt ?
Thật tình cờ khi tôi viết bài mạn đàm này đúng vào dịp 30-4 , khi mà đất nước ta đang tưng bừng kỉ niệm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước .
Có người sẽ ồ lên khi họ đọc đến đây , bởi họ đã tự tìm được câu trả lời cho mình .
Vâng thưa các bạn , bản thân tôi cũng thật là bồi hồi khi viết đến đây ……
Trong những ngày này , trên các báo đài liên tục chiếu lại những thước phim chiến đầu anh dũng của dân tộc ta qua cuộc kháng chiến chống Pháp , chống Mĩ . Những sự hi sinh anh dũng của các anh hùng để bảo vệ nền độc lập , toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta . chúng ta ‘’ ĐỜI ĐỜI GHI ƠN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÀ HI SINH VÌ NỀN ĐỘC LẬP VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ ‘’
Các bạn biết không , các vị thánh được thờ trong tứ phủ hầu như đều là các anh hùng dân tộc đã chiến đấu và hi sinh cho quê hương , cho đất nước . Trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của dân tộc biết bao con người đã ngã xuống cho ngày hôm nay . Ngay cả như cụ Trần , khi thả hồn mình về với sông núi thì cụ cũng chỉ vẫn đau đáu một nguyện ước là : dân ta được sáng đạo . Cũng như chính danh xưng của cụ vậy – TRẦN – HƯNG – ĐẠO .
Nước ta liền một dải hình chữ S kéo dài từ đỉnh đầu Lạng Sơn cho đến địa đầu Mũi Cà Mau .
Chư vị muốn chúng ta bắt đầu thực hiện sứ mệnh ‘’ tỏa bóng ‘’ thiêng liêng chính là từ nơi này , từ mảnh đất địa đầu tổ quốc này . Để chúng ta hiểu rằng : Các Ngài đã sống và hi sinh ra sao ? Tầng tầng lớp lớp người đã ngã xuống để bảo vệ từng bờ đê , từng lũy tre làng , máu đã thấm đầy mảnh đất này . Vậy trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta ra sao ? Đó như là một thông điệp , một lời căn dặn , nhắc nhở cho thế hệ mai sau vậy .
Bởi nó – một sự thật đã trở thành chân lí – mà không một thứ ma tà nào dám thay đổi . bởi cơ trời đã định :
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời bàn thêm :
Sẽ có người thắc mắc rằng :
- vậy đi trình tức là : Để cho cha biết mặt – mẹ biết tên .
Tôi xin trả lời ngắn gọn như sau : Cho dù bạn có làm lễ mở phủ hay không thì bạn vẫn có thể đã là ‘’ con nhà Thánh ‘’ . Dù bạn có đi trình hay không thì cha mẹ vẫn biết mặt biết tên bạn vì rằng : cha mẹ không biết bạn thì sao có thể ‘’ chấm đồng ‘’ được .
- vậy tại sao không là một ngôi đền khác tại Lạng Sơn mà phải là công đồng Bắc lệ
Tôi xin rằng : bởi chính vì xuất phát từ cái tên : Công Đồng Bắc Lệ mà nên .

Hết .
Bài viết nhân ngày kỉ niệm ngày 30/04/2014
Nam mô thất câu chi phật mẫu chuẩn đề .
Cầu cho hương linh các anh hùng liệt sĩ – pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo .
Đệ tử Vạn Lợi – Đàm Quang Vinh