Vào siêu thị kiếm món quà tối nay đi dự sinh nhật nhỏ bạn, chợt tôi thấy bóng ai quen quen đang xách một túi hàng khá to. Khi người ấy quay mặt lại thì đúng là thằng Kiên, bạn học thời phổ thông. Lâu rồi không gặp nhưng nó không thay đổi mấy, vẫn dáng người nhỏ thó, ốm tong teo, đầu tóc bù xù, quần áo nhếch nhác. Bù lại, nó có khuôn mặt hiền lành, giọng nói từ tốn, nhỏ nhẹ dễ gây thiện cảm với người đối diện. Kiên học rất khá nhưng đến năm lớp mười một thì nghỉ học. Nhà nó khó khăn, bố đi rừng chặt nứa về đan lát nuôi cả nhà, mẹ bị rối loạn tiền đình nặng chỉ quanh quẩn ở nhà nuôi vài con heo, con gà. Chính vì thế Kiên và hai em đều phải bỏ học từ sớm để phụ giúp gia đình.
- Lâu quá, giờ mới gặp - Tôi lại gần vỗ vai Kiên.
- Ôi, Phong - Kiên tươi cười, mừng rỡ khi gặp lại bạn cũ - Giờ cậu công tác ở thành phố à ?
- Ừ, mình làm cho một công ty nước ngoài. Còn cậu ?
- Mình chạy hàng cho các quầy trong siêu thị, buôn bán lặt vặt - Kiên nói. Ngắm nghía tôi, nó thoáng ái ngại khi nó lam lũ, bụi bặm gặp lại tôi, bạn học cũ, trắng trẻo, lịch thiệp. Tôi vội nói:
- Cũng chỉ được cái vẻ ngoài thế thôi, công việc cơ cực lắm.
- Cậu học hành thành đạt thế này là mừng cho cậu rồi. Lớp cũ mình đứa nào cũng có nghề ổn định, chỉ có vài đứa lông bông như mình thôi - Kiên nói, giọng buồn buồn - À mà cậu hình như cũng ít về quê nhỉ ?
- Công ty nhiều việc, bận rộn nên thỉnh thoảng có ngày nghỉ, về thăm nhà chớp nhoáng một tí rồi lại lên thành phố ngay. Ta ghé quán bên kia làm ly nước hàn huyên một chút nhé, gần sáu năm nay mới gặp lại cậu đấy - Tôi đề nghị.
- Ừ, cậu sang ngồi trước, mình giao hàng cho người ta đã - Kiên chỉ vào túi hàng cười nói.
Tôi vào quán được khoảng mười lăm phút thì Kiên sang. Hai đứa nhâm nhi ly cà phê ôn lại thời đi học với bao kỉ niệm buồn vui, rồi đến chuyện về cuộc sống, công việc, gia đình.
- Tết năm ngoái mình về quê gặp thằng Tú, nó kể là cậu học lái xe xong đang chạy tuyến từ huyện mình đi Sài Gòn. Nghe nói thu nhập cũng khá mà sao không làm tiếp lại lên chạy hàng thế này ? - Tôi bất chợt nhớ ra hỏi Kiên.
Đang sối nổi trò chuyện, Kiên bỗng im bặt. Nó rít một hơi thuốc thật sâu, nhấp một ngụm cà phê, giọng trùng xuống:
- Cậu tin trên đời này có ma không ?
- Bây giờ người ta lên cung trăng, xuống dưới đáy biển, mọi ngóc ngách con người đều đặt chân đến rồi. Và cuối cùng khoa học đã kết luận ma quỷ, thần thánh chẳng qua chỉ là sản phẩm trong trí tưởng tượng của con người thôi.
- Mình cũng không tin, nhưng chuyện xảy ra với mình cách đây hơn hai tháng đã làm mình thay đổi suy nghĩ, đó cũng là lí do mình bỏ nghề lái xe đấy.
Kiên đốt tiếp một điếu thuốc rồi chậm rãi kể, tôi chăm chú lắng nghe xem câu chuyện “ghê gớm” như thế nào mà khiến nó phải bỏ nghề.
Sau khi bỏ học, Kiên làm đủ nghề để kiếm sống. Tích góp được ít tiền nó đi học lái xe. Ở quê tôi có khá nhiều tuyến xe chạy đi các tỉnh, trong đó tuyến đi Sài Gòn là nhiều xe nhất. Học xong Kiên xin lái cho nhà xe Năm Mạnh, chạy Sài Gòn chuyến chín giờ sáng. Do nhiều xe chạy ban ngày nên thu nhập không cao, nhà xe điều Kiên chạy chuyến hai giờ sáng. Chuyến này chủ yếu chở người đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện lớn Sài Gòn. Nhiều nhà xe ngại thức khuya dậy sớm không muốn chạy chuyến này, chỉ có duy nhất xe Kiên. Nhà nghèo nên gặp những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn lại phải thường xuyên đi khám chữa, thỉnh thoảng nó với thằng Long lơ xe, bớt tiền cho họ, dấu nhẹm không cho chủ biết. Trong số hành khách thường xuyên đi nó thấy tội nhất là ông Hòa. Vợ ông mất sớm để lại hai đứa con, đứa con gái đầu bị liệt từ nhỏ phải ngồi xe lăn, đứa con trai sau bệnh tật đau ốm liên miên. Ông trước đây làm nghề xẻ gỗ trên rừng, nhưng một lần hạ cây bị cành cây gãy văng ra đập vào chân trái, phải bó bột mất mấy tháng. Từ đó sức khỏe ông giảm sút không đi rừng được, ông xin làm công cho nhà thờ, quét dọn, cắt tỉa, chăm cây trong vườn. Tiền công không cao nên ba cha con phải tằn tiện chi tiêu, bữa rau, bữa cháo qua ngày. Tuy nghèo nhưng ông sống hiền hòa, vui vẻ, tốt bụng hàng xóm ai cũng quý mến. Một buổi chiều ông đang nhổ cỏ trong vườn nhà thờ, bỗng nhiên thấy chóng mặt, hoa mắt, người lảo đảo muốn té xỉu. Nghĩ mình bị trúng gió, ông nhờ mấy người xung quanh xoa dầu, cạo gió. Loay hoay gần một tiếng đồng hồ mà không bớt, mọi người khuyên ông vào bệnh viện gấp. Sau ba ngày được các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm ông nhận được một kết luận vô cùng đau buồn: suy thận ở giai đoạn cuối. Để duy trì sự sống chỉ còn cách định kì chạy thận, tuyến huyện không có thiết bị thế nên ông đều đặn phải đi Sài Gòn. Gia cảnh đã nghèo túng giờ lại chồng chất thêm khó khăn. Biết được điều đó, cha xứ vận động giáo dân quyên tiền ủng hộ giúp đỡ ông hàng tháng. Nhà Kiên ở khá gần nhà ông Hòa nên nó hiểu và rất thương ông. Vì thế rất nhiều lần nó không lấy tiền xe của ông. Thằng Long, cháu của chủ xe, đi giữ tiền thấy Kiên làm việc nghĩa cũng đồng tình, không lỡ báo với chủ.
Bữa đó cũng như mọi khi, một rưỡi sáng thức dậy, làm một ly cà phê cho tỉnh táo, nó và thằng Long đánh xe đi đón khách. Khách chỉ việc đứng ở cửa nhà, xe đến tận nơi rước. Một vài người ở hẻm nhỏ xe không vào được thì họ tập trung ở cây xăng, bưu điện…Riêng ông Hòa khi nào cũng chờ xe ở cổng nhà thờ. Trời mùa mưa ẩm ướt, lạnh lẽo, mây đen giăng kín, âm u. Đèn pha của xe như bị chặn lại bởi bức màn đêm đen kịt, dày đặc...
.................................................. ......................
Xem tiếp tại: http://viettruyen.vn/duyly183/loi-cau-nguyen-trong-dem