Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 46

Ðề tài: Đôi hàng về thầy già

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Aug 2008
    Nơi cư ngụ
    United States
    Bài gởi
    34

    Mặc định Đôi hàng về thầy già

    Thầy già
    Già được đệ tử báo cáo trang web của quý vị thường có các cuộc trao đổi về các mối đạo và lãnh vực vô hình.
    Già thong dong tự tại đã 20 năm, nay ngứa nghề xuống núi thăm trang web của quý vị để múa may vài chiêu truyền dạy chút chuyện đời, chuyện thần bí, và chuyện đạo cho các thế hệ em cháu. Những bậc đạo sư đắc đạo và còn tánh tranh giành thị phi, già xin bội phục và miễn tiếp.
    Lần lượt già sẽ trình bày về lãnh vực siêu hình, đạo và đời cho các em cháu làm hành trang trên con đường đời và đạo. Già sẽ cố gắng viết bài ngăn gọn và dễ hiểu.
    Chắc các em, các cháu muốn hỏi qua là ai? – Già xin vắn tắt tự giới thiệu già tuổi đời đã trên 60, tuổi truyền đạo khoãng 30.
    Hẹn tái ngộ.
    Ký tên: Thầy già ngày 10 tháng 8 -2008

    Tái bút: Bài sau già sẽ viết về một đệ tử của già đã từng là một vị tu sĩ trụ trì một ngôi chùa tại Cao Miên có trăm tăng sỉ. Cuộc đời của ông ta là một câu chuyện dài về chánh, tà và bùa ngãi.


    Cám on.

  2. #2

    Mặc định

    xin kính chào Thầy Gìa, rất mừng được gặp thầy tại đây .
    Thầy viết bài về Đạo Phật thì vào trang Đạo,Thầy viết về Huyền thuật thầy vào mục Thế giới bùa ngải ,viết về thuốc thầy vào mục y dượcv.v.. Có ô BÀI MỚI rồi thầy tạo một chổ viết bài.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

    THẾ GIỚI HUYỀN BIẾN "NGUYỄN THANH BÌNH"

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
    Đêm đông , ôi ta nhớ nhung ,đường về xa xa
    Đêm đông ,ta mơ giấc mơ ,gia đình yêu đương
    Đêm đông ,ta lê bước chân phong trần tha phương
    Có ai ,thấu tình cô lử ,đêm đông không nhà.

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

  3. #3

    Mặc định

    Vui quá, vui quá. Từ nay phố rùm chúng ta lại được đón chào một đại cao thủ huyền môn đến giao lưu, chia sẻ bài vở với những kẻ hậu học chúng đệ rồi. Ước gì các đại cao thủ trước đây cũng trở lại dìu dắt hậu sinh chúng đệ thì hoan hỉ biết bao nhiêu.

  4. #4

    Mặc định

    Xin chào bạn, TGVH rất muốn các bậc cao nhân ghé thăm và chỉ dẫn đôi điều cho đàn em học tập, " Hữu xạ tự nhiên hương" tên là thầy già nhưng trí không già mong rằng vào TGVH sẽ không là vô hình. Chúc bạn vạn phúc
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

    Mặc định

    Chào Thầy, mong học hỏi được nhiều điều từ thầy !:)
    Thái âm sinh dương
    Dương tẩu huyền quan
    Thiên nhai nhất tuyến võ đông gian
    Chân ý tàng thần vô tận viễn
    Tâm công vạn quyển tịnh như lan ...

    _________________________________
    Võ Đang Thiếu Dương Tử - Hoàng Đạo Gia

    Bế quan tu luyện . . .

  6. #6
    Nhất Đẳng Avatar của phuochai
    Gia nhập
    Mar 2008
    Nơi cư ngụ
    Tỉnh TT-Huế
    Bài gởi
    1,171

    Mặc định

    Xin kính chào Thầy, thật quá quy khi Gia Đình Vô Hình được Thầy ghé thăm.
    Chúc Thầy khỏe và mong Thầy chỉ giáo.
    Kính Thầy.
    Mọi thứ chẳng đem đặng - Chỉ có nghiệp tùy thân.

  7. #7

    Mặc định

    Bạn đi cẩn thận, đường đến đó hơi xa đấy
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 470525 Xem Bài Gởi
    Bạn đi cẩn thận, đường đến đó hơi xa đấy
    Huynh vui tính thật .Tuy xa mà gần, lẫn quẫn đâu đây:04:
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

    THẾ GIỚI HUYỀN BIẾN "NGUYỄN THANH BÌNH"

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
    Đêm đông , ôi ta nhớ nhung ,đường về xa xa
    Đêm đông ,ta mơ giấc mơ ,gia đình yêu đương
    Đêm đông ,ta lê bước chân phong trần tha phương
    Có ai ,thấu tình cô lử ,đêm đông không nhà.

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thanhbình Xem Bài Gởi
    Huynh vui tính thật .Tuy xa mà gần, lẫn quẫn đâu đây:04:
    Không cẩn thận lại quay về chỗ cũ thì khổm mất công toi
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10

    Mặc định

    Sơ lược tiểu sử của cư sĩ Triệu Phước pháp danh Đức Quý (Thầy Già)


    Sinh năm 1948 tại tỉnh Trà Vinh. Tốt nghiệp tiểu học tại Trà Vinh.
    11 đến 17 tuổi: học nội trú trường dòng Lasan (Mossard Thủ Đức), tốt nghiệp Brevet Elementaire.

    17 đến 20 tuổi: học nội trú trường dòng Lasan Đà Lạt (College D’Adran) tốt nghiệp tú tài đôi Pháp (Baccalaureat de l’enseignement secondaire).

    20 tuổi đến 21 tuổi: bị tổng Động viên và giải ngũ với cấp bậc thiếu úy hải quân.

    22 tuổi đến 25 tuổi: tốt nghiệp cử nhân luật khoa Sài-gòn ban công pháp quốc tế.

    25 tuổi đến 27 tuổi: Giáo sư Pháp văn.

    28 tuổi đến 29 tuổi: trường chay 2 năm, tu tập Mật tông và nghiên cứu các tôn giáo (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Thông Thiên Học, Cao Đài, Hòa Hảo v.v…), tiếp cận và tìm hiểu các giáo phái huyền bí tại Việt Nam.

    30 tuổi: Truyền bá Mật Tông và trừ tà tại Việt Nam.

    Cuối năm 1981: Định cư tại Hoa Kỳ theo diện ODP.

    1982: Viết 5 loạt bài về các hiện tượng thần bí tại Việt Nam trên Báo Trắng Đen.

    1983: Lần lượt ấn hành các bản kinh Mật Tông quyển Thượng, Trung và Yếu Lược và truyền bá môn thần bí học tại Hoa Kỳ và các nước.

    1981-2005 : Định cư và sống 24 năm liền tại tiểu bang Colorado Hoa kỳ.

    Từ đó đến nay (2005) đã trực tiếp và gián tiếp điểm đạo cho trên 10.000 người thuộc đủ mọi tôn giáo (Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo…) và vô thần bao gồm từ giới khoa bản (thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, các nước Hoa Kỳ, Âu Châu, Liên Xô, Ba Lan, Trung Hoa, v,v…) đến nay các tướng tá Việt Nam Cộng Hòa và Cộng sản cũng như cho các giới lao động buôn gánh bán bưng, các giới giang hồ lầu xanh, bài bạc.

    Năm 2005 và sau đó sẽ lần lượt viết thêm về các kinh nghiệm và nghiên cứu siêu hình thần bí.

  11. #11

    Mặc định

    Những Tư Tưởng Về Đạo- cư sĩ Triệu Phước soạn

    Lời nói đầu:

    Loạt bài Những tư tưởng về đạo xuất hiện trong tập san Mật Giáo do Hội Thân Hữu Mật Giáo tại Hoa Kỳ do cư sĩ Triệu Phước thành lập vào khoảng 1984 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Annandale, Virginia. Chủ tịch của hội là bác Hoàng, tốt nghiệp Tiến sĩ Đại Học Sorbonne tại Pháp, giáo sư Toán học tại đại học Khoa Học - Sài Gòn - đến năm 1975.
    Hội đã điểm đạo miễn phí cho nhiều ngàn người ở khắp nơi, và phân phát miễn phí những cuốn kinh: Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni, Mật tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Phong Thần và Huyền bí học, và tập san Mật giáo cho các bạn đạo và các chùa người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Qua nhiều đợt phát hành ở các nơi, trên 10,000 kinh điển Mật tông và Hiển giáo đã được phân phát.
    Hội thân hữu Mật Giáo không có tổ chức, không có tụ họp, không đóng niên liễm và cũng không cần có liên lạc với nhau. Hội chỉ điểm đạo và giúp cho phương tiện kinh sách để mọi người y theo kinh sách tu tập. Chủ trương này đến ngày nay vẫn không thay đổi.


    Bài 1

    Đừng vì sự sống mình mà quá lo đồ ăn uống, cũng đừng vì thân thể mình mà quá lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quý trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quý trọng hơn quần áo sao? Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà cha các ngươi ở trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? Còn về phần quần áo, các ngươi lại quá lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó. Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thế ấy thay, huống chi là các ngươi! Ấy vậy, các ngươi chớ quá lo lắng mà nói rằng: chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì? Vì mọi điều đó, những người không tin Đạo vẫn thường tìm, và cha các ngươi ở trên Trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi đều ấy nữa…

    Jesus

    Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng rõ, làm cho hết sức. Có điều không học, nhưng đã học điều gì mà không hay, không thôi. Có điều không hỏi, nhưng đã hỏi điều gì mà không biết, không thôi. Có điều không nghĩ, nhưng đã nghĩ điều gì mà không được, không thôi. Có điều không phân biện, nhưng đã phân biện điều gì mà không minh bạch, không thôi. Có điều không làm, nhưng đã làm điều gì mà không hết sức, không thôi. Người ta dụng công một, ta dụng công một mà không được thì phải cố gắng gấp trăm; người ta dụng công mười, ta dụng công mười mà không được, thì phải cố gắng gấp nghìn, để đến kỳ được mới thôi. Nếu quả theo được đạo ấy, thì tuy ngu rồi cũng thành ra sáng, yếu đuối rồi cũng thành ra khoẻ mạnh.

    Khổng Tử

    Trong khi nghiên cứu lịch sử, chúng ta nhận thấy tất cả các Đại Chân Sư mà thế gìới này đã từng biết đến đều đồng ý với nhau về một sự kiện; Tất cả đã quả quyết rằng họ đã tiếp được những chân lý của họ từ bên trên; chỉ có điều là phần đông đều không biết do từ đâu họ đã tiếp nhận được những chân lý ấy. Thí dụ như vị thì nói rằng một thiên thần đã giáng trần với hình thức một người có cánh và nói với họ: “hãy nghe đây, hỡi người! Đây là thông điệp”. Vị khác lại nói: một vị thần với thân hình sáng chói đã hiện ra cho người thấy. Vị thứ ba lại nói người chiêm bao thấy tiên nhân trở về mách bảo vài điều và người không biết gì khác hơn nữa. Tuy nhiên có điều này giống nhau giữa họ là tất cả đều quả quyết rằng trí thức đó đã đến với họ từ cõi trên, chớ không phải do năng lực lý luận của họ (những người tin theo thuyết: “vạn pháp duy tâm tạo” hay Thiền). Họ cho rằng chính tinh thần có một trạng thái tồn tại cao siêu hơn (vô thức, siêu thức v.v…), ngoài vòng lý trí, một trạng thái siêu ý thức, và khi tinh thần người nào (do tu tập) đạt đến trạng thái cao siêu đó, thì loại trí thức ngoài vòng lý trí này hiện đến cho họ. Trạng thái này có khi cũng ngẫu nhiên mà đến cho một người nào đó hoàn toàn ngoài dự định (không cần tu tập. Nên họ cho rằng do năng lực của thần linh hay Thượng Đế, hiển nhiên là từ bên ngoài chớ không do tâm của họ tự có).
    Tất cả những người trên, dầu họ là vĩ nhân đi nữa, đã rơi bất ngờ vào trạng thái siêu ý thức này mà không hiểu rõ nó (hoặc không có người nhiều kinh nghiệm dẫn dắt), đã lần mò trong bóng tối và thường thường là họ có nhiều mê tín kỳ dị pha lẫn với trí thức của họ. Họ tự đặt mình trong cảnh ảo giác: họ mê tín, cuồng tín. Họ đem lại tai hại ngang với lợi lạc. Chúng ta phải nghiên cứu trạng thái siêu ý thức này như bất cứ một khoa học nào khác và dĩ nhiên là dùng lý trí làm nền tảng.

    Vivekananda

    Thầy Huệ bảo thầy Trang:
    - Tôi có gốc cây lớn, người ta gọi nó là cây vu. Gốc lớn nó xù xì, không đúng giây, mực… cành nhỏ nó khùng-khoèo, không đúng khuôn mãu…Dựng nó ra đường, thợ mộc không thèm nhìn. Nay lời nói của thầy, lớn mà vô dụng, nên chúng đều bỏ cả!
    Thầy Trang nói:
    - Riêng Thầy không thấy con cầy sao? :
    rình mò các vật đi rong
    Co mình đứng nấp
    Vồ Đông! nhảy Tây
    Chẳng kể cao, thấp
    Mắc vào cạm, bẫy
    Chết trong lưới rập.

    Đến như loài trâu sồm, nó to như đám mây rủ ngang trời, kể to thật là to, nhưng … không biết bắt chuột. Nay thấy có cây lớn, lo nó vô dụng thi sao không:
    Trồng nó sang làng không có đâu
    Giữa cánh nội thật rộng rãi
    Rồi, bàng hoàng không làm gì ở bên
    Tiêu dao ta nằm khểnh ở dưới
    Nó sẽ: không chết yểu với búa rìu;
    Không sợ có giống gì làm hại
    Không dùng được việc gì
    Thì khốn khổ có từ đâu mà tới?

    Trang Tử


    Khi Trời muốn giao phó một trọng trách cho người nào thì trước hết làm cho khó cái tâm chí, nhọc cấi gân cốt, đói cái thể xác, cùng túng cái thân người ấy, động làm gì cũng nghịch ý muốn; có vậy mới khích động cái tâm, kiên nhẫn cái tánh, thêm ích cho những điều chưa hay làm được.

    Mạnh Tử

    http://vutruhuyenbi.com/forum/viewto...&to_id=54#p275

  12. #12

    Mặc định

    ::HUYỀN KÍ TỪ ĐỨC THƯỢNG ĐẾ

    http://www.vutruhuyenbi.com/forum/vi...38&t=815#p1672

    Lĩnh nam xin chào cả nhà.
    Hôm nay Lĩnh nam xin kể lại vài kinh nghiệm về những thần khải trong cuộc đời của cư sĩ Đức Quí mà LN đã được nghe.

    Vào khoảng năm 1980, cư sĩ Đức Quí còn trẻ tuổi và dạy Pháp văn ở trường phổ thông Trà Vinh. Khi được giấy xuất cảnh do Bộ nội vụ cấp thì liền xin nghỉ dạy để chờ đi Mỹ, nhưng lại phải chờ đến gần hai năm mới có máy bay đi Mỹ. Trong thời gian ăn ở không đó cư sĩ nghiên cứu về đạo của Hiển giáo và Mật tông.

    Cũng vào thời gian đó, các thầy giáo đồng nghiệp có nghe nói tới cô Sơn Ngọc Diêu, là người lo về việc văn phòng tại trường và cũng là một cao đồ của Đức Tôn Sư Minh Trí (Đức Tôn sư Minh Trí khi còn sanh tiền được nổi tiếng về trị bịnh tà, và đã lập hàng trăm ngôi chùa ở khắp các tỉnh miền Nam như Biên hòa, các tỉnh miền Đông và miền Tây với danh hiệu là hội Tịnh Độ Cư sĩ. Tông phái nầy chuyên tu pháp môn niệm Phật A Di Đà, chủ trương phước huệ song tu. Trong các chùa tịnh độ đều cho hốt thuốc nam và châm cứu trị bịnh, cô Sơn Ngọc Diêu cũng gần như là trụ trì một ngôi chùa Tịnh độ cư sĩ tại Trà vinh, cô đã gần 60 tuổi, sống độc thân và ăn chay trường 20 mấy năm qua.), nghe nói cô biết soi căn nên các thầy giáo đến rủ cư sĩ Đức Quí cùng đi đến chỗ cô để nhờ cô soi căn.

    Tại tư gia của cô SND có bày biện rất nhiều kệ thờ. Khi các thầy giáo và cư sĩ Đức Quí đến, cô ra thắp nhang ở những kệ thờ, rồi đến ngồi trước điện thờ chánh cầu nguyện. Một lúc sau, cô tỏ vẻ ngạc nhiên và nói với cư sĩ Đức Quí là cô có thấy bằng thần nhãn Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ở trên giáng về cùng với đức Tôn Sư Minh Trí, thầy của cô. Đức Thượng Đế hỏi là cư sĩ có coi cuốn kinh Duy Ma Cật chưa? Cư sĩ Đức Quí lúc đó đã có coi cả trăm bộ kinh Phật, trong đó có cuốn Duy Ma Cật, nên trả lời là đã có coi rồi. Và đức Thượng Đế nói: “Con cũng giống như Duy Ma Cật vậy."

    Kinh Phật nói về ngài Duy Ma Cật là một vị trưởng giả giàu có, thần lực tự tại và trí tuệ về đạo pháp rất cao mà 10 đại đệ tử của Phật như Anan, Ca Diếp, Xá lợi Phật, Mục Kiền Liên… đều kính nể nhưng rất ngại gặp ông vì họ luôn bị ông chỉnh sửa, dạy dỗ. Thật ra thì Ngài Duy Ma Cật chính là vị Đại bồ tát ở cõi Bất Động vì trợ duyên đức Thích Ca hoằng bá đạo pháp mà hiện thân là cư sĩ đến cõi Ta bà này. Ngài thường đến trà đình tửu điếm, nơi cờ bạc hát xướng để nhiếp độ cho những người ở đó.
    Kinh Duy Ma Cật kể rằng ngày đó Bồ tát Trì thế đang tu hành bỗng có Ma vương tên gọi Ma Ba tuần mang theo muôn nghìn thiên nữ đang trổi nhạc đờn ca đến để tặng cho bồ tát Trì Thế làm kẻ hầu hạ quét tước, nhưng Bồ tát Trì Thế lại không dám nhận. Lúc đó ông Duy ma Cật đến và nói với Ma Vương hãy đưa các thiên nữ qua cho ông, Ma Ba Tuần sợ ông Duy Ma Cật và muốn tìm cách ẩn mình, bỗng giữa hư không có tiếng nói kêu: Ma Ba tuần hãy mang những thiên nữ trao cho ông Duy Ma Cật thì mới được đi. Ma vương miễn cưỡng đưa các thiên nữ qua cho ông.

    Các thiên nữ quay quần bên ông Duy Ma Cật nghe ông nói pháp và rất vui thích nên không chịu trở về với Ma vương kia nữa. Ma vương phải xin với ông Duy Ma Cật để cho các thiên nữ trở về. Ông Duy Ma Cật khuyên các thiên nữ hãy đi về và mang theo pháp môn Vô tận Đăng của ông mà truyền lại cho các thiên nữ trên thiên cung. Vô tận đăng được ví như ngọn đèn đạo pháp có thể mồi đốt cho trăm ngàn ngọn đèn khác sáng mãi không tận…


    Trở lại chuyện cô Sơn Ngọc Diêu chuyển lời của Đức Thượng Đế nói là cư sĩ Đức Quí sẽ giống như ngài Duy Ma Cật thì cư sĩ chỉ nghe thôi chứ không dám tin, bởi vì lúc đó cư sĩ nghĩ mình còn quá trẻ, chỉ mới bắt đầu nghiên cứu đạo, chưa có thần thông, chưa có chứng minh được chuyện gì về đạo, và cũng chưa có đi truyền đạo, lại nữa vào thời đó ai nấy đều không giàu.
    Sau đó thì cư sĩ đi qua Mỹ, lúc đi có mang theo hai bộ kinh và sau thời gian gần 30 năm, đã điểm đạo cho rất nhiều người, thượng vàng hạ cám từ giới lao động, giới lầu xanh, giang hồ, giới bài bạc cho tới các nhà khoa bảng và từ người lính trơn cho đến cấp tướng (xem phần tiểu sử của cư sĩ Đức Quí trong kinh Mật tông Phật giáo Tinh hoa Yếu lược). Đời sống vật chất nhờ ân phước của thánh thần mà được ung dung tự tại có thể nói là một trưởng giả. Người cũng thường ngồi ở các quán xá đầu đường cuối phố hay đi vào chốn kỹ viện để hóa độ cho giới giang hồ…

    Ngày nay ngẫm nghĩ lại mới thấy là lời huyền kí qua cô Sơn Ngọc Diêu khi xưa nay đã thành sự thật nên cư sĩ mới tạm gọi lời tiên tri đó là đúng và mới kể lại cho đệ tử nghe để có thêm kinh nghiệm.

    Cư sĩ Đức Quí kể rằng lúc ban đầu nghiên cứu về đạo thì chuyên về đạo Phật nhiều hơn, và chỉ biết có Phật chứ không tin Thượng Đế vì cả trăm cuốn kinh Phật đều bài bác Thượng Đế chứ không có dạy cho người ta biết đến hay là tôn sùng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nhưng qua nhiều lần gặp gỡ những nhà tu huyền bí đạo cao đức trọng và nhận được nhiều thần khải qua những nhà tu đó thì cư sĩ mới xác định là ở cảnh giới vô hình rõ ràng có đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư Phật.

    Ngay lúc trước khi cư sĩ gặp cô Sơn Ngọc Diêu, lúc đó còn chưa có đọc kinh sách hay tu hành gì thì cư sĩ có dịp gặp đức Tăng thống của Phật Giáo Cao Miên ở Trà Vinh. Khi đức Tăng thống vừa nhìn thấy cư sĩ Đức Quí thì chỉ tay vào cư sĩ mà nói rằng: “Yơ! Đây là con của ông Trời, phía trước có người dẫn, phía sau có người đỡ. Bỏ căn nhà ở Việt nam, qua bên Mỹ sẽ có căn nhà khác…”
    Ngoài ra còn có nhiều mật khải khác nhưng LN chỉ được viết hai cái chánh là của cô Sơn Ngọc Diêu và của Đức Tăng Thống thôi.

    Mục đích của cư sĩ khi kể những chuyện trên đây là để chỉ cho các đệ tử hiểu thêm là trên đường tu Mật tông, khi nhận thần khải hay nghe những tiên tri gì cho bản thân mình, dù cho thần khải hay tiên tri đó đến từ nhiều nhà tu khác nhau nhưng không thể vội tin mà phải chờ một thời gian dài (có khi là phải 30 năm) cho đến khi nào nó thành là sự thật thì mới có thể tạm tin là đúng. Kinh nghiệm về thần khải đó cũng cho thấy là mọi chuyện ở trên đời đều gần như là có duyên căn, có sự an bài từ trước.

    Xin đừng hiểu lầm là cư sĩ Đức Quí có ý gì khác khi kể lại những thần khải bởi vì ngày nay tuổi của cư sĩ đã quá lục tuần, đường đời và đạo đều được viên mãn, ân phước và danh vị đều có trên thiên đình nên không có gì phải tham chuyện tranh danh đoạt lợi, hoặc tạo chuyện thị phi. Đối với cư sĩ thì cho dù những tiên tri thần khải đó có đúng thật đi chăng nữa thì nó cũng chỉ là chuyện mau qua so với thời gian dài vô tận của vũ trụ bao la này. Tất cả những chuyện đời và đạo của nhân gian trên trái đất đều như là huyễn mộng cả.

    Lời cuối LN xin nhắc với các huynh đệ, tỷ muội đã được điểm đạo rồi là nếu như ai có cơ duyên gặp gỡ những người trong giới giang hồ, lầu xanh, bài bạc thì chớ có ngạc nhiên khi nghe họ gọi cư sĩ Đức Quí là thầy bởi vì họ đã được cư sĩ trao cho pháp môn Vô tận đăng và họ cũng là đệ tử trong hệ thống Mật tông của Thầy Già đấy.

    Bộ kinh Duy Ma Cật được phổ biến rộng rãi trong các chùa và trên mạng. Bài viết của LN chỉ nói sơ luợc các bạn có thể tham khảo thêm về cuộc đời của Ngài Duy Ma Cật tại những website nầy: daitangkinhvietnam hoặc tóm lược các phẩm tại web thuvienhoasen...

    Thân mến.
    LN
    Last edited by Ha Trang; 15-06-2010 at 05:47 PM.

  13. #13

    Mặc định

    Phong Thần và Huyền Bí Học (cư sĩ Triệu Phước)
    http://vutruhuyenbi.com/forum/viewto...to_id=55#p2503

    LỜI ĐẦU:

    Trong “Thất Chơn Nhơn Quả” có đề cập đến việc một đạo sĩ tu Tiên và một hòa thượng tu Phật là hai bậc đắc đạo, có phép thần thông và am tường lẽ biến hóa của trời đất. Đạo sĩ Khưu-Trường-Xuân là thầy của vua, còn hòa thượng Bạch-Vân (?) là thầy của hoàng hậu. Một tăng một đạo tranh tài cao thấp với nhau nên đã thi triển rất nhiều phép lạ và tạo nhiều việc thị phi khiến một ông thì sói đầu một ông thì mất chùa. Sau đó dứt việc hồng trần, hai ông mới hòa hiệp với nhau và mỗi người viết một pho truyện với mục đích là dung hòa Tiên-Phật. Do đó mới có bộ truyện “Phong Thần” và “Tây-Du”. Lần hồi người thế thêm thắt ít nhiều vào, có người lại đem ra bình luận mà không thông hiểu huyền học, nên khiến người đời càng thêm khó hiểu các chuyện thâm huyền… nay lại đem chuyện Phong-Thần nói lại để đọc giả mua vui, sau luận bàn điều huyền bí mà ôn cố tri tân ắt không phải là điều vô ích vậy!

    Đức-Quí

    CĂN NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ VÀ ĐỜI SỐNG THEO CÁC TÔN GIÁO

    Khi bắt đầu nghiên cứu về tôn giáo người ta thường phải băn khoăn suy nghĩ không ít khi thấy các tôn giáo đưa ra nhiều lý thuyết mâu thuẫn nhau rất trầm trọng về vấn đề nguồn gốc của đời sống và vũ trụ. Lý thuyết này phê bình lý thuyết nọ làm ra vẻ như chỉ có lý thuyết đó là đại diện chân chính cho chân lý. Thật sự tôn giáo nào đã nhìn thấy được sự thật về những sự mật ẩn của vũ trụ và đời sống? Hay họ cũng chỉ là kẻ mù rờ voi rồi phóng đại nó lên là con voi như thế này, thế kia! Đối với những tín đồ cả tin thì việc đó rất giản dị, họ không cần tìm hiểu, chỉ nhắm mắt tin theo giáo thuyết ấy là đủ. Nhưng đối với những người bàng quan một chút thì khi học đạo, họ vẫn phải tìm hiểu về những lý thuyết mà các tôn giáo đề ra có hợp lý hay không. Những kẻ dè dặt đó thừa hiểu có những vấn đề không thể tìm hiểu bằng luận lý trí thức suông, vì nó thuộc về siêu hình mà người ta chỉ có thể hiểu được nó bằng trực giác hay khả năng lý hội những sự kiện huyền bí. Nhưng dù là bằng tri thức hay siêu giác quan, những chân lý hữu hình hay siêu hình đó khi được diễn đạt lại bằng văn tự, ngôn ngữ dĩ nhiên nó cũng phải mạch lạc và hợp lý và nhất là mọi người đều có thể lãnh hội được. Giờ chúng ta thử đi vào vấn đề nguyên nhân đầu tiên của đời sống và vũ trụ qua các giải thích của những tôn giáo khác nhau và thử phê bình chúng.

    Có ba lý thuyết chánh do các tôn giáo đề ra khi tìm hiểu về nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ và con người: hoặc chấp nhận có một nguyên nhân đầu tiên, đó là thần linh toàn năng hay đấng tạo hóa hữu ngã (Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo); hoặc chấp nhận nguyên nhân đầu tiên là một nguyên lý, một năng lực vũ trụ (Đạo Lão, Đạo Khổng); hoặc phủ nhận không có nguyên nhân đầu tiên (Phật Giáo Nguyên Thủy).

    I. Thần Linh Toàn Năng hay Đấng Thượng Đế Hữu Ngã

    Đấng Thượng Đế có nhân cách còn được gọi bằng nhiều danh từ khác nhau tùy theo tôn giáo. Đó là đấng tối cao, đấng tạo hóa, đức Chúa Cha, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Brahma, Jehovah v.v… Tựu chung đấng Thượng Đế là chủ tể cả vũ trụ và muôn loài. Ngài là đấng toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ. Ngài ngự trị ở trên trời và cai quản tất cả.

    Thánh kinh Thiên Chúa Giáo ghi rằng: ban đầu Chúa Trời dựng nên trời đất. Đất thì có cây cỏ, hột giống, cây trái. Ở dưới đất nơi nước tụ lại là biển thì có cá. Ở khoảng không trên trời thì có các ngôi sao, thấp hơn thì có loài chim. Trên mặt đất thì có các súc vật, côn trùng và thú rừng…

    Sau đó đức Chúa Trời tạo nên loài người. Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài. Ngài dựng nên người nam và lấy xương sườn của người nam mà tạo nên người nữ và mọi loại đực cái phối hợp với nhau mà sanh sản ra nhiều.

    Giáo lý cổ truyền của Bà La Môn Giáo nói rằng: đấng Brahma, đấng Mahā Brahma, đấng tối thượng, toàn tri, là người cầm quyền định đoạt, là giáo chủ, là người sáng tạo, là tạo hóa, là bậc toàn thắng, là chúa tể, là chủ của chính mình, là cha của chúng sanh đã, đang và sẽ được ra đời. Chính Brahma đã tạo ra tất cả chúng sanh ấy. Tại sao vậy? Một khoảng khắc trước đây Brahma nghĩ: “Phải chi có những chúng sanh khác được ra đời! Đó là lời chú nguyện trong tâm Brahma và tức khắc có những chúng sanh chào đời.”

    Hồi Giáo quan niệm Chúa là ngôi độc nhất vĩnh cửu, không dính dáng đến loài người và không có cái gì sánh kịp và bất diệt. Đó là Allah. Hồi Giáo cũng nhận Adam là thủy tổ của loài người và do đấng Allah nặn thành bằng đất sét rồi thổi sinh khí vào. Kế đó, đấng Allah lấy mảnh xương sườn của Adam để tạo ra Eva. Lúc đầu hai người ở thượng giới, nhưng sau mắc tội phải đày xuống trần gian. Ông Adam xuống đỉnh núi Adam ở Tích Lan, bà Eva xuống miền Mecca. Hai trăm năm sau họ gặp nhau ở Arafat, ông Adam cảm động phát khóc, nước mắt ông nhuộm đen viên đá hiện còn thờ ở đền Kaba. Hồi Giáo cho rằng trời đất đã được Allah cấu tạo trong sáu ngày (2 ngày đầu sinh các trái đất; 2 ngày giữa sinh muôn loài sống trên trái đất; 2 ngày cuối sinh ra các từng trời). Hồi Giáo còn cho rằng có bảy tầng trời và có sáu cảnh địa ngục.

    Tóm lại Thiên Chúa Giáo, Bà La Môn Giáo, Hồi Giáo cũng cho rằng Thượng Đế là một đấng hữu ngã tối thượng là khởi nguyên của sự tạo lập nên vũ trụ, con người và muôn loài, mọi việc đều do nơi ý muốn của Ngài.

    II. Không có nguyên nhân đầu tiên; Không có Đấng Thần Linh Tạo Hóa

    Theo Tiểu Thừa trong toàn bộ tam tạng kinh đầu tiên của Phật Giáo tuyệt đối không thấy có đoạn văn nào đề cập đến đấng tạo hóa. Phật Giáo không chấp nhận có một đấng tạo hóa, bất luận dưới một hình thức năng lực hay chúng sanh. Còn về khởi điểm của đời sống, kinh Phật chủ trương đó là một vấn đề không thể biết được.

    Cái lý do đầu tiên Tiểu Thừa Phật Giáo đưa ra để tránh né câu trả lời cho những vấn đề gai góc về siêu hình là như một người bị trúng tên, hắn ta sẽ chết trước khi đặt nhiều câu hỏi như: Ai bắn ta? Mũi tên từ đâu tới? Nó bằng kim loại gì? Người bắn có ác ý gì với ta? Nó được tẩm loại độc nào? v.v… Cũng thế một người băn khoăn muốn tìm hiểu về nguyên nhân của vũ trụ, đời sống, thế gian này giới hạn hay vô tận v.v… Người đó sẽ chết trước khi được nghe đức Thế Tôn giải thích. Câu chuyện sau đây do Tỳ-khưu Mālunkyaputta hỏi đức Phật: ”Bạch đức Thế Tôn, những lý thuyết này chưa được Ngài giải thích rõ ràng minh bạch. Ngài đã gác vấn đề ấy qua một bên, không dạy đến. Thế gian có vĩnh cửu không? Thế gian có giới hạn hay vô tận? Nếu đức Thế Tôn giải rõ những điều ấy con sẽ tiếp tục đi theo Ngài để sống đời tu sĩ thanh cao. Nếu không con sẽ từ bỏ Ngài… Nếu Ngài biết thì nói biết; nếu không thì nói không… và chắc chắn đối với người không biết hoặc chưa giác ngộ thì điều đáng làm hơn hết là phải nói rằng: ”tôi không biết, tôi chưa giác ngộ.“ Đức Phật trả lời:”Như Lai không đề cập đến vấn đề ấy vì những vấn đề đó không tạo ích lợi cho sự giác ngộ hay niết bàn và người ấy sẽ chết trước khi được nghe giải thích.“

    Cái lý do thứ hai để tránh trả lời về khởi thủy của đời sống và vũ trụ, Tiểu Thừa Phật Giáo cho là không thể khám phá được cái khởi điểm đó. Kinh Tạp A Hàm ghi:”Hỡi các đệ tử, bước đầu của cuộc hành trình xa xôi này thật không thể quan niệm được. Chúng sanh bị bao trùm kín mít trong lớp vô minh, bị dây ái dục trói buộc chặt chẽ, không thể khám phá được khởi điểm của cuộc luân chuyển triền miên, cuộc hành trình vô định“ và để biện minh có người còn viện dẫn đến lập luận:”Không có lý do nào để giả định rằng thế gian có một khởi điểm. Ý niệm chủ trương sự vật phải có một khởi điểm phát sanh do trí tưởng tượng nghèo nàn (Bertrand Russell).

    Nếu Tiểu Thừa Phật Giáo không có ý muốn giải quyết tất cả những vấn đề triết lý của nhân loại với hai lý do là vì những vấn đề ấy không ích lợi cho sự thoát khổ và vì nó vượt qua sự hiểu biết của con người đang lặn hụp trong dòng vô minh và ngừng tại đây thì việc đó cũng có phần hợp lý. Nhưng không thể, một mặt không chịu đào sâu vào vấn đề siêu hình, mặt khác họ lại nhúng tay vào những câu hỏi siêu hình đó bằng cách phê phán những lý lẽ thuộc về lãnh vực đó của Ấn Độ Giáo. Một lãnh vực mà mình tránh né trả lời và viện dẫn không thể biết được, bây giờ chính mình lại lún sâu vào nó.

    Tiểu Thừa Phật Giáo để bác bỏ vấn đề thần linh tạo hóa đã bịa ra câu chuyện sau đây với tính cách hạ đấng Thượng Đế Brahma xuống thấp hơn đức Phật và viết ra vẻ mình rất rành rọt về vấn đề siêu hình mà trước đây mình không chịu trả lời. Câu chuyện sau đây trong cái gọi là kinh Patika Sutta chép: Đấng Brahma tạo hóa trong một khoảnh khắc suy nghĩ:” Phải chi có những chúng sanh khác ra đời! Đó là lời chú nguyện trong tâm ông và tức khắc có những chúng sanh chào đời… Chính sau này những chúng sanh ấy có người xuất gia làm tu sĩ, trau giồi trí tuệ, thành đạt tâm phỉ lạc an trụ mà hồi nhớ lại tiền kiếp và chỉ nhớ đến mức đó thôi nên người đó nghĩ:”Vị Brahma, Đấng Tối Thượng, toàn tri, người cầm quyền định đoạt, giáo chủ, người sáng tạo, tạo hóa, toàn thắng, chúa tể, chủ của chính Ngài, Cha của chúng sanh đã, đang và sẽ ra đời. Người đã tạo nên ta. Vị này quả thật là trường tồn, vĩnh cửu, vững bền, không biến đổi, Ngài sẽ tồn tại như thế mãi mãi. Nhưng chúng ta, đã được vị ấy tạo nên, chúng ta do đấy mà ra, vậy chúng ta là vô thường, biến đổi, không vững bền, ít tuổi thọ, phải chết.”

    Rõ ràng hơn, các môn đệ của Phật đã tranh hơn với Bà La Môn Giáo khi xây dựng câu chuyện sau đây và mệnh danh nó là kinh Kevaddha Sutta:”Một Tỳ-khưu bên Phật đến hỏi Phạm Thiên Brahma cho biết đến đâu thì bốn nguyên tố: đất, nước, gió, lửa chấm dứt; không để lại dấu vết? Brahma trả lời: Trước mặt học trò ta, ta không thể nói là mình không biết. Nhưng sao ông lại bỏ đức Thế Tôn để hỏi ta, thật là lỗi lầm và trái đạo. Hãy trở về nghe đức Phật giải thích. Ngài giảng thế nào thì hãy tin theo lời.“


    Mặt khác các đệ tử của Phật còn xây dựng rất nhiều câu chuyện khác để bài bác về đấng Thượng Đế tối cao của Bà La Môn Giáo mà chính họ cũng chẳng biết ất giáp gì như trước đây họ đã tự nhận. Trong Túc Sanh truyện và Đại Bồ Đề Túc Sanh truyện viện dẫn vì đời sống hỗn loạn, bất toàn, đầy dẫy những sự xấu xa giả dối, lừa đảo, gian tham nên Thượng Đế đấng sáng tạo ra vũ trụ và đời sống là một hạng người bất công đã tạo nên một thế gian hư hỏng và đấng thần linh ấy nếu có quả thật đầy tội lỗi. Con người chỉ thừa hành ý muốn của Ngài.

    Nhưng không hẳn Phật Giáo không tìm nguyên nhân của vũ trụ và đời sống như các tu sĩ Tiểu Thừa Phật Giáo đã từng minh định, trái lại sau này Đại Thừa Phật Giáo đã đưa ra nhiều chủ thuyết cho các vấn đề cao viễn ấy. Về vũ trụ và đời sống Đại Thừa cho rằng pháp giới vô tận mênh mông này chỉ là một sự huyễn hiện tương tợ như một giấc chiêm bao dài của cái tâm của mỗi chúng sanh, của mỗi loài chúng sanh. Thật vậy kinh Thủ Lăng Nghiêm chép rằng:”Các cảnh giới, các cõi vô số vô lượng nổi lên trong hư không và hư không nổi lên trong tâm, tương tợ như một áng mây nổi lên trên nền trời xanh“. Kinh Đại Bát Nhã chép:”Các cõi, các cảnh giới, các thân căn chúng sanh… đều như huyễn như hóa… như mộng như ảo… như một giấc chiêm bao… như làn khói tỏa… như trăng đáy nước… bày ra bởi một tên đại phù thủy ngồi xổm ở ngả tư đường…“. Ngoài ra trong các kinh Đại Thừa như Lăng Già, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Địa Tạng, Bát Nhã, Viên Giác v.v… đều có đầy đủ các đáp số cho mọi vấn đề siêu hình về các cõi Phật, các cõi Trời, các tầng Địa Ngục, các cõi Chúng Sanh v.v…
    Kinh Hoa Nghiêm viết:” Tất cả các cảnh giới, các cõi Phật sát vô lượng của Hoa Tạng thế giới (tức vũ trụ) không ngằn mé này, đều chỉ được kết tập nên và an lập do thần lực hải của chư Phật, do nguyện lực của chư đại Bồ Tát, và do nghiệp lực hải của các loài chúng sanh… “. Rõ ràng theo kinh Hoa Nghiêm như vậy vũ trụ được tạo lập do các lực siêu hình của chư Phật và Bồ Tát đối với các cảnh thanh cao và do các lực thấp thỏi cho các cảnh trọng trược. Nhưng thần lực của chư Phật lại hộ trì luôn cho các cảnh giới thấp thỏi của chúng sanh và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chúng sanh: ”Nếu không có thần lực của chư Phật hộ trì, thì vũ trụ này không thể tồn tại nổi một sát na và cõi thế gian không thể có nổi một niềm vui nhỏ bé… “ (kinh Hoa Nghiêm).

    Tóm lại những người tự nhận là theo Phật Giáo nếu không nghiên cứu sâu vào các kinh điển của Tiểu Thừa và Đại Thừa Phật Giáo, họ dễ lâm vào mê hồn trận. Đủ thứ mâu thuẩn giữa giáo thuyết Tiểu Thừa và Đại Thừa và giữa các phái Tiểu Thừa với nhau và giữa các tông trong Đại Thừa với nhau. Bất chợt xem được một cuốn kinh của Phật Giáo, được thấy một vài lý thuyết về các vấn đề vũ trụ, đời sống, phương cách tu hành v.v… Họ vội tưởng rằng toàn thể Phật Giáo đều chủ trương như vậy thì thật là lầm to!

    Trong phạm vi bài này chỉ tìm hiểu về nguồn gốc của vũ trụ và đời sống được quan niệm theo các tông phái Phật Giáo, chúng ta chỉ xét qua các bất đồng chủ thuyết của họ về vấn đề này và tóm lược như sau:

    –Tiểu Thừa cho đó là một vấn đề bất khả tri luận và tuyệt đối không công nhận có một nhân vật thần linh nào hay một cái lực vô hình nào khởi xướng ra những vấn đề đó.

    –Đại Thừa cho rằng vũ trụ và đời sống do chân Tâm biến hiện ra.

    –Một số tông phái Đại Thừa tin rằng vũ trụ và đời sống do thần lực của chư Phật tạo tác (nhất nguyên phi thần hóa).

    –Một số khác cho rằng Pháp thân của chư Phật là chỉ cho ý nghĩa nhất nguyên vừa thần hóa (nhân vật Thượng Đế) vừa phi thần hóa (năng lực siêu hình) vì thân là thần hóa (đức Tỳ Lô Giá Na Phật) còn pháp là phi thần hóa (nguyên lý tối thượng).

    –Một số tông phái Phật Giáo khác ở Tây Tạng và Nepal theo chủ trương nhất nguyên thần hóa cho rằng: Adi Buddha (Thiền Phật) là một đức Phật toàn năng và toàn tri nguyên thủy, người bằng thiền định đã tạo ra vũ trụ và vạn vật (tương tợ như đức Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo hoặc Thượng Đế Brahma của Ấn Độ Giáo đã tạo ra vũ trụ và muôn loài).

    Dù đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề Thượng Đế và vũ trụ, nhưng người theo Phật Giáo bất luận tông phái nào cũng thường dựa vào lý luận không công nhận có một Thượng Đế như một nhân vật hay một năng lực chi phối vũ trụ và đời sống để phân biệt Đạo Phật với Thiên Chúa Giáo hoặc Ấn Độ Giáo; mặc dù nội dung đã tiến đến sự tương đồng phần nào trong các giáo lý, nhưng thành kiến chống đối nhau vẫn còn xẫy ra; mặc dù không ai có thể tự xưng là mình đã hoàn toàn thấu triệt về Thượng Đế hay chân lý tối thượng được.

    Nếu Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi giáo theo quan điểm nhất nguyên thần hóa khi giải thích về nguồn gốc của đời sống và vũ trụ; nguyên thủy Tiểu Thừa Phật Giáo coi vấn đề đó như một sự việc không cần thiết, thì Khổng Giáo và Lão giáo thiên về quan điểm nhất nguyên phi thần hóa.

    Trước khi đi sâu vào giáo thuyết của Khổng Tử và Lão Tử thiết nghĩ cần tìm hiểu quan niệm cổ thời của người Trung Hoa về các vấn đề này, vì hai mối đạo trên cùng căn cứ vào nguồn gốc đó để xây dựng chủ thuyết riêng của mình.

    Lúc đầu cái tín ngưỡng của người Hoa tương tợ như các dân tộc cổ sơ khác đều tin rằng thần linh có thể chi phối đến cuộc nhân sinh và mọi sinh hoạt của loài người. Lòng kính sợ thần linh đã lan rộng đến những vật gì to tát, động chuyển được, có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống, họ đều cho là có thần cả. Vô số thần linh được mệnh danh như: Thần mặt trời, Thần mặt trăng, Thần sao, Thần núi, Thần sông, Thần chớp, Thần gió, Thần mưa v.v… và dĩ nhiên những sự cúng tế, cầu nguyện cũng đã xuất hiện từ thời đó. Cứ lý tự nhiên mà suy: ở nhà thì có cha làm chủ, chư hầu thì lại có vua, thiên hạ có Đế thì vũ trụ và thần linh cũng phải có một đấng làm chủ, đó là Thượng Đế; tức là ông vua của cõi trời, cai quản bách thần và vạn vật ở trong vũ trụ. Về sau có người lại nghĩ ngợi sâu xa chẳng lẽ Thượng Đế lại nhỏ hẹp như người ta và cũng có hình dáng như người ta nên đổi quan niệm cho Thượng Đế chỉ là một cái lý chí linh, chí diệu làm chủ tể cả muôn vật mà thôi.

    Khổng Tử khảo cứu những tư tưởng của các thánh hiền đời trước cũng như suy xét lại cái lẽ biến hóa của Trời, Đất rồi lập ra học thuyết. Ông lấy cái lý “thiên, địa, vạn vật đồng nhất thể” làm căn bản cho học thuyết của mình. Chính cái lý nhất thể ấy lưu hành khắp và là nguyên nhân của cuộc sinh hóa trong vũ trụ. Cái lý ấy còn được gọi là Trời, Thượng Đế hay là Thái Cực. Thái cực huyền bí vô cùng, không thể biết được bản thể của lý ấy. Song cái động thể của lý ấy thì người ta có thể hiểu được bằng cách xem xét sự biến hóa của vạn vật. Nói một cách khác cho dễ hiểu hơn là ta không thể quan niệm nổi Thượng Đế là gì, nhưng ta có thể hiểu được cái động thể của Thượng Đế trong sự sáng tạo ra vũ trụ và muôn vật và chính tôn chỉ căn bản của Dịch học và Nho Giáo là xét cái động thể đó.

    Thoạt đầu vũ trụ mờ mịt, hỗn độn. Trong sự hỗn mang đó có cái lý vô hình, rất linh diệu, rất cường kiện – tức thái cực đã sinh ra hai cái thể tương đối khác nhau, tức lưỡng nghi, hay là âm dương. Trước hai cái tương đối ấy thì dầu có cũng như không vì không sao mà biết được. Khi hai cái tương đối ấy đã hiện ra thì cái gì cũng có, không thể nói là không được. Hai cái âm, dương ấy đun đẩy nhau, điều hòa với nhau mà biến hóa ra thiên hình vạn trạng. Song vạn vật dầu nhiều thế nào, cái căn nguyên cũng chỉ có âm và dương:”Hiểu được lẽ âm và dương ấy, tất là hiểu được cả vạn vật; biết được lẽ giản dị ấy, tất là biết được cái lý của thiên hạ“ (Dịch – Hệ Từ Thượng). Nên biết âm, dương không phải là vật có hình, chẳng qua nó là hai cái biểu tượng đầu tiên của sự sinh hóa mà thôi.

    Còn về con người, cứ theo Nho Giáo thì người ta có một vị thế rất lớn trong vạn vật, có cái tinh thần và khí chất sáng suốt có thể hiểu thông các sự vật: ” Người là cái đức của trời đất, sự giao hợp của âm dương, sự hội tụ của quỉ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành (lễ ký, lễ vận IX).

    Tóm lại Nho Giáo không bàn đến bản thể của Trời mà chỉ tìm hiểu Trời qua sự sinh hóa của vạn vật. Cái động thể của Trời đầu tiên là thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái và bát quái sanh muôn loài. Vật nào bẩm thụ được nhiều thanh khí thì thành thánh, thành thần; vật nào bẩm thụ được ít thì là người thường hay các vật khác.

    Còn theo Lão Giáo, Đạo là cái nguyên lý tuyệt đối của vũ trụ đã có từ trước khi khai thiên lập địa. Nó hoàn toàn huyền diệu và bất khả tư nghì mà con người không thể thấy được, hình dung được, hiểu được nên gần như không có. Vì thế ”Kẻ hỏi Đạo cũng như kẻ đáp lại, đều là những người không hiểu Đạo cả“ (Trí Bắc Du); hoặc ” Kẻ sĩ bậc thấp nghe nói đến Đạo thì cả cười mà bỏ qua“(Đạo Đức Kinh). Tương tợ như Nho Giáo khi nói về thái cực, Lão Giáo cũng dùng danh từ Đạo để chỉ cho nguồn gốc của vũ trụ và vạn vật. Lão tử viết:”Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật. Trong vạn vật không vật nào là không cõng âm và bồng dương. Nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau “. Cái một ở đây có thể so sánh như thái cực ở thể động của Nho Giáo, từ đó sinh sinh hóa hóa ra vạn vật. Bởi thế bản thể của Đạo thì thấy dường như không có và không làm gì cả, mà kỳ thực không có gì là không do cái làm của nó mà ra. Cũng chính vì Đạo là chủ tể của trời đất và vạn vật nên mọi loài dù sanh hóa ra trùng trùng, điệp điệp nhưng rồi cũng đều trở về với Đạo; đi ra rồi trở về. Tuy phác họa ra thì Đạo đơn giản như thế nhưng kỳ thực ” Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi“ (Đạo Đức Kinh).

    Lão tử không trực tiếp đề cập đến vị thế của con người trong vũ trụ đối với các loài khác, nhưng gián tiếp ông viết: ”Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự Nhiên “. Như vậy dù loài người có tôn quý hay không? Họ phải nhìn theo sự biến hóa, sinh hoạt của Đất, của Trời, của Đạo mà sống đúng theo luật nhiệm mầu tự nhiên đó.

    Dù Nho Giáo và Lão Giáo chỉ đề cập đến cái nguyên lý siêu hình, nguồn gốc sinh ra vũ trụ và vạn vật. Nhưng cái nguyên lý ấy nó vẫn không có gì hấp dẫn lắm đối với đức tin của đại đa số người dân Trung Hoa. Người Hoa không thể nào hiểu được cái thái cực hay cái đạo quá trừu tượng đó của Khổng và Lão, vả lại dù có ráng tìm hiểu chu đáo đi nữa họ cũng không thể chấp nhận một cái ”lý“ mà chủ trương ra vũ trụ, vạn vật và nhất là con người. Cái hợp lý nhất mà họ nghĩ đó là Thượng Đế theo hình dáng của họ mặc dù có toàn chân, toàn thiện, toàn năng, toàn mỹ, toàn tri v.v… gì đi nữa! Ít ra đối với họ, một Thượng Đế như thế là dễ hiểu và hợp lý hơn hết. Từ đó trong đời sống thực tế, người Hoa có hằng vạn câu chuyện xây dựng quanh đức Ngọc Hoàng Thượng Đế với Bạch Ngọc Cung cùng các chư tiên, chư thánh và chư thần hầu cận, cai quản cả vũ trụ và muôn loài. Họ chả có lý gì đến cái nguyên lý huyền diệu, khó hiểu của Khổng tử và Lão tử đã nhọc công xây dựng cả. Đó là sự thật.

    Tóm lại các tôn giáo có những triết thuyết về nguồn gốc của vũ trụ và đời sống hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng tựu chung tất cả đều đồng ý về một cái gì đó bất khả luận bàn chi phối cả vạn vật trong vũ trụ. Cái một tuyệt đối đó dù được nhân cách hóa để mệnh danh là một đấng Thượng Đế hay chỉ là một nguyên lý siêu hình hoặc vừa là cả hai thì đó cũng chỉ là một quan niệm tương đối để chỉ về một cái gì đó tuyệt đối mà lý trí con người không thể quan niệm nổi. Ngay cả những người có thần nhãn khi nhìn thấy cái năng lực siêu hình ấy siêu xuất ra các cảnh giới bất khả tư nghì về đức Thượng Đế, về chư Phật mười phương, về các thiên sứ hoặc chư Thánh, chư Thần, về các quốc độ của chư Phật, về các tầng trời, về các pháp hội v.v… và nếu họ có kinh nghiệm thần bí một chút thì họ sẽ hiểu rõ ràng năng lực đó là một cái gì có thể thị hiện vô số thần biến bất khả tư nghì, tùy theo sở chấp và trình độ hiểu biết của từng người mà diễn ra từng cảnh giới tương ứng: sẽ là vô số các thần linh nếu chúng ta theo đa thần giáo; sẽ là mười phương chư Phật cho các Phật tử Đại Thừa; sẽ là Quan Thế Âm người nam cho những người Tây Tạng, nhưng lại là người nữ cho người Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, …; sẽ là Thái Cực Đồ cho những người theo đạo Lão; sẽ là Ngoan Không cho các sư sãi nguyên thỉ Phật Giáo; sẽ là Thần lửa cho Bà La Môn Giáo; sẽ là sơn Thần cho các dân tộc miền núi; sẽ là Thần cây đa cho những nông dân mộc mạc Việt Nam; sẽ là tổ tiên của họ cho những người thờ phượng ông bà v.v…

    Chính nhờ thị hiện vô số hóa thân và cảnh giới như thế của các đấng thần linh hay của Thượng Đế mà con người đã, đang và sẽ mãi mãi tin tưởng nơi đạo giáo, dù họ quan niệm Đạo, Thượng Đế, Trời, Phật, thần linh một cách hồ đồ đơn sơ và ngu dốt cách mấy và dù họ có chế diễu lẫn nhau ra sao! Miễn là tất cả bọn họ tin tưởng có cái gì đó siêu việt trên họ có thể thưởng phạt họ tùy theo lối sống của họ ở trần gian này lành hay dữ; như thế là đủ.

  14. #14

    Mặc định

    ĐẠI NÉT PHẬT GIÁO QUA LẬP TRƯỜNG DỊ BIỆT CỦA CÁC GIÁO PHÁI

    Phật Giáo khởi đầu trong khung cảnh Ấn Độ, nơi mà lòng sùng mộ đạo giáo chiếm vị thế ưu thắng. Lịch sử cho thấy xã hội Ấn thời đó có bốn giai cấp, đứng đầu là các giáo sĩ Bà La Môn chuyên về việc tế tự. Giai cấp Bà La Môn có một uy quyền tuyệt đối ngự trị trên tư tưởng và đời sống của những dòng dõi vua chúa và toàn thể xã hội. Họ nắm đặc quyền về tôn giáo, trực tiếp tế lễ quỉ thần và đấng chủ tể trong đạo là đức Phạm Thiên. Giáo phẩm còn được chia ra làm ba cấp:

    –Bực thượng đẳng là các sư Bà La Môn không còn trực tiếp giao thiệp với dân gian. Hạng này chuyên nghiên cứu về các sức lực hữu hình và siêu hình trong vũ trụ.

    –Bực trung là những tu sĩ chuyên coi về khoa bói toán, tiên tri liên lạc với quỉ thần, thi triển được các phép linh. Họ chuyên tham khảo, diễn giải và thực hành bộ kinh Phệ Đà thứ tư (Atharva Veda), bộ cao trội có đủ những câu thần chú.

    –Bực hạ là những nhà sư cúng lễ thông thường, phục vụ nơi đền chùa. Nhóm này thường đọc tụng ba bộ kinh đầu của Phệ Đà (Rig Veda, Yajur Veda, Sama Veda).

    Hạng Bà La Môn cuối phải tu học hai mươi năm mới lên hạng trung, hạng trung phải tu học hai mươi năm mới lên hạng thượng. Lãnh đạo toàn thể ba hạng trên có một vị chưởng quản tôn giáo, giúp việc chung quanh ngài có một hội đồng gồm đến hơn bảy mươi vị sư.

    Mỗi thầy tu Bà La Môn phải giữ mười giới cấm sau:
    1. Nhẫn nhục
    2. Làm phải
    3. Điều độ
    4. Chân thật
    5. Trong sạch
    6. Thống trị giác quan
    7. Biết rành kinh luật Phệ Đà
    8. Biết rõ đấng Phạm Thiên
    9. Ăn nói chân chánh
    10. Giữ mình đừng giận.

    Thái tử Sĩ Đạt Ta ra đời trong dòng dõi vua chúa, giữa một xã hội mà vương tộc và quần chúng đều nhiệt thành tin tưởng Bà La Môn Giáo. Sự học hỏi đầu tiên của Thái tử dĩ nhiên phải là những tư tưởng của bộ kinh Phệ Đà. Mục đích cao thượng nhất của toàn thể dân chúng không gì khác hơn là trở thành các vị Bà La Môn cao quý nhất trong xã hội và được hiệp nhất linh hồn mình với Thượng Đế Brahma. Thái tử xuất gia cũng chính vì những lẽ ấy.

    Không bằng lòng với chữ nghĩa lý thuyết suông về đạo trong các bộ kinh cổ truyền, Thái tử rũ bỏ tất cả mọi trói buộc, một mình lang thang hiến mình cho công cuộc truy tầm chân lý. Ông đã trải qua từ vị thầy này đến các đạo sĩ khác, thực hành những phương pháp tu tập khác nhau, khổ hạnh cũng như trung đạo, chịu thử thách của hàng ma vương… cuối cùng đắc đạo dưới cội cây bồ đề.

    Cái nội chứng của đức Phật không phải là một điều dễ biết. Nhưng tựu chung kinh Phật chép rằng Ngài đã giải thoát và đắc quả Phật cũng như đã chứng đắc rất nhiều tuệ giác (năng lực thần thông) – Túc mạng minh (nhớ lại tiền kiếp) – Thiên nhãn minh (biết rõ sự phân tán và cấu hợp trở lại của một chúng sanh) – Lậu tận minh (biết rõ các pháp trầm luân) v.v… Như vậy theo Phật Giáo cho biết: sau cuộc chiến đấu phi thường khoảng sáu năm, đạo sĩ Cồ Đàm lúc đó khoảng ba mươi lăm tuổi, đã tận diệt mọi ô nhiễm, chứng ngộ thực tướng của vạn pháp, trở thành một đấng chánh biến tri, bậc toàn giác.

    Sau đó Ngài bắt đầu rao giảng chánh pháp lần đầu tiên tại rừng Lộc Uyển cho bọn năm ông Kiều Trần Như về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đó là bài kinh được gọi là chuyển pháp luân của đức Thích Ca và tương truyền rằng có nhiều chư thiên và Phạm Thiên đến nghe giảng và hoan hô nhiệt liệt. Sau đó Ngài tiếp tục rao giảng những gì mình đã chứng ngộ về đạo và thâu nhận đệ tử hơn bốn mươi năm rồi nhập diệt.

    Ngày nay, các công trình nghiên cứu về Phật Giáo cho thấy suốt cả thời kỳ giảng đạo của đức Thích Ca, Ngài chỉ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng của mình. Riêng các đệ tử thì chỉ nghe, chớ không có ai ghi chép lại bằng văn tự. Ngay cả sau khi Ngài tịch diệt, lần tập hợp các đệ tử của Phật đầu tiên, dưới sự chủ tọa của Ca Diếp, để đúc kết lại những lời Phật dạy, cũng chỉ là sự lập lại những gì mà mỗi đệ tử đã nghe và còn nhớ; chúng không được ghi chép thành văn.

    Một trăm năm sau, những đệ tử đã từng cận kề đức Phật lần lượt cũng đã qua đời. Phật pháp càng ngày càng dễ trở nên sai lạc với tôn ý của đức Phật. Nhiều ý kiến đối lập nhau đã nẩy sinh trong hàng tăng chúng. Bây giờ họ mới họp lại với nhau một lần nữa để san định lại những lời Phật dạy. Lúc đó nhiều tranh cãi mãnh liệt giữa các giáo đoàn và các tu sĩ về đạo lý thật sự của đức Thích Ca. Sự mâu thuẫn phát sinh do nhiều nguyên nhân: cũng có những yếu tố hiềm khích phe phái, cộng với sự tranh chấp uy tín cá nhân; cũng như trình độ căn cơ hiểu biết dị biệt, sự giải thích những gì Phật dạy theo chủ kiến của mỗi giáo đoàn v.v… Từ đó Phật Giáo phân chia thành hai khối rõ rệt: Thượng tọa bộ gồm những tu sĩ trưởng lão bảo thủ, tự cho mình là phái bộ duy trì những giáo lý nguyên thủy của đức Phật và phái bên kia là Đại chúng bộ gồm phần đông các tăng lữ trẻ tuổi hơn, có đầu óc phóng khoáng, tự do và cấp tiến hơn trong việc tìm hiểu cũng như giải thích về Phật pháp. Tuy lần kiết tập thứ hai này có nhiều sự tranh cãi sôi nổi, nhưng nó vẫn ở trong hình thức biện biệt bằng ngôn ngữ, chớ cũng chưa được ghi chép lại.

    Sau lần đó, Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ càng ngày càng công kích nhau dữ dội. Sự rạn nứt không còn làm sao hàn gắn lại được nữa. Để biện minh và đề cao lập trường tư tưởng của mình, mỗi bộ phái đều có những luận phẩm giá trị xây dựng bởi những luận sư nổi tiếng để củng cố uy tín và phê bình chủ thuyết của phái kia. Nhờ vậy về sau mới có những luận thuyết để tạo thành luận tạng riêng của mỗi phái. Cho đến đời vua A Dục (Asoka), khoảng bốn trăm năm sau khi Phật nhập niết bàn, tăng già chia ra có đến hơn hai mươi hệ phái mà mười thuộc Thượng tọa và mười thuộc Đại chúng bộ. Cuộc kiết tập bằng văn tự chỉ thật sự xuất hiện ở lần thứ ba vào đời vua A Dục và Ca Ni Sắc (Kanisha). Phật Giáo lúc đó được ghi chép lại bằng hai thứ chữ của Ấn Độ là Bắc Phạn (Sanscrit) và Nam Phạn (Pali). Sau đó Phật Giáo bị suy vi ở ngay trên đất Ấn vì bị sự cạnh tranh của Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo, nhưng nó được bảo tồn do sự truyền bá sang các nước chung quanh. Kinh điển Pali, đượm mùi Tiểu Thừa, được truyền về phía Nam nước Ấn còn được gọi là Nam Tông. Bắc Tông hay Đại Thừa gồm tạng kinh viết bằng Sanscrit thì được truyền sang phía Bắc ngoài nước Ấn.

    Trải qua cả ngàn năm nay, Phật Giáo lớn mạnh tại các nước Á Châu với các phái Tiểu Thừa tại Tích Lan, Thái Lan, Cao Miên, Lào, Miến Điện … và Đại Thừa tại Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam… Tiểu Thừa và Đại Thừa nay đều có ba tạng Kinh, Luật, Luận riêng cho mỗi trường phái. Ngày nay khi nghiên cứu về Phật Giáo Nam và Bắc Tông, người ta chỉ có thể căn cứ trên kinh điển bằng tiếng Pali của Tích Lan cũng như Hán văn của Trung Hoa và thổ ngữ của Tây Tạng vì những kinh điển nguyên thủy viết bằng Pali và Sanscrit tại đất Ấn đã bị Hồi Giáo tàn phá trong quá khứ, không còn nguyên vẹn nữa. Hai bộ tam tạng kinh được lưu truyền có thể kể như sau:

    –Bộ tam tạng kinh của Nam tông hay bộ A Hàm gồm có: kinh Trường A hàm, kinh Trung A hàm, kinh Tăng Nhất A Hàm, kinh Tạp A Hàm, kinh Tiểu A Hàm.

    –Ba bộ kinh của Bắc tông có bộ A Hàm, Hoa Nghiêm, Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhã, Lăng Nghiêm, Duy Ma, Viên Giác, Kim Cang, Di Đà, Niết Bàn v.v…

    Mặc dù sự hiện diện của hai bộ tam tạng kinh của Tiểu và Đại thừa; các học giả theo quan điểm khoa học, khi nghiên cứu về Phật Giáo, đã cho rằng những kinh điển hiện hữu, dù miễn cưỡng được gán cho là do chính đức Phật thuyết, thật ra đó là những kết luận không vững chắc. Những tư tưởng đầu tiên của cái cây Phật Giáo chắc chắn không phải là cái rừng giáo lý ngày nay mà những người Phật tử có. Thông điệp nguyên thủy của đức Phật là gì cho đến nay và mãi mãi vẫn còn là một nghi vấn.

    Mặc dù có sự cố gắng thống nhất những lời Phật dạy dù Nam hay Bắc tông bằng một chủ thuyết về ngũ thời pháp của đức Phật do các tu sĩ Phật Giáo đưa ra, chủ thuyết đó cũng không thể thỏa mãn được sự chống đối phe phái hiện tại và giải đáp thỏa đáng cho những nhà nghiên cứu Phật Giáo có tinh thần khách quan khoa học. Ngũ thời thuyết pháp đó như sau:

    I. Thời kỳ thứ nhất: Sau khi thành đạo, Phật còn ngự tại gốc bồ đề thêm hai mươi mốt ngày nữa. Lúc đó tinh thần Ngài thật là sảng khoái. Chân lý chứng ngộ được Ngài thuyết minh một cách rất cao thâm huyền diệu; đến đỗi chỉ có các bậc thiên thần mới đủ khả năng lĩnh hội mà thôi. Riêng bọn thế nhân không ai có thể hiểu nổi. Lời giảng này được chép vào kinh Hoa Nghiêm. Thời kỳ đầu này là thời kỳ Hoa Nghiêm.

    II. Thời kỳ thứ hai: Thấy đạo lý mình không ai hiểu thấu, đức Phật đến rừng Lộc Uyển, hạ thấp giáo thuyết của mình xuống, giảng cái giáo pháp Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên. Thời kỳ này toàn là pháp lý Tiểu Thừa và được ghi lại trong các kinh của bộ A Hàm.

    III. Thời kỳ thứ ba: Giáo pháp lan rộng trong dân gian và xung đột với các phái đạo và triết học khác làm cho đức Phật bắt buộc phải giảng minh, giải đáp, biện luận về lập thuyết của mình. Các cuộc đối thoại, biện minh đều được ghi vào kinh Duy Ma và Đại Tập. Thời kỳ này pha lẫn Tiểu thừa và Đại thừa, được gọi là thời Phương Đẳng.

    IV. Thời kỳ thứ tư: Phật giảng cho các đệ tử trí thức siêu đẳng những nguyên lý cùng tột của vũ trụ. Thời kỳ này là thời Bát Nhã.

    V. Thời kỳ thứ năm: Phật pháp đã đến lúc trưởng thành. Phật đem Bồ Tát thừa mà giảng cho các đệ tử cao nhất của Ngài. Thời kỳ này gọi là thời Pháp Hoa.

    Sự phân loại toàn bộ giáo pháp Tiểu thừa và Đại thừa của Phật Giáo theo quan điểm trên, ắt hẳn khó được các tu sĩ Tiểu thừa chấp nhận. Nhưng dù đạo Phật Tiểu hay Đại thừa, tất cả các hệ thuyết của nó, theo tinh thần luận lý, cũng chỉ là một công trình liên tục của nhiều tu sĩ và học giả kiên quyết, khởi đầu là thiên tài Thích Ca và tiếp nối sau đó là chư vị tổ sư khác, xuất hiện qua thời gian lâu dài đã xây dựng nên. Một tập thể những nhà đạo học hữu danh hay vô danh, hoàn toàn dâng hiến mình cho công cuộc truy tầm chân lý và phát minh ra những phương cách trị liệu tâm linh cho nhân loại khác nhau, đã đưa đến cái kết quả của nó là đạo Phật ngày nay.

    Giờ đây, những nhà thức gia, không ai bận tâm lắm với cuốn kinh này hay kinh khác, có phải là lời cùa đức Phật Thích Ca hay của một vị thánh hiền nào đã nói hay không? Mà thực tế là các tư tưởng trong quyển kinh đó có đúng hay không? Có ích lợi hay không? Có thực tiễn hay không? Chính các tu sĩ nhà Phật cũng đã thường được cảnh giác chớ để cho đức tin và sự mê tín xâm nhập vào tinh thần học hỏi những lời Phật dạy. Thái độ sau đây thường được khuyên nhủ: Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghe nói lại, chỉ vì tập tục cổ truyền, chỉ vì phần đông đã tin theo, chỉ vì có lời đồn đãi, chỉ vì điều ấy được ghi chép trong kinh sách, chỉ vì có người cho là do đại đức, hòa thượng hay Phật nói, chỉ vì đã được ức đoán như vậy, chỉ vì mình suy diễn như thế, chỉ vì hợp với thành kiến của mình… Chỉ nên tin những gì sau khi đã suy nghĩ, trắc nghiệm và thấy nó hợp với chân lý.

    Nếu giữ đúng theo tinh thần trên để khảo sát về Phật Giáo và những vấn đề mà chính nó đã đề cung cho nhân loại để xác định chúng có thực tế, hợp lý và ích lợi hay không cho loài người? Được như vậy nó mới có thể so sánh với các bộ môn khoa học khác trong vấn đề phục vụ nhân sinh. Bằng trái lại nó không tránh khỏi những thái độ nghi ngờ, chế giễu, thờ ơ lạnh nhạt của đa số loài người vì chính những cái mà nó đưa ra chứa quá nhiều sự u tối do lòng mê tín, cuồng tín, không tưởng v.v… của những người thiếu học. Phần sau chúng ta sẽ liên tục xem xét lại toàn bộ những đại nét mà Phật Giáo đã đưa ra khi hứa hẹn cái cứu cánh giải thoát cho những người khảo sát, tin tưởng nó hiện tại hay trong quá khứ và cố gắng tìm hiểu nó theo tinh thần khoa học khách quan.


    Con đường Trung đạo của Phật Giáo

    Thời kỳ đức Thích Ca sống, xã hội Ấn có đến hơn sáu mươi tiết thuyết khác nhau về đạo. Mỗi giáo thuyết đề ra một phương cách riêng và đều chủ trương chỉ có đường lối của họ là con đường duy nhất đưa tới sự giác ngộ tối thượng.

    Thái tử Sĩ Đạt Ta cũng đã từng tu tập nhiều cách trước khi tìm ra con đường riêng cho chính mình. Kinh Phật chép rằng Ngài đã đắc quả Phật và chuyển pháp luân lần đầu tiên cho năm ông Kiều Trần Như. Tiểu thừa tuyên xưng bài pháp Tứ Thánh Đế này là chân lý tuyệt diệu, độc nhất vô nhị. Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkaappavattana sutta) ghi: “Đến khi, hỡi này các tỳ khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn Pháp Thánh Đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức, đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư thiên, ma vương và Phạm Thiên, giữa các chúng samôn, Bà La Môn, Trời và người rằng Như Lai đã chứng ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.”

    Lúc ấy có nhiều chư thiên đến dự thính đã hoan hô: “Pháp luân này quả thật tuyệt diệu! Không có sa môn, Bà La Môn, chư thiên, ma vương hay Phạm Thiên (Thượng Đế theo quan niệm của người Ấn) nào trên thế gian có thể giảng được. Đức Thế Tôn đã vận chuyển pháp luân này tại vườn Lộc Uyển, cho chư thiên Đọa Xứ, gần Ba La Nại”. Kinh Tiểu Thừa còn cho rằng lúc ấy mười ngàn thế giới gồm các cung trời đều chuyển động, lung lay và rung chuyển mạnh mẽ.

    Đức Thích Ca đã nói gì về cái cứu cánh giải thoát đã chứng ngộ cho năm ông Kiều Trần Như mà kinh điển Tiểu thừa đã mệnh danh nó như là một chân lý tối thượng mà loài người cùng các chư thiên, chư thiên vương và chính Thượng Đế chưa từng được biết? Chúng ta hãy xem tiếp bài kinh Chuyển Pháp Luân này về Tứ Thánh Đế: “Hỡi các tỳ khưu, có hai cực đoan mà hàng xuất gia phải tránh:

    1. Sự dể duôi trong dục lạc – là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bực thánh hiền và vô ích.

    2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh – là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bực thánh nhơn và vô ích.

    Từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai đã chứng ngộ con đường trung đạo, là con đường đem lại nhãn quan và tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và niết bàn.”

    Đức Phật giảng tiếp: “Hỡi này các tỳ khưu, bây giờ đây là chân lý cao thượng về sự khổ (Khổ Thánh Đế):
    Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người mình thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ. Tóm lại chính thân ngũ uẩn này là khổ.

    Bây giờ, này hỡi các Tỳ-khưu, đây là chân lý cao thượng về nguồn gốc của sự khổ (Tập Khổ Thánh Đế):
    Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sanh. Ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám bíu cái này hay cái kia (đời sống). Chính là ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần; ái đeo níu theo sự sinh tồn và ái đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn (sau cái chết là hư vô).

    Bây giờ, này hỡi các tỳ khưu, đây là chân lý cao thượng về sự diệt khổ (Diệt Khổ Thánh Đế):
    Đó là sự xa lánh trọn vẹn và sự tận diệt chính cái ái đó. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.

    Bây giờ, hỡi này các tỳ khưu, đây là chân lý về con đường dẫn đến sự diệt khổ (Đạo Thánh Đế): đó là Bát Chánh Đạo.”

    Qua bài kinh Chuyển Pháp Luân này chúng ta cần duyệt lại xem các tu sĩ Phật Giáo đã giải thích như thế nào về con đường Trung Đạo đó.
    Xã hội Ấn, lúc đức Phật còn tại thế, có hai chủ thuyết chính về linh hồn: Thuyết tin tưởng có đời sống sau khi chết và Thuyết tuyệt diệt. Theo Thuyết tuyệt diệt thì sau khi chết, con người hoàn toàn mất, trở thành số không. Mọi vật chất tạo thành cơ thể con người cũng như mọi yếu tố tinh thần, tư tưởng cũng đều bị tuyệt diệt. Không có cái gì còn lại để tiếp nối sau cái chết. Chết là hết, là chấm dứt tất cả. Chỉ có đời sống hiện tại là thực tiễn. Con người hãy ăn uống, chiếm đoạt và tận hưởng mọi lạc thú càng nhiều càng tốt, vì cái chết đến với tất cả. Đạo đức là một ảo tưởng, tôn giáo là một thác loạn điên cuồng, một chứng bệnh thần kinh. Chỉ có khoái lạc thế gian là thực tế, không cần kiểm soát khát vọng và bản năng vì đó là phần di sản thiên nhiên của con người.

    Về phía các giáo phái chấp nhận có đời sống sau khi chết, họ đề ra nhiều lề lối rất dị kỳ, phản tự nhiên, mê hoặc được nhiều tín đồ ngu dốt và mê tín hùa theo. Người ta ghi nhận có những phái lõa thể, những phái ăn ở dơ bẩn, những phái tự hành hạ xác thân, có phái đứng một giò, có phái tu khổ hạnh v.v….

    Thái tử Sĩ Đạt Ta cũng đã bị lôi cuốn theo phái tu khổ hạnh trong nhiều năm. Ông ăn uống rất ít, cho đến nổi chỉ còn có da bọc xương và bị ngất chết. Đến lúc ấy ông mới nhận thức được lối tu khổ hạnh đó chỉ làm kiệt quệ cơ thể và tinh thần của mình, tự làm khổ thêm cho bản thân, chớ không đạt được sự giải thoát chi cả. Ông bỏ lối tu đó và trở lại ăn uống bình thường. Bọn năm ông Kiều Trần Như cũng tu chung với thái tử thấy vậy bỏ đi và nói rằng: Đạo sĩ Cồ Đàm đã trở lại ưa thích xa hoa, đã ngừng cố gắng và đã quay về đời sống lợi dưỡng. Thành kiến cho rằng phải thiết tha trung thành ghép mình vào nếp sống kỳ dị, khắc khe, khổ hạnh để giải thoát không phải dễ xóa bỏ nơi người Ấn.

    Thế nên khi đức Phật Thích Ca ra giảng đạo, trong bài pháp đầu tiên cho năm ông bạn tu cũ của mình, đức Phật đã nhấn mạnh đến con đường trung đạo, tức là không dể duôi trong dục lạc như phái tuyệt diệt, cũng như không gắn bó trong lối tu khổ hạnh.

    Cái chủ thuyết Trung Đạo nghe qua thì rất dễ, nhưng trong thực tế, nó rất co giãn tùy theo nhận thức của từng người. Buông bỏ tới đâu mới được gọi là không chạy theo dục lạc? Khó khăn với mình đến mức nào mới không bị coi là khổ hạnh? Đó là một chuyện khó minh định được rõ ràng.

    Thực tế ngay khi đức Thích Ca còn sống, Đề Bà Đạt Đa có tham vọng cướp đoạt ngôi giáo chủ của Ngài, đã vận dụng chiêu bài thánh thiện, trong sạch và chìu theo khuynh hướng tin tưởng cố hữu về những lối tu kỳ lạ và khổ hạnh của người Ấn, đã yêu cầu và áp lực với đức Phật ban hành thêm năm điều này cho các tăng lữ:

    1. Tỳ khưu phải sống trọn đời trong rừng.
    2. Tỳ khưu phải sống đời du phương, hành khất.
    3. Tỳ khưu phải đắp y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác và nghĩa địa.
    4. Tỳ khưu phải sống dưới gốc cây.
    5. Tỳ khưu phải ăn chay suốt đời.

    Trước mặt đức Phật và các tỳ khưu, Đề Bà Đạt Đa đã biện luận: “Này các đạo hữu, những điểm yêu cầu của tôi và những lời của đức Như Lai, lời nào cao thượng hơn? Ai muốn thoát mọi khổ não hãy theo tôi.”

    Bằng chiêu bài hình thức của đời sống và cách ăn mặc lạ thường nổi bậc trên mới xứng đáng phẩm hạnh của bậc thánh thiện, Đề Bà Đạt Đa đã lôi cuốn được nhiều vị Tỳ khưu mới xuất gia, có nhiều lý tưởng nhưng thiếu kinh nghiệm trong đời sống thực tế, nhẹ dạ bỏ đức Phật theo Đề Bà Đạt Đa rất đông. Chính sau này đức Phật phải cho Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên đến nơi họ để giải thích một cách khó khăn mới đưa những người lầm đường, lạc lối ấy trở về với đức Phật.
    Cái khuynh hướng đề cao và làm việc kỳ lạ, nổi bậc để lòe người về uy tín thánh thiện của mình, hình như lúc nào cũng manh nha nơi tâm lý con người không có thực tài và đầy tham vọng giải thoát của người dân Ấn lúc bấy giờ.

    Cái việc đó lại xảy ra một lần nữa, lúc ấy khi đức Phật đã tịch. Vì theo truyền thống của giáo hội tăng già lúc ấy, các vị tỳ khưu xuất gia phải sống đời độc thân trong tịnh xá, để dễ dàng tu học và dành hết thời giờ của mình trong việc hoằng truyền đạo pháp, đã được cái tâm lý ưa chuộng. Sự khác thường của một số người thổi phồng, đồn đãi là chư vị tỳ khưu đã tuyệt dục tính, qui túc v.v… Nhưng trong một lần kiết tập, có một vị tỳ khưu đã khẳng khái lên tiếng phủ nhận rằng chính các vị được coi là đắc quả A La Hán vẫn còn xuất tinh lúc ban đêm.

    Sau khi đức Phật nhập niết bàn, con đường trung đạo đưa tới sự giải thoát do đức Phật đề ra đã được tranh cãi trong hàng ngũ các giáo phẩm. Có đến hơn bốn mươi tông phái khác nhau đều cho rằng mình là người kế thừa chân chính cho những gì Phật dạy. Những đại nét dị biệt của nó đều gồm chứa vào hai trường phái chính là Tiểu thừa và Đại thừa Phật Giáo. Sự khác biệt lần hồi giữa hai phái trên trong các quan niệm của chúng về đức Phật, về vũ trụ quan và nhân sinh quan, phương pháp giải thoát v.v… đã trở thành càng ngày càng mâu thuẫn hơn qua thời gian, cho đến nỗi không phải vô cớ mà những tu sĩ Tiểu thừa đã gán cho Đại thừa là những đứa con hoang của Phật Giáo, vì họ đã quên mất đức Phật, lịch sử và vượt quá xa những lời Ngài dạy. Mặt khác Đại thừa cũng không phải vô lý khi mệnh danh Tiểu thừa là ngoại đạo vì họ quá câu chấp theo văn tự, đầu óc hẹp hòi, ích kỷ, nông cạn và cao ngạo nên không thể biểu thị được cá tính hóa của đạo Phật. Nội dung của bài này chỉ tìm hiểu những nét chính yếu của hai phái liên quan đến những vấn đề hiện thực xã hội của nền văn minh hiện đại căn cứ trên luật khách quan và thực tế của đời sống.

    Trước hết Tiểu thừa vì chủ trương đời là bể khổ, không có một đấng thần linh nào có thể giải thoát con người ra khỏi cuộc sống khổ đau, mà chỉ có chính họ phải tự tay chặt đứt cái dây ái dục đã ràng buộc họ trong vòng sanh tử luân hồi. Để thoát khỏi trần gian họ phải nỗ lực xa lánh những phiền não của đời sống, phải học cách cư xử như không có bản ngã và phải bỏ rơi lại sau lưng những gì thuộc về thế tục, vì chúng không có thật và đáng ghét. Quan niệm như thế nên chỉ còn có con đường duy nhất là sống đời tu sĩ xuất gia mới mong hy vọng đạt tới bờ giải thoát, riêng đa số nhấn loại thì không có hi vọng chi cả trong vấn đề này.

    Một thái độ hoàn toàn thất vọng với thế giới hiện tại và với chính mình và cá nhân chủ nghĩa triệt để trong sự giải thoát; đó là mục tiêu mà Tiểu thừa Phật Giáo đề cung cho nhân loại theo đường lối của họ. Chính vì thế mà người ta thường xem rằng Phật Giáo là một chủ thuyết bi quan cao độ.

    Nhưng để thực hiện con đường diệt ngã đó, Tiểu thừa đã để lại rất nhiều dấu chứng tỏ họ chẳng diệt ngã được bao nhiêu, mà trái lại cái ngã của họ về giáo chủ của mình, tông phái của mình, tôn giáo của mình, giáo phẩm tỳ khưu của mình lại lớn hơn ai hết.

    Chúng ta nên đọc một số tư tưởng chính của kinh điển Tiểu thừa để thấy rõ những nhận định trên:

    1. Kinh Trung A Hàm (Majjhima Nikaya Ariyapariyesana Sutta – số 26) ghi lại câu chuyện về việc đạo sĩ Upaka gặp đức Phật và hỏi: Thầy của đạo hữu là ai? Đạo hữu truyền bá giáo lý của ai? Vì sao đạo hữu từ bỏ đời sống gia đình?

    Đức Phật trả lời: “Như Lai đã vượt qua tất cả, Như Lai đã thông suốt tất cả. Như Lai đã dứt bỏ mọi trói buộc. Như Lai đã thoát ly tất cả. Như Lai đã chú hết tâm lực tận diệt tham dục (A La Hán). Đã thấu triệt tất cả, Như Lai còn gọi ai là thầy? Không ai là thầy của Như Lai. Không ai đứng ngang hàng với Như Lai. Trên thế gian này, kể cả chư thiên và Phạm Thiên, không ai có thể so sánh với Như Lai. Quả thật Như Lai là một vị A La Hán trên thế gian này. Như Lai là tôn sư vô thượng. Chỉ một mình Như Lai là bậc toàn giác, vắng lặng và thanh tịnh. Như Lai đang đến thành Kasi để vận chuyển bánh xe Pháp Bảo giữa thế gian mù quáng. Như Lai sẽ gióng lên hồi trống Vô Sanh Bất Diệt.

    2. Sau ngày thành đạo, lúc còn ngự tại gốc cây Ajapala, trên bờ sông Ni Liên Thiên (Neranjara), kinh Tiểu Thừa ghi là những ý tưởng sau đây phát sanh, lúc đức Phật ngồi tham thiền:

    “Quả thật là đau khổ vì không có ai để ta lễ bái và tỏ lòng tôn kính. Hay là để ta tìm đến một vị sa môn hay một vị Bà La Môn nào để sùng bái, tôn kính và lễ bái, hầu nâng cao giới đức… tâm định… trí tuệ và sự giải thoát đến chỗ toàn thiện chăng? Nhưng trên thế gian này ta không thấy ai, dầu trong hàng chư thiên, ma vương hay Phạm Thiên hay giữa những chúng sanh như sa môn, Bà La Môn, trời và người, có sự giải thoát cao thượng hơn ta để ta thân cận, tôn kính và sùng bái. Hay là ta hãy tôn kính và sùng bái chính cái giáo pháp mà ta đã chứng ngộ.” (Đức Phật và Phật Pháp – Narada – trang 75-76).

    Thực tế những bậc thánh trí là những hạng người khiêm tốn. Socrate một hiền giả Hy Lạp có nói: “Điều mà tôi biết nhiều nhất và rõ nhất trong đời tôi là tôi không biết gì cả”. Khổng Tử cũng có câu: “Cái gì mình biết là mình chưa biết; đó là biết vậy”. Liệu một vị giáo chủ vĩ đại như đức Phật nghĩ như thế nào khi biết các môn sinh đệ tử của mình đã gán cho mình những lời tự tôn, tự đại trên, để bốc thơm mình? Những người có đầu óc khoa học hiện đại sẽ nghĩ sao về lối tu diệt ngã đó?

    Cái tâm lý tôn thầy mình là hạng nhất thiên hạ để mình lớn theo ông thầy mình rõ ràng được bộc lộ trong đoạn văn kể sau đây: “Vì chư tăng cũng có những đặc tính vĩ đại, cao thượng nên cũng xứng đáng thọ lãnh sự tôn kính của đức Phật – Đức Phật thuyết pháp bài này khi Ngài ngự tại Kỳ Viên tịnh xá (Jetavara), Savatthi lâu sau khi Ngài lập giáo hội Tăng Già. Ngài muốn chứng tỏ lòng tôn kính của Ngài đối với tăng già để khuyên dạy bà Maha Pajapati Gotami nên dâng đến chư tăng một bộ y mà bà đã ra công may để dâng đến đức Phật.” (Đức Phật và Phật Pháp – Narada – trang 77).

    Để ngăn chặn cái quá lố của Tiểu thừa, để sửa sai cái chủ kiến bi quan triệt để của họ đối với kiếp nhân sinh, để điều chỉnh cái tự tôn, tự đắc quá đáng của họ về giáo thuyết, để mở mắt cho họ thấy sự liên đới bổn phận và trách nhiệm của họ đối với xã hội loài người, để nói thật cho họ biết họ chưa chứng đắc chi cả, để cho họ thấy họ còn thua xa những người thế tục về nhiều khía cạnh, để dạy cho họ bài học khiêm tốn hơn vì trái với phẩm hạnh nếu họ tiếp tục huênh hoang với các chư thiên hay các thiên vương ở những từng trời, để cảnh tỉnh cái lối tu tập của họ có nhiều việc trái với luật tự nhiên của tạo hóa, trong khi đó họ lại có ảo giác là mình khôn ngoan hơn tạo hóa, để chỉ cho họ biết sự hiểu biết của họ rất nông cạn và dễ lầm lạc trong khi đó ngộ nhận mình là kẻ toàn trí đáng được thế gian cúng dường và đảnh lễ, để tỏ rõ cho họ hay là phẩm cách của họ rất tầm thường trong khi tưởng rằng mình là kẻ đại hạnh. Vì tất cả những lý lẽ trên mà Đại thừa Phật Giáo lần lượt xây dựng chủ thuyết của mình trên cả ngàn năm qua.

    Thật vậy trong khi Tiểu thừa Phật Giáo coi bài pháp Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo của họ là cao tột độ thì Đại thừa đã sửa sai một cách lễ độ mà cho rằng đó chỉ là một bài tầm thường dành cho những người kém tiến hóa, chậm hiểu và độn căn mà đức Phật phải dạy dỗ.

    Trong khi họ phủ nhận sự giúp đỡ của các đạo sư ở thế gian và thiên giới thì Đại thừa nhắn nhủ cho họ thấy mười phương quốc độ với hằng hà sa số Phật và Bồ Tát, đã thành Phật từ vô lượng kiếp rồi có thể nâng đỡ và độ rỗi cho họ.

    Trong khi họ sợ hãi phiền não thì Đại thừa khéo léo mách cho họ biết phiền não là gốc bồ đề.

    Trong khi họ muốn trốn chạy và tách rời khỏi thế gian để tìm cách nhập niết bàn thì Đại thừa cho họ biết sinh tử chính là niết bàn.

    Trong khi họ ích kỷ muốn giải thoát cho riêng bản thân, bỏ mặc mọi người ở lại trần gian, thì Đại thừa dạy cho họ thấy có rất nhiều vị cổ Phật, đã thành Phật từ vô số kiếp vẫn còn đi độ chúng sanh và đã phát thệ nguyện nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật thì mình không chịu an hưởng thú vui niết bàn.

    Trong khi họ yếm thế, bi quan, trốn tránh trách nhiệm thì Đại thừa khuyên họ hãy trở về đời sống mà trả cho xong bốn nợ: nợ nhân loại – nợ quốc gia – nợ cha mẹ, anh em và nợ tam bảo trước khi muốn giải thoát.

    Trong khi họ tưởng họ đắc đạo thì Đại thừa nhắc cho họ biết ngay cả hàng đại đệ tử của đức Phật như Xá Lợi Phất và chư đại Thanh Văn tăng, còn phải tu nhiều kiếp nữa mới thành Phật và mệnh danh năm ngàn người trong Pháp hội Pháp Hoa chưa đắc đạo mà tưởng mình đã đắc là tăng thượng mạn.

    Trong khi các sư tăng Tiểu Thừa ngạo mạn cho rằng chư Thiên vương ở các cảnh trời thua kém họ, thì Đại Thừa xác định rằng các vị đó đều là bậc đại Bồ Tát thị hiện và hơn họ cả triệu lần.

    Mặc dù có những lập trường rất dị biệt như trên trong vòng cả ngàn năm đầu của Phật Giáo, nhưng cả hai trường phái Tiểu và Đại thừa cho đến lúc đó vẫn coi rằng vấn đề độc thân tịnh hạnh là một giới luật bất di dịch cho những tu sĩ xuất gia của nhà Phật. Lần hồi một số tông phái Đại thừa ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản đã phá bỏ những luật lệ đó, các tu sĩ vẫn thành lập gia đình, ăn mặc như người bình thường và họ đã chứng tỏ vẫn thành công trong việc tu đạo và hoằng dương đạo pháp. Tại Tây Tạng đạo sư Padmasambava, vốn được người dân coi như một vị đại Bồ Tát, giáo chủ của Hồng Mạo phái, vẫn thành lập gia đình và là người đầu tiên hoằng dương Phật pháp tại Tây Tạng đã thành công một cách rực rỡ. Sau đó Marpa, một bậc thầy vĩ đại nhất của tông phái Kargyutpa cũng có gia đình và được dân chúng Tây Tạng coi như một vị thánh. Ở Trung Hoa câu chuyện Tế Điên hòa thượng, một tu sĩ thường hay ăn thịt chó và uống rượu say sưa, thần thông cao cường, được dân gian truyền tụng như là một vị A La Hán thị hiện và chuyện một Chí Công hòa thượng ngang nhiên quay thịt chim ăn trước mặt mọi người v.v…

    Tại Nhật, Chơn Loan tổ sư của Tịnh độ Chơn tông, được đức Quan Thế Âm đến bảo về trần cưới vợ và dạy đạo cho đời, để làm gương cho dân chúng thấy chẳng riêng gì các bậc xuất gia vẫn có thể tu và đắc đạo được. Trong phái này hiện có nhiều tín đồ và chùa nhất tại Nhật Bản mà các sư đều có gia đình.

    Tóm lại, qua sự phát triển của thời gian, ngày nay, theo quan điểm của Phật Giáo, nhất là của Đại thừa, người ta đã đi tới quan niệm là cái cứu cánh tu hành của hàng thánh nhân không phải là làm những việc trái với luật tự nhiên nhưng họ vẫn ung dung sống trong phiền não mà giúp đời độ thế và hoằng dương đạo đức không biết mỏi mệt.

    Liệu Phật Giáo còn có những thay đổi lớn lao nào nữa không trong cách giải thích về đạo và phương pháp giải thoát? Đó còn là vấn đề của tương lai…

  15. #15

    Mặc định

    Ôi chao ôi,bửa ni HT viết giọi thế ni mà không thấy bác Vophap khen nhễ ?:D
    Vì lêu lổng mười năm trời mờ mộng
    Ôm tình già quên bẳng tuổi hoàng hôn .

  16. #16

    Mặc định

    không phải Ht viết đâu mà là Thầy Già , biệt danh Thầy Tổ viết , post vào đây để mọi người biết thêm về TG

    tb : Ht mà viết được như vậy chắc sư phụ mừng lắm ./.
    Last edited by Ha Trang; 16-06-2010 at 04:09 PM.

  17. #17

    Mặc định

    THIỆN ÁC

    Vấn đề thiện ác từ xưa đến nay vẫn thường được nhắc đến. Hầu hết các tôn giáo và những nền luân lý khác nhau đều có qui định sẵn những mẫu mực để phân biệt hành vi thiện và ác cũng như sự hứa hẹn phần thưởng đời sau và sự đe dọa trừng phạt bằng lửa họa ngục cho các tín đồ của mình. Nhưng lúc nào cũng có người ở trong đạo đôi khi lại hoài nghi về những tiêu chuẩn thiện, ác mà tôn giáo và tập tục xã hội của họ đã đề ra. Hoặc vì những sự kiện thực tế trong xã hội đã xẩy ra chung quanh, nó có vẻ không phù hợp lắm với những tín điều mà họ đã được dạy để tin tưởng, hoặc vì họ muốn tự do sống ra ngoài những gì đã ngăn cấm, nên họ thường có những lý lẽ để hoài nghi. Có một sự thưởng phạt nào của thần linh và Thượng Đế đối với con người không? Tại sao lắm kẻ hung bạo, xảo trá lại giàu sang phú quí trong đời sống, còn kẻ hiền lành lại gặp cảnh tai ương và nghèo khó? Có ông Trời không? Nếu không thì đâu có ai oán trách Trời, Đất mà làm gì! Còn nếu quả nhiên là có, thì chả lẽ Trời lại bất công, thiên vị và không có mắt hay sao? Khoa siêu hình và thần bí học đã có những nhận định gì về các vấn đề trên để giải quyết minh bạch vấn đề thiện và ác mà nhiều người còn băn khoăn ngờ vực? Trong bài này chúng ta thử tìm hiểu vấn đề thiện ác theo những câu hỏi trên và phối hợp với khoa thần bí để cố gắng một phần nào trả lời cho những thắc mắc đó.

    Trước hết cần phải giới hạn vị trí của loài người trong khả năng trí thức của họ có thể tìm hiểu về chính họ, tha nhân, thiên nhiên và vũ trụ vật chất mà sáu giác quan của loài người có thể lĩnh hội được, và một số cơ hội không nhiều lắm về những sự can thiệp của thần linh hiển lộ trong đời sống về việc chiêu họa cũng như tác phúc cho một số người được chọn làm kiểu mẫu để làm gương cho đời mà những nhà nghiên cứu về siêu hình học đã chứng kiến hoặc một số thường nhân đã có duyên tham dự. Căn cứ trên sự quan sát và luận lý trí thức để nhận định các sự kiện hữu hình và siêu hình hầu đúc kết lại những định luật vật chất hay các nguyên lý vô hình là một vấn đề khả dĩ có thể làm được. Tuy vậy tham vọng toàn tri về vũ trụ vật chất đã là một sự thất bại rõ ràng đối với các nhà khoa học hiện nay, thế thì chúng ta cũng không nên quá tham lam mà đòi hỏi tỏ rõ hết những gì thuộc về thần linh và Thượng Đế. Bằng lòng với những hiểu biết khiêm tốn của mình đó là một thái độ phải lẽ và hợp lý nhất để nghiên cứu về thế giới, vũ trụ cũng như luật Trời, bộ máy thiên cơ, thần linh… Thượng Đế.

    Khoa học vật chất đã một phần nào thành công trong việc khám phá về vũ trụ, tạo vật chung quanh và con người trong đời sống hữu hình của chúng, nó cũng tìm ra một số định luật vật chất để ứng dụng vào công cuộc chinh phục thiên nhiên và cải thiện đời sống nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua biết bao nhiêu phát minh của các bộ môn khoa học tự nhiên và xã hội đã được áp dụng vào đời sống thực tế. Nhân loại đã được hưởng nhiều tiện ích do khoa học hữu hình mang đến. Nhưng sau một thời gian bồng bột và sôi nổi đó, ngày nay khoa học vật chất cũng đã thú nhận là mình vẫn chưa hiểu rõ hết các phần tử vật chất li ti của một nguyên tử nhỏ nhất. Đừng nói chi đến việc muốn tìm hiểu cái vũ trụ vật chất bao la gồm hàng tỷ tỷ hành tinh như trái đất mà chúng ta đang ở. Nhà khoa học thông thái nhất hiện nay còn chưa biết rõ hình dạng cái mũi của ông ta, chân mày của ông ta có bao nhiêu cọng? Và hằng ngàn bộ phận khác trong cơ thể của chính ông ta. Vậy chúng ta có thể đi đến một kết luận không sợ sai là khoa học không đáng giá một hột cát so với chính những cái mà nó chưa biết về chính cái vũ trụ vật chất này.

    Bước sang lãnh vực siêu hình, chúng ta gặp một vấn đề còn nan giải hơn khoa học hữu hình ngàn lần. Tuy vậy cái số mệnh của nhân loại hình như gắn liền với cái linh trí của một sinh vật nhỏ bé, lúc nào cũng hướng về những việc vô cùng, và hình như họ có thể cảm nhận được cái vô cùng đó mặc dù họ chẳng biết nó là gì. Đôi lúc trong những giây phút mơ màng, họ lại hý hửng tưởng rằng họ còn hơn Thượng Đế và tức tốc vung cây thiết bảng của họ để làm loạn thiên cung, để rồi rơi té xuống lãnh vực của thực tế mà nằm chiu tội dưới Ngũ Hành Sơn hơn 500 năm một cách tiu ngỉu. Phải biết trước cái ngông cuồng ngạo mạn của mình và phải thấy rõ cái trí thức không đáng giá một phần tỷ của hột cát của chính mình, từ đó hãy hành trình một chút cho vui sang lãnh vực siêu hình.

    Tuy cái khí cụ khoa học chẳng có giá trị gì, nhưng ta cũng có thể mang nó nếu ta muốn, để được an tâm hơn khi tìm hiểu về các dữ kiện siêu hình. Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp của khoa học có thể sử dụng để đo các dữ kiện vô hình chuyển sang hữu hình. Ngoài ra với cái tâm trạng bằng lòng với những khám phá từng phần về vũ trụ và thế giới vật chất cũng như về những sự kiện thần bí được mặc khải trong lãnh vực siêu hình, giờ đây chúng ta sẽ thử nghiên cứu về vấn đề thiện ác được nêu trên trong các phần sau:

    Khi quan sát các sự kiện thực tế xẩy ra trước mắt, ở trên trời, dưới đất và trong lòng biển, người ta thấy rõ ràng một số việc hiển nhiên liên quan đến việc thiện ác đã xẩy ra trong dòng sinh hoạt của các loài thú. Trong rừng xanh, có một cái luật bất di dịch của loài cầm thú là “mạnh được yếu thua”. Con sư tử, con cọp, con beo, con gấu v.v… luôn luôn có lý để dùng chính cái sức mạnh của chúng mà quật ngã những con hươu, con nai, con dê, con trừu, con bò v.v… để ăn tươi nuốt sống chúng. Thân phận của những con vật nhỏ bé để chống lại với loài mãnh thú dã man kia chỉ còn có cách là co giò mà cố gắng chạy thoát khỏi những nanh vuốt của những con vật muốn ăn thịt chúng. Đó là một qui luật của rừng xanh. Còn ở dưới lòng đại dương thì sao? Những sinh vật li ti gần mặt biển thì ăn những chất rong rêu màu xanh. Những con cá nhỏ thì ăn những con vật li ti đó. Một số cá lớn đến lượt chúng lại nuốt những bầy cá nhỏ để tự sinh sống. Những con cá khổng lồ thì sinh tồn bằng hằng loạt những loài cá khác. Trên trời cũng vậy, các loài chim thì ăn sâu, bọ, thú nhỏ và những loài cá. Thế giới của loài vật nhìn chung khó có thể phân biệt được có thiện ác gì trong đó hay không! So chiếu lại với loài người, lịch sử nhân loại cũng đã lưu lại cho ta nhiều chứng cớ về những cuộc chiến tranh giữa người với người trong các bộ tộc nhỏ, chủng tộc lớn hơn, các dân tộc và những khối dân tộc đã đấu chiến với nhau ra sao để thống trị nhau. Đã có những dân tộc hoàn toàn bị diệt chủng hay bị đồng hóa với một dân tộc khác. Ngay trong lòng xã hội của một dân tộc, những kẻ không ngoan, khỏe mạnh, xảo trá cũng thường áp đảo những kẻ thấp cổ, bé họng và ngu dốt hơn để tranh dành quyền lợi. Chính vì những sự kiện cụ thể đó, khiến có một số người đã phải từng thốt lên câu này: “Con người là loài chó sói đối với người”.

    Những hiện thực xã hội đó khiến cho một số người có đầu óc thực tiễn đã phải đề cao cái chủ trương tự mình mai nanh vuốt để khỏe như con sư tử và tinh ranh như con cáo hầu lấn áp người khác để giàu sang và cho rằng đó là một chân lý cận nhân tình nhất của những người khôn ngoan trong đời sống xã hội.

    Nhưng xã hội loài người, mặc dù có những cuộc tàn sát dã man lẫn nhau để sinh sống, nhưng lương tâm của nhân loại lúc nào cũng còn có đó nhờ những giáo thuyết của các đấng chân sư hay tiên tri đã rao giảng về sự công bằng, tình bác ái và lòng thương yêu giữa người với người. Sự nhắc nhở đời sống thánh thiện để được nước trời, luôn luôn được một phần nhân loại tuân giữ.

    Thực tế đời sống nhân loại, không phải hoàn toàn sinh hoạt như loài thú, mặc dù cái thú tánh đó vẫn còn thường xuất hiện nơi nó đối với người khác. Lẽ phải vẫn còn đó và lương tri nhân loại vẫn còn sau những cuộc đấu chiến hãi hùng. Đời sống xã hội của một dân tộc đã có luật lệ được quy định để ngăn chặn những cái dã tâm của người này đối với người khác. Những nguyên tắc bình đẳng, huynh đệ, công lý đã luôn luôn được nhắc nhở trong xã hội loài người. Dư luận và công pháp quốc tế không nhiều thì ít bắt buộc các quốc gia phải tôn trọng một số luật lệ trong những tị hiềm và tranh chấp của họ. Dù thế trong thực tế của đời sống luôn luôn vẫn còn những người manh nha qua mặt luật pháp quốc gia hay quốc tế bằng những xảo thuật, để chiếm đoạt quyền lợi.

    Những người ở trong tôn giáo này, luân lý nọ, thường hướng đức tin của mình nơi quyền lực của các đấng thần linh và Thượng Đế để sống lành thiện theo lý tưởng của giáo thuyết họ. Họ an tâm nơi luật siêu nhiên, luật Trời có thể bảo vệ họ chống lại những bất công do kẻ khác đưa tới, hoặc an phận trông chờ sự phán xét về sau. Bao nhiêu câu nói của những kẻ tin đạo đã được truyền tụng: “Ở lành gặp lành” – " Ác giả ác bảo"- " Gieo gió gặp ba"- “Sống hung dữ, chết bạo tàn” – “Phước năng thắng số” – “Thần linh có mắt” v.v…

    Tôn giáo đã giữ vai trò quan trọng của mình trong công việc khuyến thiện dân chúng, làm cho họ an phận để sinh sống và nhẫn nhục trước những cảnh tranh giành do bản tánh tham lam, xảo trá của người khác.

    Nhưng bất chợt, trong một giai đoạn nào đó của cuộc sống, do sự chung đụng với tha nhân, con người có lúc ở vào một trường hợp bị khinh rẻ, ức hiếp, phiền lòng do những người giàu sang nào đó vô tình hay cố ý đưa đến; họ lại mủi lòng và thường đặt vấn đề: có thật là ở hiền gặp lành không? Tại sao những kẻ này, kẻ nọ theo họ thấy đâu có đạo đức gì, tội lỗi là khác mà lại giàu có, uy quyền? Niềm tin tôn giáo của họ bị lung lay. Cũng có thể nhiều trường hợp khó hiểu đã xẩy ra trước mắt họ làm cho họ mất hết đức tin nên họ đã chối bỏ những luân lý đạo đức mà họ đã nhiệt thành tuân giữ từ trước, để cũng trau vuốt kế mưu mà nhảy vào cuộc tranh giành của cải và quyền lực thế tục.

    Đối với đa số con người, sự thưởng phạt của thần linh đối với kẻ thiện và người ác là một điều khó thấy. Con người chỉ có thể thấy một phần phiến diện của đời sống một người thiện hay ác. Họ chỉ thấy kẻ ác đang ở giai đoạn lên voi nhưng ít khi có cơ hội để chứng kiến lúc người kia xuống chó để trả nghiệp quả của mình đã tạo. Ở đời cái cảnh tang thương, biến đổi thường xẩy ra đối với người ác. Nhưng vì sự thiển cận mà loài người không thể nào hiểu được, nên thường tưởng là không có. Người xưa từng trải việc đời, từng trông thấy nhiều cảnh đổi thay, đã thường tán thán rằng: “Lưới trời tuy thưa, nhưng một mẻ lông không qua lọt”. Ý nhắc chừng chúng ta cái định luật thần linh lúc nào cũng hiện diện bên vai hữu, vai tả ta mà xem xét và thưởng phạt ta một cách công bình và chính trực. Làm sao có thể hiểu thấu được những biện pháp của thần linh trong cách phán đoán, xét xử, cải hóa hay trừng phạt một người, một gia đình, một dân tộc, trong cuộc sống chung của nhân loại. Đó là một công việc quy mô, đầy chi tiết và liên quan với nhau một cách chằng chịt và rối răm. Nó còn chứa nhiều ẩn số mà con người không thể biết được, nên thường chỉ có tính cách đoán mò và thiển cận trong những phàn nàn nông nổi của họ. Những diễn tiến can thiệp của thần linh đối với con người trong đời sống hiện tại vẫn có xẩy ra, nhưng phần lớn loài người không để ý đến trong những trường hợp như có vẻ bình thường, ngay cả trong một số trường hợp cụ thể rõ ràng cũng không có bao nhiêu người được dịp chứng kiến, ngoại trừ những nhà chuyên nghiệp và cá nhân liên hệ cùng gia đình của họ.

    Sau đây chúng tôi xin ghi lại ba mẫu chuyện điển hình từ sự can thiệp của thần linh đối với một số hành động tốt xấu của một số cá nhân bình thường trong xã hội và sự thưởng phạt cùng giáo hóa của thiêng liêng cụ thể như thế nào đối với các đương sự:

    1. Một ủy viên xã ủy của xã L.D., quận C.T., tỉnh V.B. Khi tiếp thu xã đó sau ngày 30/4/1975, theo sự cuồng nhiệt của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ông ta đã dẹp đình, phá miếu gây khó khăn cho một số tu sĩ và giới đồng cốt trong xã, khiến họ phải lánh cư đi nơi khác để được yên thân. Một thời gian sau, trong gia đình của ông một đứa con bị thần linh nhập xác và hành bịnh. Cứ chạng vạng tối thì thần linh nhập vào xác của cậu con vung tay múa chân và xuất khẩu nói nhiều câu sốc óc và chửi mắng ông, khoảng vài tiếng đồng hồ thì xuất mất. Nhiều lần như thế khiến ông bực mình cho là mình bị ma quỉ khuấy phá. Ông thuật: chính ông ta lấy súng M16 bắn hàng loạt đạn trên các ngọn cây chung quanh khu nhà ông vì theo ông nghĩ ma quỉ sợ súng sẽ bỏ đi. Nhưng trái với đều ông nghĩ, mọi việc cứ tiếp tục diễn tiến mỗi đêm. Ông lại đem ba viên đạn loại súng ngắn mà ông còn giữ để kỷ niệm cho tôi xem và cho biết chính trong một lần nọ đứa con bị ma quỉ nhập xác thách thức ông, ông đã bắn ba phát vào phía dưới chân của nó để dọa quỉ thần, nhưng kết quả là ba viên đan đều không nổ. Thấy sự hiển linh đó khiến ông kiên dè và giữ ba viên đạn lép đó để làm kỷ niệm. Một thời gian sau chính bản thân ông cũng bị thần linh nhập xác, hành bệnh ông khiến ông phải ăn chay trường, vì nếu ăn mặn thì ói ra hết (đến lúc đó ông đã ăn chay hơn bảy tháng). Phối hợp hành động để chuyển hóa ông ta, mỗi đêm quỉ thần nhập vào cùng một lúc hai cha con ông và khiến cho hai bên đấu phép với nhau hằng cả giờ đồng hồ. Luôn luôn cứ mỗi lần như vậy là phía ông ngã quị và thua cuộc. Từ lúc bị hành bệnh, cực chẳng đã ông phải nghe lời của vợ và bà mẹ vợ đến đủ cả am miếu để xin chữa bệnh. Từ đó ông quen biết lần các nhà tu huyền bí trong tỉnh. Có người chỉ bảo ông phải thượng thờ vị Phật này, Bồ Tát nọ. Người khác giải thích chuyện đạo này, kinh kia v.v… Vì bị bệnh nên cực chẳng đã ông đều phải răn rắc tuân theo. Từ lúc ông bị bệnh vô hình, lần hồi các bà có xác cô cậu đã lần lượt trở về xã để ở lại và không bị làm khó khăn nữa. Một đêm kia, khi hai cha con ông bị quỉ thần mượn xác để đấu phép, các bà đồng bóng kia không ai hẹn, lại bị nhập xác chạy đến nhà ông và cũng nhảy vào đấu phép để phụ lực ông ta chống lại vị thần linh ở phía người con. Nhưng cuối cùng tất cả mấy bà và ông ta đều bị đánh té ngã do huyền lực của đứa con. Vị thần linh nhập xác đứa con thường thân chuyển diễn tả dáng điệu của một con chim to và xuất khẩu rêu rao y ta là con công mà Phật Mẫu Chuẩn Đề thường cỡi xuống thế và cho biết y ta chỉ sợ có câu chú và đạo ấn Chuẩn Đề mà thôi. Câu chuyện được đồn đãi trong giới các nhà tu huyền bí đến tai một người bạn quen của chúng tôi. Lúc đó tôi đang truyền bá kinh chú Chuẩn Đề của Thượng tọa Thích Viên Đức dịch. Biết là nhân duyên do thần thánh chuyển hóa những kẻ không có đức tin về đạo và cần mượn tay tôi để góp phần hóa độ ông ta. Tôi đã cẩn thận hỏi lại ý kiến của thần thánh và được lệnh chữa trị cho ông.

    Thật là bất ngờ, một đảng viên cộng sản vô thần trung kiên hơn 20 năm đã hoàn toàn khuất phục trước uy lực của thần linh khiến ông ta có một bàn thờ rất lớn trong nhà và thờ trên bốn hình tượng lớn của Phật và Bồ Tát, bên cạnh còn có một tủ kinh chứa trên 20 quyển. Rõ ràng nhà ông ta đã biến thành một cái đình miếu, nếu ta có thể mệnh danh như thế. Riêng thân phận ông ta hiện tại lại là một ông từ cần mẫn, cúc cung lo nhang khói hàng ngày.

    Khi thấy mặt tôi, đứa con nuôi tức thì bị nhập xác và mạnh bạo lên tiếng trách cứ tại sao tôi lại đến mà giúp đỡ cho ông ta. Quỉ thần đó diễn tả qua xác của đứa con hành động kháng cự và định hành hung tôi. Là một người chuyên môn trong lãnh vực vô hình và việc làm của thần linh, tôi đã đóng vai trừ quỉ, kiết ấn Chuẩn Đề và dùng thần lực chỉ thẳng vào xác của đứa con. Thằng nhỏ đang ngồi trên bộ ván, té một cái rầm rơi xuống đất và nằm chết ngất. Độ năm phút sau, đứa con lại có một vị thần linh khác nhập về, cung cách rất nghiêm trang và đạo mạo xuất khẩu đòi tôi phải bồi thường nhân mạng cho đệ tử của ông ta vừa bị tôi dùng ấn Chuẩn Đề giết chết. Tôi làm bộ phân trần và hứa hoàn hồn cho để tử ông ta sống lại. Thần linh đó vui vẻ gật đầu. Trước bàn Phật, tôi nguyện đến đức Thượng Đế và chư Phật mười phương, lớn tiếng cố ý cho gia đình ông ta nghe, để xin ơn trên gia hộ và chuyển thần lực quét gió về phía lúc nãy đứa con bị té ngất. Con công đó sống lại và tiếp tục nhập vào xác cậu ta, diễn tả thái độ khuất phục và quy ngưỡng tôi. Sau khi chấm dứt màn kịch mà trong đó tôi đóng vai kép chánh khiến cả nhà ông xã ủy viên nọ (là khán giả) đều mừng rỡ ra mặt và reo lên đã gặp được Thầy. Tôi giải thích lý do khiến ông ta bị bệnh, chỉ ông ta phương cách tu tập và truyền pháp Chuẩn Đề cho ông ta.

    Khoảng một tháng sau đó, tôi nghe đâu ông ta hoàn toàn khỏi hẳn bệnh vô hình và cả gia đình ông ta đã có làm một buổi lễ tạ ơn đức Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chính má vợ và gia đình ông ta đã khấn khứa đâu đó với thiêng liêng từ trước.

    Những việc tương tợ đã xẩy ra cho nhiều gia đình các cán bộ cộng sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bài này không thể trình bày hết được.

    2. Một gia chủ mà tôi có dịp điểm đạo truyền pháp trong chuyến sang Pháp vừa qua đã thuật câu chuyện sau đây cho tôi nghe: Ba của bà ta sau khi mất rất là linh hiển. Nhiều người trong nhà thấy ông ta hiện về và gia đình cầu xin giúp việc này, việc nọ đều được. Một trường hợp cụ thể xẫy ra như một phép lạ mà gia chủ rất cao hứng để kể cho tôi nghe. Má bà ta trong một dịp gần tết, vì thấy ông chồng rất linh ứng, đã thắp nhang trước bàn thờ trịnh trọng kể lể cảnh nghèo và khích ông cho một con số để đánh đề, hầu có tiền mua đồ tết cho xắp nhỏ trong nhà. Bà đã nằm mơ thấy ông ta cho một con số và đánh trúng một số tiền. Còn tiếc rẻ trúng ít vì không dám đánh nhiều, bà ta lại thắp nhang xin một con số nữa. Kết quả được cho thêm một con số và trúng khá lớn. Hối tiếc sao mình không đánh lớn hơn, bà ta lại xin một con số khác. Lần này vẫn được cho một con số nữa. Gia đình, dòng họ, lối xóm vì đã quá tin tưởng ở những lần trước dốc cả tiền để đánh lớn. Kết quả lại thắng. Gia chủ cho biết lần đó má bà đã trúng cả một bao cà gòn tiền. Từ đó về sau gia đình không còn mơ thấy cho số nữa.

    Là một người am hiểu về luật siêu hình, tôi thắc mắc hỏi gia chủ là khi ba của bà còn sống có tu hành chi chăng? Bà chợt nhớ ra cái đặc điểm nhất của người cha là khi còn sống rất thương những kẻ ăn mày. Bất cứ ai đến xin, ông đều đích thân đi múc cơm mà cho. Lâu ngày thành cái tục, ăn mày cứ đến xin ăn mãi làm rộn nhà khiến vợ ông ưa cằn nhằn. Bà ta thường rầy la xua đuổi họ. Thường khi bọn ăn mày biết ý, đợi lúc vợ ông đi khỏi, là họ lần lượt đến để xin ông hoặc cơm hoặc tiền. Suốt đời ông chỉ có làm thế mà khi chết lại hiển thần và luật trời còn cho phép ông giúp gia đình ông trúng số rất lớn để làm gương cho bá tánh. Câu chuyện làm tôi nghĩ đến lời này trong Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo: “Cho kẻ nghèo chính là cho Thượng Đế vậy”. Quả nhiên là một bằng chứng rất đúng trong trường hợp này.

    3. Một giáo sư dạy chung với tôi, hai vợ chồng kín đáo phá thai không một ai được biết. Kết quả là bà vợ bị nhập xác hành bệnh mấy tháng trời, đem các nơi chữa trị bằng bùa phép kể cả đưa vào nhà thương điên Chợ Quán vì gia đình tưởng bị bệnh tâm thần mà không chữa khỏi. Cuối cùng hồn đứa con nhập xác mẹ, xuất khẩu cho biết là cha mẹ nó đã phá thai khiến nó không thể ra đời được và họ đã vi phạm luật Trời, họ phải thành tâm sám hối tội lỗi và phải lo tu tập để đền tội mới có thể hết bệnh.

    Trong thực tế có khá nhiều sự hiển lộ của thần linh trong sự thưởng phạt con người ngay trong đời sống hiện hữu. Đối với những nhà nghiên cứu về thần bí học họ đã chính mắt thấy, tai nghe không biết là bao nhiêu trường hợp cụ thể. Riêng với người thường việc đó có thể chỉ xảy ra hạn hữu một hay hai lần trong đời sống của họ mà thôi. Để cải thiện và cảnh cáo người tội lỗi, thần linh đã không ngần ngại nhúng tay trong những việc nhỏ mà kẻ vi phạm chỉ là những người tầm thường. Thế thì chúng ta có thể suy diễn ắt hẳn là phải có sự can thiệp của thần thánh trong những trường hợp tội lỗi lớn lao mà người vi phạm là những kẻ có thế lực. Có điều tội lỗi đó tùy trường hợp có thật là lỗi theo quan điểm của thánh thần hay không? Nếu có họ sẽ bị trừng phạt. Hay chính kẻ phạm tội lại là con múa rối mà thánh thần đã giựt dây để thực hiện một công việc ác cần thiết nào đó mà thánh thần muốn. Trong trường hợp sau này dĩ nhiên đó là một việc khó hiểu đối với loài người vì tất nhiên là kẻ phạm tội do sự điều khiển của thánh thần hoàn toàn không có tội. Thế thì theo khoa siêu hình thánh thần có can thiệp đến sinh hoạt của loài người để thưởng phạt họ. Nhưng cũng có những ngoại lệ họ phạm tội mà vẫn an nhiên trước luật Trời. Dầu sao tránh ác làm thiện vẫn là một việc hợp với luật Trời nhất mà đại đa số loài người phải tuân hành triệt để.

  18. #18

    Mặc định

    Cảm ơn Ha Trang đã post nhiều bài hay. Nhưng bạn nên ghi rõ xuất xứ của từng bài thì tốt quá!:votay:

  19. #19

    Mặc định

    Theo chỉ thị cũa Sư Môn, tôi sẽ cố gắng dịch những bài cũa 'Thầy Già' qua Anh ngữ hầu giúp cho những bạn đọc thông thạo Anh ngữ hơn Việt ngữ. Do là mình cũng không phải là chuyên thông dịch viên nên chắc là sẽ có những dịp không dịch được chính sát mong các bạn thông cảm và bỏ qua cho. Mong các bạn chỉ điểm cho nếu có chổ nào không đúng hay dịch không được chính sát.
    Under instruction from my superiors I will attempt to translate posts by 'Thầy Già' now to be nicknamed 'Old_Guru' into English to help those who find English much more understandable. Not being a professional translator I am sure there will be times when the translation is not a 100% accurate. I do hope that any reader will be kind enough to advise me if this the case. The following is a translation of the introduction by 'Thầy Già'.
    " A little about Old_Guru
    I have been informed by my disciple that your website “The Gioi Vo Hinh” frequently has many members exchanging views and opinions about various religious sects, Spirituality and metaphysics.
    I have been a free spirit for the past 20 years but now would like to visit your website to pass on some of life’s experience, areas of mysticism and religious philosophy for the younger generation. For those practitioners who have reached the highest echelon in their fields but still competing for supremacy, I do salute you but will have nothing else to add.
    Gradually I will present and explain various aspects of the fields of spirituality and metaphysics, religions and life’s natural laws for our younger generation to prepare them on their life and religious journey. I will try to present these in a succinct and easily understandable way.
    May be you’re wondering who am I? I’ll be brief and just say that I am over 60 years old and have been preaching religion for about 30 years.
    Until next time....
    Signed: Old_Guru 10-08-08
    PS. My next post will be about one of my disciples who used to be a Head Monk (Abbot) of a Cambodian monastery in charge of a hundred monks. His life is a story about Righteous and Unrighteous paths and Magical spells.
    To the moderator: Could you afford to allow me a category within the forum for my posts?
    Thank you. "

    From now on further posts by Old_Guru will be in the section of "Tâm Linh, Tín ngưỡng, Ngoại cảm".
    Con Kính Thầy

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngocxuan Xem Bài Gởi
    Theo chỉ thị cũa Sư Môn, tôi sẽ cố gắng dịch những bài cũa 'Thầy Già' qua Anh ngữ hầu giúp cho những bạn đọc thông thạo Anh ngữ hơn Việt ngữ. Do là mình cũng không phải là chuyên thông dịch viên nên chắc là sẽ có những dịp không dịch được chính sát mong các bạn thông cảm và bỏ qua cho. Mong các bạn chỉ điểm cho nếu có chổ nào không đúng hay dịch không được chính sát.
    Under instruction from my superiors I will attempt to translate posts by 'Thầy Già' now to be nicknamed 'Old_Guru' into English to help those who find English much more understandable. Not being a professional translator I am sure there will be times when the translation is not a 100% accurate. I do hope that any reader will be kind enough to advise me if this the case. The following is a translation of the introduction by 'Thầy Già'.
    " A little about Old_Guru
    I have been informed by my disciple that your website “The Gioi Vo Hinh” frequently has many members exchanging views and opinions about various religious sects, Spirituality and metaphysics.
    I have been a free spirit for the past 20 years but now would like to visit your website to pass on some of life’s experience, areas of mysticism and religious philosophy for the younger generation. For those practitioners who have reached the highest echelon in their fields but still competing for supremacy, I do salute you but will have nothing else to add.
    Gradually I will present and explain various aspects of the fields of spirituality and metaphysics, religions and life’s natural laws for our younger generation to prepare them on their life and religious journey. I will try to present these in a succinct and easily understandable way.
    May be you’re wondering who am I? I’ll be brief and just say that I am over 60 years old and have been preaching religion for about 30 years.
    Until next time....
    Signed: Old_Guru 10-08-08
    PS. My next post will be about one of my disciples who used to be a Head Monk (Abbot) of a Cambodian monastery in charge of a hundred monks. His life is a story about Righteous and Unrighteous paths and Magical spells.
    To the moderator: Could you afford to allow me a category within the forum for my posts?
    Thank you. "

    From now on further posts by Old_Guru will be in the section of "Tâm Linh, Tín ngưỡng, Ngoại cảm".
    Con Kính Thầy
    Thôi vậy xin chào vì tiếng mẹ đẻ còn ngọng nữa là

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thanhbình Xem Bài Gởi
    Huynh vui tính thật .Tuy xa mà gần, lẫn quẫn đâu đây:04:
    Cũng phải dặn dò ông bạn già vậy thôi, nhưng cũng chẳng quanh quẩn đâu TB ạ, Người ta bảo đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu mà
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •