Một căn nhà dù mới hay cũ , khi ta vào ở cũng nên biết rằng : Căn nhà ấy tọa lạc trên một vùng đất đai môi trường mà ta chưa hề sinh sống. Bên trong căn nhà ấy là một tiểu môi trường , tức là một vùng không gian nhỏ khác với những tình huống do cách sắp xếp , bố trí và các phòng ốc , ngõ ngách trong nhà. Đó là chưa nói tới "cái Khí hiện hữu tồn tại trong căn nhà đó " Nếu là căn nhà mới hoàn toàn chưa ai ở , mới xây lên thì khí đó là Khí ảnh hưởng của cấu trúc căn nhà , của cải đồ đạc bàn ghế tủ giường nếu có hay mùi sơn , mùi vẹc ni , mùi xi măng , vôi , hò , gỗ...Còn nếu đó là nhà cũ mua lại , thuê ở thì Khí căn nhà là Khí hỗn tạp của đủ thứ kết hợp luôn với Khí của những người đã ở trong căn nhà đó. Dù họ dọn đi rồi nhưng Khí vẫn lẩn quất trong nhà. Nếu có nuôi thú vật như chó mèo chim chóc thì những khí của chúng cũng tồn tại một thời gian rất lâu trong căn nhà. Do đó khi dọn vào ở bất kỳ căn nhà nào , ta cần lưu ý :

Ngoại trừ căn nhà mới nguyên vừa xây cất xong , chưa ai ở thì không có vấn đề làm sạch lại căn nhà. Đối với các căn nhà dù 1 năm hay 2 năm tuổi trở lên đều nên làm sạch sẽ trước khi dọn vào ở. Theo các nhà Phong thủy Đài Loan và Hongkong thì người sống trong căn nhà đó sẽ tạo loại "nhân Khí" của người sống trong căn nhà đó hòa với khí của căn nhà. Do đó mỗi nhà có một loại Khí khác nhau ngay trong mỗi khoảng không gian giới hạn của căn nhà , tiểu môi trường. Chính vì lẽ đó mà mỗi khi vào căn nhà ta có những cảm nhận khác nhau về đủ hình thức mà trong đó còn có cả mùi vị tính cách riêng. Kinh nghiệm những người mua bán nhà hay những chuyên viên sửa chữa nhà cửa cho biết thì mỗi căn nhà có khí sắc khác nhau như căn nhà của người Ấn Độ có mùi vị tính chất , sắc khí khác với căn nhà người Việt trọng vì căn nhà bây giờ đã thuộc về chủ mới , hơi hướm chủ cũ và người trong gia đình ấy không nên giữ lại vì sẽ phát sinh sự hòa lẫn hai trạng thái về các tính cách đôi khi rất khác biệt , dễ tạo thành sự xung đối bất hợp. Theo nhà phong thủy RWh Whirter 1990 thì ngay cả gương soi được cũng nên thay bằng gương cũ nhà mình đã xử dụng hay thay bằng gương mới , lý do là người xưa sợ chồng hinh hay nhập hình nhất là các gương soi mặt. Nếu vì sợ tốn kém thì nên chùi sạch gương nơi căn nhà cũ mà người mua nhà muốn dùng lại. Nhớ chùi gương ngoài sáng ngay ánh mặt trời và để phơi nắng (hướng về mặt trời khoảng nửa ngày rồi đem vào nhà treo trở lại ). Riêng gương trong phòng ngủ nếu thấy nhiều quá , nên giảm thiểu bớt.

Từ ngàn xưa , ở Việt Nam và Trung Hoa , mỗi khi vào nhà mới , việc đầu tiên là mở toang cửa lớn , cửa sổ ra hết để Khí dương hay vũ trụ tự nhiên tràn vào nhà đẩy mọi xấu xa , đen đúa , tối tăm đi. Nhớ bật đèn sáng từ phòng khách phòng ngủ cho chí nhà bếp...Xông hương trầm cho thơm và nhất là phải khai bếp lò đun lửa hay mở bếp điện nấu nước pha trà. Hành động là biểu tượng của ấm no sung túc vì bếp lò không bị tro tàn khói lạnh.

Cũng theo cách người xưa khi vào nhà mới , ngoài chọn ngày giờ tốt còn đem vào nhà mới những thứ cần thiết đầu tiên như sau :

1- Gạo : Thức ăn quan trọng của người Á châu nên ngày xưa gạo được người Á đông xem là biểu tượng cảu sức sống mạnh mẽ , là sự nuôi dưỡng quan trọng không thể thiếu.

2- Nước : Nước là nguồn sống của mọi sinh vật , nước là biểu tượng của sự tién hóa đổi mới luân lưu , gột sạch mọi xấu xa , trì trệ.

3- Muối : Đối với dân miền đồng bằng , muối là thứ tầm thường , nhưng đối với dân miền sơn cước và sa mạc muối là thứ quý hiếm. Chỉ cần nhúm muối , con người có thể trữ lại để dùng làm thức ăn thêm đậm đà.

Trên đây là ba thứ cần thiết tượng trưng cho sự dinh dưỡng của con người. Vì thế người xưa thường mang 3 thứ này vào nhà mới.

Cũng theo phong tục và ý niệm của người Á Đông xưa thì khi vào nhà mới phải trình diện Thổ Thần Đất đai , có nghĩa là chủ ngôi nhà mới nên thành tâm cầu nguyện với Thần Đất vùng mà căn nhà được xây duugn. nên. Như vậy cũng giống như khi vào căn nhà nào đó ta phải chào chủ nhân căn nhà. Trình diện , khấn cầu Thổ Thần Đất Đai nơi mình tới ở cũng vậy thôi. Đó là một xã giao cần thiết.

Một vấn đề cần để ý là nguồn nước trong nhà. Cần để ý các vòi nước ở bếp lò , phòng tắm , nơi rửa tay....Nếu vào nhà mới mà thấy vòi nước chảy rỉ rỉ , yếu thì đó là điềm trở ngại , họa hán , thiếu thốn....Phải sửa cho dòng chảy mạnh mới gọi là hạnh thông , thuận lợi.

Nếu nhà có hồ nước thì xem thử hồ nước trong hay đục. Nếu xám xịt , khô cạn là xấu , phải xúc lại hồ và cho nước trong sạch vào.

Đến nhà mới , bạn muốn trồng thêm cây cối thì nên lưu ý các điểm chính sau đây :

1- Tránh trồng các loại cây có trái Chua trước mặt nhà. Không nên trồng các loại cây có chất mủ.

2- Tránh trồng cây liễu trước nhà vì người Á đông xưa cho rằng liễu u buồn ngay cả dạng thể buông rủ của nó (liễu rủ u buồn )

3- Cần trồng nên trồng ở phía Đông . Lý thuyết phong thủy xưa cho rằng troòng cây ăn trái hay cây nở hoa nên theo đúng Thanh Long Bạch Hổ mới tốt. Có nghĩa rằng Phía Tay Măt (hữu : bạch Hổ) nên trồng cây có hoa như Hồng , Mai , Hướng dương. Còn cây ăn trái thì trồng phía tay Trái (Thanh Long). Không được trồng một cây dơn độc trước nhà vì đó là biểu hiện của lẻ loi , cô độc. Tránh trồng cây lớn chắn cửa chánh căn nhà. Nhà không nên để một cây già căn cỗi sum sê mọc sát ngay cửa ra vào. Cây khô xương xẩu ở trước nhà hay sau nhà là tượng không hay. Cây chuối trồng trước nhà cũng là điều không hay , ở Việt Nam , cây chuối chỉ trồng sau hè nhà mà thôi.

Đến ngôi nhà mới thấy cây vườn nhà bên cạnh ngả nhánh qua nhà mình thì nên lưu ý hai điều :

- Thứ nhất nếu đó là nhánh cây khẳng khiu khô cằn hay giống như mũi lao mũi khiên đâm chĩa vào nhà thì nên cưa đi hay dùng lửa đốt ngay phần đã cưa đó khoong cho nó phát triển nữa.

- Thứ hai là nếu đó lại là nhánh cây xanh tươi đày quả thì nên để yên vì đó là biều tượng tốt lành , xem như nhà bên cạnh đem thành quả lại cho nhà mình.

Các nhà phong thủy lưu ý rằng khi định mua căn nhà nào đó , cần quan sát cây cối mọc quanh nhà đó để biết đất đai nơi đó có vượng khí không. Nếu cây khô cằn vàng úa xương xẩu thì đó là dấu hiệu báo sự khô cằn tàn tạ khó phát triển , khó thịnh vượng hạnh thông.

Đến nhà mới thấy cây cối um tùm dù xanh tươi cũng nên đốn bớt cho sáng sủa để nhà nhận được Khí tốt lành.

Một số cây trồng có ý nghĩa đặc biệt về Phong thủy cần ghi nhớ :

- Cây Thông , cây Tùng , cây Trắc Bá Diệp...là những loại cây chỉ sự lớn mạnh hùng khí , trường thọ.

- Cây Thiên Tuế : Tên thì hay nhưng người xưa rất kỵ trồng ở nhà người dân vì loại cây này chỉ trồng ở lăng miếu đền chùa , công đường mà thôi.

- Cây Quýt : Chỉ sự phú quý vinh hoa , lợi lộc.

- Cây Hoa Hồng : Biểu tượng tình cảm , sự tươi tắn đẹp đẽ.

- Cây Trúc , tre : Chí người quân tử , sự đứng đắn đàng hoàng và cả sự trung thực lẫn trẻ trung.

4- Nếu muốn đặt các khối đá thì nên đặt về hướng Bắc hay hướng tây căn nhà sẽ thích hợp hơn. Do đó nếu muốn làm hòn non bộ , cũng nên định ở vị trí này.

5- Phía Tây Nam nên đặt hồ cá.

6- Nếu đậu xe ở vị trí phía Đông , Đông Bắc thì thuận hơn...

Căn nhà cần nhận khí vũ trụ luân lưu nên cửa chánh căn nhà rất quan trọng. Nguồn năng lực của Trời đất cũng theo cửa đ1o mà vào nhà. Vì thế con người tuy sống trong căn nhà che phủ nhưng họ vẫn tiếp nhận được khí của trời đât1 vũ trụ tự nhiên qua cửa chánh. Đó chính là Khung Trời , Khung Đất. Nhờ đó mà ở trong căn nhà con người vẫn có được Tam Hợp của Thiên Địa Nhân là vậy. Cái Khung ấy để cho một khối lượng khí hay năng lực vũ trụ vào phải lưu lượng thể tích nào đó mới tương hợp được vì thế khung cửa phải có một kích thước nào đó. Thước Lỗ Bang là cái thước đặc biệt của thời cổ đại khả dĩ đáp ứng được điều đó. Thước này , theo tương truyền là do một nhân vật tài ba lỗi lạc ( Trung Hoa) về nghề Mộc (được coi là tổ sư của nghề Mộc) có tên là Lỗ Bang qua bao kinh nghiệm thu thập đã được đề ra. Qua thước này thì có những đoạn hòa thuận tốt lành , có đoạn bất hợp , xấu. Như vậy trải qua bao kinh nghiệm khi làm cửa , roọng hẹp , cao thấp , người xưa có một kinh nghiệm rút tỉa được là cửa chánh căn nhà nên tuân theo một kích thước nào đó thì sẽ hợp. Kinh nghiệm cho thấy những cửa chánh căn nhà hay cơ sở làm ăn nào ứng hợp với cung tốt cảu thước Lỗ Bang thì căn nhà đó được nhiều thuận lợi và cũng theo kinh nghiệm của người xưa thì tùy vào cung nào mà sự thuận lợi đạt thành liên quan đến cung đó. Thước Lỗ Bang từ cổ đại được lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên vì tam sao thất bản nên đôi khi sự đo đạc không chính xác. Theo tài liệu xưa còn lưu lại thì thước Lỗ Bang dài khoảng 43 cm (khoảng 17 inhes) được chia ra làm 8 khoảng đều nhau với 8 tên gọi như sau :

1- Cung Tài lộc : cung này chia làm 4 cung nhỏ hơn chỉ về sự tốt lành liên quan về tài lộc.

2- Cung Trường bệnh : chỉ về bệnh tật (cũng gồm 4 cung chỉ sự liên quan 9

3- Cung Sanh Tang : Chỉ sự biệt ly , tang chế tai họa với 4 cung nhỏ hơn.

4- Cung Mỹ Thuận : gồm 4 cung nhỏ chỉ sự hòa khí thuận hợp , lợi ích phú quý.

5- Cung quan lộc : cũng phân ra 54 cung nhỏ chỉ sự tốt lành , tài lợi.

6- Cung Kiếp Đạo : chỉ sự bất lợi , xấu , hao tán với 4 cung nhỏ hơn.

7- Cung Lục Hại : gồm 4 cung nhỏ chỉ về sự cô đơn , thối chí , nghề nghiệp suy thoái....

8- Cung Phúc Đúc : gồm 4 cung nhỏ chỉ về phúc đức và điều thiện , tốt lành.

Khi đó phải cẩn thận áp thước vào sát lề cửa , khở đi từ cung Tài Lộc. Các cửa cần đo nơi căn nhà hay cơ sở làm ăn là cửa chánh (quan trọng nhất) , kế đến là cửa sau , cửa hông , cửa buồng ngủ , cửa phòng là việc , cửa bếp....Nếu nhà có cửa ngỏ , cũng nên đo.

Nếu khung cửa rơi vào cung nào (xem cung nhỏ tương ứng) đọc xem chữ ở khung đó mà luận tốt xấu để kịp thời sửa chữa lại. Muốn tốt nên đo cả bề cao và rộng của khung cửa (Nếu muốn rõ chi tiết hơn nên tìm đọc cuốn Phong Thủy Dẫn Giải do tác giả Đoàn Văn Thông biên soạn ) Dọn vào nhà mới , người Trung Hoa và Việt Nam cũng thường hay cúng kiếng. Ý của gia chủ là theo tập tục mà làm. Giống như vào làng thì trình làng. Họ quan niệm nhà cửa đất đai cũng có thần linh ngự trị. Do đó , khi vào nhà mới hay cũ , tốt nhất là nên trình qua một lễ vật nào đó để chứng tỏ lòng thành đồng thời cầu mong cho vị thần linh cai quản vùng đất họ ở hỗ trợ giúp đỡ về mặt an ninh , sức khoẻ để sống an bình vì An cư mới lập nghiệp được. Như vậy vấn đề cúng kiếng tỏ lòng thành kính khong phải là điều xấu mà trái lại còn làm cho người mới vào cư ngụ an tâm vui vẻ.

Phương thức cúng kiếng khoong rườm rà hay tốn kém vì cốt ở tấm lòng thành. Trước tiên thắp 4 sân nhà mỗi nơi 3 cây nhanh thơm. Trong nhà , đăt cái bàn giữa nhà , trên đó là một ly đựng gạo để cắm nhang. Giữa bàn có bông ba hoa quản ( ngũ quả- 5 loại trái cây màu) trà , nước , bánh trái , thức ăn nếu có. Gia chủ thắp hương khán trình đại ý : Tên họ , từ đâu tới nhà này để ở cùng gia đình. Cầu xin dâng lễ mọn và mong ước được sống an bình trong khu đất này. Kế đến vợ con lần lượt đứng trước bàn cúng khấn. Khi hương tàn , gia chủ lấy ly gạo đi quanh vườn nhà hốt gạo rải bốn phương tám hướng. Nếu có thêm hạt kê cũng rải khắp để chim chóc tới ăn cho vui vẻ. Nếu vào cơ sở làm ăn cũng thục hành như vậy.