Núi Nga Mi nằm ở mép Tây Nam vùng lòng chảo tỉnh Tứ Xuyên, trong địa hạt huyện Nga Mi, có đỉnh núi đối với nhau như đôi mày ngài nên thành tên. Núi chính có đỉnh Vạn Phật Hải Bạt cao 3.099 mét. Lắm sơn động treo trên vách đá thẳng đứng cheo leo, khe hẹp lũng sâu, tùng xanh bách biếc, thác nước tung bay, xưa nay vẫn ca tụng rằng: “Nga Mi thiên hạ tú” (Nga Mi đẹp trong thiên hạ).

Thế kỷ thứ 2 thời Đông Hán bắt đầu xây dựng chùa chiền. Thoạt đầu lưu hành đạo giáo. Đời Đường đạo Phật ngày càng thịnh, chùa chiền ở núi Nga Mi cũng dần nhiều lên. Đến đời Minh, Thanh thì núi Nga Mi đã cùng với núi Ngũ Đài ở Sơn Tây, núi Cửu Hoa tỉnh An Huy, núi Phổ Đà tỉnh Chiết Giang được tôn sưng là “Phật Quốc chi Tứ Đại Danh Sơn”. Người của tăng (sư), đạo (đạo sĩ) khi tham thiền tĩnh tọa niệm kinh lạy Phật xong lại múa thương múa gậy, luyện quyền, dần dà hình thành nên võ thuật Nga Mi nổi tiếng toàn quốc.

Võ thuật Nga Mi thâu tóm sở trường của nhà Phật lẫn nhà Đạo, vừa hấp thu động công của nhà Đạo, lại có luôn cơ sở tu thiền của nhà Phật, sáng tạo riêng ra một phương pháp luyện công kết hợp bài bản cả động lẫn tĩnh. Phương pháp này các loại quyền thuật, khí giới cùng kỹ thuật tán đả (Kỹ thuật giao đấu) kết hợp tất cả lại tổ hợp thành hệ võ thuật phái Nga Mi.

Từ đời nhà Minh đã có ghi chép. Đường Thuận trong quyển “Đạo nhân Nga Mi quyền ca” đã ghi chép, tường thuật lại đầy đủ các kỷ thuật sâu sắc ảo diệu của quyền pháp Nga Mi. Ngô Thù trong sách “Thủ Tý Lục” có “Nga Mi thương pháp nhất quyển”, trong lời nói đầu có nói là: “Thương pháp Nga Mi là do sư Nga Mi là Phổ Ân truyền lại”. Nội dung thương pháp có các chương: Trị Tâm, trị Thân, nghi tĩnh, nghi động, công thủ, thẩm thế (xét thế), giới cẩn (đề phòng cẩn thận), đảo thủ (đảo tay), trát pháp (phép đâm), phá chư giới (phá các loại khí giới khác), thân thủ pháp, tổng yếu.. v.v.v…. làm phong phú lý luận võ thuật Nga Mi.

Đến đời nhà Thanh, quyền thuật Nga Mi đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, mở rộng giảng dạy và hình thành nhiều chi phái khác nhau, phát triển lớn mạnh, làm phong phú thêm quyền thuật Nga Mi. Các võ phái ở Tứ Xuyên rất đông, chỉ riêng quyền thuật Nga Mi đã gần 300 loại. Xưa kia ở Tứ Xuyên rất thịnh hành việc “Đã Lôi Đài”. Vì vậy các đặc điểm giao đấu khác nhau, các phép luyện công khác nhau, cho đến các thế hệ quyền khác nhau chen nhau dày đặc. Trừ thương pháp và quyền pháp Nga Mi trứ danh ra còn có Nga Mi Hỏa Long Quyền, Nga Mi Kiềm Quyền, Hồng Khau, Lục Trửu, đến Ngũ Giác Quyền, Phả Tử Quyền (Phả Tử - Người Khập Khiểng), Hầu Quyền, Áp Hình Quyền (Bài quyền con vịt) …vvv..v

Hệ quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ), bộ pháp chủ yếu có Xà hình bộ hay Chi Tự bộ, tiễn bộ (Tiễn là cắt) tức Hoán khiêu bộ (nhảy đổi), Thỏ Tử bộ. …v….v.. Thân pháp yêu cầu gợn sóng như rắn bò, dùng Thôn (nuốt), Thổ (nhả), Phù (nổi), Trầm (chìm), Đằng (lăng), Thiểm (né), Toản (chọc) …. Để biểu hiện đặc điểm “Quyền Rắn Luyện Nhu”, khi phát kình thì lấy thân đở tay. Phép đánh thì có Điểm, Bàn (xoay), Quan (đóng), Đề (nâng) bốn loại. Đặc điểm là động tác nhỏ, biến hóa lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức. Khi công phòng thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, thuận thế trước dùi vào, mượn sức phản kích. Phép đánh trí mạng thì có pháp Điểm Huyệt, pháp Bẻ Xương.