CHU SA_THẦN SA
Chu sa (còn gọi là xích đan,cống sa, đơn sa, xích đơn, quang minh sa, thần sa), tên khoa học Cinnabaris, là một loại đá có màu đỏ , thành phần chủ yếu là sufur thủy ngân thiên nhiên , là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfua thủy ngân (II) (HgS) và sulfur Selen
Y học cổ truyền xem chu sa là một vị thuốc vị ngọt, tính hơi hàn và có độc, vào được kinh tâm, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, minh mục và giải độc( tính giải độc là nhờ sự kết hợp của Hg và Se). Ðược dùng để chữa các chứng bệnh như tâm phiền bất an, mất ngủ, ngủ hay mê, kinh quý, điên cuồng, kinh giản, trẻ em hay khóc đêm, mụn nhọt, thũng độc, họng sưng, miệng lở... Tuy nhiên, vì trong thành phần có HgS nên tuyệt đối không được dùng trực tiếp hoặc gián tiếp với lửa bởi khi đó chất HgS sẽ kết hợp với O2 tạo thành SO2 và Hg rất độc.Ngay cả đem phơi ngoài trời nắng cũng vậy. Các y thư cổ đều nói chu sa phải dùng sống tuyệt đối, không dùng lửa vì có thể gây chết người và cũng không được dùng lâu, dùng nhiều vì có thể làm cho người thành mất trí nhớ, si ngốc vì bị nhiễm độc thủy ngân (Hg)
Tại châu Âu, chu sa được khai thác từ thời đế quốc La Mã để làm chất màu hay để sản xuất thủy ngân và nó là quặng chính cung cấp thủy ngân trong nhiều thế kỷ. Một vài mỏ cho đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt động.
Để sản xuất thủy ngân lỏng, quặng chu sa tán vụn được nung trong các lò quay. Thủy ngân tinh khiết tách ra khỏi lưu huỳnh theo quy trình này và dễ dàng bay hơi. Các cột ngưng tụ được sử dụng để thu thập thủy ngân lỏng, và nó được chuyên chở trong các bình bằng thép.
Do độc tính cao của thủy ngân, cả việc khai thác chu sa và tinh luyện thủy ngân đều rất độc hại và theo dòng lịch sử nó là nguyên nhân gây ra ngộ độc thủy ngân. Cụ thể, người La Mã coi việc kết án buộc lao động trong các khu mỏ khai thác chu sa như một dạng án tử hình. Người Tây Ban Nha cũng sử dụng lao động cưỡng bức ngắn hạn tại các khu mỏ Almadén, với tỷ lệ 24% tử vong trong một chu kỳ 30 năm.
Các khu vực đã khai thác chu sa bị bỏ hoang thông thường chứa các phế thải lò nung chu sa rất độc hại. Nước chảy ra từ các khu vực này được coi là nguồn gây ra các tổn hại sinh thái.
Chu sa thông thường cũng hay được sử dụng trong các ngôi mộ chôn cất hoàng tộc của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh này. Một viên đá đỏ (chứa chu sa) được chèn vào trong quan tài bằng đá vôi, có tác dụng trang trí và quan trọng hơn là nhằm ngăn cản những kẻ phá hoại hay trộm cắp bằng độc tính cao của nó.
Mặc dù chu sa được coi là có độc tính rất cao, nhưng nó vẫn được sử dụng (giống như asen), dưới dạng bột trộn lẫn với nước, trong y học cổ truyền Trung Hoa. Mặc dù chu sa không được dùng trong y học phương Tây, nhưng những người hành nghề theo y học cổ truyền Trung Hoa đôi khi cũng kê chu sa như một phần trong đơn thuốc, thông thường trên cơ sở của cái gọi là "dĩ độc trị độc". Theo y học cổ truyền Trung Hoa, chu sa có vị cam (ngọt), tính hàn (lạnh) và có độc. Được sử dụng dưới dạng uống, chu sa được coi là có tác dụng "giải nhiệt" và an thần, trấn kinh. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc để làm giảm tác động của tim mạch nhanh, trấn an và điều trị chứng mất ngủ, điều trị viêm họng và các chứng viêm lét miệng/lưỡi. Nó cũng được dùng ngoài da để điều trị một số rối loạn và nhiễm trùng ngoài da.
Thời xưa, Trung Hoa là một trong những quốc gia cực kỳ trọng thị việc xử nữ (kiểm tra trinh tiết nữ giới). Nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa, trong đó, người ta dùng chu sa để tạo ra 1 loại dung dịch màu đỏ mà người Trung Hoa bôi lên phía trên cánh tay của người con gái để đánh dấu sự trinh tiết.
Theo phương pháp này, họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái(lấy dung dịch này chấm 1 vết tròn màu đỏ lên tay cách vai 1 tấc). Màu đỏ này quanh năm không phai. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì vết màu đỏ này tự nhiên biến mất.Và có vài cách chế biến khác nhưng đây chỉ là trò xấu của xã hội phong kiến và trong lịch sử đã có nhiều phụ nữ bị hàm oan về việc này.
Trước đây, một số người là thầy thuốc, thầy theo thuật luyện đan của Đạo giáo còn luyện chu sa thành kim đan và cho rằng việc ăn nó có thể làm cho người ta trở thành bất tử, thành thần tiên. Tuy nhiên, điều này là ngớ ngẫn và việc sử dụng chu sa quá liều đã gây ngộ độc.Nhiều người giàu có,nhiều vua chúa sống trong uy quyền,nhung lụa giàu sang đầy tham vọng, ham muốn bất tử đã bị nhiểm độc thủy ngân có trong chu sa, còn việc muốn bất tử chỉ là tham vọng và ngớ ngẫn.
• Chu sa tổng hợp được sản xuất bằng cách xử lý các muối của thủy ngân hóa trị 2 với sulfur hydro (H2S) để làm lắng đọng metacinnabarit tổng hợp màu đen, sau đó được đun nóng trong nước. Chuyển hóa này được xúc tác bằng sự có mặt của sulfur natri (Na2S)
Có những bài thuốc ví dụ :pha mật ong với chu sa rồi đem phơi nắng.. hoặc chu sa cho vào tim heo rồi đem hấp ăn …đó là những bài thuốc tai hại,chỉ hấp tim heo chín rồi sau đó chấm với chu sa mà ăn thì còn đươc, nhưng lượng chu sa dùng phải chính xác.
Thần sa là một vị thuốc đông y có công dụng chữa bệnh an thần, chữa điên cuồng, mất ngủ, ác mộng, dùng ngoài trị mụn nhọt. Tuy nhiên đây là một vị THUỐC ĐỘC BẢNG B, không nên tự ý sử dụng. Dùng không đúng liều, gây ngộ độc sẽ rất nguy hiểm, người bệnh lờ đờ, hôn mê, co giật, ngừng thở, nôn mửa, bụng trướng, đi ngoài màu đỏ - màu của thuốc.
Có một số thầy pháp cấp cho thân chủ gói phép trong đó có chu sa bảo đem về đốt để trừ tà ma hoặc giải xui xẻo,nếu đốt trong phòng có thể gây ngộ độc vì hơi thủy ngân bốc ra.
Thực chất, chu sa và thần sa chỉ là một, đều là khoáng thạch có chứa sunfur thủy ngân và sunfur selen. Khác là chu sa thường ở thể bột đỏ, còn thần sa thường ở thể cục thành khối óng ánh, to nhỏ không đều nhau, có màu đỏ tối hay đỏ tươi, thể chất nặng song dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.
Cách chế biến thần sa, chu sa
Cách 1: Nếu dùng với số lượng ít, cho vài ba thang thuốc Đông y, có thể đem chu sa, thần sa, mài hoặc nghiền vào cái bát sứ đã chứa ít nước sạch, cho tan hết phần bột, làm nhiều lần, bỏ phần cặn, gạn rồi phải dùng nam châm để hút các cặn sắt đi. Lấy phần bột mịn đỏ, hòa vào thuốc sắc đã để nguội mà uống, với liều 0,3 - 1gr/ngày (1kg=1000gr)
Cách 2: Nếu dùng với số lượng lớn hơn, chu sa, thần sa thường cho vào cối sứ hoặc lon sành, cho nước sạch vào rồi nghiền làm nhiều lần, mỗi lần gạn lấy phần nước có bột đỏ sang một dụng cụ khác như can, chậu sành..., để lắng vài giờ, gạn bỏ phần nước trong ở trên, thu lấy bột mịn màu đỏ. Có thể tinh chế vài lần như vậy. Sau đó cho ra khay tráng men... phơi trong bóng râm cho tới khô. Lấy phần bột mịn màu đỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch màu vàng, nút kín, để nơi cao ráo, tránh ánh sáng.
Cách 3: Trong các xí nghiệp sản xuất thuốc Đông dược, khi cần sản xuất số lượng lớn thần sa, chu sa, phải xay nghiền trong các cối , nhưng phải luôn luôn xay nghiền cùng với nước sạch để làm nguội (do nhiệt sinh ra trong quá trình xay nghiền dễ tạo ra thủy ngân nguyên tố). Sau đó các quá trình tiếp theo cũng làm theo các cách trên.
Lưu ý là không được cho chu sa, thần sa vào sắc cùng với thang thuốc thảo mộc nếu là thuốc sắc.
Chu sa và Thần sa là thuốc độc bảng B, đựng trong lọ thủy tinh kín màu vàng để chỗ khô ráo tránh ánh sáng.
Thành phần hoá học: Thuỷ ngân sulfua, selenua thuỷ ngân (trong Thần sa nhiều gấp 10 lần Chu sa).
Chu sa có tác dụng giải độc, chống mốc thối. Dùng ngoài thuốc có tác dụng ức chế, sát khuẩn ngoài da, ký sinh trùng. Hợp chất selen được các nhà nghiên cứu Liên xô cũ thí nghiệm thấy có tác dụng diệt nấm. Trị một số bệnh ngoài da. Hoạt chất chủ yếu phần nhiều do muối selen.
Lưu ý lần nữa là: không được dùng quá liều và không được dùng lâu dài chu sa.