kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì:

    Thiếu Lâm tự - Đệ nhất danh môn


    Dân Việt - Chùa Thiếu Lâm - “Trung Châu cổ tự nhất Thiếu Lâm”, ngoài địa vị đặc thù trong lịch sử phát triển đạo Phật ra, chùa còn vang danh thiên hạ bởi một yếu tố khác sau hơn 1.500 hình thành: Võ thuật.

    LTS: Trung Quốc là một cái nôi lớn của nền võ thuật. Đây là tinh hoa đặc biệt quý báu trong nền văn hoá truyền thống của quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong lịch sử dài hàng ngàn năm, dòng chảy võ thuật dù trải qua biết bao chìm nổi nhưng vẫn phát triển rực rỡ, đa dạng cho tới ngày nay.

    Loạt bài "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt sẽ đưa bạn đọc tới với những câu chuyện truyền kì trong giang hồ rộng lớn... Bên cạnh đó, những chân dung của giới võ lâm cao thủ cũng sẽ được khắc họa và họ sẽ xuất hiện như thế nào trong cuộc sống thực, trong thế giới hiện đại ngày nay...

    Loạt bài cũng sẽ giới thiệu lịch sử hình thành của các đại môn phái võ thuật Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My… với Nội gia quyền, Hình Ý quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Bát quái chưởng, Tượng hình quyền… đã tạo nên sự phong phú kì diệu cũng như tầm ảnh hưởng lớn tới các môn võ ngày nay trên toàn thế giới nói chung và nền võ thuật Việt Nam nói riêng.
    Mời các bạn cùng đón xem "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt (www.danviet.vn)

    BÀI I: Thiếu Lâm tự - Đệ nhất danh môn

    Cái nôi của Phật giáo

    Chùa Thiếu Lâm từ xưa tới nay được vinh dự gọi là “Trung Châu cổ tự nhất Thiếu Lâm” (Trung Châu là từ chỉ lưu vực đồng bằng sông Hoàng Hà là cái nôi lịch sử, văn hoá của Trung Quốc xưa).

    Chùa nằm hướng tây bắc huyện thành Đăng Phong (tỉnh Hà Nam), toạ lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối diện với núi Thiếu Thất, lưng dựa núi Ngũ Nhũ Phong. Do chùa được xây dựng trong rừng rậm bên sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự (chùa trong rừng núi Thiếu Thất).


    Theo sử sách, chùa Thiếu Lâm được xây dựng năm Thái Hoà 20 (năm 496) đời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy (Hiếu Văn Đế Nguyên Hùng làm vua từ năm 471-500; nhà Bắc Ngụy từ năm 386-534). Thời điểm này, vị cao tăng Ấn Độ là Bạt Đà đến Đại Đồng- kinh đô Bắc Nguỵ để truyền giáo, nhờ tinh thông kinh sách nên Bạt Đà được vua Hiếu Văn Đế rất kính trọng.

    Năm Thái Hoà thứ 20, Bắc Ngụy rời đô về thành Lạc Dương, Bạt Đà đi theo. Vua Hiếu Văn Đế định xây vườn Thiền ở Lạc Dương cho Bạt Đà truyền đạo Phật, nhưng Bạt Đà muốn tu ẩn nơi rừng núi nên quay trở lại Tung Sơn. Sau khi cao tăng Bạt Đà qua đời, Hiếu Văn Đế ra lệnh xây chùa ở núi Thiếu Thất cho Bạt Đà, đồng thời lấy tên là chùa Thiếu Lâm.

    Tương truyền, từ năm 527, sau suốt 3 năm liền đi qua Quảng Châu, Nam Kinh ngày nay, sư Đạt Ma (Bồ Đề Đạt Ma hay Đạt Ma sư tổ) sau khi triều kiến Lương Vũ Đế (cũng thuộc triều Bắc Ngụy) ở Kim Lăng bất thành, Bồ Đề Đạt Ma đã đến chùa Thiếu Lâm để truyền bá Phật pháp cho người Trung Hoa.


    Nhưng Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm sau này lại trở nên nổi tiếng ở Trung Hoa và các quốc gia lân cận bị ảnh hưởng bởi nền văn minh và văn hóa Trung Hoa không phải ở lĩnh vực tôn giáo mà lại nổi tiếng là Ông tổ của võ thuật Trung Hoa.

    Tại Thiếu Lâm tự, Bồ Đề Đạt Ma đã thực hành thiền định trong 9 năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích). Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với sơn lam chướng khí của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ tu hành.

    Trên cơ sở khai sáng Thiền của Bạt Đà, sư Đạt Ma triệu tập rộng rãi môn đồ, truyền dạy dòng Thiền, mở rộng chùa chiền, sư sãi ngày một thêm đông. Do đó Đạt Ma sư tổ cũng được coi như là ông tổ của Phật Giáo Thiền Tông. Từ đó chùa Thiếu Lâm nổi danh trở thành tổ đình của dòng Thiền Tông. Từ Đạt Ma sư tổ truyền đến tổ thứ 5 là Hoàng Nhẫn, vì quyền kế thừa dòng Thiền nên đã phân chia thành Bắc phái và Nam phái. Nam phái do Huệ Năng đứng đầu nên về sau được coi là tổ thứ 6 của dòng Thiền. Bắc phái do Thần Tú đứng đầu.

    Đạt Ma sư tổ truyền dạy đệ tử ngồi yên mà lặng ngẫm (tĩnh toạ tịch tư) luyện tâm như bức tường không thiên không dựa, an tâm vô vi gọi là “lý nhập”. Phép tu luyện này truyền đến dòng Bắc phái của Thần Tú thì quy nạp thành “ngưng tâm nhập định, chú tâm khán tịnh, khởi tâm ngoại chiếu, nhiếp tâm nội trừng” gồm 16 chữ, tạm dịch “Ngưng đọng tâm để nhập định, chú trọng tâm để nhìn cho trong sạch, nổi lòng lên để chiếu rọi ra ngoài và đè nến tâm để lắng đọng vào trong).

    Dòng Nam phái của Huệ Năng đối với Thiền pháp của Đạt Ma có đổi mới tương đối lớn. Huệ Năng cho rằng Phật ở trong lòng, mọi người thông qua tu Thiền đều có thể tự giải thoát thành “người tự do”, tức thành Phật. Phương pháp tu luyện này không hạn chế ở chỗ “tĩnh toạ tịch tư” mà áp dụng theo “hành trú toạ ngoạ, đạo pháp lưu thông”, có nghĩa là mọi biểu hiện của con người đều là biểu hiện của tính Phật, đi ở nằm ngồi, phép đạo chảy trôi, chỉ cần đem ý vị Thiền dung nhập vào cuộc sống ngày thường, tuỳ duyên mà theo, tâm chú vào một cảnh giới là có thể tu tâm dưỡng tính, giác ngộ thành Phật. Chính quan điểm tu luyện Thiền chia thành Bắc- Nam như vậy nên đã ảnh hưởng sâu sắc đến võ thuật Thiếu Lâm.

    “Võ công tựa Bắc Đẩu”


    Ngoài địa vị đặc thù trong lịch sử phát triển đạo Phật ra, Thiếu Lâm tự còn vang danh thiên hạ bởi một yếu tố khác sau hơn 1.500 hình thành, đó là võ thuật.

    Đầu thế kỷ thứ 7 trong cuộc Đường Thái Tôn Lý Thế Dân khởi binh đánh Lý Thế Sung, sư sãi chùa Thiếu Lâm trợ chiến lập công, được Lý Thế Dân khen ngợi và giúp đỡ, cho phép nhà chùa tự lập doanh trại, xây dựng lính sư (tăng binh), từ đó phong trào binh giảng võ nghệ ngày càng lớn mạnh.




    Sư sãi trong chùa không chỉ luyện quyền thuật khí giới mà còn luyện đánh bộ, đánh ngựa, luyện khinh công, khí công, lập trận đồ… Các nhà võ thuật nổi tiếng cũng mến mộ danh tiếng nhà chùa mà tìm đến giao lưu, học hỏi, truyền lại cho sư sãi những tuyệt chiêu. Cứ thế chùa Thiếu Lâm trở thành đất hội võ của cả nước, tập hợp được tinh hoa của võ thuật bốn phương.

    Sau này các vị võ quan của triều đại nhà Đường (618-907) khi về hưu cũng thường đến chùa Thiếu Lâm để trao đổi võ thuật tạo nên một không khí giao lưu võ thuật mà nó trở thành truyền thống văn hóa và học thuật của nhà chùa cho đến các đời sau. Nhưng cho đến lúc này các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng và phát triển đúng tầm cỡ của nó như sau này, vì lúc đó các phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.

    Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật cho nên tuyệt đối cấm các tăng nhân sử dụng các loại võ khí bằng kim loại bén nhọn có thể gây sát thương. Do vậy võ Thiếu Lâm đạt rất nhanh đến trình độ điêu luyện và ảo diệu về côn pháp.


    Võ sinh Thiếu Lâm tự đang biểu diễn trước chùa. (nguồn ChinaDaily)


    Đặc điểm của kỹ thuật quyền Thiếu Lâm là: Kết cấu tư thế nghiêm ngặt, động tác thiết thực chất phác, phát lực cứng mạnh, tiết tấu rõ ràng mau lẹ, tay dùng tiếng phát, đi thẳng về thẳng, tiếng theo tay xuống, giấu quyền chứ không lộ liễu, trong tĩnh ngoài mạnh; phải “nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm”.

    Các bài quyền chủ yếu có Mai hoa quyền, La hán quyền, Hồng quyền, Trường quyền, Pháo quyền, Triêu dương quyền, Thất tinh quyền, Thông Bối quyền, Quan đông quyền, Trường hộ tâm ý môn quyền, Hộ thân lưu tinh quyền, Thanh long xuất hải quyền, Liên hoàn quyền, Tâm ý quyền, Nhu quyền… cho đến Ngũ hình quyền và Thập nhị hình quyền tức Thử (Chuột), Ngưu (Trâu), Thỏ, Khuyển (Chó), Áp (Vịt), Mã (Ngựa), Dương (Dê), Hầu (Khỉ), Trư (Lợn), Hà (Tôm), Ngư (Cá).


    Tới đời Tống, chùa Thiếu Lâm thu nhập được môn Trường quyền của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Thông Bối quyền của Hàn Thông… viết thành quyền phổ (sách dạy quyền) cho sư sãi tập luyện và lưu lại cho đời sau.

    Vào đời Kim, có Lý Tẩu và Bạch Ngọc Phong vào chùa để dạy võ nghệ. Lý truyền lại Đại, Tiểu Hồng quyền, côn thuật và cầm nã thủ. Bạch thì truyền lại ngũ quyền: Long, xà, hổ, báo, hạc và khí công. Như thế, chùa Thiếu Lâm cùng các phái lấy sở trường bồi bổ sở đoản. Trải qua thời gian dài nghiên cứu, luyện tập và tổng kết đã phát triển thành môn phái võ thuật có quyền pháp, khí giới… đủ các nội dung, thể lệ hoàn chỉnh, bài bản.

    Thiếu Lâm phái được khai sáng bởi Đạt Ma Sư Tổ đến từ Ấn Độ được xem là đại diện cho “Võ lâm Chính phái”. Đệ tử của Thiếu Lâm là nam nhân, có hai loại: Đệ tử xuất gia và đệ tử tục gia. Xuất gia đệ tử xuống tóc tu hành trong chùa, không can thiệp việc giang hồ. Tục gia đệ tử thì tản mác, lưu lạc khắp nơi, hành hiệp trượng nghĩa, có thể kết hôn.

    Rất nhiều giai thoại kể rằng, khi các môn đồ tu luyện tại chùa muốn xuống núi, họ phải dùng võ công để vượt qua một đường hầm chứa 108 mộc nhân (người gỗ), mỗi mộc nhân được tạo dựng theo một chiêu thức tạo thành thế liên hoàn rất khó chống đỡ. Vượt qua được đường hầm này kể như được xuống núi và được chấp nhận là cao đồ Thiếu Lâm tục gia.

    Tới đời Thanh, do hầu hết sư sãi nhà chùa mang ý tưởng “phản Thanh, phục Minh” nên quan quân Thanh triều đã nhiều lần đốt phá chùa, giết hại sư sãi. Rất nhiều cao thủ của chùa đã phiêu dạt khắp nơi, chủ yếu xuống phía nam. Vịnh Xuân quyền nổi tiếng cũng hình thành trong thời gian này do Ngũ Mai sư thái truyền thụ cho học trò là Nghiêm Vịnh Xuân, sau này được danh sư Diệp Vấn tích cực truyền bá và nổi tiếng trong các bộ phim của Lý Tiểu Long- một trong những học trò xuất sắc của Diệp Vấn.

    Sư trưởng (Phương trượng) hiện nay trụ trì tại chùa Thiếu Lâm là hòa thượng Thích Vĩnh Tín (SN 1965). Sau khi hòa thượng này quản nhiệm ngôi chùa năm 2007, đã cho thành lập Công ty Thiếu Lâm tự và đăng ký bản quyền thương hiệu cho võ công Thiếu Lâm tại Trung Hoa với Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) nhằm tránh nạn "ăn cắp bản quyền" và cũng nhằm hạn chế những ngụy phái giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm tự làm điều xấu gây phương hại đến uy danh Thiếu Lâm tự, mà nạn phổ biến nhất là việc sáng tác bừa bãi các bài quyền và các kỹ thuật công phu không đúng với nguyên thủy của võ công Thiếu Lâm.

    Lịch sử võ công Thiếu Lâm cũng đã là minh chứng cho thấy sự mâu thuẫn về đường lối của Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm. Bắc Thiếu Lâm (các tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc…) và Nam Thiếu Lâm (các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến…) hiện nay cũng đã được thống nhất trong một hệ thống Thiếu Lâm quyền cùng với Thiếu Lâm Tung Sơn tỉnh Hà Nam (Chính phái).


    Thiếu Lâm tự đã đón nhiều nguyên thủ quốc gia đến thăm chùa, trong đó có Tổng thống Nga Putin. Ngoài ra rất nhiều chuyến du đấu, biểu diễn quảng bá của các đoàn môn sinh Thiếu Lâm tới khắp các châu lục. Điều này cũng làm cho nhiều người yêu mến Thiếu Lâm tự bất bình, có cảm nghĩ rằng Thiếu Lâm tự đang bị thương mại hoá, làm mất tính trầm mặc vốn có của nhà Phật.


    Nhưng dù sao, trải qua hơn 1.500 năm hình thành và phát triển, tới nay Thiếu Lâm vẫn là môn phái được giới võ thuật xưng tụng là sao Bắc đẩu của làng võ. Rất nhiều môn phái của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng hoặc ít nhiều học hỏi từ những chiêu thức của Thiếu Lâm. Băng qua sông với cọng cỏ lau hay hư thực về khinh công võ Thiếu Lâm

    -------------------

    Những màn biểu diễn Thủy thượng phiêu, Bích hổ du tường, Mai Hoa thung… của các võ sư Thiếu Lâm ngoài đời hay sự tích Bồ Đề Đạt Ma qua sông Trường Giang trong sương khói huyền ảo chỉ với một cọng cỏ lau... khiến người đời luôn không rõ hư hay thực...
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì:

    "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang"


    Dân Việt - Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang"...

    Bài II: Võ thuật Võ Đang - Đất thánh của Đạo giáo

    LTS: Trung Quốc là một cái nôi lớn của nền võ thuật. Đây là tinh hoa đặc biệt quý báu trong nền văn hoá truyền thống của quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong lịch sử dài hàng ngàn năm, dòng chảy võ thuật dù trải qua biết bao chìm nổi nhưng vẫn phát triển rực rỡ, đa dạng cho tới ngày nay.

    Loạt bài"Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt sẽ đưa bạn đọc tới với những câu chuyện truyền kì trong giang hồ rộng lớn... Bên cạnh đó, những chân dung của giới võ lâm cao thủ cũng sẽ được khắc họa và họ sẽ xuất hiện như thế nào trong cuộc sống thực, trong thế giới hiện đại ngày nay...

    Loạt bài cũng sẽ giới thiệu lịch sử hình thành của các đại môn phái võ thuật Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My… với Nội gia quyền, Hình Ý quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Bát quái chưởng, Tượng hình quyền… đã tạo nên sự phong phú kì diệu cũng như tầm ảnh hưởng lớn tới các môn võ ngày nay trên toàn thế giới nói chung và nền võ thuật Việt Nam nói riêng.
    Mời các bạn cùng dõi theo "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt (www.danviet.vn)

    ***

    Võ Đang Sơn còn có tên gọi khác là núi Thái Hoà, ở Tây Bắc tỉnh Hồ Bắc, ở bờ nam sông Hán dài hơn 260 km, ngọn núi này vốn là một phân chi của dãy phía đông núi Đại Ba cao 1.000 m so với mặt nước biển. Đây là khu phong cảnh rất nổi tiếng, là đất thánh của võ thuật Đạo giáo.

    Võ trong Đạo

    Đạo giáo (còn gọi là đạo Lão thờ Lão tử, tức Thái thượng Lão quân). Đạo Lão ở Võ Đang sơn bắt đầu từ đời Chu do Doãn Hy mở.

    Theo truyền thuyết, Doãn Hy về ở ẩn ở Võ Đang sơn. Từ đó trở đi những người ở ẩn, người thanh cao đến tu đạo ở đây. Đạo Lão ở Võ Đang sơn thịnh vượng nhất vào đời Minh. Việc này có liên quan đến việc cướp ngôi vua của Yên vương Chu Đệ đời Minh và đề xướng tín ngưỡng Chân Võ.


    Đời Minh Huệ Đế (làm vua từ 1399-1403), sau bị Chu Đệ là tướng trấn phương Bắc cướp ngôi. Do đem quân đánh thiên tử nên Chu Đệ phải mượn uy danh thần thánh là thần Chân Võ (tức Huyền Võ – là thần trấn thủ phương Bắc) để thu phục nhân tâm.





    Cướp được ngôi vua xong, năm 1412 Chu Đệ (lúc này là Minh Thành Tổ) cho xây dựng cung quán ở núi Võ Đang trong 11 năm với hơn 30 vạn nhân công và vô số của cải để làm nơi thờ Thái thượng Lão quân vừa để tạ ơn mượn uy danh, vừa là nơi thờ Đạo giáo.

    Từ chân núi lên các cung miếu cho lát 70km đường bằng đá xanh, 36 am, 72 miếu đá, 39 cầu, 12 đình đài… tạo thành một quần thể vĩ đại trên diện tích 160 vạn mét vuông. Nội gia quyền Võ Đang lừng danh đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

    Về người sáng lập ra Nội gia quyền Võ Đang là Trương Tam Phong (Trương Quân Bảo) -đã từng theo học võ và Phật giáo tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự khoảng 10 năm - thì có 2 thuyết do người thời Bắc Tống (960-1127) và người đầu đời Minh (1368- 1644) đặt ra. Một thuyết nói rằng đêm ông nằm mộng thấy thần Chân Võ truyền dạy quyền pháp, một người có thể giết trăm giặc vì thế mà kỹ thuật giao đấu nổi tiếng ở đời.

    Một thuyết cho rằng Trương Tam Phong quan sát hạc rắn đánh nhau, hạc từ trên cây sà xuống đánh con rắn dài nằm khoanh tròn. Rắn dài đang tĩnh chợt động, tránh né có hướng, do đó Trương nhận ra “lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương” là một đạo lý.


    Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo “lấy nhu thắng cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”… Trương Tam Phong đã sáng tạo ra Thái Cực Thần Công là loại võ công lấy nhu chế cương, lấy tĩnh chế động, lấy yếu thắng mạnh. Đây là loại võ công sử dụng lực đánh của đối phương vào mình để đánh trả lại. Thái Cực Thần Công được chia làm 2 loại là Thái cực kiếm và Thái cực quyền.

    Công phu tập luyện đã lĩnh hội các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cùng dùng… Quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ Đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, ngoài ra còn dùng để làm khoẻ mạnh thân thể.

    Môn võ của sự đa dạng

    Võ Đang Sơn là nơi khởi nguồn cho phái Võ Đang, đời đời mật truyền công phu Nội gia Võ Đang trong Đạo giáo. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm“, song cũng lại có câu: "Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang". Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.


    Cuối đời Thanh, đầu thời Dân Quốc (1911), khi lão đạo sĩ Từ Bản Thiện nhận làm Tổng đạo Kim Sơn cuối cùng của núi Võ Đang thì công phu Nội gia quyền đạt đến cực kỳ cao trào. Từ Bản Thiện Tổng đạo trưởng vốn giỏi “cửu cung bát quái chưởng”, “Thái cực kiếm”, “Võ Đang quyền”, “Huyền Vũ côn”… Đệ tử Võ Đang đa số là nam giới, không bắt buộc phải ăn chay nhưng nếu không ăn chay thì sẽ không được tiếp nhận chức Chưởng môn.

    Trải qua diễn biến mấy trăm năm, công phu nội gia của Võ Đang từ bài nhập môn sơ đẳng nhất, năm bài mười ba thế quyền đần dần phong phú lên và nâng cao hình thành nhiều phân chi như Thái cực quyền, Bát quái chưởng, Hình ý quyền, Võ Đang kiếm, Võ Đang bát cực quyền, Võ Đang đồng tử công, Huyền Võ côn, Tam hợp đao, Long môn thập tam thương… Trong những phân chi này lại còn sinh ra nhiều hệ phái không giống nhau.

    Như Thái cực quyền lại chia thành Thái cực quyền kiều họ Trần (Trần thị), Thái cực quyền kiểu họ Dương (Dương thức), Thần công Thái cực quyền… Bát quái chưởng cũng chia ra thành các phái Doãn, Trình, Lưu Tống… (gọi theo họ của Chưởng môn). Hình ý quyền cũng chia ra thành Hình ya quyền Sơn Tây, Hình ý quyền Hà Bắc, Hình ý quyền tổng hợp. Công phu Võ Đang với nhiều chi phái như trên đã trở thành một bộ phận cực kỳ quý báu của võ thuật Trung Hoa.


    Cũng giống như võ Thiếu Lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này. Bao gồm: Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và các tuyệt kỹ bí mật của phái Võ Đang.
    Có một câu chuyện đã đi vào lịch sử của phái Võ Đang:

    Năm 1931, Hạ Long-nguyên soái quân đội Trung Quốc soái lĩnh quân đoàn 3 của Hồng quân trú tại núi Võ Đang, Tổng đạo trưởng đã hết sức giúp đỡ. Nguyên soái Hạ Long vô cùng thành khẩn đề xướng muốn theo Từ đạo tổng luyện tập quyền Võ Đang.

    Vị đạo tổng già quá tuổi “xưa nay hiếm” đã sẵn sàng đáp ứng. Từ đó, cứ nghe gà gáy là quân đoàn trưởng cùng đạo trưởng lại dậy luyện võ đã trở thành một giai thoại để đời dưới chân núi Triển kỳ phong (mỏm cột cờ) tại Võ Đang Sơn. Khi quân đoàn 3 Hồng quân rời núi Võ Đang, nguyên soái Hạ Long đã kính tặng Từ đạo trưởng một câu đối ông tự tay viết:

    Vĩ nhân Đông Nam khí tận tử

    Tiều ca Tây khứ vân đằng tiêu


    Tạm dịch là: “Vĩ nhân Đông Nam khí toàn tím/ Tiều ca (bài ca người chặt củi, ý nói người làm cách mạng như người chặt củi thiêu cái cũ) sang Tây mây lên đỉnh.

    Chu Hồng Châu (tổng hợp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì:

    Võ thuật Nga Mi-Chiêu thức ảo diệu


    Dân Việt - Núi Nga Mi nằm ở mép Tây Nam vùng lòng chảo Tứ Xuyên, trong địa hạt huyện Nga Mi. có đỉnh núi đối nhau như đôi mày ngài hình thành nên tên gọi. Đây cũng là nơi xuất phát của phái Nga Mi vang danh thiên hạ.



    Bài III: Võ thuật Nga Mi - Chiêu thức ảo diệu


    LTS: Trung Quốc là một cái nôi lớn của nền võ thuật. Đây là tinh hoa đặc biệt quý báu trong nền văn hoá truyền thống của quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong lịch sử dài hàng ngàn năm, dòng chảy võ thuật dù trải qua biết bao chìm nổi nhưng vẫn phát triển rực rỡ, đa dạng cho tới ngày nay.

    Loạt bài"Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì" trên Dân Việt sẽ đưa bạn đọc tới với những câu chuyện truyền kì trong giang hồ rộng lớn... Bên cạnh đó, những chân dung của giới võ lâm cao thủ cũng sẽ được khắc họa và họ sẽ xuất hiện như thế nào trong cuộc sống thực, trong thế giới hiện đại...

    Loạt bài cũng sẽ giới thiệu lịch sử hình thành của các đại môn phái võ thuật Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi… với Nội gia quyền, Hình Ý quyền, Thái cực quyền, Nam quyền, Bát quái chưởng, Tượng hình quyền… đã tạo nên sự phong phú kì diệu cũng như tầm ảnh hưởng lớn tới các môn võ ngày nay trên toàn thế giới nói chung và nền võ thuật Việt Nam nói riêng.
    Mời các bạn cùng dõi theo "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì"trên Dân Việt (www.danviet.vn)

    ***

    Chiêu thức ảo diệu


    Ngọn núi chính trong quần thể Nga Mi Sơn có đỉnh Vạn Phật Hải Bạt cao 3.099 mét. Lắm sơn động treo trên vách đá thẳng đứng, cheo leo, khe hẹp lũng sâu, tùng xanh bách biếc, thác nước tung bay, xưa nay vẫn được ca tụng là “Nga Mi thiên hạ tú” (Nga Mi đẹp trong thiên hạ).

    Thế kỷ thứ 2 đời Đông Hán bắt đầu xây dựng chùa chiền. Thoạt đầu lưu hành Đạo giáo, tới đời Đường đạo Phật lại càng thịnh, chùa chiền ở núi Nga Mi cũng dần tăng nhiều. Tới đời Minh, Thanh cũng núi Ngũ Đài ở Sơn Tây, núi Cửu Hoa ở An Huy, núi Phổ Đà ở tỉnh Chiết Giang được người dân Trung Hoa xưng tụng là “tứ đại danh sơn nước Phật”.


    Tượng phật trên đỉnh Nga Mi.(nguồn Cutural China)

    Theo nhiều tài liệu, võ phái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam do các sư tăng của Thiếu Lâm đến núi Nga Mi hoằng dương Phật pháp vào khoảng từ triều nhà Đường và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyên đến thời nhà Minh.

    Người của tăng (sư), đạo (đạo sĩ) khi tham thiền tĩnh toạ niệm kinh lạy Phật xong lại múa thương, múa gậy, luyện tập đấm đá, dần hình thành nên võ thuật Nga Mi nổi tiếng Trung Hoa.

    Cho đến nay nguồn gốc của Nga Mi võ phái vẫn chưa có ai biết được sư tổ sáng lập ra môn võ này là ai, có lẽ đây là môn phái có nhiều người sáng tạo trải qua nhiều thế hệ do tính chất phong phú đa dạng và không nhất quán về đường lối kỹ pháp của nó nhất trong các phái võ miền Bắc Trung Hoa.


    Môn sinh tập luyện tại Kim đỉnh trên Nga Mi sơn.(nguồn Cutural China)

    Võ thuật Nga Mi thâu tóm cả sở trường, quan điểm của ca nhà Phật và nhà Đạo, vừa hấp thụ động công của nhà Đạo lại có cả cơ sở tu Thiền của nhà Phật, sáng tạo ra riêng một phương pháp luyện công kết hợp bài bản cả động lẫn tĩnh. Phương pháp này cùng các loại quyền thuật, khí giới cùng kỹ thuật tán đả- võ giao đấu- kết hợp tất cả lại tổ hợp thành thể hệ võ thuật của phái Nga Mi.

    Về võ thuật Nga Mi, từ đời Minh đã có ghi chép lại. Đường Thuận trong “Đạo nhân Nga Mi quyền ca”, đối với kỹ thuật ảo diệu, sâu sắc của quyền Nga Mi đã tường thuật lại đủ hình, đủ tiếng, đồng thời hình thành nên bài võ hoàn chỉnh.

    Ngô Thù trong sách “Thủ tý lục” có “Nga Mi thương pháp nhất quyển”. Lời tựa viết “Thương pháp Nga Mi do sư Nga Mi là Phổ Âm truyền lại”. Nội dung thương pháp có các chương: Trị tâm, trị thân, nghi tĩnh, nghi động, công thủ, thẩm thế, giới cẩn, đảo thủ, trát pháp, phá chư giới, thân thủ pháp, tổng yếu… làm phong phú võ thuật Nga Mi (tạm dịch: trị tâm, trị thân, thích nghi tĩnh, thích nghi động, tấn công phòng thủ, xét thế, đề phòng cẩn thận, đảo tay, phép đâm, khắc chế các loại vũ khí khác, phép về thân thủ, tổng quát…)

    Quyền thuật phong phú


    Quyền thuật Nga Mi lưu truyền rộng rãi trong dân gian kể từ đời Thanh, mở rộng thành nhiều hệ phái khác nhau, phát triển lớn mạnh. Các võ phái ở Tứ Xuyên rất đông, riêng quyền thuật Nga Mi có đặc sắc riêng đã có gần 300 loại.

    Xưa kia Tứ Xuyên rất thịnh hành “đả lôi đài” (đài đấu võ), vì vậy các đặc điểm giao đấu khác nhau, phương pháp giao đấu cũng khác nhau, các phép luyện công khác nhau nên các loại quyền thuật phát triển chen nhau dày đặc, hình thành nên võ thuật Nga Mi phong phú, nhiều sắc thái.

    Ngoài thương pháp và quyền Nga Mi trứ danh ra, còn có Nga Mi hoả long quyền, Nga Mi Kiềm quyền (kiềm là cái kìm), Hồng Khâu, Lục trửu đến Ngũ giác quyền, Phả tử quyền (Phả tử là người đi khập khiễng), Hầu quyền, Áp hình quyền (quyền con vịt)…


    Thương thuật trứ danh của Nga Mi (nguồn Ecns.cn)

    Quyền Nga Mi về bộ hình chủ yếu có hư bộ, trường sơn bộ (thác bộ). Bộ pháp chủ yếu có xà hình bộ (hình rắn), chi tự bộ (bước chữ chi), tiễn bộ (tiễn là cắt, cũng tức là hoán khiêu bộ - nhảy đổi chân), thỏ tử bộ (bước thỏ), tức là chân trước bước đều, chân sau nhảy chồm lên một bước, khi chạm gót chân trước thì chân trước lại bật lên một bước nữa, rồi thoa bộ (bước thoi đưa), lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau)… Thân pháp yêu cầu phải gợn sóng như rắn bò, khi phát kình lực thì lấy chân đỡ tay.


    Môn sinh luyện tập võ thuật Nga Mi (nguồn China.org.cn)

    Phép đánh quyền Nga Mi thì có điểm, bàn, quan, đề (điểm, xoay, đóng, nâng). Đặc điểm là động tác nhỏ, biến hoá lớn, lấy nhu khắc cương, mượn sức dùng sức, lấy lén đánh người. Khi phòng thủ thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, mượn sức phản kích. Phép đánh sát thr thì có điểm huyệt, bóc mỡ, bẻ xương…

    Nhìn chung với hơn 300 hệ phái khác nhau, Nga Mi là môn phái có quyền thuật phong phú nhất Trung Quốc.
    5 lưu phái chính của võ thuật Nga Mi:

    1. Hoàng Lăng Phái: Nguyên được truyền từ tỉnh Thiểm Tây vào.

    2. Điểm dị phái: Được mang tên từ Điểm Dị động thuộc Bồi Lăng, thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.

    3. Thanh Thành phái:: Được mang tên từ thắng cảnh Thanh Thành, thịnh hành tại vùng phía đông Tứ Xuyên.

    4. Thiết Phật phái (còn gọi là Vân Đỉnh phái), thịnh hành tại vùng phía bắc Tứ Xuyên.

    5. Thanh Ngưu phái: lấy tên từ núi Thanh Ngưu,


    Chu Hồng Châu (tổng hợp)
    Last edited by Bin571; 09-04-2014 at 09:56 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 - Những quyền pháp nổi danh



    Mê Tông quyền- quyền pháp hào hoa lãng tử Yến Thanh

    Dân Việt - Mê Tông quyền (còn gọi là Yến Thanh quyền) mượn tên nhân vật Lãng tử Yến Thanh trong Thuỷ Hử truyện truyền lại. Căn cứ vào tên gọi đã cho thấy đây là một quyền pháp có lối đánh hào hoa, phong lưu đúng chất lãng tử.

    Đặc biệt Mê Tông quyền gắn chặt với tên tuổi của đại tôn sư Hoắc Nguyên Giáp- người sáng lập Tinh võ thể thao học hiệu huyền thoại tại Thượng Hải năm 1909.

    Quyền pháp hào hoa

    Thủa sơ khai mang tên Yến Thanh quyền, còn có những tên gọi khác là Nghê tông quyền, Mật tông quyền (Mật tông là một dòng tu kín trong đạo Phật), Mê lộ quyền (Con đường mê hoặc, huyền bí), Mê tông nghệ (Vết chân bí hiểm) mượn những giai thoại mê hoặc, hành tung bí ẩn của Lãng tử Yến Thanh trong Thuỷ Hử truyện để nêu danh quyền pháp.

    Trong dân gian đã có thuyết: “Đông có Yến Thanh (chỉ vùng Sơn Đông), Tây là Nghê tông (chỉ vùng Hà Nam)”. Nhà võ học nổi tiếng Hoắc Nguyên Giáp (1869-1910) người huyện Tĩnh Hải, tỉnh Hà Bắc tập luyện lại, bổ sung chiêu thức gọi là Mê tông quyền, còn Trương Diệu Đình ở Thương Châu, Hà Bắc truyền dạy môn này lại gọi theo cổ truyền là Yến Thanh quyền. Ngoài ra ở Thanh Châu, Sơn Đông lại gọi là Yến Thanh thần chuỳ, một dải Thiên Tân- Bắc Kinh lưu truyền môn này lại gọi là Yến Thanh thập bát phiên (18 lần lật người của Yến Thanh).


    Một thế tấn công trong Mê tông quyền.

    Đặc điểm của Mê tông quyền (Yến Thanh quyền) là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật (nhàn hạ thoải mái), trọng công phu, trọng khéo léo, cứng mềm đủ cả. Về thủ pháp chủ yếu sử dụng móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép… đặc biệt đề cao kỹ pháp cầm nã. Về đòn chân chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất tung đối phương, liên hoàn cước…

    Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (gọi là tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thân, tróc) làm chủ đạo. Mê tông quyền dựa trên ý niệm hào hoa của Lãng tử Yến Thanh nên rất chú trọng đòn chân, ngoài các phép cơ bản là dời, đè, đá, dựa còn có đá bao cát, đá cọc gỗ… khi luyện tập, sao cho cước pháp lanh lợi, biến hoá và hiểm độc nhưng không kém phần hoa mỹ.

    Sàn đấu “đả lôi đài” tại Thượng Hải những năm đầu thế kỷ XX.


    Trong các bài dùng khuỷu, Mê tông quyền còn có những chiêu sử dụng khuỷu tay tỳ đè, hoá giải quyền pháp đối phương và dùng khuỷu tay chẻ dọc từ đầu xuống, thúc chỏ từ dưới lên, tạt chỏ ngang vào các yếu huyệt của đối thủ. Đầu gối cũng là một vũ khí quan trọng để tấn công vùng thấp cũng như khắc chế cước pháp đối thủ, chú trọng mượn thế thuận sức, ra đòn lúc đối phương sơ hở.

    Trong quyền phổ ghi: “Kiến cương nhi hồi thủ, hồi thủ nhập thâu thủ, thâu thủ nhi thái thủ, thái thủ nhập lâu thủ” (Thấy cứng rụt tay về, về tay vào tay lén, tay lén mà ngắt tay, ngắt tay vào ôm tay). Tóm lại, đây là loại quyền pháp rất thực dụng trong giao chiến, nhất là cận chiến, thân pháp luôn sát sạt đối phương, không cho đối phương có khoảng cách để ra đòn. Mặc dù vậy, quyền cước vẫn hào hoa theo phong cách lãng tử, đúng như tên gọi Yến Thanh quyền.

    Về bài bản cổ truyền có Mật Tông mẫu quyền (mẹ Mật Tông), luyện đại-tiểu ngũ hổ quyền, Mật Tông trường quyền, Yến Thanh quyền, Yến Thanh giá, Yến Thanh thần chuỳ, Yến Thanh phiên tử, Yến Thanh chưởng, Tam bộ giá, Bát đả quyền, Tứ lộ bôn đả (chạy đánh bốn đường)…

    Về khí giới thì có Yến Thanh đao, Yến Thanh quải (quải-một thứ khí giới bằng gỗ cứng, tròn, dài khoảng 80cm-1m, gần cuối lắp một tay cầm ngang vuông góc, như dùi cui của cảnh sát chống bạo động hiện nay), Minh đường đao, Thanh Long kiếm, Nhị Lang côn.

    Về tán thủ (giao đấu) thì có các phép Yến Thanh tam đả, Yến Thanh thập đả, Yến Thanh thập tứ (14) thủ, Ngũ hoa miên quyền (quyền mềm như bông), Bán tỵ phong đoản đả (đánh gần, nép nửa người như tránh gió- ý nói nép theo bóng đối phương mà đánh, như cách nép người khác để tránh gió), Lý ngoại chiến (đánh trong ngoài), Nghênh diện đối (nghênh mặt đón đánh)…

    Ngoài ra còn các tuyệt kỹ bí truyền khác về khinh công, ngạnh công, Bảo kiện công (công phu dưỡng sinh, duy trì sự cường tráng của cơ thể)…
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 - Những quyền pháp nổi danh


    Đại sư Bát quái chưởng - Thần dũng tay không đả bại cả chục võ sĩ

    Dân Việt - Cả chục võ sĩ vây đánh, tay đều tê bại, lại có các danh sư về kiếm kích cùng thử tài, Đổng tay không cướp khí giới, chân đạp chân, người thách đấu toàn thân tê cứng...

    Đổng Hải Xuyên (1813-1882), quê gốc ở Hồng Động (tỉnh Sơn Tây), gia đình nối đời làm môn khách trong nhà họ Châu, phía nam thành Văn An, tỉnh Hà Bắc.

    Đổng Hải Xuyên có thân hình khôi vĩ, cánh tay dài, bàn tay lớn, thể lực hơn người. Ônh ham thích võ nghệ từ bé, không lo làm ăn, chỉ thích săn bắn, luyện tập võ nghệ cùng với các cao thủ khác trong nhà họ Châu cũng như lặn lội bái sư với nhiều đại cao thủ các môn phái trong vùng, sau đó ông là đại môn khách trong nhà họ Châu chuyên lo việc đảm bảo an ninh.

    Khi niên thiếu tiếng đồn võ dũng đã lừng danh, tuổi mười tám đã hầu như không có đối thủ trong khu vực.


    Đại sư Bát quái chưởng Đổng Hải Xuyên (RF Viet.com)

    Đời Thanh Hàm Phong (tức Thanh Thế Tôn 1851-1862) với máu giang hồ nghĩa hiệp, ông hành tẩu phương Nam, lê gót suốt một dải Giang Tô, An Huy, Tứ Xuyên… Có thời điểm tránh loạn lạc, ông ẩn vào núi, gặp đạo sĩ truyền dạy thuật khải thị (luyện về tầm hiểu biết siêu nhiên, nhìn trước được sự vật và dùng ngôn từ, động tác hàm súc để báo trước cho mọi người biết).

    Từ những thuật cao siêu của Đạo giáo đã lĩnh hội, khi xuống núi ông kết hợp với quyền thuật đã được tập luyện dần sáng tác ra Bát quái chưởng.


    Năm Đồng Trị thứ 4 (đời Thanh Mục Tôn Tải Thuần, làm vua từ 1862-1875) Đổng Hải Xuyên đến kinh sư, ban đầu sung vào làm hoạn quan trong cung nhà Thanh, khi làm việc thường lộ bản chất nghĩa khí, anh hùng mã thượng, không nhận hối lộ nên những người cùng làm sinh nghi, hay dèm pha, ông xin đổi sang phủ Thân vương Lục Túc (phủ Túc Vương) nhận chức thủ lĩnh vệ quân trông coi phủ, quan hàm Thất phẩm.

    Sau một năm, ông thu nhận học trò dạy võ Bát quái chưởng. Võ thuật của ông lấy “chạy chuyển vòng tròn” làm đặc điểm vận động và “lấy động chế tĩnh” làm đặc điểm đấu đá, khác hẳn với các loại quyền thuật vẫn lưu truyền từ xưa. Do vậy, một số quyền sư nổi tiếng Bắc Kinh nghe tiếng, đến thách đấu nhưng đều bị ông dùng Bát quái chưởng đánh bại.
    Theo bài minh khắc trên bia mộ của Đổng Hải Xuyên khi ông mất, thì “cả chục võ sĩ vây đánh, tay đều tê bại, lại có các danh sư về kiếm kích cùng thử tài, Đổng tay không cướp khí giới, chân đạp chân, người thách đấu toàn thân tê cứng”, và “Đổng thường đi chơi cõi ngoài, cho một số người cầm khí giới sắc bén xúm vào vây đánh, tiên sinh bốn mặt chống cự nhanh như gió cuốn. Quần hùng đứng xem hết lòng ngợi ca là thần dũng”…






    Danh tiếng của Đổng Hải Xuyên ngày càng vang xa, học trò của ông theo đó ngày càng đông. Các đại cao thủ tại Bắc Kinh bấy giờ như Doãn Phúc, Trình Đình Hoa, Sử Kế Đông… dù đã rất giỏi võ nghệ nhưng vẫn đến lạy xin làm môn đệ của Đổng.

    Tới năm Đồng Trị thứ 13 (1874), Đổng Hải Xuyên Cáo lão từ chức, đi chơi tới các nhà đệ tử hoặc ở nhà chuyên việc nhận học trò. “Đến chơi nhà ông thường có cả trăm người, người đến đàm luận võ nghệ từ thông hiển đến chí sĩ, đạt quan lui tới tư gia của ông có cả ngàn”.

    Đổng Hải Xuyên thu nạp học trò rất đông, nhưng lại tuỳ người mà dạy quyền, căn cứ vào năng khiếu võ thuật, sức lực từng người để có những giáo án riêng, nhưng mục đích cuối cùng làm sao cho họ có thể lĩnh hội được hết Bát quái chưởng. Khi truyền dạy cho đệ tử ông dùng phương pháp “dùng miệng nói, lý giải động tác xong tự mình thi triển, thể hiện động tác”.

    Đổng Hải Xuyên trong khi dạy học bắt đệ tử chạy vòng tròn, bước vòng vèo làm cơ bản cộng với tiêu chí “trăm luyện không bằng một chạy”, ngoài ra truyền dạy nguyên lý giao đấu là “lấy động chế tĩnh, tránh chính đánh bên, lấy chính đuổi bên”, cho các đệ tử giao đấu để họ nắm vững yếu quyết “thấy chiêu phản chiêu”, bồi dưỡng cho đệ tử bản lĩnh khi lâm trận. Các phương pháp này chẳng những giúp nhiều đệ tử của ông “danh trấn giang hồ”, mà còn không ngừng làm phong phú thêm kỹ thuật, củng cố vững chắc lý luận của Bát quái chưởng.

    Đổng Hải Xuyên mất vào năm Quang Tự thứ 8 (1882) để lại cho thế hệ sau một quyền pháp vang danh thiên hạ. Đời sau có rất nhiều giai thoại, sách truyện viết về ông, sùng bái võ công Bát quái chưởng do ông sáng lập, trong đó có tiểu thuyết “Ung Chính kiếm hiệp đồ” (tác giả Thường Kiệt Diểu) có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất với nhân vật chính tên Đồng Lâm (tên tự của Đổng Hải Xuyên) võ công cái thế, tung hoành ngang dọc, trượng nghĩa giang hồ, khiến cho cuộc đời Đổng Hải Xuyên và nguồn gốc Bát quái chưởng thêm màu sắc thần kỳ.
    Last edited by Bin571; 09-04-2014 at 09:55 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    69 tuổi, siêu quần Thái cực quyền họ Tôn "thổi" bay 5 đại cao thủ Nhật Bản

    Dân Việt - Khi nghe “một! hai”, Tôn Lộc Đường triển phép “du thân bát quái” và đến “ba!”, toàn thân ông đã quấy động, với chiêu “ngô công bẳng” (rết vọt) toàn thân ông bốc từ đất vọt thẳng lên khiến cho 5 võ sĩ Nhật đang đè chân, giữ tay, cưỡi cổ ông bị hất ngã lăn theo 5 hướng.

    Cuối đời Thanh, đầu thời kỳ Dân quốc (1911) nổi lên một đại danh sư Hình ý quyền họ Tôn tên Phúc Toàn (1861-1932), tên chữ là Lộc Đường, người huyện Hoãn, tỉnh Hà Bắc.

    Tôn Lộc Đường tính tình thông minh, ôn hoà, từ bé đã theo Lý Khôi Nguyên học chữ và Hình ý quyền. Sau lại được Lý Khôi Nguyên tiến dẫn, bái sư Quách Vân Thâm tập luyện Hình ý quyền tiến thêm một bậc.

    Tôn tập luyện võ nghệ rất khắc khổ. Khi theo học Quách Vân Thâm thì thầy Quách thường cưỡi ngựa phi nhanh còn Tôn túm ngang đuôi ngựa guồng chân chạy theo, ngày đi trăm dặm, do vậy luyện được tốc độ chạy đạt tới tầm “thần hành thái bảo” (tên hiệu của Đới Tôn, một đầu lĩnh Lương Sơn Bạc trong Thuỷ Hử truyện).


    Chưởng môn Thái cực quyền họ Tôn: Tôn Lộc Đường
    Cảm phục tính chịu khổ, kiên trì luyện tập của Tôn, Quách Vân Thâm lại giới thiệu Tôn đến Bắc Kinh gặp danh gia Bát quái chưởng là Trình Đình Hoa để học tập, chẳng bao lâu đã lĩnh hội được sự ảo diệu của môn này.

    Do được học tập võ công chân truyền của 3 nhà, trải qua mấy chục năm khổ luyện nên Tôn Lộc Đường trở thành một danh sư nội công thâm hậu tại Bắc Kinh. Người đương thời thấy thân hình ông nhỏ bé, trông xanh xao nhưng rất nhanh nhẹn nên gọi ông là “hoạt hầu” (con khỉ nhanh nhẹn).

    Khi võ nghệ đã ở bậc đại cao thủ, Tôn vẫn chuyên cần tập luyện. Bên ngoài nhà ông luôn treo một tấm màn cửa bằng vải, mỗi lần bước ra ngoài ông lại tung chân đá mấy cú mà lần nào mũi chân cũng chạm vào một điểm. Màn rách treo tấm khác, rách lại treo. Tấm màn vải dai như vậy, lại luôn phất lên mỗi khi đón nhận những cú đá mà rách liên tục cho thấy cước lực của Tôn thâm hậu đến mức nào. Mỗi khi đi tới đâu, Tôn luôn cầu người hiền, tìm thầy giỏi để học hỏi. Tôn Lộc Đường học Hình ý quyền, Bái quái chưởng, tại sao về sau trở thành vị tôn sư của Thái cực quyền? Việc này bắt đầu từ câu chuyện:

    Đầu thời Dân quốc, Tôn đã ngoài 50 tuổi, có một người ở huyện Vĩnh Niên (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) tên Hách Vị Chân – một truyền nhân của môn phái Thái cực quyền họ Võ- lên Bắc Kinh chữa bệnh. Qua các bạn võ thuật, Tôn làm quen với Hách, vô cùng kính trọng khi biết Hách là đại cao thủ Thái cực quyền họ Võ. Thấy Hách bệnh nặng, với kinh nghiệm y thuật sau bao nhiêu năm luyện võ, Tôn đã hết lòng lo toan, thuốc thang chữa trị cho Hách, một tháng sau Hách khoẻ trở lại.

    Khỏi bệnh, Hách rưng rưng nước mắt nói: “Hai chúng ta vốn chẳng thân thuộc, bèo nước gặp gỡ, tiên sinh đối xử thế này làm sao tôi báo đáp?”. Tôn thản nhiên nói: “Tiên sinh bất tất phải để tâm, tục ngữ nói “tứ hải giai huynh đệ”, huống hồ chúng ta là đồng đạo”. Hách nói: “Tôi thành tâm lĩnh nhận, tôi muốn đem quyền thuật học cả đời để truyền thụ cho ông, chẳng hay ý ông thế nào?”. Tôn nghe vị đại danh sư nói vậy, vô cùng mừng rỡ: “Thực tôi cầu còn chưa được nữa là, rất mong được tiên sinh chỉ giáo”.
    Từ đó người dạy mang hết tâm huyết dạy, người học khổ công dùi mài. Chẳng bao lâu Tôn đã lĩnh hội được đạo lý chân chính của Thái cực quyền họ Võ. Sau đó Tôn chuyên tâm dồn trí suốt mấy năm, đem Hình ý quyền, Bát quái chưởng và Thái cực quyền dung hội với nhau thông suốt những gì tinh tuý nhất của võ thuật 3 nhà để sáng tạo ra môn Thái cực quyền của riêng mình: Thái cực quyền họ Tôn.

    Đặc điểm của Thái cực quyền họ Tôn là: Tiến lùi theo nhau, thi triển tròn trơn, động tác nhanh nhẹn dựa trên bộ gốc (căn bộ) của Hình ý quyền lại kết hợp thân pháp của Bát quái chưởng, động tác gấp gáp liên miên không dứt, mỗi khi xoay mình lại kiêm cả đóng- mở, lấy kiểu “ôm khối cầu” làm chủ, nhanh chậm xen kẽ.

    Tôn Lộc Đường võ nghệ siêu quần nhưng tính cách vô cùng đàng hoàng, suốt đời tôn thờ võ đức, võ đạo. Ông trọng nghĩa, khinh lợi, vui làm điều thiện. Đầu những năm 1920, miền Băc Trung Quốc bị đại hạn liên tiếp mấy năm, “địa phú hào thương” được dịp tăng giá. Tôn đã mang của cải về quê cứu nạn, cho các nhà nghèo khổ vay ăn, năm sau ông lại về quê xoa hết nợ lãi cho dân, thậm chí tiền vốn cũng không thu về nữa. Tôn Lộc Đường không chỉ có võ công siêu quần mà khí tiết dân tộc cao quý. Năm 1923, có đại cao thủ Nhật Bản tên là Bản Viên sang Bắc Kinh tìm Tôn đòi tỷ thí. Bản Viên cho rằng, ông ta không tin Thái cực quyền Trung Quốc có thể lấy nhu khắc cương, lại rêu rao rằng: “Ta sẽ dùng ngạnh công bẻ gãy cánh tay phải của Tôn Lộc Đường xem ông ta dùng nhu khắc cương thế nào”. Dù là người rất điềm tĩnh, rất ít khi giao đấu, nhưng trước sự coi thường dân tộc, coi thường võ thuật Trung Hoa, Tôn đã nhận lời giao đấu.


    Trước một ông già đã 62 tuổi, người nhỏ thó, Bản Viên rất xem thường. Khi tỷ thí, Bản Viên như con hổ dữ chồm tới vồ lấy Tôn Lộc Đường. Tôn dùng phương pháp “thuận hoá, điểm huyệt” để đánh lại. Bản Viên tuy sức mạnh khó sánh, nhưng đối mặt với Tôn Lộc Đường mau lẹ, thủ pháp thâm hậu, tránh né vươn xoay liên tục nên Bản Viên không có cơ hội nào để thi triển võ thuật tấn công.

    Cuối cùng Bản Viên ngượng quá hoá cáu, gào thét ầm ỹ, dùng đầu húc thẳng vào người Tôn Lộc Đường, chỉ thấy vị võ sư già khẽ lắc người, Bản Viên lao vào khoảng không, chỉ nghe “rầm” một tiếng, giá sách đổ vật, nửa trên người ông ta ngập trong đống sách.

    Biết mình đã thua nhưng Bản Viên lại yêu cầu sẽ trả 2 vạn đồng Yên Nhật để Tôn Lộc Đường đi một bài Thái cực quyền. Tôn quay sang nói với người phiên dịch: “Ông ta có trả tới hai chục vạn, lão mỗ cũng không nhúc nhích. Hôm nay lão mỗ chỉ muốn cho ông ta biết không phải tuỳ tiện mà coi thường võ thuật và con người Trung Hoa”. Sau trận đấu này, uy danh họ Tôn oai chấn cả nước.

    Vào lần khác, mùa thu năm 1930, một câu chuyện chấn động võ thuật Trung Hoa đã xảy ra: 6 võ sĩ Nhật Bản xộc đến nhà Tôn Lộc Đường ở Hồng Khẩu (Thượng Hải) muốn cùng ông tỷ thí. Thượng Hải lúc này là nơi thách đấu của rất nhiều cao thủ đến từ Nga, Mỹ và nhiều nhất là Nhật Bản. Con trai ông ra tiếp khách và từ chối, nói rằng cha mình đi vắng. Mấy lượt các võ sĩ Nhật qua lại, dứt khoát đòi tỷ thí với ông. Cuối cùng, họ ra giá: Nếu họ đánh không nổi Tôn, họ sẽ về nước, còn họ thắng thì Tôn sẽ phải rời khỏi Hồng Khẩu.

    Đối mặt với những lời khiêu chiến ngạo mạn như vậy, Tôn Lộc Đường phẫn hận trong lòng, bởi khi đó rất nhiều người dân Trung Hoa căm uất sự xâm chiếm của đế quốc Nhật Bản. Ông quyết định nhận lời giao đấu nhưng là “một chấp sáu” làm cho 6 võ sĩ Nhật nóng mắt. Tôn nói: “Vì các ông mấy lần mời mọc nên tất nhiên tôi phải lĩnh giáo”. Nói xong ông mời họ ra sân tập võ sau nhà, nơi đó luôn bày sẵn 4 ghế dài bằng đá.

    Sáu võ sĩ Nhật dương dương đắc ý, nói: “Quyền của chúng tôi có thể đẩy được 500 kg, chân có thể đá động 400 kg”. Nói rồi một võ sĩ bước tới vung quyền, quả nhiên một chiếc ghế đá văng xa hơn 1 trượng, lại co chân đá một cái, chiếc ghế lại văng thêm tám thước.

    Một võ sĩ Nhật cười nham hiểm: “Tôn tiên sinh, ông xem có làm được không?”. Chỉ thấy Tôn lã cười ôn tồn: “Có thể chứ, giờ các ông hãy đấu sức với tôi. Tôi nằm ra đất, cho các ông 2 người túm chân, 2 người giữ tay, một người ghì đầu, còn một người hô khẩu lệnh. Nếu hô đến ba mà tôi vùng lên được thì tôi thắng, không dậy được thì các ông thắng”. Nói xong, vị võ sư già 69 tuổi nằm dài ra đất, hai chân hai tay dang rộng. Các võ sĩ Nhật lao vào ông như đàn sói vồ mồi, vận hết công lực đè ông xuống.

    Khi nghe đến “một! hai”, Tôn Lộc Đường bèn thi triển phép “du thân bát quái”, là loại “quyền không có quyền, ý không có ý, trong quyền có quyền, trong ý có ý” - một trong những tuyệt đỉnh công phu mà chỉ có đẳng cấp như ông mới luyện thành. Chỉ nghe đến “ba!”, toàn thân ông đã quấy động, với chiêu “ngô công bẳng” (rết vọt) toàn thân ông bốc từ đất vọt thẳng lên khiến cho 5 võ sĩ Nhật hung hăng đang xúm xít đè chân, giữ tay, cưỡi cổ ông bị hất ngã lăn ra đất theo 5 hướng.

    Lão võ sư già ha hả cười, lần lượt đỡ từng người trong bọn họ dậy. 6 võ sĩ tiu nghỉu mặt mày, nem nép cúi đầu rời đi. Không ngờ ngày hôm sau các võ sĩ Nhật mang lễ hậu gồm vải gấm, vàng nén kèm một bức thư mời nói Thiên Hoàng Nhật Bản mời Tôn sang Nhật làm Giáo sư dạy võ tại Giảng đạo quán võ sĩ đạo Nhật Bản. Ông kiên quyết không nhận, thể hiện rõ khí tiết dân tộc.

    Ngoài võ học, do bản chất thông minh, chịu khó nên văn học của ông cũng thuộc hàng uyên thâm. Tôn đã ghi chép lại tường tận tất cả những chiêu thức viết thành cuốn “Thái cực quyền họ Tôn” với nhiều chỗ độc đáo xuất bản năm 1915. Ngoài ra ông còn viết “Hình ý quyền học”, “Bát quái kiếm học”, Quyền ý thuật chân”… Năm 1932, ông qua đời để lại cho hậu thế lưư truyền Thái cực quyền Tôn gia lừng danh thiên hạ.
    Last edited by Bin571; 09-04-2014 at 09:54 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 - Những quyền pháp nổi danh

    Hoắc Nguyên Giáp - Huyền thoại Mê tông và những màn tỉ thí chấn động Thượng Hải

    Dân Việt - Lâm trận, chỉ thấy bóng ông mờ ảo, linh động nhưng quyền cước đón gió rít ào ào, kình lực phát ra mạnh mẽ. Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng...

    Hoắc Nguyên Giáp tên chữ là Tuấn Thanh, sinh ngày 19 tháng 1 năm 1869 ở thôn Tiểu Nam Hà, huyện Tĩnh Hải thuộc Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).

    Cha ông là Hoắc Ân Đệ kế thừa võ thuật phái “Mê tông nghệ” gia truyền của tổ tiên, giỏi nghề đánh đấm. Dù nghề nông là kế sinh nhai chính của gia đình, nhưng Hoắc Ân Đệ với bản lĩnh võ thuật của mình vẫn thi thoảng nhận bảo tiêu (bảo vệ, coi sóc) những chuyến hàng buôn của khách từ Hà Bắc đến Mãn Châu Lý và ngược lại, do vậy ông là tiêu sư rất có danh tiếng suốt dải Hà Bắc- Mãn Châu.

    Danh sư huyền thoại Hoắc Nguyên Giáp

    Khi Nguyên Giáp còn ở tuổi thiếu niên, bản tính hiền lành, thân thể gầy yếu, bình thường luôn bị bọn trẻ trong xóm coi thường. Cha ông thì cho rằng ông tính tình nhu nhược, không phải tính cách để luyện võ. Do lo ngại ông có thể chất kém (Hoắc Nguyên Giáp bị bệnh hen suyễn mãn tính và sốt vàng da) nên phụ thân Hoắc Nguyên Giáp thường hạn chế ông tập luyện võ thuật. Mặc dù vậy, bản tính đam mê võ thuật, Hoắc vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể tạng bệnh tật đau yếu.

    Mỗi khi cha và anh luyện quyền, ông vẫn lén lút trèo tường, ẩn nấp quan sát tỷ mỉ và ghi nhớ hình, thần, yếu lĩnh của từng chiêu từng thức. Sau đó lại lén ra vườn táo sau nhà luyện tập lại, kiên trì và khắc khổ trui rèn. Cứ âm thầm khổ luyện như vậy suốt 12 năm, ông đã đạt trình độ võ công kinh người dù thân thể vẫn “mình hạc, xương mai”, kín đến nỗi cha ông và gia đình không hề biết.

    Bước ngoặt trong cuộc đời cũng như sự nghiệp võ thuật của Hoắc Nguyên Giáp xảy ra vào mùa thu năm 1890, khi có một danh sư họ Đỗ đến nhà họ Hoắc xin thỉnh giáo Mê tông quyền.

    Hoắc Ân Đệ lúc đầu sai người anh Nguyên Giáp là Nguyên Khanh đấu với khách, nhưng chỉ sau một hiệp đã bị đả thương rớt đài. Nguyên Giáp đứng bên cạnh nói: “Cha, để con đấu thử xem sao?”, khi cha ông còn đang nghi hoặc nhìn ông thì Nguyên Giáp đã tung mình vào sàn đấu rồi cùng người kia giao thủ.

    Thấy trước mặt mình là một thanh niên mảnh khảnh, người khách thầm cười, ý coi thường. Lâm trận, chỉ thấy bóng ông mờ ảo, linh động nhưng quyền cước đón gió rít ào ào, kình lực phát ra mạnh mẽ, kỹ pháp công - phòng chặt chẽ đa biến. Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, lộn một vòng. Vị khách chưa kịp định thần đã thấy người ông lộn xuống, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng, ngưòi kia lồm cồm bò dậy, ôm ngực chấp nhận xin thua.

    Tới lúc đó, Nguyên Giáp mới kể lại chuyện 12 năm tự khổ công rèn luyện Mê tông quyền ngoài vườn táo khiến cha và anh ông vô cùng cảm động.

    Từ đó trở đi, Hoắc Ân Đệ ra sức chỉ điểm cho Nguyên Giáp, đem toàn bộ yếu quyết “Mê tông nghệ” gia truyền chỉ cho con. Dù vậy, nhưng Nguyên Giáp còn nghiên cứu thêm thuật thổ nạp khí công, học hỏi những chỗ mạnh của các danh sư võ thuật khắp nơi.

    Về sau này, công phu của ông đạt đến “đánh khẽ vào thì thân thể nhũn như bông”, nếu đánh mạnh thì “thân thể rắn như sắt”. Danh tiếng của Nguyên Giáp ngày càng vang xa khi ông đả bại toàn bộ các võ sư khắp nơi đến tỉ thí khi còn rất trẻ.

    Cũng như cha mình, Nguyên Giáp cũng bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng, ông trở thành một Tổng tiêu đầu uy tín. Hoắc Nguyên Giáp bắt đầu có một nguồn thu nhập khá, đủ để ông chuyển đến sống ở thành phố Thiên Tân năm 1896.

    Thành phố Thiên Tân thời đó đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới. Nhân dân chịu đủ mọi sự lăng nhục của người phương Tây, người Nhật Bản. Một lần, Nguyên Giáp nghe nói có một người Nga là Solineron tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”, đã giương bốn chữ "Đông Á bệnh phu" (Người bệnh Đông Á) mang đầy ý nghĩa chế nhạo lẫn khiêu khích, mạt sát các võ sĩ cũng như người Hoa khiến họ cảm thấy rất bực tức.

    Nguyên Giáp đi thẳng tới rạp diễn, xin được giao đấu, nhưng khi biết ông là một Tổng tiêu đầu, võ công thâm hậu “một địch trăm người”, anh chàng lực sĩ đã lấy lý do “mới đến Trung Quốc nên chưa hiểu luật đấu”, rồi ngay đêm đó vị “đại lực sĩ” chuồn mất. Chuyện này đưa ông nổi danh khắp Thiên Tân, khiến cả người dân Trung Quốc tự hào, báo chí tung hô là “Xuất diện, Tây dương tẩu” (Mới ra mặt, người Tây đã bỏ chạy)..

    Vào năm 1909, có võ sĩ người Anh tên Aopian tới Thượng Hải, kiêu căng đăng tin trên báo muốn thách đấu võ với người Hoa, dân chúng Thượng Hải vô cùng phẫn nộ, nằng nặc mời Nguyên Giáp tới Thượng Hải để đấu võ, nêu cao tinh thần dân tộc, bởi khi đó Thượng Hải cũng là tô giới của các nước đế quốc.

    Nhận lời tới Thượng Hải, Nguyên Giáp cùng Aopian bàn phương thức giao đấu. Nghe đến tên ông, Aopian đã ngấm ngầm muốn bỏ cuộc, nên cuộc đàm phán đã kéo dài cả tháng sau hàng chục lần thay đổi phương thức giao đấu. Cuối cùng, địa điểm cuộc đấu võ được chọn là “Vị thuần viên” (Vườn rau rút) của nhà họ Trương, nằm trên đường “Chùa Tĩnh An” của Thượng Hải.

    Nhưng đến ngày thi đấu thì Aopian đã bí mật rời Thượng Hải. Hàng vạn người đến xem “đả lôi đài” vô cùng căm hận, nhưng sau đó, họ hả hê, mãn nhãn khi chứng kiến thầy trò Hoắc Nguyên Giáp sau khi xin ý kiến người chủ trì đã biến cuộc đấu đả lôi thành một buổi biểu diễn võ thuật xuất sắc. Từ đó uy danh của ông chấn động cả Phố Giang (tức sông Hoàng Phố) tại Thượng Hải.


    Từ đầu thế kỷ XIX, ở đường Bồng Lai (Thượng Hải) có trụ sở “Võ đạo quán” của Nhật Bản, đó là trường tập luyện võ thuật Nhật Bản tại Trung Quốc. Người chủ trì “Võ đạo quán” nghe danh Hoắc Nguyên Giáp liền sai người tới mời ông đến quán để “trao đổi kỹ thuật”, thực chất là thách đấu. Thầy trò Nguyên Giáp bằng võ công cao siêu đã nhiều lần đánh thắng các võ sĩ Nhật. Do có võ thuật cao thâm, nên Hoắc Nguyên Giáp được giới võ thuật và các nhân sĩ ở Thượng Hải vô cùng kính phục, cố giữ ông lại để mong ông truyền thụ võ nghệ.

    Năm 1909, các nhân sĩ trong giới võ thuật ở Hoàng Gia Đồn thuê một ngôi nhà kiểu cũ, có sảnh rộng, với hai dãy đầu hồi để Nguyên Giáp mở trường, đặt tên là “Tinh Võ thể thao học hiệu” (trường thể thao Tinh Võ). Thập niên 50 của thế kỷ XX, các đệ tử của ông đã mở mang, phổ biến Tinh Võ thể thao học hiệu sang Việt Nam, mở sân Tinh Võ tại Quận 5 ở Sài Gòn, thu hút nhiều thế hệ môn sinh tập luyện, không ít người từ đó đã trở thành cao thủ trong làng võ Việt Nam sau này.

    Trong những năm cuối đời, ngoài bệnh hen suyễn mãn tính, Hoắc Nguyên Giáp còn mắc bệnh lao- một chứng bệnh nan y thời bấy giờ. Các thầy thuốc Trung y đã kê cho ông nhiều toa thuốc khác nhau, nhưng sức khỏe của Hoắc ngày một xấu đi. Tới đầu năm 1910, ông phải vào Bệnh viện Chữ thập đỏ Thượng Hải để chữa trị và sau đó ông đã mất tại đây.

    Việc Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1910 khi vừa 42 tuổi đã nảy sinh nhiều giai thoại cho rằng ông bị hạ độc do sự ganh ghét của các võ sư nước ngoài.

    Một giai thoại phổ biến nhất căn cứ vào sự kiện trước khi chết, Hoắc Nguyên Giáp từng thi đấu với các võ sĩ Nhật Bản và có đả thương vài người trong số họ, sau đó họ lén lút đầu độc ông thông qua thuốc chữa bệnh. Khi ông mất, giới võ thuật Trung Hoa vô cùng thương tiếc, ca tụng ông bằng bức trướng “Thành nhân thủ nghĩa” (Hoàn thành được nhân từ, giữ trọn được nghĩa khí), xem ông như một danh sĩ có tinh thần dân tộc cao cả.

    Năm 1989, khi thi hài Hoắc Nguyên Giáp được cải táng. Có thông tin cho rằng đã phát hiện các dấu tích của việc nhiễm độc thạch tín trên hài cốt. Tuy nhiên, điều này cũng không thể khẳng định được cái chết của ông là do ám sát bằng cách đầu độc, bởi trong Trung y, chất thạch tín với liều lượng hợp lý cũng được xem như một thành phần trong các bài thuốc mà rất có thể Hoắc đã sử dụng trong một thời gian rất dài để điều trị các chứng bệnh của mình.

    Việc đồn đoán ông bị đầu độc cũng là cơ sở để các đạo diễn của Trung Hoa đại lục, Hong Kong sau này dựng thành những bộ phim như Tinh Võ Môn, Tân Tinh Võ Môn… với những tình tiết ly kỳ, huyền thoại về con người, cuộc sống cũng như võ nghiệp của Hoắc Nguyên Giáp, những bộ phim gắn liền tên tuổi các ngôi sao võ thuật như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt… hay bộ phim Hoắc Nguyên Giáp - mang tên ông mới đây, do Lý Liên Kiệt thủ vai đã rất thành công.

    Last edited by Bin571; 09-04-2014 at 09:46 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #8

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 - Những quyền pháp nổi danh

    Bát quái chưởng - Quyền thuật như nước chảy, mây trôi

    Dân Việt - Bát quái chưởng là một trong những loại quyền thuật lấy các chiêu thuật công, phòng và phương pháp dẫn đạo dung hợp với cách bước chuyển theo đường tròn. Những người tập chủ yếu lấy bước vòng tròn xoay chưởng giống đường nối liền tám phương vị trong bát quái.


    Lấy biến ứng biến

    Vốn có tên cũ là “chưởng xoay” (chuyển chưởng) về sau gọi là Bát quái chưởng (hoặc Bát quái chuyển chưởng, Du thân Bát quái chưởng, Âm dương Bát quái chưởng hay Bát quái liên hoàn chưởng…).

    Trên thực tế, phép Bát quái chưởng chú trọng ngang dọc cắt nhau, tuỳ bước, tuỳ biến. Lối đánh dựa trên sự gặp thời cơ thì ứng biến, lấy biến ứng với biến, hợp với “Cứng mềm mài nhau, bát quái vẫy động” trong Chu Dịch, tức là luôn vận động không ngơi, biến hoá không ngừng mới là đạo lý, và cũng chính vì vậy nên mới gọi là Bát quái chưởng.


    Về nguồn gốc Bát quái chưởng, do lịch sử lâu đời của nền võ học Trung Hoa nên truyền thuyết cũng khác nhau mà không được ghi chép trên bất cứ một văn tự nào. Có thuyết cho là do đạo nhân Bích Vân, Thanh Vân ở dải núi Nga Mi tại Tứ Xuyên truyền lại.

    Lại có thuyết cho là tiền thân của Bát quái chưởng là “Âm dương Bát quái chưởng” từng lưu truyền một dải Giang Nam. Có nhà nghiên cứu lại suy đoán từ “Lam Di ngoại sử- Tĩnh Biên ký, có ghi: “Gia Khánh Đinh Tỵ (năm 1797 đời vua Thanh Nhân Tôn tức Ái Tân Giác La, làm vua từ 1796-1821) có người tên Vương Tương ở huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông dạy quyền pháp mà quyền đó là tiền thân của Bát quái chưởng.


    Một số đòn đánh của Bát quái chưởng nguồn china- culture. com)
    Tuy nhiên, theo khảo chứng là vào nửa cuối đời Thanh, Đổng Hải Xuyên ở thành Văn An, tỉnh Hà Bắc là người sáng tác ra Bát quái chưởng. Hệ thống quyền này cực giống thuật đạo dẫn chạy quanh vòng tròn “chuyển Thiên tôn” của Đạo giáo với phương pháp công, phòng trong võ thuật dung hợp thành hình thức vận động cơ bản, chọn dùng “Dịch lý” để luận thuật về quy luật vận động của quyền thuật, hình thành nên lý luận cơ bản của Bát quái chưởng là: “Lấy động làm gốc, lấy biến làm phép (đánh)”.

    Khoảng năm 1866, Đổng Hải Xuyên lúc đó là môn khách phủ Túc Vương ở Bắc Kinh truyền dạy Bát quái chưởng thì môn này nhanh chóng phát triển khắp Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc rồi dần truyền bá đi khắp nơi.




    Đặc điểm vận động của Bát quái chưởng là thân nhanh, bước linh, tuỳ bước tuỳ biến, khi giao đấu với đối thủ thì thân hình nhô, hụp, vặn, xoay mau lẹ, đa biến. Quyền phổ ghi: “ Hình như rồng lượn, hình như vượn giữ, ngồi như hổ ngồi, liệng như ưng liệng”. Đường di chuyển của dấu chân ước xoay chia ra chạy theo hình cá âm dương, chạy theo hình vẽ Bát quái (có 2 kiểu hình vẽ Bát quái là Tiên thiên Bát quái của Phục Hy và Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương).

    Thân hình yêu cầu thẳng cổ, đứng hông hạ mông, lỏng vai xuôi khuỷu, giữ nguyên bụng, thoải mái ngực, co háng, nâng bụng dưới. Yêu cầu bộ pháp lên xuống vững vàng, khép mở rõ ràng, thực hư rành rọt. Khi bước tròn, chân trong tiến thẳng chân ngoài khép vào trong, hai đầu gối ôm nhau không được mở hạ bộ. Thân pháp coi trọng vặn, xoay, chuyển, lật tròn vòng không ngắc ngứ, di chuyển và triển khai quyền pháp phải như nước chảy, mây trôi.



    Một số phân thức trong tập luyện Bát quái chưởng (nguồn Paku chang journal. com)

    Về hình tay thì có long trảo chưởng (chưởng móng rồng), ngưu thiệt chưởng (chưởng lưỡi trâu)… Thủ pháp chủ yếu bao gồm: Đẩy, nâng, kéo, dẫn, dời, ngăn, cắt, khép, bắt, tóm, móc, đánh, gói, đóng, né… tổng cộng mười sáu phép. Mỗi chưởng phát ra phải lấy hông làm trục xoay, toàn thân là một thể, nội ngoại hợp nhau.

    Ngoài chú trọng: Tay, mắt, chân, bộ pháp, trong tu dưỡng: Tâm, thần, ý, khí, lực. Luyện tập Bát quái chưởng chia ra 3 bước công phu: Định giá tử (giàn giá của quyền chưởng), Hoạt giá tử (sử dụng linh hoạt giàn giá) và Biến (hoá) giá tử. Định giá tử là công phu cơ bản, yêu cầu một chiêu, một thức phải đều đặn, quy củ, cốt sao tư thế chính xác, bước đi vững vàng, chậm rãi, làm cho được “9 yêu cầu nhập môn”, bao gồm:

    1. Tạ (xệ, hông).
    2. Khấu (khép; hóp ngực lại).
    3. Đế (nâng lên; nâng huyệt Vĩ lư, nâng trong Cốc đạo: Vĩ lư là huyệt nằm dưới thắt lưng, trên xương cùng, nơi tập trung nội lực; Cốc đạo là đường tiêu hoá kể từ hậu môn trở lên).
    4. Đỉnh (đẩy lên; đẩy đầu lên chỏm, đẩy lưỡi lên vòm họng, đẩy tay ra trước)
    5. Khoả (quấn tròn; quấn tay).
    6. Tùng (thả lỏng; lỏng vai, trầm khí xuống).
    7. Thuỳ (xuôi; xuôi khuỷu tay).
    8. Xúc (co; co cơ khớp háng, co trong bả vai).
    9. Khởi toản lạc phan (lên dùi xuống lật); nghiêm cấm ưỡn ngực phưỡn bụng, nổi giận, thô lỗ vụng về.



    Một số phân thức trong tập luyện Bát quái chưởng (nguồn Paku chang journal. com)
    Còn lại, Hoạt giá tử chủ yếu luyện tập động tác phối hợp hợp điệu khiến các yếu lĩnh cơ bản trong khi chuyển chạy biến hoá phải vận dụng thành thạo. Biến giá tử yêu cầu nội ngoại phải thống nhất, ý dẫn thân theo, biến đổi tự nhiên, làm sao để nhẹ như lông ngỗng, biến như điện chớp, vững như bàn thạch.
    Nội dung cơ bản của Bát quái chưởng là Bát mẫu chưởng (Tám chưởng mẹ) hay còn gọi là Lão bát chưởng (Tám chưởng già) nhưng các nơi lưu truyền không giống nhau.
    Cụ thể là lấy tám hình làm đại biểu là sư (sư tử), lộc (hươu), xà (rắn), dao (diều hâu), long (rồng), phượng, hầu (khỉ), hùng (gấu), ngoài ra cũng dùng Song chàng chưởng (Chưởng đâm cả hai tay), Du long chưởng (Chưởng lắc thân), Xuyên chưởng (Chưởng xuyên), Khiêu chưởng (Chưởng khều)… là nội dung cơ bản của tám chưởng.

    Tuy vậy mỗi chưởng pháp trên lại diễn hoá ra rất nhiều chưởng pháp, theo kiểu một chưởng lại sinh ra tám chưởng, thành tám lần tám sáu mươi tư chưởng.


    Bát quái chưởng có đơn luyện, đối luyện và tán đả lôi đài (giao đấu). Căn cứ trên quyền phổ thì hệ quyền của Bát quái chưởng thường có 18 đường La Hán thủ, 72 ám cước (đòn đá ngầm), 72 tiệt thoái (chặt chân). Hệ khí giới của Bát quái chưởng có Tý Ngọ uyên ương việt (Búa uyên ương Tý Ngọ), Kê trảo âm dương nhuệ (Vuốt chân gà âm dương), Phong hoả luân (Bánh xe gió lửa), Phán quan bút… là các loại binh khí đôi dạng ngắn, nhỏ. Ngoài ra còn có gậy Thất tinh trong có đổ thuỷ ngân (để cho nặng và biến hoá linh hoạt) và các khí giới lớn, nặng như Bát quái đao, Bát quái thương và Bát quái kiếm.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Võ Đang tuyệt kỹ bí truyền: Lạnh người điểm huyệt… hẹn giờ để hạ thủ

    Dân Việt - Do là bí truyền nên rất ít người có thể luyện thành công và những tài liệu nghiên cứu sau này cũng chưa hẳn là đã hoàn chỉnh. Nhưng nhắc đến nó, các cao thủ không khỏi rùng mình bởi phép điểm huyệt gây tử thương theo phương pháp… hẹn giờ.

    Võ Đang có rất nhiều những tuyệt kỹ bí truyền, trong đó có tuyệt kỹ đã vang danh như Đả huyệt thương địch công. Do là bí truyền nên rất ít người có thể luyện thành công và những tài liệu nghiên cứu sau này cũng chưa hẳn là đã hoàn chỉnh. Nhưng nhắc đến nó, các cao thủ không khỏi rùng mình bởi phép điểm huyệt gây tử thương theo phương pháp… hẹn giờ.

    Dựa trên cách vận hành của khí công


    Phép điểm huyệt dựa trên nghiên cứu về hoạt động của khí huyết vận động trong các kinh mạch, lưu chuyển thông qua các huyệt đạo. Điểm huyệt là dùng nội công công kích vào những yếu huyệt, tử huyệt của đối phương để dành chiến thắng. Tuy nhiên đó cũng là tuyệt kỹ mang tính bí truyền của từng môn phái.


    Như Kim Ân Trung chép trong “Thiếu Lâm thất thập nhị (72) nghệ luyện pháp” thì: “Chỉ có phép điểm huyệt thì lý đó cự kỳ tinh (vi), cách luyện đó cực khó, người giỏi nghệ đó lại quý báu giứ kín với nhau không chịu truyền ra ngoài, cho đến ngày nay người sử dụng được cũng hiếm, chẳng khác gì vẩy lân lông phượng, không đễ tìm được nhiều người”.

    Nói như vậy đủ để thấy, không chỉ Thiếu Lâm, mà các tuyệt kỹ của Võ Đang hay các môn phái khác đều được truyền hết sức bí mật, tiết lộ ra ngoài rất mơ hồ, ít ỏi… thậm chí nhiều tuyệt kỹ đã thất truyền.


    Trong sách “Thập tứ (14) kinh phát huy” của Hoạt Bá Nhân đời Nguyên chép lại đặc biệt nhấn mạnh trong Bát (8) mạch (bao gồm mạch Nhâm, mạch Đốc, mạch Xung, mạch Đới, mạch Dương Kiểu, mạch Âm kiểu, mạch Âm Duy, mạch Dương Duy) thì 2 mạch Nhâm, Đốc cộng với 12 kinh thành ra Thập tứ kinh. Trên dưới toàn thân phân bố bộ vị theo 14 kinh lạc trên.

    Căn cứ theo sách “Nội kinh” thì cơ thể con người có 365 huyệt vị. Thuật điểm huyệt lại lựa chọn từ số huyệt vị trên ra 36 huyệt “trí mệnh”, lấy đó làm mục tiêu công kích tiêu diệt đối phương (còn gọi là tử huyệt). Phàm đã bị công kích vào đây phải được các cao thủ về y thuật, võ thuật cứu chữa kịp thời, nếu không thì khó qua khỏi.



    Một số huyệt đạo chính trên cơ thể con người

    Tại sao dùng thuật điểm huyệt đánh vào huyệt vị nào đó trên cơ thể người ta lại có thể dẫn đến chết người hay bị tàn phế? Đó là vì kinh lạc là con đường lưu thông vận hành khí huyết khiến các chấtdinh dưỡng thông qua con đường đó chuyển đến khắp cơ thể để duy trì công năng sinh lý một cách bình thường. Trên các kinh lạc đó có một số “đầu nút” mà khí huyết kinh lạc của phủ tạng hội hợp ở các “đầu nút” đó, và đây chính là “huyệt vị”.

    Trong giao chiến võ thuật, dùng sức lực cơ thể hoặc nội khí bên trong cơ thể thông qua ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, mũi bàn chân… của người điểm huyệt, thật mau lẹ và mãnh liệt đánh trúng vào huyệt vị đối phương, cảm giác kích thích do đó tiến vào kinh lạc gây ra trạng thái lôi truyền dẫn, làm ngăn trở hay rối loạn đến sự vận hành chu chuyển khí huyết trong kinh lạc đối phương. Khí vận hành bị ngáng trở, bế tắc, khí trệ nên huyết trệ, cục bộ khí huyết trong tuần hoàn bị đứt dẫn đến tay, chân, cơ thể bị tê dại,đầu váng, mắt hoa, hôn mê sâu và… qua đời.

    Điểm huyệt… hẹn giờ

    Đó là phần phân tích sơ qua của tuyệt kỹ Đả huyệt thương địch công- một trong những tuyệt kỹ của phái Võ Đang mà rất ít tài liệu ghi lại được. Kiểu điểm huyệt theo giờ căn cứ vào thuyết kinh lạc “Tý Ngọ lưu chú”: Gân cốt trên toàn thân con người đều có vị trí nhất định, kinh lạc thuộc vào đó nên sự lưu hành của khí huyết càng phải theo đúng đường vào đúng giờ nhất định, tức là lúc nào khí huyết đi đến kinh lạc nào đều có trật tự nhất định.

    Sự tuần hoàn huyết dịch và sự vận động nội khí trong cơ thể phát nguốn từ tâm tạng (tim) bắt đầu từ giờ Tý (khoảng 0 giờ), rồi sau đó chu chuyển, lưu dẫn đến 12 kinh (2 mạch Nhâm, Đốc không chia theo thời gian) đầu đuôi liên tiếp nhau tuần hoàn không dứt.


    Vòng vận khí Tiểu Chu thiên trong khí công

    Theo lý luận y thuật từ xa xưa, chức năng trong cơ thể người ta chia làm năm tạng (Ngũ tạng) và sáu phủ (Lục phủ). Ngũ tạng gồm tim, gan, lá lách, phổi, thận. Lục phủ gồm dạ dạy, mật, bàng quan, ruột già, ruột non, và tam tiêu (khoảng trống từ dưới lưỡi xuống khoang ngực, khoang bụng như cuống họng, thực quản…). Khí huyết theo các kinh cứ thế chảy tròn, điều tiết qua Lục phủ, Ngũ tạng và nuôi khắp cơ thể. Mà huyệt vị trong một ngày tuỳ theo sự tuần hoàn đó mà đóng mở.

    Căn cứ vào thuyết khí công này, các đại sư Võ Đang phái đã sáng tạo ra Đả huyệt thương địch công. Dựa trên sự vận động của khí huyết cơ thể như trên, cộng với nội công thượng thừa của các cao thủ, người luyện môn này có thể điểm huyệt theo giờ để đả thương đối thủ nặng hay nhẹ, hoặc thậm chí hạ thủ và ngược lại, có thế vận dụng cách hoạt huyết hành khí, bấm huyệt hoá giải sự ứ đọng và ngừng đau.


    Ví dụ vào giờ Thìn (khoảng 7-9 giờ sáng) thì khí huyết con người ta chạy theo kinh Túc Dương Minh Vị, các huyệt trên kinh Vị như huyệt Nhũ trung, Nhân nghinh… theo đúng quy luật mà mở ra, gọi là “huyệt thực”- chỉ khí huyết vừa đi tới đó), và 11 huyệt dạo trên 11 đượng kinh còn lại đang bị đóng.

    Do vậy, khi điểm huyệt vào hai huyệt trên, khí huyết bị đình đốn ngưng trệ, toàn thân bị tê dại không dựng dậy được, đây chính là nguyên lý “điểm huyệt theo giờ” trong phép điểm huyệt vậy.

    Điều này trong “Ca quyết điểm huyệt” cũng nhắc đến:

    “Huyết trong cơ thể có một đầu

    Ngày đêm trôi chảy có dừng đâu

    Gặp giờ gặp huyệt mà thương tổn

    Nếu chẳng chữa trị mạng đi đời”

    Nói chung, sau khi bị điểm huyệt trúng, khí huyết ngưng trệ gây đau đớn, khó chịu. Muốn chữa trị phải tìm được thầy y hoặc cao thủ võ thuật am hiểu huyệt đạo để hoá giải, nếu kinh lạc bế tắc thời gian dài thì phải trị liệu, do khí huyết bị ngưng trệ lâu nên không đến được các bộ vị cần đến trong cơ thể gây tổn thương cho các bộ vị này. Vì vậy sau khi triển khai các thủ pháp khai huyệt xong phải uống một số laọi thuốc men khiến khí huyết điều hoà trở lại mới mong bình phục dần dần.

    Các tài liệu cũng rất ít nhắc đến cách luyện công phu này của các đạo sĩ Võ Đang, chỉ thấy nói họ dậy rất sớm, luyện tập khí công, hấp thu tinh khí trời đất rồi xoay mặt vào vách đá phát kình lực luyện điểm huyệt tới mức những vị trí khắc huyệt đạo cơ thể con người trên vách đá lõm sâu.

    Tập luyện lên cao hơn nữa, họ phải dùng kìm rút móng tay, luyện cho chai cứng mười đầu ngón tay rồi vận khí điểm huyệt liên tục vào các huyệt đạo được đục lỗ tròn trên người mộc nhân đang quay, sao cho tốc độ các ngón tay vừa đủ lực phát kình, vừa trúng lỗ huyệt mà không bị mộc nhân đang quay bẻ gãy ngón.

    Chu Hồng Châu (tổng hợp)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Phần 2 - Những quyền pháp nổi danhThái cực quyền:

    Thái cực quyền: Lắng nghe... da dẻ, đoán chiêu đối thủ

    Dân Việt - Thái cực quyền cơ bản dùng 13 thế chuẩn làm phương pháp tập luyện. Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.


    Thái cực quyền là một trong những môn quyền thuật được phổ biến rộng rãi nhất. Tới nay có khoảng hơn 100 triệu người trên toàn thế giới tham gia tập luyện môn này. Vận động Thái cực quyền có tác dụng làm khoẻ mạnh cơ thể và điều trị tật bệnh nên môn võ này ngày càng phát triển.

    Võ phái đa dạng
    Thời kỳ đầu Thái cực quyền có tên gọi là “Trường quyền”, “miên quyền”, “quyền 13 thế”. Đời Càn Long nhà Thanh (Cao Tôn Hoằng Lịch làm vua từ 1736-1796) có nhà võ thuật lừng danh đất Sơn Tây là Vương Tông Nhạc dùng “Chu tử toàn thư” mở rộng “Dịch kinh” về triết lý Thái cực âm dương, mở rộng “quyền lý” rồi viết thành sách “Thái cực quyền luận” rồi tên gọi “Thái cực quyền” từ đó mới được xác nhận.


    “Lấy nhu thắng cương”- nguyên tắc cốt yếu của Thái cực quyền.

    Về nguồn gốc bắt đầu Thái cực quyền có 5 lập luận khác nhau:

    1. Do Hứa Tuyên Bình và Lý Đạo Tử truyền lại.
    2. Cuối đời Minh, đầu đời Thanh do quyền sư Trương Tam Phong sáng tác ra.
    3. Do Trần Bốc (thế kỷ thứ 14 ở Trần Gia câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam sáng tác.
    4. Do Vương Tông Nhạc ở đời Thanh Càn Long sáng tác
    5. Do Trần Vương Đình, ở Trần Gia câu (cuối đời Minh, đầu đời Thanh) ở huyện Ôn, tỉnh Hà Nam sáng tác ra.

    Kỳ thực, sự hình thành Thái cực quyền có nguồn gốc bối cảnh văn hoá rất sâu xa: Được hấp thụ, tổng hợp bởi quyền thuật từ đời Minh, hai là thu nạp phép Đạo dẫn (một cách tu luyện của Đạo gia, biến “tinh” thành “tuỷ” để được khoẻ mạnh trường sinh), kết hợp phép thổ nạp và thuyết “kinh lạc” của Trung y. Đặc biệt từ đời Tống, thuyết Âm dương Ngũ hành là một trong ba trào lưu triết học cơ sở của Thái cực quyền.


    Trải qua thời gian, Thái cực quyền diễn biến thêm nhiều lưu phái khác nhau: Kiểu họ Trần, họ Dương, họ Vũ, họ Ngô, họ Tôn… Sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa (1949), đã cho viết lại Thái cực quyền giản hoá gồm 48 thức, tu sửa hiệu đính thế quyền Dương thức (Thái cực quyền họ Dương), gồm 88 chiêu thức Thái cực quyền, với yêu cầu:

    1. Tĩnh tâm dụng ý, lấy ý thức dẫn đạo động tác, phối hợp chặt chẽ động tác hít và thở, ổn định nhịp thở sâu đều tự nhiên.

    2. Ngay ngắn ung dung, mềm mại chậm rãi. Thân thể thả lỏng tự nhiên, không nghiêng không dựa, động tác liên miên không dứt.

    3. Động tác đường cong tròn trơn, không ngắc ngứ, lấy hông làm trục, trên dưới theo nhau, toàn thân kết hợp thành một chỉnh thể.

    4. Liền lạc hợp điệu, hư thực rõ ràng. Kết hợp các động tác phải liên kết, thuận hoà, chỗ nào cũng phải chia rõ ràng hư thực, giữ ổn định trọng tâm.

    5. Nhẹ nhàng, linh hoạt, trầm tĩnh, cương nhu tương trợ. Động tác không được hời hợt, phát kình hoàn chỉnh, mạnh mẽ.

    Thái cực quyền cơ bản dùng 13 thế chuẩn: Na (dời), tệ (ép), án (đè), thái (ngắt), liệt (dạng ra), trửu (khuỷu), tiến- lùi, cố (quay), phán (xem), kháo (dựa), định (xét)… làm phương pháp tập luyện. Xuất quyền yêu cầu lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương, lấy thực đánh hư, mượn sức phát lực… tất thảy “đoán lực mà hoạt, nghe kình mà phát”.

    Muốn đạt đến trình độ thâm hậu như vậy thì da dẻ phải luyện đến mức biết cảm xúc, lấy độ cảm giác đó để phán đoán chiêu thức của đối thủ, đoán được hư chiêu, thực chiêu của đối thủ để phản ứng kịp thời.

    Vận dụng Thái cực quyền vốn dĩ làm cơ thể khoẻ mạnh, rất có hiệu quả trị tật bệnh nên không những phổ biến tại Trung Hoa mà còn phổ biến trên toàn thế giới. Hiện tại có hàng chục triệu người tập luyện Thái cực quyền mỗi ngày trên khắp các châu lục.

    Hiện nay ngoài Trung Quốc, Thái cực quyền lưu truyền rộng rãi khắp thế giới, là môn võ duy trì sức khoẻ được các dân tộc hưởng ứng nhiệt liệt.

    Tuy nhiên, do sự du nhập và phát triển khác nhau nên Thái cực quyền cũng có những chi phái khác nhau. Dù được liệt vào hạng mục thi đấu quốc tế nhưng Thái cực quyền vẫn phân chia rõ ràng, chủ yếu do các dòng họ Trung Hoa sáng tạo và phát triển, bao gồm:

    1. Thái cực quyền họ Trần:


    Thái cực quyền họ Trần do Trần Vương Bình ở Trần Gia câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam sáng tạo vào năm 1664. Bao gồm: Thái cực quyền ngũ lộ (năm đường thế), Pháo chuỳ nhất lộ (một đường- một bài), trường quyền gồm 108 thế. Thái cực quyền kiểu họ Trần khi vận động thì không ngừng lắc hông, xoay xương sống, lắc cổ tay xoay vaivà lắc cổ chân xoay đầu gối. Đây là đặc điểm của phép luyện kình lực “kéo tơ” bền lâu không dứt.

    Đặc điểm của Thái cực quyền họ Trần có thể khái quát: Cương rõ nhu ẩn, điểm rơi dùng cương, cương mà chặt (khẩn); xoay chuyển đổi dùng nhu, nhu mà lỏng (trì); động tác xoáy trôn ốc chợt ẩn chợt hiện, co phát cùng dùng, nhanh chậm xen nhau, nép ẩn ứng phó, hít thửo tự nhiên. Còn phép hít thở dựa trên “đan điền nội chuyển” và “khí trầm đan điền” được chú trọng kết hợp chặt chẽ.

    2. Thái cực quyền họ Dương:

    Thái cực quyền họ Dương do Dương Đăng Phủ kế thừa Thái cực quyền họ Trần mà sáng tạo ra. Phương pháp tấn công chia ra làm 3 thức: Thấp, vừa, cao. Tốc độ khai quyền tương đối đều đặn, quyền xuất liên miên không dứt, động tác giản dị gọn gàng.

    Kết cấu quyền nghiêm ngặt, ngay ngắn, tròn đầy, nhẹ nhàng vững vàng, toàn thân trang trọng, tạo khí phái lớn, hình tượng đẹp, thanh cao. Phép đánh quyền cương nhu tương hỗ, tích nhu thành cương và rất đề cao thân pháp dựa trên phép thi triển quyền thuật (Chỉ dùng vai tỳ, chân đan, lắc hông, vật đả để hạ đối thủ).

    3. Thái cực quyền họ Ngô:


    Dựa trên cơ sở Thái cực quyền họ Dương, 2 bố con Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền cải tiến, chỉnh sửa hình thành nên lưu phái Thái cực quyền mới lạ này. Với đặc điiểm rất nổi tiếng là “nhu hoá”.

    Động tác cực kỳ nhẹ nhàng, lỏng tự nhiên nhưng xuất quyền liên tục không dứt, quyền thuật linh hoạt, chiêu thức được chia nhỏ lẻ nhưng quyền xuất liên hoàn, gấp gáp nhưng không lộ sự gò bó, thủ pháp nghiêm mật, chiêu số đa biến, giữ tĩnh mà không ẩu… Tất cả những yếu tố đó làm nên Thái cực quyền Ngô gia vô cùng ảo diệu.


    4. Thái cực quyền họ Võ:


    Lưu phái này do Võ Vũ Tương cùng Lý Diệc Xa, dựa trên Thái cực quyền họ Trần để sáng tạo nên. Luyện tập dựa trên nguyên tắc trong lỏng, ngoài mở, toàn thân từ cơ bắp, xương cốt khi xuất quyền đều phải “khai”, thi triển hết sức mạnh, rồi đột ngột thu quyền (hợp). Khai là phát lực, phát ý, toả thần khi xuất chiêu. Hợp là toàn thân xương khớp phải có ý thức co lại theo thuyết “Chợt ẩn chợt hiện”.

    Phong cách này thể hiện rõ lối đánh của Thái cực quyền họ Vũ là phải luyện khí ngầm, khi xuất quyền dùng nội kình tương trợ, khi thu quyền thì mau chóng chuyển đổi, hai tay thu về phòng thủ nửa thân trên, nửa thân dưới dùng thân pháp che chắn kín đáo. Nhìn chung, Thái cực quyền Vũ gia lấy công làm thủ, thân pháp kín đáo, xuất chiêu rất khó lường, yêu cầu đạt được là “Ngoại thị an dật, nội cố tinh thần” (bên ngoài vẻ an nhàn, bên trong kiên cố lại tinh thần).

    5. Thái cực quyền họ Tôn:


    Thái cực quyền họ tôn do đại danh sư Tôn Lộc Đường (1861-1932) tích hợp tất cả những thế mạnh của Thái cực quyền họ Võ cùng với Hình ý quyền và Bát quái chưởng để sáng tạo ra một lưu phái riêng. Đặc thù của Thái cực quyền họ Tôn là tấn bộ nhanh, động tác ngắn, gấp gáp, chú trọng vào thu, phóng, khai, hợp… Khi luyện tập thì yêu cầu tiến lùi theo nhau, bước lên nối gót, lùi bước thì cùng rụt hai chân về, động tác phải mau lẹ, linh hoạt.
    Last edited by Bin571; 11-04-2014 at 11:12 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    06/03/2014 07:25

    Vang danh thiên hạ tứ Đại công pháp Võ Đang





    Dân Việt - Cũng giống như võ Thiếu Lâm, võ thuật của Võ Đang vang danh thiên hạ nhờ Tứ đại công pháp. Rất ít người có thể hoàn thiện được hầu hết các kỹ thuật ảo diệu của bộ công pháp này.


    I. Nhuyễn khí công gồm:

    1. Văn bát giá hoà huyết công,

    2. Võ bát giá hoà huyết công,

    3. Tiểu Chu thiên luyện khí công,

    4. Tiểu Chu thiên dưỡng khí công,

    5. Tiểu Chu Thiên luyện tính công,

    6. Tiểu Chu Thiên dưỡng tính công.

    7. Tiểu Chu Thiên luyện khí luyện tính công.

    8. Tiểu Chu Thiên dưỡng khí dưỡng tính công.

    9. Tiểu Chu thiên hợp khí công.

    10. Tiểu Chu thiên hốn nguyên nhất khí công.

    11. Tiểu Chu thiên tam trạo công

    12. Tiểu Chu thiên địa tiên công

    13. Đại Chu thiên luyện tức công

    14. Đại Chu thiên dưỡng tức công

    15. Đại Chu thiên bế tức công

    16. Đại Chu thiên luyện khí dưỡng khí công

    17. Đại Chu thiên luyện tính dưỡng tính công

    18. Đại Chu thiên hỗn nguyên nhất khí công

    19. Đại Chu thiên tam trạo công

    20. Đại Chu thiên thiên tiên công

    II. Ngạnh khí công (khí công cứng):

    Bản công, Thiên quân truỵ để công, thống tử cường tráng công, Thống tử thiết đầu công, Thống tử thiết đỗ công, Thống tử thiết bản công, Thống tử tam trạo công, Thống tử bế tức công, Thống tử giáp đả công, Thống tử niên hoa công, Thống tử ác hổ công, Thống tử thiết thoái công, Thống tử thiết tý công, Thống tử thiết chỉ công, Thống tử kim chung trạo, Thống tử thiết bố sam, Thống tử thiết tất công, Thống tử thiết bột công, Thống tử bài đả công, Thống tử kỹ kích công, Thống tử giao thủ công, Thống tử yên hầu công, Thống tử thiết quyền công, Thống tử thiết đao công, Thống tử hộ tâm công, Thống tử đại lực công, Thống tử dị thuật công, Thống tử phản bối đồng nhân công, Thống tử đà đao công, Thống tử hạ bộ công, Thống tử thiết bản kiều công, Thống tử thiết đáng công, Thống tử thiết chưởng công, Thống tử thiết trửu công.

    III. Khinh khí công (khí công nhẹ):

    Thần hành bảo kiện công, Thần hành cường tráng công, Thần hành ứng địch công, Khinh thân chi tử công, Thần hành thái bảo công, Khinh thân đằng không thuật, Khinh thân thoản tung thuật, Khinh thân khiên dẫn thuật, Khinh thân phi thiềm thuật, Khinh thân tẩu bích thuật, Bích hổ du tường công, Bích hổ thiếp, Bao bích công, Phá hành thuật, Tẩu chi thuật, Đáp cước pháp, Yến tử bát phiên xí, Lý thuỷ pháp, Yến sao thuỷ.

    IV. Tuyệt kỹ Võ Đang:


    Võ Đang có rất nhiều những tuyệt kỹ bí truyền, chỉ xin nêu ra một vài tuyệt kỹ đã vang danh như: Đả huyệt thương địch công, Hắc sa sao sa thủ, Hồng sa phi sả thủ, Hỗn nguyên luyện nhị độc, tam độc, tứ độc, ngũ độc. Ngũ độc đoạt hồn pháp. Ma thủ nhất thiểm điện, Ngũ độc thiểm điện pháp…

    Chu Hồng Châu (tổng hợp)
    Last edited by Bin571; 11-04-2014 at 11:43 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    Hoàng Phi Hồng - Mãnh hổ Quảng Đông và độc chiêu Vô Ảnh cước

    Dân Việt - Độc chiêu Vô Ảnh cước là do Hoàng Phi Hồng trao đổi với Hồng Đông Huy- bù lại, Hoàng Phi Hồng phải truyền lại cho Huy bài Hổ hạc song hình và Cung tự phục hổ quyền. Ông còn học võ từ người vợ cả- cũng là một cao thủ của một môn phái khác.

    Hoàng Phi Hồng sinh ngày 9 tháng 7 năm Đạo Quang thứ hai mươi bảy (1847) là một đại võ sư của nền võ thuật Trung Quốc thời Thanh mạt. Phi Hồng sinh ở làng Lộc Đan, núi Tây Triều, thuộc phủ Nam Hải, tỉnh Quảng Đông. Ông còn là một danh y với hiệu thuốc Bảo Chi Lâm nổi tiếng tại Phật Sơn (Quảng Đông).



    Mãnh hổ Quảng Đông Hoàng Phi Hồng

    Xuất thân là con nhà võ. Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, từng theo học Thiếu Lâm Phúc Kiến (Nam Thiếu Lâm) với thiền sư Lục A Thái. Theo nhiều ý kiến cho rằng Hoàng Phi Hồng là một trong “Quảng Đông thập hổ”, nhưng cũng nhiều ý kiến nói là cha ông- Hoàng Kỳ Anh mới là một trong Thập hổ, còn Phi Hồng được gọi là Mãnh hổ Quảng Đông sau “thập hổ”.


    “Quảng Đông thập hổ” là mười vị anh hùng võ hiệp của Quảng Đông xuất hiện cuối thời Mãn Thanh. Theo một số sách vở xuất hiện trước năm 1975 tại Trung Quốc, Hong Kong cũng như tại miền Nam Việt Nam và nhất là qua nhiều loạt phim võ thuật của HongKong, người hâm mộ võ thuật Trung Hoa đều cho rằng: “Mười con hổ Quảng Đông” là: Vương Ẩn Lâm, Hoàng Trừng Khả, Tô Hắc Hổ, Hoàng Kỳ Anh (cha của Hoàng Phi Hồng), Đàm Tế Quân, Lê Nhân Siêu, Tô Xán, Lương Khôn, Trần Trường Thái, Châu Thái.

    Lên 5 tuổi Phi Hồng đã được cha truyền dạy võ nghệ Nam Thiếu Lâm. Khi 13 tuổi, Hoàng Phi Hồng cùng cha đi đến Quảng Châu - Phật Sơn để biểu diễn võ thuật và bán thuốc. Trong thời gian này, Hoàng Phi Hồng đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau. Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng sở hữư bao gồm: Hổ Hạc song hình quyền, Thiết tuyến quyền, Cung tự Phục Hổ quyền, Vô Ảnh cước, Tử Mẫu đao, Đơn song hổ trảo,Tứ Lượng Tiêu Long côn, Song phi đà, La Hán bào.

    Độc chiêu Vô Ảnh cước là do Hoàng Phi Hồng trao đổi với Hồng Đông Huy - bù lại, Hoàng Phi Hồng phải truyền lại cho Huy bài Hổ hạc song hình và Cung tự phục hổ quyền. Ông còn học võ từ người vợ cả- cũng là một cao thủ của một môn phái khác.

    Vô ảnh cước là tuyệt chiêu gắn liền với tên tuổi Hoàng Phi Hồng. Không phải như phim ảnh dùng kỹ xảo để ca tụng Vô ảnh cước mà độc chiêu Vô ảnh cước được tả nôm na thế này: Tung cú đá bằng một chân, uy lực, nhưng không hiểm để đối phương hóa giải không khó, nhưng rất mất lực. Khi vừa đỡ hoặc né xong, còn chưa định thần thì lĩnh ngay cú đá của chân kia, đó là cú đá mà đối phương không nhìn thấy được (thế nên gọi là Vô ảnh cước- cú đá vô hình).

    Đòn đầu chỉ là đá “hư chiêu”, đòn hai mới là đá “thực chiêu”. Nói thì dễ như vậy nhưng thực hiện thì khó vô cùng vì cú đá quyết định phải được thực hiện bằng chân trụ, không có điểm dựa, không được sai sót, giống như phép lăng không (tung mình lên không cần điểm tựa của võ Thiếu Lâm). Muốn luyện tập được tuyệt chiêu này, người tập phải có căn cơ võ thuật vào hàng cao thủ.

    Hoàng Phi Hồng mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm ở đường Nhân An bên dòng Châu Giang, chuyên bán thảo dược và trị thương. Mặc dù là võ sư dân gian nhưng cuộc đời Hoàng Phi Hồng vẫn gắn liền với lịch sử Trung Quốc cận đại, dấu chân của mãnh hổ này đã in lên nhiều nơi. Năm 1873, tướng quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc tấn công quân Pháp ở Việt Nam trong đó có trận đánh giết chết Đại uý hải quân pháp Francis Garnier vào ngày 18 tháng 12 và sau đó phục kích tiêu diệt Đại tá hải quân Henri Riviere ngày 19 tháng 5 năm 1883, cả hai trận đánh nổi tiếng này đều diễn ra ở Cầu Giấy (ngoại thành Hà Nội).

    Năm sau (1884), danh tướng Lưu Vĩnh Phúc được điều động về Phúc Kiến làm Tổng binh. Hoàng Phi Hồng được Lưu Vĩnh Phúc chọn làm trưởng ban huấn luyện võ thuật kiêm phụ trách trị thương cho binh lính. Năm 1895, chiến tranh Trung-Nhật nổ ra (chiến tranh Ất Mùi), Hoàng Phi Hồng theo tướng quân Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan kháng Nhật. Quân Thanh đại bại, triều đình cắt Đài Loan cho Nhật. Sau này Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, Tôn Trung Sơn lên làm Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc, Lưu Vĩnh Phúc khi đó mời Hoàng Phi Hồng làm "Giáo luyện dân đoàn tỉnh Quảng Đông". Thời gian làm việc với chính quyền Dân Quốc, ông mang hết nhiệt tâm phụng sự. Và đây cũng là lý do dẫn đến cái chết uất ức của Hoàng Phi Hồng sau này.

    Trở về Quảng Đông, Hoàng Phi Hồng mở thêm một nhà thuốc nữa ở Phật Sơn, trở thành một trong 4 vị thầy thuốc lớn nhất Quảng Đông bấy giờ. Thời gian này ông gặp người vợ thứ 4, đây cũng là lúc ông sống sung túc nhất. Về chuyện tình cảm, ta thường thấy bên cạnh Hoàng Phi Hồng (trong các phim của Trung Quốc đại lục và Hong Kong) là dì Mười Ba. Sự thật Hoàng Phi Hồng có 4 người vợ, người vợ cả là một võ sư.

    Riêng chuyện gặp người vợ thứ tư đã là một giai thoại thú vị: Năm đó Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem lễ Phật có Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, vô tình khi biểu diễn lại văng chiếc giày vào mặt Quế Lan. Cho là bị xúc phạm, Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "Một võ sư nổi tiếng như ông không thể phạm sai lầm như thế, đây là chiếc giày nếu là vũ khí thì sao".

    Kính phục, Hoàng Phi Hồng xin cưới Quế Lan làm vợ ngay trên võ đài. Để rồi suốt 71 năm sau đó, dòng họ Hoàng có được một con người tài đức vẹn toàn chăm lo vun vén. Sau này bà lập nên Quỹ Hoàng Phi Hồng hiện vẫn đang hoạt động tại Bảo Chi Lâm.

    Năm 1890, con trai cả Hoàng Phi Hồng đã bị các băng đảng bắn chết. Sau thảm kịch này, Hoàng Phi Hồng tuyên bố sẽ không bao giờ dạy 9 người con trai còn lại của mình võ thuật để bảo vệ họ khỏi các đối thủ tìm kiếm sự nổi tiếng.

    Ngày 8 tháng 8 năm 1924, Thương đoàn tự vệ Quảng Đông (Bảo Chi Lâm cũng thuộc Thương đoàn này) bạo loạn chống Chính phủ Tôn Trung Sơn. Sau đó, có kẻ xúc xiểm Hoàng Phi Hồng là “tay trong” của Chính phủ, tự vệ Thương đoàn đã đốt phá Bảo Chi Lâm, Hoàng sư phụ uất ức mà lâm bệnh rồi qua đời. Trước khi mất, ông có câu nói nổi tiếng: “Tấm lòng tôi với quê hương có dòng Châu Giang làm chứng”… Sau khi ông mất, người dân Trung Quốc đã suy tôn ông là anh hùng dân tộc.

    Chu Hồng Châu (tổng hợp từ Ten Tigers of Canton, volam.net)

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    Nam quyền - Quyền thuật tinh hoa, đa lưu phái

    Dân Việt - Nam quyền có lịch sử từ lâu đời, nguồn gốc đến hơn 400 năm lưu hành ở các tỉnh bờ nam sông Trường Giang. Nam quyền ở các nơi phát triển qua thời gian mà tự thành chỉnh thể và mang phong cách riêng.

    Quyền thuật đa lưu phái Với nội dung vô cùng phong phú, có thể nói là thâu tóm phần lớn những tinh hoa võ học dân gian của Trung Hoa, các lưu phái Nam quyền trải dài suốt một dải bờ nam sông Trường Giang ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô… đủ cho thấy sự đa dạng cũng như đặc thù riêng của mỗi lưu phái do hấp thụ văn hoá theo từng vùng miền, từng dòng họ.
    Long trảo công
    Trong Nam quyền Quảng Đông trừ Hồng Gia quyền, Lưu gia quyền, Sái (Thái) gia quyền, Lý gia quyền, Mạc gia quyền hay còn được gọi là “Ngũ đại lưu phái”. Ngoài ra còn có Vịnh Xuân quyền, Côn Luân quyền, Hổ hạc song hình quyền (hai hình hổ hạc), Sái (Thái) Lý Phật quyền, Hiệp gia quyền, Bạch Mi quyền, Nam cực quyền, Nho quyền, Phật gia quyền, Điêu gia giáo, Chung gia giáo…
    Môn sinh Hồng gia quyền luyện tập với mộc nhân

    Nam quyền Quảng Tây có Chu gia quyền, Đồ long quyền, Hồng môn phục hổ quyền và Tiểu sách đả…
    Nam quyền Phúc Kiến có Ngũ hình quyền (long, xà, hổ, báo, hạc quyền Nam Thiếu Lâm), Ngũ tổ quyền, La Hán quyền, Mai Hoa trang, Liên thành quyền, Địa thuật quyền pháp, Vĩnh gia pháp, Ngư pháp (Cá pháp), Kê pháp (Gà pháp), Sư quyền (Sư tử), Hầu quyền (Khỉ), Ngũ Mai quyền, Nho pháp, Phỏng điểu tích (theo dấu chim)… rất nhiều lưu phái.
    Bạch Hạc công
    Nam quyền Hồ Nam có Vu gia quyền, Hồng gia quyền, Khổng Môn quyền, Nhạc gia quyền, Ngư Môn quyền, Tôn Môn quyền là 5 phái lớn. Còn Vũ gia nghệ, Nại Môn, Phật Môn, Ẩn tiên Môn, Thuỷ Hử Môn, Nghiêm Môn, Hùng Môn, Chưng Môn…

    Nam quyền Tứ Xuyên có Tang, Nhạc, Triệu, Đỗ, Hồng, Hoá, Tự, Hội là 8 lưu phái lớn.
    Nam quyền Chiết Giang có Hắc hổ quyền, Kim Cương quyền, Ôn Châu Nam quyền, Đài Châu Nam quyền.
    Nam quyền Giang Tây có 36 lộ Tống Giang quyền, Hổ quyền…

    Nam quyền Giang Tô cũng có sự khác biệt giữa quyền của Tô Châu, Vô Tích, Thượng Hải, Hàng Châu…
    Liệt kê như vậy cho thấy sự đa dạng về tên gọi cũng như tính vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến Nam quyền. Ngoài những tính chất chung, do đặc thù địa phương hay dòng họ mà Nam quyền lại mang những bản sắc riêng.

    Chiêu thức Hồng gia quyền
    Đặc điểm chung của Nam quyền là lấy hình làm quyền, lấy ý làm thần, lấy khí thúc lực, lấy quan phát khí (quan ở đây là đóng, tức bế khí); động tác giản dị rõ ràng, thế quyền kịch liệt, giàu vẻ đẹp dương cương; chi trên động tác tương đối nhiều.

    Về thân pháp thì yêu cầu trầm vai hạ khuỷu, co ngực mở lưng; về thủ pháp thì chuyên đánh ngắn, cầm nã, điểm đánh các huyệt vị. Về bộ pháp phần lớn yêu cầu lấy tứ bình đại mã làm cơ sở, trọng tâm hạ tương đối thấp, bộ pháp ôrn định vững vàng, đồng thời yêu cầu hạ chân xuống đất bám chặt như mọc rễ.

    Ngoài đặc điểm chung, các lưu phái Nam quyền còn có những đặc điểm riêng. Như trong Tượng hình quyền, Long quyền lấy luyện “thần” làm chính, đặc biệt coi trọng khí trầm Đan điền, hai cánh tay xuôi lặng. Khi vận động lên thì hung hãn mau lẹ, toàn thân hoạt bát như thần long lướt trên không, co rút nhưng có lực thế mà không nghiêng vẹo. Khi giao đấu thì thường dùng “Long trảo” (Vuốt rồng) ngoài như sắt, trong như bông, trong lỏng ngoài chặt.

    Hổ quyền thì lấy luyện “cốt” (xương) là chính, khi luyện phải đẩy khí của toàn thân, tay cứng hông thực. Khi giao đấu thường dùng Hổ chưởng, lấy khí phát lực, thế quyền hung mãnh. Cổ, họng dùng kình lực cực kỳ mãnh liệt, phải nghiến răng mím miệng, mắt hổ hau háu, thể hiện đầy đủ cái oai của hổ mạnh. Hạc quyền lấy luyện tinh làm chủ.

    Theo hình hạc thì tinh đủ, thần tĩnh, khi luyện phải ngưng tinh đúc thần, lỏng tay động khí, tâm thủ tương ứng. Kê quyền coi trọng kỹ xảo, giỏi dùng chỉ, trảo, đỉnh (ngón tay thẳng, ngón tay quắp như vuốt, húc) luyện sao cho hai tay bật vung như gà vỗ cánh hay dùng trửu pháp (cùi chỏ) đánh như “kê dực” (cánh gà). Ngoài các thứ kể trên ra còn Báo quyền, Xà quyền, Sư (tử) quyền… ở mỗi lưu phái đều có đặc điểm riêng cả.

    Ngoài ra, các lưu phái Nam quyền còn khác nhau ở những phong cách độc đáo riêng. Như Nhạc gia quyền lấy “công làm chủ, thủ là phụ”, tay trái là tay hư, tay phải là tay thực, chú trọng thực dụng. Điêu gia quyền lại lấy “thủ làm chủ, công là thứ”, trong nhu có cương, trong cương có nhu, mượn sức đối phương mà thừa kế phản kích. Hay Địa đường quyền pháp yêu cầu chi trên linh hoạt đa biến, lại phải có tương đối nhiều động tác ngã, ngáng cắt, vặn xoắn, đá gạt… Các môn phái Hồng, Lưu, Lý, Sái, Hiệp gia, Sái Lý Phật gia… ngoài các đặc điểm chung của Nam quyền vốn có thì cũng mang trong mình những độc chiêu, bản sắc riêng.

    Sau khi nhà nước Trung Quốc thành lập năm 1949 đã thống nhất nhiều lưu phái võ thuật trong dân gian gọi chung là Wushu. Từ đó, Nam quyền và các bộ môn võ khí như Nam đao, Nam côn… là những nội dung thi đấu bắt buộc của võ sinh Wushu.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Phần III:

    Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: Võ thuật với giang hồ

    Dân Việt - Giang hồ là một khái niệm khá lâu đời, nghĩa của hai chữ này hiện vẫn còn nhiều cách hiểu. Tuy nhiên, theo nhiều sách vở, thì sơ khởi, hai tiếng “giang hồ” dùng để ẩn ý chỉ một lớp người thích phiêu bạt, sống phóng khoáng, ngao du sơn thuỷ, kết nghĩa bạn bè.

    Sự biến thái của một khái niệm đẹp



    Chàng lãng tử Yến Thanh (trong phim Tân Thuỷ Hử)
    Những người có máu phiêu lưu, bôn tẩu giang hồ thời xưa (còn được gọi là “giang hồ lãng tử”) ngoài kiến thức về học thuật, văn thơ, thi hoạ… thì ít nhiều họ cũng nắm được những tuyệt kỹ võ thuật, võ khí làm “vốn giắt lưng”. Đi tới đâu kết bè bạn văn thơ, võ học tới đó, cùng nhau thăm thú phong cảnh, ngao du danh thắng, “lấy trời làm màn, đất làm chiếu, bầu rượu túi thơ làm bạn”.

    Câu “Tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển là anh em) để nói về những con người cùng chí hướng trong giới này. Lúc này đã xuất hiện những khái niệm “giang hồ mã thượng”, “giang hồ đơn thương, độc mã”, “giang hồ lữ khách”, “giang hồ lãng tử”… dọc ngang hành hiệp.

    Và cũng từ thủa sơ khởi đó, do tiếng tăm, do quan hệ nên danh tiếng của các cao thủ trong giang hồ được xã hội nể trọng. Ngoài ra còn có những gia chủ của những gia trang, thôn trang, những nhà buôn giàu có nặng lòng hào hiệp, lưu khách giang hồ trong nhà (môn khách) mà cùng đàm luận văn chương, dạy dỗ chữ nghĩa cũng như trao đổi võ thuật. Rồi các cao thủ giang hồ cũng nay đi, mai đến, miễn sao thoả chí tang bồng của họ.

    Chuyện này được nhắc nhiều trong những giai thoại võ lâm trong dân gian kể về Lý Bạch (đời Đường), hay Tô Đông Pha, Âu Dương Tu (đời Tống) hoặc những nhân vật trong các tiểu thuyết dã sử hay võ hiệp như Tam Quốc chí, Thuỷ Hử truyện… của thời trước hay những tiểu thuyết võ hiệp lừng danh của Kim Dung, Cổ Long, Ưu Đàm Hoa… sau này. Với ý nghĩa đó, “giang hồ” được nhìn nhận như một lối sống, một phong cách, đẹp và quân tử mã thượng.

    Từ thế kỷ XVI-XVII, phong trào lập ra các hội kín tại Trung Hoa bùng nổ, phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của một tầng lớp dân chúng trong xã hội hay tham gia vào những cuộc khởi nghĩa chống lại vương triều tại vị.


    Nhất là vào thời nhà Thanh nổi lên nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân như Thái bình Thiên quốc, Nghĩa Hoà Đoàn… giương cao khẩu hiệu “phản Thanh phục Minh”, cùng với đó là rất nhiều bang hội kín ra đời như Thiên Địa hội, Tam Hoàng hội, Bạch Liên giáo… với tôn chỉ hoạt động bất tuân triều đình nhà Thanh. Khi thời cuộc, lịch sử xoay vần, đặc biệt sau cácch mạng Tân Hợi (1911), các bang hội không còn mục tiêu chính trị để phấn đấu, dẫn đến phương hướng hoạt động bị lệch lạc, quay sang những phương thức tiêu cực, ngầm chống đối những quy định, luật pháp của chính thể mới.

    Các bang phái, hội đoàn rút vào bí mật, dần mở rộng tầm ảnh hưởng đến khắp các châu lục trên thế giới, tham gia vào tất cả những hình thức kinh doanh phạm pháp trong thế giới ngầm như: Buôn bán người, ma tuý, vũ khí hay kinh doanh mại dâm, bảo kê khách sạn, nhà hàng, khu công nghiệp, thậm chí nắm giữ quyền lực ngầm do hối lộ quan chức…

    Như vậy, theo thời gian, hai tiếng “giang hồ” đã bị biến thái hẳn. Đến nay, “giang hồ” được hiểu như một sự định danh về thế giới ngầm, gồm toàn những người sống ngoài vòng pháp luật, nhất nhất tìm lợi ích bằng nhiều con đường mang tính phạm pháp, tội lỗi, duy trì cái ác...

    Trở lại với một người bôn tẩu giang hồ, hành hiệp trượng nghĩa như thủa ban đầu hay tham gia vào các bang hội về sau hầu như đều có vốn võ thuật tương đối dù ở môn phái nào. Nhất là sau khi phong trào Bảo tiêu nở rộ từ đời Đường, đời Tống (hay còn gọi là Phiêu sư- do các Tiêu cục đứng ra chuyên nhận bảo vệ, áp tải các chuyến hàng buôn), khi thực hiện hợp đồng cũng là lúc Tiêu sư đặt tính mạng của mình vào hàng hoá. Di chuyển qua những vùng nguy hiểm, nhiều băng đảng cướp bóc, thú dữ… họ phải sử dụng tất cả các tuyệt kỹ võ nghệ cũng như kinh nghiệm bôn ba để hoàn thành hợp đồng, bởi uy danh của Tiêu cục cũng như việc xem trọng lễ giáo, tính quân tử trong võ lâm luôn được đặt lên hàng đầu.

    Và như vậy, họ phải nắm bắt được những yếu quyết nếu muốn tồn tại trong xã hội đầy những bất trắc đó. Bao gồm những nguyên tắc “bất di bất dịch”, “luật bất thành văn” tự cổ chí kim trong giao tiếp hay trong quá trình lang bạt giang hồ mà những người ngoài cuộc khó có thể lĩnh hội như: Sử dụng tiếng lóng, trà trận, ôm quyền thi lễ, sử dụng phù hiệu, cờ hiệu… trong giao tiếp hay thuật sử dụng ám khí, sử dụng quyền cước, vũ khí… trong chiến đấu mà tạo nên thanh danh, uy tín trong môi trường toàn những nguy hiểm, cạm bẫy này.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    Võ thuật với giang hồ: "Xuân điển" hay bí hiểm tiếng lóng trong giang hồ

    Dân Việt - Xuân điển (hay thần điểm) tức là tiếng lóng của giang hồ. Các phái võ xưa nay coi “xuân điển” như bảo vật môn phái, không truyền ra ngoài.

    Trên giang hồ vẫn có câu “Thà cho mười lạng vàng, chẳng dạy một câu xuân”, hoặc “Thà truyền mười tay, chẳng truyền một miệng”. Người luyện võ phần lớn thích ngao du thiên hạ, trao đổi quyền cước, công phu lại càng phải học tập, nắm bắt tiếng lóng giang hồ.

    Căn cứ vào những giai thoại ghi chép về “xuân điển” ở thời kỳ Minh- Thanh, thì thời đó có 3 anh em vì cuộc sống xô đẩy mà phải phiêu bạt giang hồ sau khi đều thụ giáo cùng một môn phái.

    Một người làm tiêu sư bảo vệ, một người vì đường cùng nên theo nghề trộm cắp, một người vẫn theo nghề võ. Để tránh sau này anh em khỏi tàn hại lẫn nhau, khi chia tay họ định ra những lời nói lóng (dạng như mật khẩu): Gọi bảo tiêu (hay phiêu sư) là “hưởng quải”, xưng là “chiếm đất một dải”, thầy võ gọi là “Nội quải” xưng là “chiếm đất một tháp”, còn tướng trộm cướp thì gọi là “Bằng hữu”. Sau này con cháu, đệ tử gặp nhau, chỉ xưng tiếng lóng sẽ nhận ra người một nhà.


    Nhân vật Yến Thanh trong phim Thuỷ hử - một lãng tử giang hồ huyền thoại, đã có cả một môn phái quyền thuật mang tên nhân vật này.

    Các tiếng lóng đó đời truyền đời không ngừng cải tiến, bổ sung và phát triển thành một thứ ngôn ngữ được hệ thống hoá theo những quy chuẩn bí mật. Đời sau gọi là “xuân điển” (điển tích mùa xuân) hay “thần điểm” (điểm ở môi miệng).

    Ngay từ cách gọi tên đã thấy sự bí hiểm của tiếng lóng. Những môn phái, bang hội khác theo đó sáng tạo ra những hệ tiếng lóng của riêng mình, lưu hành nội bộ theo những quy định nghiêm ngặt, coi như bảo bối, ai tiết lộ là phạm quy môn và kết cục thì không cần nói, chắc ai cũng hiểu. Bởi đã tham gia vào giới này, mọi người đều phải tuân thủ một thứ luật bất thành văn mà không có trong bộ luật của bất cứ triều đình nào, chế độ nào: “Luật giang hồ”.



    Tiếng lóng thời bấy giờ cũng được phân hạng riêng theo từng thứ bậc trong xã hội. Tam giáo Cửu lưu (Tam giáo là ba đạo Nho, Thích (Phật), Đạo (Lão); còn Cửu lưu chỉ các dòng Nho gia, đạo gia (đạo sĩ), âm dương gia, pháp gia, danh gia, mặc gia, tung hoành gia, tạp gia và nông gia- chỉ chung các tôn giáo và các nghề trong xã hội xưa) tập hợp và hình thành nên giang hồ bí hiểm và phức tạp.

    Trừ Tam giáo ra, Cửu lưu lại chia làm 3 cấp Thượng, Trung, Hạ. Thượng Cửu lưu gồm: 1. Tể tướng, 2. Thượng thư, 3. Đô đốc, 4. Phiên niết (phán quan), 5. Đề đài (trông coi đài ở triều đình như Ngự sử đài), 6. Trấn đài, 7. Đạo (đạo doãn, phủ doãn), 8. Phủ (tri phủ), 9. Tri châu.

    Trung Cửu lưu gồm: 1. Thầy thuốc, 2. Bát tự (người xem tướng số theo Tử vi), 3. Phiêu hàng (người viết thuê), 4. Suy (người đoán chữ), 5. Cầm kỳ (người cầm cờ, chơi đàn), 6. Thư hoạ (Viết vẽ), 7. Tăng (sư), 8. Đạo (đạo sĩ), 9. Ma Y (người xem, đoán tướng).

    Hạ Cửu lưu gồm: 1, Vương bát (người làm nghề lầu xanh), 2, Quy (người môi giới, mai mối), 3. Kịch tử (con hát), 4. Suy (thổi kèn, đánh trống), 5. Đại tài (người làm trò, làm xiếc, ảo thuật), 6. Tiểu tài (làm hề), 7. Sinh (thợ cắt tóc), 8. Kẻ cướp, 9. Người đốt lò (“ổi yên giả”-người thổi khói).

    Xã hội phong kiến Trung Hoa phân biệt rõ ràng giai tầng với Thượng, Trung, Hạ Cửu lưu, tức là chín lần ba hai mươi bảy hạng người. Mỗi hạng lại có tiếng lóng riêng, ví dụ như gọi thầy thuốc là “tế băng công”, thợ mộc là “giáp ất sinh”… đủ cho thấy tính phức tạp cũng như ngôn ngữ vô cùng đa dạng của tiếng lóng trong xã hội.

    Làm một võ sư hoặc tiêu sư đi lại trong giang hồ không chỉ thuộc nhiều tiếng lóng hành nghề các loại mà lại còn phải giỏi ở hạng của mình. Ra khỏi cửa nhà coi như đã bước chân vào xã hội, bất kể đến nơi nào cũng phải bái kiến người có địa vị cao trong làng võ địa phương, đồng thời phải dùng tiếng lóng giang hồ giới thiệu thân thế rõ ràng, không thế là sinh phiền ngay.

    Xuân điển nói chung chia làm mật ngữ phi ngôn ngữ và mật ngữ ngôn ngữ, tức là tiếng lóng phát không ra tiếng và tiếng lóng phát thành tiếng, cả hai phương thức này đều vận dụng ví dụ hình tượng hoặc tính song nghĩa của hình tượng để thăm hỏi hay dò xét đối phương xem là đệ tử của môn phái nào, bang hội nào…

    Do vậy xuân điển như một phương thức giao tiếp, môi giới cho hiệp khách, khách buôn, lâu la của làng võ xuôi Nam ngược Bắc và là ngôn ngữ đặc thù của giang hồ Trung Hoa một thủa.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định

    Tiêu sư với giang hồ - Dòng nước lạ trong biển học võ thuật

    Dân Việt - Tiêu sư phải thành thạo công phu võ nghệ trên đất và công phu dưới nước, tinh thông quyền cước, khí giới, thuật cưỡi ngựa, chèo thuyền, giỏi dùng ám khí… để hoàn thành nhiệm vụ cũng như bảo vệ tính mạng của mình.

    Thời nào cũng vậy, tự cổ chí kim trong xã hội luôn có những người du đãng thành tật, cũng có những người do cuộc sống o ép, lao vào con đường trộm cắp, cướp bóc tạo nên sự nhức nhối trong xã hội.

    Từ đời Hán, Đường do chiến tranh, loạn lạc liên miên nên bách tính lâm vào cảnh lầm than, nheo nhóc, trong xã hội nhan nhản trộm cướp, những kẻ du thủ du thực hay những kẻ từng gây án, trốn truy nã của chính quyền tụ tập, kéo bè đảng ở những địa thế núi non, rừng rú hiểm trở tổ chức cướp bóc của dân lành cũng như các nhà buôn.

    Lẽ dĩ nhiên, những người cần vận chuyển hàng hoá, của cải từ vùng này đến vùng khác phải thuê người biết võ nghệ bảo vệ.


    Hầu hết những tiểu thuyết nổi tiềng nói về võ lâm giang hồ của Trung Hoa đều được dựng thành phim với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng.

    Ban đầu, một số người biết võ trú trong quán trọ đợi khách thương đến thuê mướn, đó là sự mở đầu cho nghề bảo tiêu. Về sau việc buôn bán ngày càng thịnh vượng dần hình thành những thương hội, nghiệp đoàn đi theo những chuyến hàng lớn, đông người nhằm dễ bảo vệ lẫn nhau, việc thuê mướn bảo tiêu ngày càng nhiều, càng cần kíp.

    Tiêu sư (hay phiêu sư) là cách gọi một tầng lớp người trong xã hội phong kiến Trung Hoa làm nghề áp tải, bảo vệ hàng hoá cho các nhà buôn đường dài trên khắp các tuyến đường bộ, đường biển. Khi nhận lời tham gia áp tải hàng, đồng nghĩa với việc các tiêu sư đã đặt tính mạng mình vào đó.


    Từ đó Bảo tiêu cục ra đời, thu nhận nhiều võ sư về làm việc dưới sự quản lý, sắp đặt công việc của một Tổng Tiêu đầu. Mỗi Tiêu cục có tên hiệu (tiêu hiệu), cờ hiệu (tiêu kỳ), sắm sửa xe kiệu dùng chở đồ vật (xa tiêu), hoạt động bảo vệ hàng hoá rất chuyên nghiệp.

    Đa số các tiêu sư đều là đệ tử của một võ sư có danh tiếng đứng ra mở Tiêu cục, như vậy để họ đoàn kết gắn bó hơn, trách nhiệm với công việc hơn thông qua những nội quy ngặt nghèo của sư môn.

    Tiêu sư trong Tiêu cục nói chung phải thành thạo công phu võ nghệ trên đất và công phu dưới nước, tinh thông quyền cước, khí giới, thuật cưỡi ngựa, chèo thuyền, giỏi dùng ám khí… để hoàn thành nhiệm vụ cũng như bảo vệ tính mạng của mình. Một điều đặc biệt quan trọng là tiêu sư phải thông thạo quy củ trên giang hồ, nếu không sẽ bị phiền hà ngay. Bôn tẩu trên giang hồ, đi lại ăn ở, từ lời nói đến cử chỉ phải theo đúng luật ngầm của giang hồ.

    Ví như đến bến thuyền lạ, vùng đất lạ bái kiến bất cứ “đại gia” nào đó của địa phương, trước hết phải nói một tràng tiếng lóng giang hồ, tay cầm danh thiếp tên đại gia theo thức “hải để lạo nguyệt” (đáy biển mò trăng). Đối phương cũng dùng tiếng lóng đáp lại, quyền phải đặt trên cánh tay trái, trong vào đó có thể biết được địa vị thấp cao ra sao.



    Hầu hết những tiểu thuyết nổi tiềng nói về võ lâm giang hồ của Trung Hoa đều được dựng thành phim với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng.

    Sự sản sinh và phát triển của tiếng lóng có quan hệ chặt chẽ với bang hội, Tiêu cục, nhất là giai đoạn đời Minh-Thanh nối nhau, Tiêu cục mọc ra như rừng, bang hội nở rộ như nấm thì tiếng lóng phát triển càng rộng, càng nhanh và đa dạng. Các bang hội khác nhau muốn để tiện liên lạc với nhau cũng tự hình thành nên những hệ tiếng lóng riêng nhằm bảo mật các giao dịch.

    Người trong võ lâm giang hồ sùng bái nghĩa khí, chỉ quen cướp của người giàu chia cho người nghèo vốn không hiềm oán gì với các tiêu sư, trước khi hai bên phát sinh xung đột trước hết hãy tuôn ra một tràng tiếng lóng, sau đó làm lễ chào “anh hùng trọng anh hùng” nhằm dò xem đối phương là đệ tử môn phái nào? Tiêu cục nào?...

    Sau những lần chạm trán như vậy, tiêu sư cũng thường có phần lễ mọn biếu các hảo hán để họ hành hiệp trượng nghĩa, lẽ tất nhiên các hảo hán đa tạ thịnh tình và hứa sẽ đáp trả khi có dịp. Điều đó tạo nên nét đẹp mã thượng của những người trong giang hồ.

    Tiêu sư và giang hồ qua đó có mối quan hệ đặc biệt. Khi các tiêu sư và khách hành hiệp giang hồ hay các cao thủ tại địa phương mà đoàn bảo tiêu đi qua, họ cũng thường trao đổi quy ước, giao lưu võ thuật, tạo nên sự hoà trộn nhiều màu sắc cho nền võ thuật nói chung. Chính mối quan hệ này đã hình thành nên một thứ “Văn hoá tiêu sư” như dòng nước lạ trong biển học võ thuật.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Ám khí – “thần hộ mệnh” của võ lâm giang hồ

    Dân Việt - Trong xã hội cổ đại, phàm là người tập võ không ai không luyện ám khí. Ngay như đao kiếm, sử dụng tốt có thể đề cao chính nghĩa, dùng việc xấu có thể giết người, cướp của, ám khí cũng theo lý đó.

    Vật thay đổi thế trận, quyết định số phận

    Trong các tiểu thuyết võ hiệp hay trong những bộ phim cùng loại, vô số những cảnh một hiệp khách, một cao thủ giang hồ giao đấu với các cao thủ khác và đang lâm vào thế sắp bại nhưng bất ngờ phóng ra một thứ ám khí không hình không bóng, khiến bên đang sắp thắng bỗng đổ gục hàng loạt, kẻ yếu thế chuyển bại thành thắng. Đó là do tác dụng bí hiểm của ám khí.


    Một số loại ám khí

    Nhắc đến ám khí, người ta hình dung ra ngay đây là những vũ khí đặc dụng, riêng biệt rất âm độc. Người luyện võ nghệ luyện tập xong công phu quyền pháp, nếu muốn bôn tẩu giang hồ đều phải tập luyện thuần thục vào một hay nhiều loại ám khí. Nếu võ nghệ chẳng cao bằng người, gặp lúc nguy cấp, cái chết kề cạnh sử dụng ám khí có thể chế ngự được kẻ địch, chuyển nguy thành yên, chuyển bại thành thắng, nếu không khó lòng sống nổi.

    Nếu như địch đông, ta đơn độc, đối phương lại vây đánh tứ bề, muốn thoát thân thì cách duy nhất sử dụng ám khí để “mở đường máu”. Ám khí vốn có hiệu quả tiện lợi khi mang theo bởi được giấu kín, xuất ra khó đoán trước thời gian, chủng loại để kịp đề phòng. Hơn nữa ngoài một trượng (khoảng 4m) hay trong vòng trăm bước có thể phóng ám khí trúng đối phương thì chẳng có đao, thương, kiếm, côn nào sánh nổi.

    Các đại cao thủ võ lâm, dù chính nhân quân tử hay tiểu nhân, thích khách gần như đều có chung một cách tập luyện một hay vài môn ám khí. Đó là trước hết phải đạt được tầm cao thủ võ thuật, công phu hơn người để từ đó có thể đủ công lực, sự linh hoạt trong va chạm với võ lâm giang hồ. Sau đó căn cứ vào khả năng của mình để chế tạo ra loại ám khí phù hợp, lại bỏ công sức chuyên cần tập luyện nhiều năm, thậm chí cả chục năm mới mong sở hữu hiệu quả ám khí. Để rồi khi dấn bước giang hồ, ám khí xứng là “thần hộ mệnh” của các khách võ lâm.

    Các loại vũ khí có thể tấn công và hạ đối thủ ở tầm xa như cung nỏ, lao gậy, giáo thương, côn tam khúc… với khách võ lâm không được coi là ám khí, bởi tính hiện hình, không che giấu của chúng. Đặc biệt các loại vũ khí này được sử dụng theo đơn thức, từng phát một mà không thể tung ra cả nắm để tiêu diệt nhiều đối thủ cùng lúc. Do vậy, ám khí luôn là một bảo bối bí mật, được phóng ra bất thình lình, theo đa hướng và giải quyết trận chiến ngay tức thì.

    Trên thế giới, nói về thuật sử dụng ám khí và các công cụ ám sát, người ta luôn nhắc đến các sát thủ hàng đầu: Nhẫn giả (Ninja) Nhật Bản. Những con số thống kê chưa chính xác do tính bảo mật nghiêm ngặt cũng như sự bí ẩn đến huyền thoại của bộ môn Ninjutsu cho thấy, một Ninja có thể sử dụng hàng chục tới cả trăm loại ám khí khác nhau, từ không tẩm độc đến kịch độc. Nhưng với đặc thù là các sát thủ chuyên nghiệp, chuyên nhận giết thuê theo hợp đồng thì dưới tay họ, ám khí dù có độc hay không luôn chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: Hạ sát đối phương.


    Một số loại ám khí của Ninja Nhật Bản

    Và với các Ninja, ám khí là “thần hộ mệnh” của họ theo đúng nghĩa đen. Bởi nếu không hạ sát được đối phương, họ chỉ có con đường chết. Phần do đối phương truy sát, nhưng nghiệt ngã hơn, họ phải tự sát bởi nếu có quay về cũng bị hành quyết do luật lệ bảo toàn bí mật cực kỳ khắc nghiệt của môn phái. (Vấn đề này, Dân Việt sẽ giới thiệu trong dịp khác).

    Ám khí của Ninja Nhật Bản rất đa dạng, từ ống thổi phi châm tẩm độc, suriken (ám khí hình ngôi sao), bàn tay sắt, phi tiêu các loại, pháo nổ, bi có ngạnh tẩm độc chống truy đuổi, liềm móc, chông các loại, thuốc độc, thuốc bột tẩm độc… Một Ninja ngoài việc sử dụng thành thạo các loại ám khí thì vào tay họ bất kể thứ gì đều có thể trở thành vũ khí giết người, dù đó là một chiếc nhẫn. Điều đó cho thấy trình độ võ công thâm hậu của họ. Đối mặt với những cao thủ về ám khí trong võ lâm giang hồ, địa chỉ sắp tới của đối phương chỉ có thể… nằm sâu dưới ba tấc đất.

    Nói chung, ám khí là bảo vật của võ lâm giang hồ không chỉ ở Trung Hoa, Nhật Bản mà hầu hết những người bôn tẩu giang hồ thủa xưa, bởi thời nay tất cả các loại ám khí đó không còn được sử dụng do xuất hiện một loại ám khí cao cấp hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, tàn sát nhiều đối thủ cùng lúc hơn và đặc biệt cực dễ sử dụng và không phải mất nhiều công phu tập luyện. Không gì khác, đó chính là: SÚNG.

    Trong xã hội xưa nhiều cao thủ võ lâm cũng nhờ tài ám khí mà nổi danh nhất là các tiêu sư luyện được công phu phóng ám khí bằng cả hai tay mới có thể đi lại trên chốn giang hồ. Nhiều người nhờ việc sở hữu và sử dụng ám khí tới mức ảo diệu mà thành tên tuổi trong giới võ lâm. Sử sách đã ghi lại những cao thủ ám khí vào đời Minh, Thanh như “Tiên hoa” Ngô Bân Lâu (Tiên hoa là roi mềm), “Phi soa Thái Bảo” Trịnh Hoài Hiền, “Thần đạn tử” Ngô Anh Hào (đạn bi sắt)… Các tiểu thuyết võ hiệp từ cổ chí kim như Thuỷ hử truyện cho đến những tiểu thuyết của Kim Dung, Cổ Long… sau này đều xây dựng nên những nhân vật có tên gắn liền với một loại ám khí rất đa dạng và đặc sắc.

    Võ lâm giang hồ Trung Hoa từ cổ xưa phổ biến có 36 loại ám khí: Phi tiêu dây, tiêu rời tay, tụ tiễn (tên bắn từ trong tay áo) một ống, tụ tiễn mai hoa, lưu tinh chuỳ, phi đao lá liễu, phi hoàng thạch (đá ném), phi trảo, phi soa, phi nạo (như đĩa bay), tên ném, lang nha chuỳ (chuỳ răng sói), Thiết thiềm thừ (con cóc sắt), thiết cảm lãm (quả trám sắt), long tu câu (móc câu râu rồng), lôi công toản (đục thiên lôi), nga noãn thạch (đá trứng ngỗng), phún đồng (ống thổi), miên thao sách (dây thừng sợi), nỗ tiên (tên nỏ), khẩn bối hoa trang nỗ (nỏ bắn gài trên lưng), mai hoa châm (kim hoa mai), thiết liên tử (hạt sen sắt), càn khôn quyện (vòng càn khôn)…
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Ám hiệu qua... chén trà – Màn chào hỏi bí hiểm của bang hội chốn giang hồ

    Dân Việt - Khi gặp bạn giang hồ, chủ thường mang ấm chén, pha trà ra tiếp, khách có yêu cầu gì thì phải bày trận trà bằng cách sắp xếp ấm chén sao cho đúng ám hiệu, đúng yêu cầu mình cần để qua đó theo dõi cách uống của chủ mà nhận biết cách đối xử của chủ.


    Trên giang hồ, xuân điển có hai hình thức: Bằng ngôn ngữ (tiếng lóng) và bằng trà trận, lộ phù và phù trưng (phù hiệu trên đường và phù hiệu đặc trưng tạo nên ngôn ngữ bí mật của giang hồ, nhất là trong xã hội cận đại càng được các bang phái, hội đoàn sử dụng rộng rãi.

    Trà trận là cách bày bình trà, chén trà theo một quy tắc nhất định khi giao tiếp, dựa vào đó để nhận biết đối phương là người cùng bang, cùng hội hay thuộc bang nào, hội phái nào? Người bôn tẩu trong giang hồ phải nhất định phải nắm được những trận pháp này mới mong tồn tại. Trong phim ảnh võ thuật Trung Hoa đều phản ánh những tình tiết thú vị này.

    Khi gặp bạn giang hồ, chủ thường mang ấm chén, pha trà ra tiếp, khách có yêu cầu gì thì phải bày trận trà bằng cách sắp xếp ấm chén sao cho đúng ám hiệu, đúng yêu cầu mình cần để qua đó theo dõi cách uống của chủ mà nhận biết cách đối xử của chủ.

    Trà trận ban đầu thường dùng như đấu pháp, lấy đấu trí làm chủ, mượn những điển tích trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa để gọi tên. Về sau phát triển thành phương thức giao lưu tư tưởng trong nội bộ một số bang hội lớn của người Hoa. Ở đây phản ánh sơ qua về trà trận của hội Tam Hoàng, Hội Kha lão và Thiên địa hội.

    Trà trận của hội Tam Hoàng – hội kín có lượng hội viên rất lớn, lên tới hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới- chủ yếu có Đơn tiên trận, trận “thuận nghịch” (xuôi ngược), trận “lưỡng long tranh châu” (hai rồng tranh ngọc), trận “đảng trung nghĩa”, trận chữ Phẩm, trận chữ Sơn, trận Quan Công giữ Kinh Châu, trận Lưu Tú qua cửa ải, trận “Triệu Vân kết bạn”, trận “Anh hùng bát sách”, trận “Triệu Vân cứu A Đẩu”, trận “Khổng Minh lên đài lệnh các tướng”, trận “Thất tinh kiếm”, trận “Thái Âm”… Các trận đều có hàm nghĩa riêng, chỉ có dựa theo yêu cầu mà làm mới có thể liên hệ được với người khác. Ví dụ:

    Trận Đơn tiên
    Trận đơn tiên (một roi): Một chén đổ đầy trà một bình trà là biểu thị ý cầu cứu người khác; người thấy có thể cứu giúp được thì lập tức uống cạn chén trà, nếu không cứu được thì đổ chén trà đi rồi rót chén khác mà uống.

    Trận “Lưu Tú qua ải”
    Trận “Lưu Tú qua ải”: Người nhận trà phải uống chén trà nào ở gần mình nhất rồi đem các chén còn lại xếp thành một hàng, miệng nói: “Lưu, Quan, Trương trích huyết thề, không thể không làm một hàng”. Nếu như nguyên đã xếp thành một hàng rồi là có ý xin cứu viện. Nếu không có ý đáp ứng mà từ chối thì cứ theo cách xếp cũ uống hết nước trà là được.


    Trận “Bốn trung thân”
    Trận “Bốn trung thân”: Bình và bốn chến trà xếp một hàng. Trận này bày ra chỉ về thời gian cứu viện. Nếu là người đến gửi gắm vợ con mà ưng thuận thì cầm chến trà đầu tiên bên trái uống cạn; nếu là vay tiền mà ưng lời yêu cầu đó thì nhấc chén thứ hai uống cạn; nếu là việc cứu tính mạng anh em thì uống chén thứ ba; nếu là lí do đi cứu tính mạng anh em đang rất nguy cấp thì uống chén thứ tư.

    Nếu không thể hoặc không muốn đáp ứng các yêu cầu đó thì thay đổi cách săp xếp, vị trí các chén trà rồi sau đó mới uống. Trận “Anh hùng bát sách”: Không có bình trà, bốn chén xếp. Nhặt hai chén trà ở gần mình nhất mà uống, nếu đối diện có người lấy thì mình ở vị trí hậu phương, nếu người đối diện xếp hai chén của họ vào vị trí hậu phương thì mình lập tức uống ngay hai vị trí đó. Như vậy nghĩ là hai người cùng là thành viên của Hội.

    Trà trận của Hội Kha lão chủ yếu là trận “Tứ bình bát ổn”, trận Nhất long, Song long, trận đào viên, trận long cung, trận sinh khắc, trận Mai hoa, trận Bảo kiếm, trận Lương Sơn…

    Trà trận của Thiên Địa hội (Hội những người có tư tưởng phản Thanh phục Minh nổi tiếng) còn phức tạp hơn. Hình thức thì đa dạng, có trận “trung gian”, trận “Công phá thành Tử Kim”, trận “Tuyệt Thanh”, “Thất tán Thâm Châu”, “Kết nghĩa vườn đào”, Trười trăng che lẫn nhau”, “Mai hoa”, “Ngũ tổ”, “Lục Lang trấn thủ Tam Quan”, “Tám tiên về núi”, “Bảo kiếm long tuyền”, “Hợp quân diệt Thanh”…


    Trận ‘Anh hùng bát sách”
    Như vậy, trà trận đều dùng các vật như khay, bình, chén… tổ hợp lại những hình trận theo những loại định chế của từng bang hội, từ đó cấu tạo nên loại hình mật ngữ (lời bí mật), ám hiệu mà không cần phải nói ra. Thành viên trong các bang hội đi lại trong giang hồ chỉ cần nhận biết những ám hiệu bí mật trên tường, vật treo trước cửa nhà, hình vẽ trên đường (lộ phù) để nhận biết đồng môn. Sau đó giao tiếp bằng trà trận để thể hiện những yêu cầu của mình hoặc thông báo của bang hội và nhận lại sự đáp lễ của chủ nhà.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Thương Châu - Nơi đày ải các cao thủ hay cái nôi của võ thuật giang hồ

    Dân Việt - Khi các cao thủ bị đày ải đến đây mang theo nhiều loại hình võ thuật bí truyền, cộng với các hiệp khách, hảo hán bị chính quyền truy nã, các võ sư bất đắc chí cũng đến “vùng đất tự do” này ẩn thân nên cũng mang đến cho nhân dân Thương Châu không ít võ nghệ.

    Tại sao Thương Châu có cao thủ võ lâm đời đời nối tiếp nhau, phong trào thượng võ của nhân dân luôn phát triển, không hề suy giảm và được võ lâm giang hồ coi là “cái nôi của võ thuật?”.

    Thương Châu (tỉnh Hà Bắc) nổi tiếng trong, ngoài Trung Hoa là “cái nôi của võ thuật” hay “quê hương của võ thuật”. Trong làng võ, nói đến Thương Châu là nói chung, bởi phạm vi của nó không chỉ ở Thương Châu ngày nay mà bao quát cả một vùng đất đai rộng lớn trước đây.

    Điều này xuất phát từ câu nói trong dân gian “nhà nghèo mạt dưới đáy”. Thương Châu bao gồm Thương Huyện, Hoàng Hoa, Mạnh Thôn, Diêm Sơn, Thanh Huyện, xưa gọi là “Thương Châu xa lắc”.

    Theo “Thương Huyện chí” ghi lại, xưa kia nơi đây “Hạn hán liên miên, sâu rầy liền liền”, là vùng đất có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Giống như một bài vè trong dân gian đã nói, đây cũng là nơi “hạn bắt châu chấu, lụt đi vồ ếch, không lụt không hạn thì đi lấy sẹo”.

    Quan phủ, nha môn áp bức, cường hào bóc lột, đè nén đến nỗi trăm họ nơi đây không thể không luyện võ để tự vệ, phản kháng khiến Thương Châu đã được gọi là “Tiểu Lương Sơn Bạc”. Đời Hán có Cung Toại trấn quận Bột Hải (tiền thân của Thương Châu) từng phải ra cáo thị yêu cầu nhân dân: “Bán kiếm mua trâu”, bỏ võ làm nông nghiệp.

    Qua đó có thể thấy từ hơn hai nghìn năm trước ở thời Tần, Hán nhân dân Thương Châu đã có phong trào luyện võ. Đến thời cận cổ đời Liêu, Kim thì Thương Châu là vùng đất mà quan binh luôn tranh giành nhau, chiến tranh liên tục xảy ra.

    Loạn lạc liên miên, quê hương tan nát, nhưng đối với nhân dân Thương Châu, loạn lạc lại là môi trường rèn luyện võ thuật để bảo vệ chính mình, gia đình và cộng đồng. Chính vì vậy trong thời gian hàng trăm năm, trường luyện võ thuật được mở khắp nơi khắp chốn ở vùng này, từ phố thị tới nông thôn.

    Người người luyện võ, khắp nơi tập võ sau thời gian dài đã hình thành nên tính cách và phong tục tập quán của con người nơi đây. Họ rất mực tôn thầy, trọng nghĩa khí, sùng bái hiệp thượng võ, sống quân tử khoáng đạt, phản kháng lại chính quyền hà hiếp, áp bức.





    Báo tử đầu Lâm Xung- một cao thủ trong Thuỷ Hử truyện từng bị đày đến Thương Châu. (Ảnh trong phim, nguồn wikipedia)

    Nhưng một yếu tố giúp cho Thương Châu được gọi là “cái nôi của võ thuật giang hồ” lại không liên quan đến con người: Khí hậu.

    Như đã nói, vùng này với địa hình hoang vu, hiểm trở, sơn lam chướng khí, khí hậu quanh năm khắc nghiệt, hạn hán, mưa lụt, mùa đông băng tuyết lạnh lẽo, dã thú nhiều vô kể… khiến cuộc sống của người dân rất khổ sở.

    Vì có khí hậu và thổ nhưỡng như vậy nên Thương Châu trở thành nơi cầm tù của quan binh các triều đại. Những người cầm tù bị đày đến đây hầu hết là mang trọng án như cướp của, giết người… và xác định đến đây thì coi như không thấy ngày về, cầm chắc cái chết. Bởi không chết do cai ngục, quan binh hành hạ thì cũng phải bỏ xác do khí hậu khắc nghiệt của vùng này.


    Trong các tác phẩm văn học cổ Trung Hoa cũng đã nhắc rất nhiều về vùng đất này. Nhưng có lẽ nhân vật nổi tiếng nhất bị lưu đày đến đây là Lâm Xung trong Thuỷ Hử truyện- một Tổng Giáo đầu nổi danh về thương thuật, bát xà mâu của 80 vạn cấm vệ quân Đông Kinh- đã bị Thái sư Cao Cầu bày mưu hãm hại đầy đi Thương Châu.

    Tác giả Thi Nại Am đã mô tả sự vất vả trên đường đi, địa hình hiểm trở tới nơi này của Lâm Xung, sự quan tâm chăm sóc, gửi gắm của bạn hữu, huynh đệ võ lâm giang hồ bất kể thân sơ, chỉ cần nghe danh Lâm Xung mà ân cần đối đãi …

    Những tình tiết đó đủ cho thấy là trong thực tế, nơi đây có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt cũng như qua đó giúp bạn đọc thấy giới võ lâm giang hồ thời đó trọng nghĩa khinh tài như thế nào. Ngoài Lâm Xung, cũng không ít cao thủ trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc bị chính quyền đày ải tới đây.

    Khi các cao thủ bị đày ải đến đây mang theo nhiều loại hình võ thuật bí truyền, cộng với các hiệp khách, hảo hán bị chính quyền truy nã, các võ sư bất đắc chí cũng đến “vùng đất tự do” này ẩn thân, tìm thầy kiếm bạn võ nên cũng mang đến cho nhân dân Thương Châu không ít võ nghệ. Như “Sấm vương đao” còn gọi là “Năm mươi ba đao” nổi danh được một bộ tướng của Sấm vương Lý Tự Thành cuối đời Minh về ẩn thân truyền dạy.

    Với tính chất như vậy nên người ta đã ví Thương Châu như là “Tiểu Lương Sơn Bạc”, trở thành nơi hội tụ của các cao thủ, hào kiệt, hảo hán giang hồ. Và lẽ đương nhiên đây là nơi hội tụ tinh anh võ thuật của khắp đất nước Trung Hoa.

    Trải qua tới hơn 2.000 năm phát triển nên các môn phái ở Thương Châu lưu truyền rất nhiều. Hiện có các phái: Lục Hợp quyền, Yến Thanh quyền (lấy tên một đầu lĩnh trong Thuỷ Hử), Thông Bối quyền, Bát cực quyền, Hoa quyền, Minh đường, Sa cước, Đàn thoái, Bát quái chưởng, Hồng quyền, Đường lang quyền, Phiên tử, Nhị lang… cộng lại khoảng gần ba mươi loại quyền. Ngoài ra còn có các loại binh khí bên ngoài ít thấy như tượng miêu đao, tỵ đao, phong ma côn, côn ngô kiếm…


    Thời cận đại, giới võ thuật Thương Châu có truyền thống chống ngoại bang, giữ khí phách dân tộc. Các võ sĩ khắp nơi tới Trung Hoa biểu diễn hay lập lôi đài thách đấu đều bị các cao thủ Thương Châu đánh bại.

    Năm Khang Hy thứ 15 (1678) có hai đại lực sĩ Nga tới bắc kinh lập lôi đài, rất nhiều quyền sư đánh không lại họ. Vừa lúc đó có quyền sưThương Châu là Đinh phát Tường tới kinh đô, nghe tin vội đến lôi đài, ngay lập tức đánh chết một người, doạ chết một người. Vua Khang Hy nghe chuyện triệu gặp Đinh Phát Tường ban thưởng, các vương công đại thần cũng đua nhau khen tặng thơ từ, biển hiệu.

    Cuối đời Thanh có một lực sĩ người Nga đeo huy chương vàng vô địch 6 nước tới Bắc Kinh lập lôi đài, ngỏ lời nếu có người nào thắng được thì sẽ trao lại cả 6 huy chương. Quyền sư nổi tiếng Thương Châu là Chương Chiếm Khôi lên đài đánh liền mấy hiệp đều thắng, thu hết cả 6 huy chương. Nhân dân Bắc Kinh, Thiên Tân không ai không khen ngượi ki nhắc đến Chương Chiếm Khôi.

    Thời cận đại có “Sức thần ngàn cân” Vương Tử Bình- đại cao thủ đất Thương Châu liên tiếp đánh bại các đại lực sĩ Anh, Nga, Nhật, Mỹ, Pháp… mà sử sách đã ghi lại. Năm 1923, đại danh hoạ Tề Bạch Thạch từng đề tặng Vương câu đối mừng: “Núi Nam bắt mãnh hổ, đầm sâu đuổi trường xà”.

    Trở lại Thương Châu thời trước, có một giai thoại làm nên câu nói bất hủ tồn tại gần bốn trăm năm nay đủ để nói nên uy tín của “cái nôi võ thuật” Trung Hoa: “Tiêu không hét Thương Châu”. Ý nói qua Thương Châu có nhiều cao thủ giỏi nên các Tiêu sư áp tải không dám hô danh hiệu Tiêu cục của mình.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Võ công thật của Hoắc Nguyên Giáp còn “bá đạo” hơn trong phim?

    Thiên Hà | 18/09/2015 20:43











    Võ công thật của Hoắc Nguyên Giáp còn “bá đạo” hơn trong phim?
    (ảnh minh họa)Hoắc Nguyên Giáp là một nhân vật quen thuộc trên phim ảnh. Nhưng ngoài đời thực, liệu võ công của ông có đạt đến độ "xuất thần nhập hóa"?



    Tuyệt kỹ Mê tung quyền huyền thoại


    Hoắc Nguyên Giáp (1868-1910) là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa.
    Nhắc tới võ công của ông, người ta sẽ nghĩ ngay tới tuyệt kỹ Mê tung quyền, là sự kết hợp hoàn hảo những đỉnh cao công phu của võ Thiếu Lâm và Võ Đang phái.
    “Mê” có nghĩa là “biến ảo”, “tung” nghĩa là dấu vết hoặc dấu chân, nên Mê tung quyền có thể tạm hiểu là “những bước chân kỳ ảo”.
    Theo một số tài liệu, tuyệt kỹ này được ra đời từ thời nhà Tống (tương truyền do nhân vật Yến Thanh trong tác phẩm Thủy Hử sáng lập).



    Chân dung Hoắc Nguyên Giáp.


    Đặc điểm của Mê tung quyền là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật, rất nhàn nhã, trọng công phu trọng khéo léo, đủ cả cương nhu.
    Về thủ pháp thì chủ yếu là móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép, chú trọng kỹ pháp cầm nã.
    Về thoái pháp (bộ pháp: tấn pháp - cước pháp) chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất cả đến khều âm cước xé giữa hai chân, liên hoàn dậm, tránh chân (đóa tử cước) biểu thị yêu cầu tập trung vào một điểm mà đề cập tới cả tám phương.


    Môn quyền này về cơ bản được tích hợp giữa phong cách của các loại quyền thuật Bắc Thiếu Lâm pha trộn với phong cách quyền thuật của Đạo gia như Nội gia quyền và Bát Quái chưởng.
    Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp thì lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thâu, móc) làm chính.


    Mê tung quyền rất coi trọng đòn chân. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực sự thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra (đòn) lúc không để ý.
    Mê tung quyền tuy nghiêm ngặt về kỹ thuật mà vẫn chuyên chú tính uyển chuyển của Bắc Thiếu Lâm và phong thái tiêu diêu nhàn nhã của Đạo gia.


    Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, cha của Hoắc Nguyên Giáp là võ sư danh tiếng Hoắc Ân Đệ chính là người từng truyền dạy Mê tung quyền.
    Nhưng mỗi khi nhắc tới tuyệt kỹ đỉnh cao này thì người ta lại nhắc tới Hoắc Nguyên Giáp chứ không phải là cha của ông. Tại sao lại như vậy?


    Bởi đơn giản, Hoắc Nguyên Giáp chính là người đã đưa Mê tung quyền lên tới đỉnh cao kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật, biến nó trở thành thứ vũ khí vô cùng lợi hại để đánh bại rất nhiều cao thủ trong nước và nước ngoài để làm rạng danh võ thuật Trung Hoa.


    Sau khi Hoắc Nguyên Giáp qua đời thì các thế hệ hậu bối cũng không ai vượt qua được ông trong việc vận dụng thứ võ công tuyệt đỉnh này.
    Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, trong bộ phim Hoắc Nguyên Giáp do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai chính, mặc dù diễn viên này đã thi triển những màn võ công rất đẹp mắt nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để diễn tả hết tinh hoa của Mê tung quyền.


    Lén luyện võ 12 năm mà không ai hay biết


    Hoắc Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nổi danh võ thuật. Cha ông là Hoắc Ân Đệ kế thừa “Mê tung quyền” gia truyền của tổ tiên, rất giỏi võ nghệ.
    Dù nghề nông là kế sinh nhai chính của gia đình, nhưng Hoắc Ân Đệ với bản lĩnh võ thuật của mình vẫn thi thoảng nhận bảo tiêu những chuyến hàng buôn của khách từ Hà Bắc đến Mãn Châu.
    Khi Nguyên Giáp còn nhỏ, bản tính hiền lành, thân thể gầy yếu, bình thường luôn bị bọn trẻ trong xóm coi thường.


    Cho rằng ông tính tình nhu nhược, thể chất kém, thường bị bệnh hen suyễn mãn tính và sốt vàng da nên phụ thân thường hạn chế ông tập luyện võ thuật.
    Nhưng bản tính đam mê võ thuật, Nguyên Giáp vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể tạng bệnh tật đau yếu.
    Mỗi khi cha và các sư huynh luyện quyền, ông vẫn lén lút trèo tường, ẩn nấp quan sát tỷ mỉ và ghi nhớ từng chiêu từng thức. Sau đó lại lén ra vườn táo sau nhà luyện tập lại.
    Cứ âm thầm khổ luyện như vậy suốt 12 năm, Nguyên Giáp đã đạt trình độ võ công rất cao nhưng gia đình không một ai hay biết.



    Tượng Hoắc Nguyên Giáp ở bảo tàng.


    Cho tới một ngày, có một danh sư họ Đỗ đến nhà họ Hoắc xin thỉnh giáo Mê tung quyền.
    Hoắc Ân Đệ sai người anh Nguyên Giáp là Nguyên Khanh đấu với khách, nhưng chỉ sau một hiệp đã bị đả thương rớt đài.
    Lập tức, Nguyên Giáp xin cha cho đấu thử. Khi cha còn đang nghi hoặc nhìn ông thì Nguyên Giáp đã bay vọt lên sàn đấu.


    Thấy trước mặt mình là một thanh niên mảnh khảnh, người khách thầm cười, ý coi thường. Lâm trận, ông vô cùng bất ngờ với những đòn quyền cước mau lẹ đến mờ ảo, kình lực phát ra vô cùng mạnh mẽ.
    Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, lộn một vòng. Vị khách chưa kịp định thần đã thấy người ông lộn xuống, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng, ngưòi kia lấy sức bò dậy, chấp nhận xin thua.


    Chứng kiến màn tỉ thí, Hoắc Ân Đệ và những người có mặt đã vô cùng ngỡ ngàng. Tới lúc đó, Nguyên Giáp mới kể lại chuyện 12 năm tự khổ công rèn luyện Mê tung quyền ngoài vườn táo khiến cha và sư huynh vô cùng kinh ngạc và thán phục.


    Từ đó, Hoắc Ân Đệ mới đem hết sở học gia truyền để truyền dạy cho con. Dù vậy, nhưng Nguyên Giáp còn nghiên cứu thêm thuật thổ nạp khí công, học hỏi những chỗ mạnh của các danh sư võ thuật khắp nơi.
    Về sau này, công phu của ông đạt đến ngưỡng tuyệt đỉnh, “đánh khẽ vào thì thân thể nhũn như bông”, nếu đánh mạnh thì “thân thể rắn như sắt”.
    Danh tiếng của Nguyên Giáp ngày càng vang xa khi ông đả bại toàn bộ các võ sư khắp nơi đến tỉ thí khi còn rất trẻ.

    Những trận chiến chấn động giang hồ và cái chết bí ẩn

    Cũng như cha mình, Hoắc cũng bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng.
    Thời gian sau đó, Nguyên Giáp cũng mở võ đường và có rất nhiều võ sĩ từ khắp nơi đã đến để thách đấu.
    Tuy nhiên không một đối thủ nào có thể chịu đựng được nổi những pha ra đòn quá nhanh và biến ảo của Hoắc.


    Thậm chí có những lần Nguyên Giáp còn “chấp” cả hàng chục võ sĩ bước lên võ đài thi đấu, tuy nhiên tất cả đều lần lượt phải gục ngã trong sự thán phục.
    Trong một thời gian ngắn, Hoắc Nguyên Giáp trở thành võ sĩ không có đối thủ, được mọi người gọi là "Đệ nhất Thiên Tân".


    Trong những năm cuối thế kỷ 19, thành phố Thiên Tân thời đó đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới.
    Các võ sĩ phương Tây, Nhật Bản cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và đa số giành chiến thắng.


    Một lần, Nguyên Giáp nghe nói có một người Nga là Solineron tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”, đã giương bốn chữ "Đông Á bệnh phu" (Người bệnh Đông Á) nhằm chế nhạo các võ sĩ cũng như người Hoa.
    Ông rất phẫn nộ, đi thẳng tới võ đài xin được giao đấu. Trước một con người nhỏ bé, võ sĩ phương Tây vốn to lớn hơn rất nhiều đã tỏ ra rất chủ quan.



    Hoắc Nguyên Giáp thi triển công phu.


    Nhưng Nguyên Giáp đã làm cho đối thủ và rất đông khán giả phải bất ngờ.
    Sau khi bị đối phương cậy sức dồn ép với không ít cú đấm và bị quật ngã xuống sàn, Nguyên Giáp lấy hết sức mình tung một đòn cước Mê tung hiểm hóc, đá văng đối thủ to lớn bay ra khỏi sàn đấu.
    Sau đó, võ sĩ phương Tây cố gắng gượng dậy để… giơ đôi tay của Nguyên Giáp lên cao, tuyên bố chiến thắng thuộc về đối thủ.


    Vào năm 1909, có võ sĩ người Anh tên Aopian tới Thượng Hải, kiêu căng đăng tin trên báo muốn thách đấu võ với người Hoa, Nguyên Giáp lại phải ra mặt.
    Nghe đến tên ông, Aopian đã ngấm ngầm muốn bỏ cuộc, nên cuộc đàm phán đã kéo dài cả tháng sau hàng chục lần thay đổi phương thức giao đấu.


    Cuối cùng, địa điểm cuộc đấu võ được cũng được chốt, nhưng đến ngày thi đấu thì Aopian đã bí mật rời Thượng Hải.
    Hàng ngàn người đến xem “đả lôi đài” đã rất tức giận. Nhưng sau đó, họ được hả hê, mãn nhãn khi chứng kiến thầy trò Hoắc Nguyên Giáp biến cuộc đấu bất thành sang một buổi biểu diễn võ thuật.
    Sau khi khiến các võ sĩ phương Tây khiếp sợ, Hoắc Nguyên Giáp còn đánh bại thêm nhiều cao thủ đến từ Nhật Bản nữa.


    Năm 1909, ông liên kết với một số võ sư người Hoa thành lập Hội Võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn) nhằm quảng bá võ thuật và được thanh thiếu niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng.
    Nhưng chỉ 1 năm sau (1910), Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời tại một bệnh viện tại Thượng Hải. Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chết của ông (do bệnh tật hay bị ám sát…) vẫn còn là một dấu hỏi.


    Sau khi ông mất, Tinh Võ Thể Dục Hội vẫn tiếp tục phát triển một cách rộng rãi và trở thành cơ sở đầu tiên trong lịch sử võ thuật Trung Hoa phổ biến võ thuật tới đại chúng, không chỉ phát triển trong nước mà còn lan sang khắp khu vực.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. truyện kỳ bí :Chuyện khu tôi sống
    By Z bí ẩn in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 01-07-2013, 11:29 AM
  2. truyện ma có thật cực hay:Chuyển Mộ
    By trannhung1506 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 17
    Bài mới gởi: 04-11-2012, 03:02 AM
  3. Truyện ma hay - Một câu chuyện buồn
    By nspro in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 12-10-2012, 09:54 PM
  4. Kể chuyện gặp ma (truyện thật 100%)
    By downphim in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 35
    Bài mới gởi: 01-09-2011, 04:42 PM
  5. Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 19-06-2010, 09:59 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •