kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Ai là “cha đẻ” của bức “quái thú” ngô nghê trước lăng Ngô Quyền?

  1. #1

    Mặc định Ai là “cha đẻ” của bức “quái thú” ngô nghê trước lăng Ngô Quyền?

    (ĐSPL) - Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) lại nóng lên vì những bất đồng liên quan đến việc trùng tu, tôn tạo lăng Ngô Quyền, trong đó có việc xây bức bình phong mới chắn ngay lối vào.
    Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng, bức bình phong có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tâm linh bởi vị trí dựng không thích hợp, lại tạo hình một con thú dữ tợn, thiếu thẩm mỹ.
    Thế nhưng, một điều vô cùng bất ngờ là chính PGS. TS Trần Lâm Biền - một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hàng đầu Việt Nam đã tư vấn đặt tấm bình phong tại đây. Thế nhưng, chuyên gia này khẳng định: "Rất nhiều trường hợp chúng tôi tư vấn một đằng thì thi công làm theo một nẻo...".
    Ai là “cha đẻ” của bức “quái thú” ngô nghê trước lăng Ngô Quyền? - Ảnh 1

    Bức bình phong "quái thú" đặt chắn lăng Ngô Quyền.
    Hổ không ra hổ, rồng chẳng giống rồng
    Đó là nhận định của một người dân Đường Lâm khi nói về họa tiết trên bức bình phong nói trên. Theo lời người này, việc tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền đã được tiến hành từ cách đây nhiều tháng. Thế nhưng, trong quá trình thi công đã có những chi tiết bị sai so với thiết kế ban đầu và không phù hợp với văn hoá lịch sử. Ban đầu, bức bình phong đặt cách lăng khoảng 1,5m. Sau đó, có lẽ thấy không hợp lý, đơn vị thi công đã dịch chuyển ra xa hơn, cách lăng chừng 3m, nhưng vẫn chắn ngay trước mặt.
    Người dân nơi đây cũng cho rằng, việc xây bức bình phong trên là không cần thiết, bởi lẽ phía trước lăng Ngô Quyền đã có dãy bình phong tự nhiên chính là dãy đồi án ngữ trước lăng. "Trước mộ một vị vua đặc biệt của dân tộc mà đặt bức bình phong xây bằng xi măng với hình hổ không ra hổ, rồng chẳng giống rồng thì không chấp nhận được. Theo tôi, đã quyết làm thì nên làm sao cho đẹp, cho hợp lý chứ làm như vậy không ổn chút nào. Sai phải sửa để đời đời sau con cháu không chê cười mình", cụ từ làm nhiệm vụ trông coi đền thờ Ngô Quyền nói.
    Cũng theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, ngoài bức bình phong "quái thú" còn không ít điểm trong thiết kế khiến người dân nơi đây "chướng tai gai mắt". Việc xây rãnh thoát nước ngay sau lăng được cho là điều tối kỵ. Không những thế, một công trình được coi là nhà ở cho thủ từ (người trông coi lăng) lại cao hơn hậu cung. Liên tiếp những thiết kế được cho là tối kỵ nhưng chẳng hiểu vì sao các đơn vị liên quan vẫn "mắt nhắm mắt mở" cho thi công?
    Trước những "xâm phạm" đang làm xấu đi nét cổ kính, rêu phong của lăng Ngô Quyền, người dân Đường Lâm nói chung, đặc biệt là con cháu dòng họ Ngô đã kiên quyết đề nghị tạm dừng thi công, đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại cách thức tiến hành tu bổ, tôn tạo công trình của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm.
    Đến "tác giả" cũng phải "choáng"
    Một điều bất ngờ, theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, "cha đẻ" của ý tưởng dựng bình phong trước lăng Ngô Quyền chính là PGS. TS Trần Lâm Biền - một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đầy uy tín. Thế nhưng, đến ông cũng phải "choáng" khi xem những hình ảnh này. "Tôi rất buồn vì không được xem thiết kế trước", PGS. Biền nói.
    Theo lời chuyên gia này, ông không đồng ý với bức bình phong nói trên. Bởi lẽ những gì thể hiện trên đó rất xấu xí, tùy tiện và không theo tiêu chuẩn nào. PGS Biền kể: "Khi tôi biết có dự án tôn tạo lăng Ngô Quyền, trong một cuộc họp tôi đã nêu ý kiến nên xây dựng một bức bình phong. Thế nhưng, đó chỉ là tư vấn của tôi, còn việc những người có trách nhiệm nghe hay không là quyền của họ. Tôi cho rằng việc xây bình phong là cần thiết, để ngăn chặn khí độc và quỷ dữ, chứ không nên để lăng chơ vơ, trống trải".
    Tuy nhiên, sau đó thì việc xây ở đâu, xây như thế nào bản thân ông cũng không biết. "Chẳng ai hỏi gì tôi cũng như xin ý kiến các nhà chuyên môn. Từ khi góp ý kiến đến nay, tôi cũng chưa có dịp quay lại. Đến nay tôi mới biết họ đã xây bức bình phong", PGS. Biền nói. "Nếu như họ nghe theo ý kiến tôi và tôn trọng đức Ngô Quyền thì cần phải hỏi ý kiến chuyên gia. Những người có chuyên môn sẽ về tận nơi xem xét, tham khảo ý kiến nhân dân để đưa ra phương án. Đằng này, họ gọi một nhóm thợ đến rồi cứ làm bừa đi, khiến người dân bức xúc. Hơn nữa, bức bình phong thường đặt ngoài cửa, cũng cần phải chọn mẫu đẹp và phù hợp, chứ ai lại làm mẫu xấu quá như thế?", PGS. Trần Lâm Biền thắc mắc.
    Cũng theo phân tích của chuyên gia này, con hổ là thần linh cai quản mặt đất, có khả năng trừ tà sát quỷ nên hình tượng hổ ở mặt trước bức bình phong là cần thiết. "Thế nhưng, hình tượng và cách thể hiện ra sao cũng phải theo quy luật, tiêu chuẩn mới có giá trị chứ không phải cứ trang trí bừa thành ra một "quái thú" với dáng vẻ "báo lai chó sói" như vậy. Nếu là "báo lai chó sói" thì cũng là quỷ chứ không phải thần linh mà có thể đặt vào tấm bình phong ở lăng đức Ngô Quyền. Theo tôi, việc bổ sung thêm thắt các hạng mục là việc làm thường thấy ở đời sau đối với các di tích đời trước. Tuy nhiên, sẽ rất đáng tiếc và đáng trách nếu như sự việc được tiến hành một cách tùy tiện", ông Biền nhấn mạnh.
    Mới được 1/6 chặng đường đã bị... phản ứng?!
    Công trình tu bổ đền thờ và lăng Ngô Quyền có tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, trong đó vốn công đức từ dòng họ Ngô ở Việt Nam là 10 tỷ đồng, phần còn lại thuộc vốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hội hóa. Dự án do Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng (ĐH Kiến trúc Hà Nội) lập báo cáo kỹ thuật và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (bộ Xây dựng) thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.
    Được biết, thiết kế quy hoạch lăng, bức bình phong đã được sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, cục Di sản văn hoá thông qua. Thời gian tu bổ, tôn tạo kéo dài trong 3 năm, đến thời điểm hiện tại việc triển khai dự án đã bước sang tháng thứ 6 thì vấp phải sự "phản ứng" của người dân.
    Anh Văn
    Còn đây là lời ông Trần Lâm Biền ba hôm trước :
    "Bức bình phong đặt sai vị trí, bố cục, mảng trảm vì thế trông rất xấu xí nên phải dỡ bỏ làm lại", GS. Trần Lâm Biền, tư vấn thiết kế trùng tu lăng vua Ngô Quyền, nói.
    Trưa 7/3, trao đổi với phóng viên, ông Tạ Tiến Doãn (45 tuổi), người quét dọn lăng vua Ngô Quyền cho biết, sáng cùng ngày, quái thú trên bức bình phong gây tranh cãi nhiều ngày nay trước lăng vua Ngô Quyền (Hà Nội) đã bị đập bỏ.
    Trước đó, người dân thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bức xúc với hình ảnh quái thú (theo thiết kế là con hổ) trước lăng vua Ngô Quyền. Họ cho rằng đây là hình ảnh rất phản cảm.
    Ông Dương Hữu Số, thủ từ lăng vua Ngô Quyền, cho biết: “Cách đây vài tháng, công nhân tới thi công theo công trình trùng tu di tích lăng vua Ngô Quyền. Nhưng khi làm xong bức bình phong, tôi thấy có con vật kỳ lạ xuất hiện”. Rất nhiều du khách tới tham quan dịp lễ Tết nguyên đán, rằm tháng giêng vừa qua không hài lòng và bức xúc với hình ảnh “quái thú” này.
    "Quái thú" ngoài lăng vua Ngô Quyền đã bị đập bỏ - Ảnh 1
    Ông Dương Hữu Số, thủ từ lăng vua Ngô Quyền rất bất bình về việc đơn vị thi công tự ý dựng bức bình phong hình quái thú và thay đổi màu sắc hình rồng trên lăng.
    Ngoài việc dựng bức bình phong với con vật lạ, phần mộ vua Ngô Quyền cũng bị đơn vị thi công tự tiện sửa. Cụ thể, hai con rồng trên mộ vua đã bị sơn lại với màu sắc sặc sỡ, không còn giữ nét cổ xưa.
    “Tôi đã nói rất nhiều lần rằng không ai được tự tiện sửa chữa phần mộ của ngài nhưng đơn vị thi công vẫn tự ý làm. Phần hệ thống rãnh thoát nước đã làm chắn ngang phía sau lăng cũng không phù hợp", ông Số nói.
    "Quái thú" ngoài lăng vua Ngô Quyền đã bị đập bỏ - Ảnh 2
    Hình rồng trên lăng mộ vua Ngô Quyền sau khi bị thay đổi màu sắc.
    Ông Nguyễn Văn Thành – Phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm, nói: “Công trình trùng thu di tích lăng vua Ngô Quyền do Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế là Văn phòng tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ xây dựng – Trường Đại học Kiến trúc, đơn vị thi công là Công ty xây dựng Phương Anh tiến hành xây dựng từ tháng 8/2013, tiến độ 500 ngày.”
    Trao đổi với PV, GS. Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, người tư vấn thiết kế công trình trùng tu di tích lăng vua Ngô Quyền cho biết: “Công trình trùng tu di tích lăng vua Ngô Quyền đã được các cơ quan chức năng thông qua và là kết quả của nhiều lần họp người dân Đường Lâm. Tuy nhiên, đơn vị thi công lại không hỏi lại vị trí dựng bức bình phong, hoa văn và cách xây như thế nào, Vì thế đã xảy ra sự việc bức bình phong trở nên xấu xí gây xôn xao dư luận”.
    "Quái thú" ngoài lăng vua Ngô Quyền đã bị đập bỏ - Ảnh 3
    Ông Tạ Tiến Doãn (45 tuổi), người quét dọn lăng chỉ hình con vật giống quái thú trên bức bình phong.
    Ông Biền phân tích, bức bình phong ở lăng vua Ngô Quyền có ba điểm sai. Thứ nhất, vị trí đặt bình phong là sai. Cần phải định vị nơi đặt bình phong theo sự tích của mảnh đất đó. Đặt bình phong chắn giữa lăng khiến du khách thập phương tới khó dâng hương làm lễ gây mất mỹ quan. Theo ý kiến vị giáo sư, vị trí đặt bình phong đẹp nhất là dưới chân cột cờ phía trước lăng.
    Thứ hai, bố cục của bức bình phong không hợp. Mặt trước đáng lẽ ra là một ông hổ phục có vằn nằm hướng mặt, hướng đuôi ra phía trước. Ông hổ là thần linh cai quản trên mặt đất có ý nghĩa trừ tà, trừ quỷ dữ. Trong khi đó, đơn vị thi công lại dựng một con vật nửa báo, nửa sói với sắc thái, móng vuốt hung dữ, đuôi hướng vào trong lăng rất phản cảm. Mặt phía sau bình phong phải cho đắp hình ảnh tứ linh, long cuốn thủy hoặc cá chép vượt vũ môn có ý nghĩa bày tỏ khát vọng cho hậu thế.
    Thứ ba, mảng trảm, sắc thái của con vật trong bức bình phong rất phản cảm.
    Theo ý kiến của GS. Trần Lâm Biền, cần sửa lại bức bình phong sao cho hợp lý phong thủy, sự tích mảnh đất nơi có lăng vua Ngô Quyền. Có thể di chuyển hoặc dỡ bỏ bức bình phong mang hình quái thú đi.
    Theo Zing
    http://www.doisongphapluat.com/xa-ho...bo-a24562.html
    Ông PGS-TS Trần Lâm Biền, hôm trước bảo do thi công "đơn vị thi công lại không hỏi lại vị trí dựng bức bình phong, hoa văn và cách xây như thế nào", hốm sau thì nói ""Chẳng ai hỏi gì tôi cũng như xin ý kiến các nhà chuyên môn. Từ khi góp ý kiến đến nay, tôi cũng chưa có dịp quay lại. Đến nay tôi mới biết họ đã xây bức bình phong". Quả là làm cho người đọc như chúng tôi bối rối. Xây dựng là theo bản vẽ kỹ thuật của công trình, mà cái loại bản vẽ của công trình dạng này được bao nhiêu ban bệ duyệt ? Khi thi công còn có giám sát của chủ đầu tư, giám sát của tư vấn, giám sát của thiết kế...Thế mà nghe trả lời cứ như "bịt mắt bắt dê". Nghe ông Trần Lâm Biền nói dựng bình phong có hình hổ để ngăn Quỷ và Gió Độc, dẫn đến câu hỏi : vì sao phải ngăn quỷ? Hay là Tiền Ngô Vương sợ quỷ nên phải ngăn? Gió độc là cái gì ? Ở đâu ra ?

  2. #2

    Mặc định

    Xem thêm đoạn ghi hình này :
    https://www.youtube.com/watch?v=O1y_...KVNiw3ahrjY9ig

    Có thể thấy được nhiều việc.
    Last edited by vien dung; 17-03-2014 at 05:57 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vien dung Xem Bài Gởi
    "Khi tôi biết có dự án tôn tạo lăng Ngô Quyền, trong một cuộc họp tôi đã nêu ý kiến nên xây dựng một bức bình phong. Thế nhưng, đó chỉ là tư vấn của tôi, còn việc những người có trách nhiệm nghe hay không là quyền của họ. Tôi cho rằng việc xây bình phong là cần thiết, để ngăn chặn khí độc và quỷ dữ, chứ không nên để lăng chơ vơ, trống trải".
    Câu nói vừa thể hiện sự thiếu trách nhiệm, vừa nói lên đầu óc bã đậu về lĩnh vực tâm linh của ông này

  4. #4

    Mặc định

    Nếu bảo ông giáo sư này suốt ngày ngồi một chỗ và nhìn vào bức vách thì ông ý có chịu được không mà lại đưa ra ý tưởng xây một bức bình phong trước mặt lăng vậy.

  5. #5

    Mặc định

    Câu chuyện bình phong trước lăng Tiền Ngô Vương làm ta nhớ lại hòn đá có hình bùa ở đền Hùng. Toàn là chuyên gia đầu ngành cả, với những học vị nghe thấy anh em đã phải tạm lùi lại để "ngước nhìn"! "Cũng cờ cũng biển cũng cân đai.....".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Thủ Lăng Nghiêm-quyển Bảy
    By kieplangthang in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-02-2008, 12:47 PM
  2. Kinh Thủ Lăng Nghiêm- Quyển Sáu
    By kieplangthang in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-02-2008, 12:46 PM
  3. Kinh Thủ Lăng Nghiêm-quyển Bốn
    By kieplangthang in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-02-2008, 12:43 PM
  4. Kinh Thủ Lăng Nghiêm-quyển Ba
    By kieplangthang in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-02-2008, 12:41 PM
  5. Kinh Thủ Lăng Nghiêm-quyển Hai
    By kieplangthang in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-02-2008, 12:40 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •