Tôi xin giới thiệu với các bạn loạt bài viết của Hội Những người ghét bọn phản động. Đây là một bài viết khách quan, sâu sắc.

Tác giả :ADMIN HỘI NNGBPĐ
------------------------------
Kì 1


LỜI NÓI ĐẦU:

Chiến tranh VN luôn là một đề tài bất tận và thường xuyên gây ra những cuộc bút chiến trên mạng. Đối với đại đa số người dân VN thì đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân VN, và nhiều học giả trên TG cũng cho là vậy, tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều, đặc biệt là của những người thuộc chế độ VNCH cho rằng đây là một cuộc nội chiến Bác – Nam, huynh đệ tương tàn.


Để nhận định đúng vấn đề ,trước hết chúng ta cần loại bỏ cảm tính trong việc khảo cứu lịch sử. Chừng nào đầu óc vẫn còn bị lớp sương mù thù hận che phủ thì chừng đó vẫn chưa thể đưa ra những nhận định khách quan về lịch sử.


Trước khi làm rõ vẫn đề nội chiến – kháng chiến, chúng ta phải hiểu định nghĩa của từ ‘nội chiến” (civil war). Từ điển Oxford định nghĩa từ civil war là “a war between groups of people in the same country” – một cuộc chiến giữa những nhóm người khác nhau trong một đất nước. Nếu lập luận rằng vì chiến tranh VN có sự can thiệp của Mỹ nên không thể gọi là nội chiến thì sẽ bị bắt bẻ là tại sao trong cuộc chiến Libia có phương tây can thiệp vào nhưng người ta vẫn gọi nó là nội chiến ,cho nên có thể thấy rõ rằng một cuộc chiến có các thế lực bên ngoài xen vào cũng có thể được xem là nội chiến. Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải xem xét các mâu thuẫn dẫn đến cuộc chiến là mâu thuẫn giữa các thế lực bên trong đất nước hay giữa đất nước với ngoại bang và qui mô, mức độ, thời gian ,tính chất của sự can thiệp từ bên ngoài.


Theo quan điểm của phép biên chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.


Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền để tồn tại của nhau.
Rốt cuộc mâu thuẫn nào đã dẫn đến chiến tranh Việt Nam.
I / Mâu thuẫn giữa sự cảnh giác của Mỹ với nguyện vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc VN :
Đây là mâu thuẫn tiền đề, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy tới chiến tranh Việt Nam.


1/ Những bước can thiệp đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam
Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bảng tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước VNDCCH.
Năm 1946, sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh bắt đầu. Cho đến gần cuối cuộc chiến ,Mỹ vẫn giữ thái độ trung lập. Các quan chức của Mỹ ban đầu ủng hộ Việt Minh và lãnh tụ của phong trào là Hồ Chí Minh, họ cũng phê phán nặng nề nỗ lực của Pháp tái chiếm Việt Nam làm thuộc địa bởi vì Mỹ vốn ít thuộc địa hơn các nước tư bản Châu Âu. Nhưng sau khi phong trào CS ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, trong giới chức Mỹ dấy lên một vấn đề gây lo lắng đó là liệu sau khi thắng Pháp, Việt Minh có trải thảm đỏ cho Liên Xô và Trung Quốc? Cục diện chính trị của cuộc chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến Việt Nam
Vào thời điểm đó, VNDCCH chỉ là một đất nước bé nhỏ , non nớt và số phận của nó không tránh khỏi bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những biến chuyến nhanh chóng, phức tạp của thế giới, giống như con cá nhỏ bị cuốn theo dòng nước xoáy vậy. Tháng 6/ 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Bắc Hàn với sự hậu thuẫn vững chắc của Liên Xô và Trung Quốc tiến đánh Nam Hàn , Mỹ gửi quân can thiệp để bảo vệ đồng minh. Tháng 10/1950, Mỹ trực tiếp đối đầu với các sư đoàn của Trung Quốc. Lúc này, mục tiêu quan trọng nhất của họ là ngăn chặn sự bành trướng Trung Quốc trên mọi mặt trận. Họ ủng hộ Pháp chống lại Việt Minh. Đến năm 1953, sau khi tổng thống Mỹ Dwight.D.Eisehower nhâm chức được một năm, sự hậu thuẫn của Mỹ không đơn thuần chỉ là một vài khấu súng hay những lời tuyên bố ngoại giao trên trường quốc tế nữa mà đã biến thành một dòng lũ vũ khí và tiền bạc
“Đến cuối chiến tranh, 80% chiến phí chủ yếu của Pháp do Mỹ cấp, lên đến 1,5 tỷ USD. (có tài liệu khác cho rằng là hơn 1 tỉ đô) .Cuối chiến tranh, người Mỹ trực tiếp chở khoảng 16 ngàn quân Pháp vào Điện Biên Phủ và hỗ trợ không quân cho quân Pháp. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy. Nhờ điều đó mà người Pháp mới có thể duy trì được cuộc chiến.” [1]. Ngoài ra , Mỹ còn gửi nhiều chuyên gia, cố vấn quân sự để giúp đỡ Pháp.
Vậy, đây là bước can thiệp đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam, ngăn cản dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa thực dân.
[1] Điện Biên Phủ Điểm hẹn lịch sử - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chương 1: Cuộc họp ở Tín Keo
2. Học thuyết Domino
Thuyết domino là một học thuyết chính trị – đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ trong cao trào của Chiến tranh Lạnh và chủ nghĩa chống Cộng. Mục tiêu của nó là ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa CS tại châu Á. Tuy nhiên những người phản đối thì cho rằng đây chỉ là chiêu bài của chủ nghĩa thực dân mới, mục đích thực sự là kiếm lợi cho các tập đoàn Tư bản Mỹ.[2]
[2] http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuyết_Domino
7/4 /1954 Tổng thống Mỹ Eisehower đã nói:


“Cuối cùng thì các anh cũng đã quan tâm đến cái mà ta hay gọi là “nguyên lí Domino”. Xếp 1 hàng gồm các quân cờ Domino, xô đẩy cái thứ 1, và chuyện gì xảy ra với cái cuối cùng sẽ đến rất nhanh. Vậy là các anh đã có khúc dạo đầu của một màn sụp đổ mà ảnh hưởng của nó rất sâu sắc”
“Finally, you have broader considerations that might follow what you would call the "falling domino" principle. You have a row of dominoes set up, you knock over the first one, and what will happen to the last one is the certainty that it will go over very quickly. So you could have a beginning of a disintegration that would have the most profound influences.”[3]


[3] http://en.wikipedia.org/wiki/Domino_theory


Cũng trong năm 1954, sau khi Việt Minh chiến thắng oanh liệt Pháp trong trận tử chiến Điện Biên Phủ, đem lại độc lập cho ba nước CS ở Đông Dương là VNDCCH, Lào và Campuchia. Mỹ tỏ ra quan ngại sâu sắc về viễn cảnh một dãy các quân cờ Domino đổ rạp theo dây chuyền. Tổng thống Mỹ Eisehower là người đầu tiên nói lên điều đó với báo chí. Ông cho rằng nếu CS kiểm soát phần còn lại của Đông Dương thì phong trào CS ở các nước Đông Nam Á sẽ được hỗ trợ nhân lực , tiền bạc, vũ khí chiếm lĩnh Burma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…
Điều đó sẽ đem đến cho CS những lơi thế về kinh tế và chính trị và khiến cho Nhật Bản, Đài Loan, Phi-lip-pin, Úc, New Zealand trở thành những vùng phòng ngự tiền tuyến trước CS. Việc mất mát những vùng thương mại truyền thống của các nước “tiền tuyến” như Nhật Bản, Đài Loan…sẽ làm cho những nước này thỏa hiệp chính trị với CS.
Vậy nên Mỹ quyết tâm ngăn chặn cái mà Mỹ cho là bước tiến của chủ nghĩa CS ở miền Nam Việt Nam bằng nước cờ được chuẩn bị từ trước , lập nên một tiền đồn chống cộng : Việt Nam Cộng Hòa.