[QUOTE=luckyboy624;505836]
Trích dẫn Nguyên văn bởi xahybitu Xem Bài Gởi

Nhân do chẳng thể sống với chơn tâm nên niệm niệm sanh ra cách biệt. Nếu nói duy tâm sanh vạn pháp, thì cái tâm ưa thích làm thiện, ý muốn phóng sanh, tuy nó chẳng phải là chơn tâm, nhưng nương nhờ nó mà ác nghiệp giảm, trí huệ sanh...ấy thật là siêng lau chùi gương, một khi nghiệp ác giảm, cộng với công phu thì muôn sự điều có thể tỏ.

Huệ Năng là tổ sư minh tâm nên thuyết cái đại lực đại hùng, là tối thượng thừa Phật pháp, ngay đây là phật. Đây chính là lý, thế nhưng chúng ta chẳng phải hàng căn tánh, nếu duy chỉ chấp lý, nói chúng sanh cùng phật không khác, mà bỏ đi sự tu, chẳng làm phước thiện để làm trợ lực thế thì nguy rồi. Đâu phải ai cũng là hằng căn tánh Huệ Năng?

Lý phải trực ngộ duy sự tiệm tu. Nói trực ngộ là do bình thời đã trui rèn mới có thể trực ngộ. chẳng phải không tu mà có thể nói duy tâm tôi là phật, chốn chốn thảy từ bi. Từ bi ở đâu mà có.
Dùng phóng sanh để hướng tâm từ, dùng bố thí để đoạn sang tham,...nếu chuyên tu theo LụC Tổ Bồ Đề bổn vô thụ, tâm thị minh kính đài
thế thì cửa từ bi ông từ đâu mà vào, từ đâu mà tu? Nếu chẳng có minh sư chỉ, thì như người câm diếc chẳng chỗ nương cậy. Lục Tổ duy tâm thường sanh trí huệ, mà vẫn phải vào chốn thiềm lâm, nghe sự khai thị của Ngũ Tổ. Việc kia há Lục Tổ không biết ngay tâm là Phật, cần gì phải có minh sư? Đây cũng là lý thì trực ngộ sự phải tiệm tu. Tu hành là dung hòa sự lý.

Nếu bám chấp vào trực ngộ, cho là vào chùa phóng sanh là trái, há đây không phải là tâm phân biệt. Cái phóng sanh kia là phân biệt, thế thì bỏ cái kia chấp cái này, há lại chẳng phải là một sự phân biệt khác ư?

Phật vốn là tâm, thế thì cái tâm nào là tâm của phật? chúng ta không hiểu cho việc làm thấy trái là chấp chước, thế nhưng nếu không chấp chước há lại là không làm gì hết?

Làm tất cả mà chẳng có tướng nhân ngã chúng sanh thọ giả...ấy chẳng phải độ tất cả chúng sanh mà thật chẳng có chúng sanh được độ hay sao? Trong tự độ ngoài thiện tu, ấy là ngôn hành cử chỉ khế hợp. Nếu duy nói chỉ tu tâm đạo bác bỏ sự tu, thì là ma trong ma, chẳng phải là Phật trong Phật?

Phật nào mà não loạn chúng sanh tâm? cắt đi phước thiện, từ tâm của bản thân ta? chấp sự tu tức là lìa ngọn chấp gốc, nếu duy chỉ chấp cái tâm tu, thì đó là chấp gốc bỏ ngọn. Thảy đồng là ngã chấp khi ấy điều phải quét sạch... Quét đến khi sạch bụi trần cấu tâm chẳng nhiễm ô, thì ngay sự hiển lý, nếu chẳng phải hàng căn tánh, mà duy nghe lý bỏ sự thì khác chi tà ma chấp thân ?

Ở đây cho là phóng sanh là đúng đây là một hình thái chấp chước. Nếu cho chẳng phải, duy phải tu tâm. Thế thì không phải là hình thái chấp khác ư ? do tâm chẳng ngại, nên làm tất cả mà chẳng còn có tướng làm. Chứ chẳng phải bảo không làm mà gọi là chẳng chấp? đừng há lầm lạc.
Khi một hành giả tu thiền một thời gian hoặc học kinh sách một thời gian thì rất thích hý luận và ở giai đoạn thì luận thì rất thích nói về sắc sắc không không ... nói về những đạo lý rất siêu chắc chắn rằng 1 người nghe căn cơ thấp không thể nào hiểu nổi ...

Trãi qua giai đoạn chấp không thích hý luận này nếu cố gắng làm việc thiện nhiều thì hanh giả sẽ quay trở về giai đoạn ban đầu và rất chán ghét việc hý luận sắc sắc không không nhưng tâm linh hành giả lúc này được thanh lên một bậc là rất thích làm việc thiên thích ngồi thiền nhưng khác với lúc xua là làm việc thiện nhưng không thấy mình đang làm , không thấy có chúng sinh và chúng sinh tướng . Ngồi thiền thì không thấy có người ngồi và không thấy có người nhập định . trãi qua giai đoạn này một thời dài nếu căn duyên tốt sẽ vào so thiền