Tử vi có bốn sao Không, sách vở đều gọi chung là các sao Không vong. Không phân biệt giữa chúng với nhau và cũng thấy được sự khác nhau giữa chúng với nhau và với một số sao khác có tính khá gần với chúng thì rất khó vận dụng. Về Địa không và Tuần Không thì anh TKTV đã nói một lần rồi, nay vuivui Tôi nhắc qua cho có mạch mà thôi.
-Địa không có tính chất Không nhưng bản chất là Vong.
-Tuần không có tính chất không nhưng bản chất là Hư, vô khí.
-Triệt không có tính chất không, nhưng bản chất là Phá, cũng vô khí.
-Thiên không có tính chất không nhưng bản chất là Hoàn không.
-Nhị Hao là Hao tán, nhưng bản chất thì chúng hoàn toàn khác với Không Vong, nhưng không phân biệt cặn kẽ dễ dẫn đến lối đoán "vơ đũa cả nắm", khii đi chi tiết hơn sẽ dẫn đến sai lầm.
Địa không với bản chất Vong của nó, khi gặp sẽ có hung hoạ, vì thế vận hạn mà gặp nó, khi nó tác hoạ thường người mất nhà tan, cơ nghiệp tan tành, nhẹ thì bệnh tật nặng nề kèm thêm phá gia, tán tài.
Tuần không với bản chất là Hư, vô khí nên khi gặp nó sẽ có tác dụng kềm hãm, gây bất trắc, khó khăn, bạc nhược. vì thế Thiên tướng gặp Tuần không thi nghèo khó, bần hàn chứ không đến nỗi táng mạng, Thiên tướng đang hiên ngang là thế mà gặp Hao thì so vai rụt cổ. ...
Triệt không với bản chất là Phá, cũng vô khí nên gặp nó, mới có câu: "Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng" nghĩa là Tất cả các hung dữ chiếu lại gặp Triệt thì vững lại, bình an chứ không phải là đang gặp khổ sở vì không có tiền mà gặp Triệt là có tiền tiêu, cũng có nghĩa là sau khi đã giải toả được hung hoạ, con người được an toàn rồi thì cái vịec xây dựng cơ đồ không còn là nhiệm vụ của Triệt nữa, mà xây dựng ra sao phải là do Mệnh, ...cũng thế, không nên hỉeu, ví dụ người đang thị án tử hình, nếu có cuộc cách mạng hay đổi luật mới thì có khi người đó lại được ân xá, thoát án tử hình, nhưng việc hoàn lương hay tiếp tục bất lương thì không phải là nhiệm vụ của Triệt.
Thiên không với bản chất Hoàn không nên khi gặp mà đang làm ăn buôn bán thì thất bại, dễ mất của trắng tay, phá sản. Đang làm quan mà gặp thì sẽ có nhiều hẹ lụy mà dẽ mất chức, ...
Hao thì gặp nó là hao tán, mất mát, ..
Tôi chưa bàn đến các vấn đề khác như Đắc Hãm chế hoá, ...
Mấy lời bàn góp cho vui.

Tử vi luận hôn nhân 18-01-11, 09:49 PM

Nhằm thư giãn, trước khi tiếp tục chủ đề giải số. Tôi mở chủ đề : Tử vi luận hôn nhân.
Vấn đề hôn nhân, thoạt nhìn về mặt thường lý, chúng ta sẽ thấy rất rối rắm. Có quá nhiều nghiên cứu cũng như là vùng đất sinh sôi nảy nở cho biết bao thi vị của cuộc sống, biết bao nhiêu tác phẩm thi ca và văn chương nói về nó. Từ cuộc sống phồn thực cho đến đời sống lãng mạn. Thảy đều có dính líu đến tình yêu, mà đỉnh cao của nó, tinh hoa kết trái của nó, chính là hôn nhân. Có thể nói, hôn nhân là kết quả đẹp nhất của tình yêu, là khởi đầu của cuộc sống trần gian !
Thực ra, trong bất cứ vấn đề nào của cuộc sống, đều hàm chứa đầy đủ hai phần: Nhân định và Thiên định. Nghiêng quá về bất cứ bên nào đều là thái quá. Minh triết đông phương đã chỉ ra rằng, thái quá thì bất cập. Vì thế, nghiêng quá – dù chỉ là cho rằng, hiểu như là vậy, ... - đều đưa tới bất cập. Cụ thể của sự bất cập chính là sự bế tắc trong việc hiểu bản chất cốt lõi của các vấn đề của đời sống. Nhân định và thiên định, chúng ta đều biết đến nó như là cái mà ta gọi là cái ta chủ động về số phận và cái ta bị động trong số phận. Như thường được hiểu, thiên định là số phận. Nhân định được hiểu là cái sự cố gắng của ta. Nên mới có câu: Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Đó là nhằm ám chỉ rằng số mệnh là một chuyện, cho dù một số tốt hay xấu, con người, có cái ta – nhân định – thì xấu không ngại, mà tốt cũng không vì thế mà chỉ dựa dẫm vào số mệnh. Qúa dựa dẫm vào số phận, đều không tốt.
Hôn nhân, chỉ là một mảng của đời sống nhân sinh. Đối với tử vi, nó cũng chỉ là một bài toán trong nhiều bài toán quan trọng khác. Như bài toán sự nghiệp, bài toán sinh con, bài toán ứng xử trong gia đình, bài toán quan hệ xã hội, bài toán tiền tài, ... đều có mặt của cái Ta - nhân định – cũng như cái Ta Bị Chi Phối – thiên định. Vì thế, không có lý do gì lại đặt bài toán hôn nhân ra ngoài lớp bài toán quan trọng của tử vi. Có chăng, chỉ xét nó ở góc độ về cường độ. Thật vậy, khác với các bài toán huynh đệ, phụ mẫu và tử tức. Hôn nhân có cường độ tương tác mạnh hơn và liên tục trong một giai đoạn nhất định và quan trọng bậc nhất của đời người. Vai trò nhân định có phần lấn lướt so với vai trò thiên định. Ở đâu ta cũng có thể tìm thấy những châm ngôn, những răn dạy, những tiêu chuẩn đạo đức về hôn phối. Cứ làm như rằng, nếu chúng ta tuân theo những điều đó thì lập tức chúng ta sẽ có một cuộc hôn nhân đầy sự lựa chọn, tùy ta, do ta quyết định vậy. Nhưng bên cạnh đó, lại cũng thấy lấp ló những vai trò tình yêu, những cái duyên tình, những cái "gặp gỡ" của tình yêu, những sự bất hạnh do kết quả của một cuộc hôn nhân do Ta tự lựa chọn theo lý trí. Theo những tiêu chuẩn của xã hội.
Thực ra, đặt trong bối cảnh chung, trên giác độ nhân thiên định, thì bài toán hôn nhân không khác gì so với các bài toán khác của tử vi. Nhưng đi vào cụ thể, những "lực tương tác", đối tượng tương tác" có những đặc trưng, nên sự giải quyết của ta cũng phải có những thể hiện đặc trưng. Không nên lấy cái lý đó mà làm mất đi phương pháp giải đoán nó, cũng như gây nên sự hiểu thiên lệch.
Một thể hiện rất rõ rệt là chúng ta tự động phân thành hai xu hướng trong quan niệm hôn nhân:
-Hôn nhân phải được lựa chọn. Một trong các phương pháp lựa chọn được dùng là tử vi.
-Hôn nhân cứ để tự nhiên, cứ theo số ! Không việc gì phải lựa chọn cả.
Quan niệm thứ nhất chính là quan niệm về nhân định, lấy nhân định làm cơ sở để ứng xử trong hôn nhân và cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Quan niệm thứ hai chính là quan niệm về thiên định. Lấy số mạng để quyết định hành xử trong đời sống chồng vợ.
Có thể nói ngay rằng, cả hai đều Sai cả. Ấy mới là điều khó hiểu. Vậy thì tử vi, với tư cách là một công cụ để khảo sát về số phận, rõ rằng nếu suy luận như vậy, thấy ngay là tử vi sẽ Sai !
Đến đây chúng ta thấy ngay một vấn nạn rất lớn của tử vi cũng như lý học đông phương. Mang tính triết học rất sâu sắc. Thật vậy. Lý học đông phương có khẳng định: Thái quá thì bất cập.
Đây là một mệnh đề mang tính nguyên lý. Đối với âm dương, thái quá kéo đến sự đổ vỡ. Với ngũ hành, thì đó là vượng tất suy. Nên mới nói tổng quát nhất ở dạng thái quá thì bất cập là vậy. Trong thực tiễn, mội hiện tượng, bản chất, biến cố hay vận động, đều có cả âm dương ngũ hành. Trong trường hợp một bài toán, một vấn đề kiến thức, cũng như vận động nhân sinh như hôn nhân thì sự thái quá mà thể hiện như là hoặc cho rằng thuần nhân định, hay thuần thiên định, đều ;à thái quá. Tức sẽ dẫn đến bất cập. Sự bất cập dễ thấy ở chỗ suy tưởng, nhận thức của chúng ta sẽ tới chỗ bế tắc. Hoặc cho rằng mệnh đề thái quá bất cập sai, hoặc tử vi thuần túy là sự mô tả số mệnh, được quy định bởi thiên định sẽ là sai !. Nhưng khả năng nói mệnh đề tổng quát của lý học sai là khó khăn hơn nhiều, bởi vì, chứng minh mệnh đề này sai là điều bất khả. Ai có thể chứng minh được, xin nêu ra. Chứng minh được điều này sẽ là phát kiến vĩ đại nhất trong các phát kiến vĩ đại của nhân loại. Tôi thì vẫn tin mệnh đề này đúng.
Vậy tử vi thuần túy là thiên định ?
Từ xưa tới nay, mọi người đều nghĩ như vậy. Cũng nhiều lý học gia kiêm tử vi gia cho rằng tử vi chỉ là bản đồ nhân sinh, mà con người cũng có những chủ quan trong đó. Tư tưởng này chính là do nhu cầu giải quyết vấn nạn đã nêu. Nhưng được phát biểu một cách áp đặt. Vì thế, những người cổ xúy cho tư tưởng thiên định thường có những ví dụ sâu sắc để phản biện tư tưởng áp đặt này. Nhưng ngược lại những người ủng hộ cho tư tưởng nhân định thắng thiên cũng có nhiều dẫn chứng thực tiễn chứng minh họ đúng. Cuối cùng, thực đã đi tới chỗ tranh luận bất phân thắng bại.
Trước khi đi vào phân tích sâu hơn, chúng ta hãy thừa nhận có khái niệm sau: Nhân lực và thiên lực !
Cũng như khái niệm Nghiệp trong phật học, còn có khái niệm nghiệp lực. Nghiệp lực chính là nghiệp, nhưng hàm chứa sự vận động của nghiệp. Sức mạnh của sự vận động đó là biểu hiện cái Lực của Nghiệp. Để nói lên sự trao đổi tương tác giữa dẫn nghiệp và mãn nghiệp của nghiệp. Thiên lực và Nhân lực cũng tương tự. Đó là sự tương giao giữa nhân định và thiên định. Căn bản của nó nằm ở chỗ, có trời mà cũng có ta, có cái chủ và khách. Đó chính là sự giao hòa âm dương. Khi nhân lực đủ mạnh lấn át được thiên lực thì chúng ta chiến thắng được số phận và ngược lại, khi thiên lực đủ lớn thì nhân định phải chịu khuất phục. Rút cục lại thì chúng ta, trong luận số phải xác định thiên lực và nhân lực mới mong xác quyết và hiểu được bản chất của vấn đề.
Nói ngay cụ thể về hôn nhân.
Chúng ta biết rằng môi người trai hay gái, đến tuổi trưởng thành đều có không ít hơn một sự lựa chọn bạn tình, cũng như bạn đời. Gác lại cái sự lựa chọn đó có được mãn ý hay không. Nhưng chắc chắn là có tồn tại cái sự lựa chọn đó trong mỗi con người ! Cho dù cả những kẻ mất thần trí, thì cái bản năng sinh học vẫn thừa hành cái sứ mạng lựa chọn bạn tình - bởi ngay cả ở động vật cấp thấp cũng tồn tại khả năng này. Dó đó có thể khẳng định rằng, không có bất kỳ một cái Thiên định nào trong cái sự lựa chọn này cả. Thế nhưng thành hay bại, kết quả của sự lựa chọn ấy phải nhường cho phần cho Thiên định quyết định. Con đường đi đến thành tựu, có điểm khởi đầu của nhân định và kết thúc của thiên định, là sự tương giao của nhân định và thiên định. Như nói, âm dương giao hòa vạn vật sinh, bất giao vạn vật tuyệt. Thiên lực và nhân lực không trao đổi, thành tựu sẽ chẳng có bởi con đường đi không thể hình thành. Bởi vậy nhân thiên lực trao đổi. Từ đó cho thấy rằng kết quả là của thiên mệnh đã có đóng góp của nhân mệnh trong đó rồi. Vậy chúng ta sẽ thấy cái phân nhân định trong cái kết quả như thế nào ?
Hãy hình dung, một cặp nam - nữ sinh con. Đó là âm dương giao hòa vạn vật sinh. Đứa con là kết quả của sự trao đổi âm dương. Khi đó nếu chúng ta chỉ tìm cái âm dương của bố mẹ trên đứa con thì chúng ta sẽ thấy, hai cái âm dương đó "biến mất", hình thành một cá thể mới. âm dương của bố mẹ đã "tan hòa" và "nằm trong" cá thể mới đó. Cá thể mới là kết quả của sự tương giao âm dương của đời trước. Do đó, chúng ta nếu chịu khó quan sát thì sẽ thấy cái sự "di truyền". Nó nói lên phần âm và dương của đời trước có ở trong cá thể mới. Nhưng sẽ là "điên" khi ta không thèm quan tâm đến hình hài, thể lực, ... của cá thể mới, mà cứ xăm soi đi tìm cái phần âm dương của đời trước trong cá thể mới đó.
Ví dụ như thế cho dễ hiểu. Nhưng khi bước sang tử vi luận kết quả, chúng ta lại cứ hay đi tìm cái kết quả hôn nhân. Phân nhân định và thiên định nằm trong cái kết quả hôn nhân đó, mà thực tế là muôn đời không bao giờ cắt nghĩa được nó.

Lan man chút chuyện lý học và tử vi. 21-03-10, 04:25 AM

Kính chào mọi người - thành viên của diễn đàn huyền không lý số !.
Mấy hôm nay vào diễn đàn mấy lần, mỗi lần vào là một lần viết bài, nhưng kỳ lạ thay, hễ cứ post vào diễn đàn là bài viết biến đâu mất tiêu. Kỳ lạ là ở chỗ, bài viết được viết dưới một chủ đề mới mà tôi lấy tên - tử vi là gì. Mở đầu mỗi bài viết, đều là chúc mừng diễn đàn huyền không lý số cùng với lời chào kính trọng tới toàn thể anh chị em thành viên cũng như các bạn đọc xa gần đã ghé thăm trang web này. Bây giờ cũng vậy, viết thêm một lần nữa lời chúc và kính chào mọi người - nhưng đặt tên chủ đề khác với trước, xem thử thế nào ?. Ngồi ngẫm nghĩ, không biết có phải là cái tên chủ đề - tử vi là gì - nó có to nhớn quá hay không ?. Hay là "Thiên cơ" chưa được phép tiết lô ?.
Thôi thì xem đó như là một "định mệnh". Mọi sự cứ để tự nhiên, tới đâu hay tới đó.
Cũng định mở một "phòng giải đoán tử vi" với ý định, người thiên hạ, giúp người thiên hạ. Nhưng còn đang vướng bận, chưa kết thúc được chủ đề cùng mục đích ở bên tử vi lý số. Đành xin khất lại, khi kết thúc, thì chuyển phòng giải đoán đó sang bên này.
Nói đến đây, lại mấy hôm trước có đọc chủ đề do anh Vân Từ lập ra, "Một lá số nhiều cuộc đời". Thấy cũng có nhiều ý kiến ra vào. Nếu là ở bên Tử Vi Lý Số, thì tôi cũng vốn là bỏ qua. Ai muốn bàn sao thì bàn, nói sao thì nói. Tôi chưa công bố sách, thì cứ "bình chân như vại", "bình thản như không". Nhưng ở bên nay, Tôi không muốn những ai đã vào đây, lại có sự ngộ nhận, cũng như hiểu biết sai lệch về tử vi nói riêng và Đông phương dịch lý nói chung. Nên, nhân đây, cũng có đôi lời:
Vốn Tử vi, những người sáng lập ra nó, hay sự tồn tại của nó, chỉ là - chỉ là thôi, nhưng đã to tát biết nhường nào - xem bói !!!, nói cho có vẻ sang là, nghiên cứu cuộc đời con người, hay nói theo mệnh học, là nghiên cứu về số mạng con người, với một bộ số liệu gồm năm - tháng - ngày - giờ sinh của người xem số. Bởi vậy, hai tiếng, tử vi cùng với người giải số (thày bói) vừa bị người đời coi thường - vì mê tín - vừa bị người đời tò mò. Lại khơi gợi sự tín ngưỡng ở nơi mỗi con người mỗi khi cuộc đời "sa vào địa ngục. Còn khi, cuộc đời lên hương, thì tử vi cùng với thầy bói, lại "được" đặt dưới Đít của các Vị đã từng tín ngưỡng trong một thời khốn khó !.
Nên, Tử vi và cái nghiệp xem Bói. Nó Bạc lắm. Đừng học nó làm gì. Mà ngộ nhận về nó, thì người ngộ nhận lại càng tai hại. Hậu quả nhiều khi vô lường !.
Tử vi, tự bản thân, từ khi nó được sinh ra, vốn nó đã mang trong mình nó nhiều vấn nạn !. Nhưng có thể đoan quyết rằng, những vấn nạn gặp phải này, hầu hết là do ... Không Hiểu tận gốc nền lý học đông phương. Mỗi người quan tâm, lại vốn có óc tò mò, vì cái sự huyền bí của nó, thêm vào cái óc tưởng tượng phong phú, mà nhào nặn một cách vô tình, cũng như có ý thức bởi những dục vọng nhất định nào đó, nên mới ra nông nỗi. Rồi thì, vấn nạn thăng hoa, khiến cho tử vi, cũng như lý học đông phương ngày càng trở nên phi lý, mê muội, dần dần trở nên cực đoan cả về hai phía. Phía tích cực thì cố gắng "gào" cho thật to: Nó là Khoa học, mà chẳng làm được cái gì để khẳng định tính khoa học của nó. Phía kia thì cũng La Hét thật lớn rằng: Đồ mê tín - dị đoan. Cũng lại chẳng làm được gì để mà xóa bỏ nó. Bởi vì, chính hắn, khi thất cơ lỡ vận, lại "rón rén" tìm đến để xin "một quẻ" xem khi nào thì Đời Con Khá Lên, Thưa Cụ !. Gớm, sao nói ngọt ngào thế !. Chả bù cái lúc anh chửi người ta !. - hi hi .. Rát Cả Mặt. Thậm chí các Quan lại còn Đốt sách, bỏ tù những các Thày. Khổ thay !!!. Cũng vì điều này. Hậu nhân ngày nay, chịu bao thiệt thòi, Không có Sách (thật), Không còn Minh sư. Thành ra, phần nhiều tự học. Chỉ có Hải Ngoại, một thời, lý học đông phương được coi trọng ở miền nam, năm 1975, những người tâm huyết và một số thầy còn sống sót, may mắn được ra hải ngoại, gìn giữ và sưu tập được một số ít, tuy vẫn còn hiếm hoi. Nên, nếu có một cái nhìn tổng quát, thì không thể phủ nhận, lý học đông phương và tử vi, chắc tử bình cũng vậy ở hải ngoại thì chính tông !. Còn ở quốc nội thì lâm bệnh: Trăm Hoa Đua Nở !. Đáng tiếc, phần nhiều là Hoa Dại !. Về Lý học, mang đạm màu Triết học của đông phương, ngay cả các Vị được xem là những Học giả, mà Tôi biết còn là Hàng đầu, lại rất chi là ú ớ !.
Đáng buồn chứ không đáng vui.
Huyên Không Lý Số, có tham vọng ... hay chăng ?... dù chỉ là gìn giữ !! Sá gì cái gọi là Dịch Kinh của ai ?. Tử vi là của ai ?. Bởi vì, ở cả hai nơi, dù là Tàu, hay VN, đều có thể hiện chứng bệnh: Trăm Hoa Đua Nở kia mà. Làm sao có thể lấy cái Khuyết của người ta mà chê, mà bai, để giành cái chân lý về cho mình được ?. Cái quan trọng là, cống hiến thế nào, thì được đánh giá như thế. Người cống hiến có quốc tịch gì, thì nước đó đại diện mang danh sáng tạo ra cái cống hiến đó !. Vậy thôi. Như Einstein lập thuyết tương đối, ổng là người Do Thái, mang quốc tịch Đức, thì Dân tộc do thái tự hào, Nước Đức tự hào. Chả đúng hay sao !.
Thế nên, nghiên cứu, tìm tòi, hầu có nhiều cống hiến. Văn hóa là của chung nhân loại. Mấy anh tàu, khi nói chuyện với Tôi, cứ khoe Khổng Tử này nọ. Nhưng khi Tôi phê: Khổng Tử nhà chúng mày là Vạn Thế Sư Biểu. Chúng tao học đến đâu, biết Ổng vĩ đại đến đó. Nhưng có mấy cái, Sai Toét. Nói ra, chúng mày cũng tắc họng. Thì hay ho gì mà khoe. Nếu Tao khoe rằng: Khổng tử nhà chúng mày sai toét, tao đúng, chẳng lẽ Tao hơn được Khổng Tử à ?. Sai phải không !!!. Nhưng bảo Khổng tử vĩ đại, lấy đó mà khoe, mà làm cao với chúng tao, thì không được. Kính nhi viễn chi thôi !!!. Đời nào, biết đời ấy. Cái chí là để cho Tâm nó Tĩnh, Óc nó sáng. Thế mới học được cái hay của tiền nhân, biết được cái dở của tiền nhân !.
Thôi, dài rồi. Buổi đầu gặp mặt, mà cứ lan man. Chẳng ra sao cả. Xin thứ lỗi !.
Thân ái.



Xin cảm ơn thịnh tình của các anh Vân Từ, anh Văn Hoài cùng anh chị em đã đọc chủ đề này.
Như đã nói, tử vi vốn đã có nhiều vấn nạn, hầu hết là do không hiểu đến nơi đến chốn, rồi phóng tác. Một trong những vấn nạn, mà nhiều người nhắc đến, xuyên suốt một chiều dài lịch sử cận đại. Đó là số lượng lá số tử vi là rất ít so với số người thực tế hiện sinh. Theo tính toán, số lượng đó chỉ hơn nửa triệu lá số. Vậy mà, chả nói đâu xa, ngay chỉ ở việt nam không thôi, đã có số dân lên tới gần 90 triệu người. Cái lý tự nhiên là buộc mỗi lá số phải "gánh" nhiều hơn một cuộc đời. Và như vậy, hiển nhiên, một lá số không thể, dù bằng lý luận kiểu nào, chỉ tương ứng với một người xác định nào đó. Đó là lý do đầu tiên, dễ thấy nhất cho những người không hiểu tử vi, và cũng chả cần hiểu, để bôi bác !. Nếu hiểu thêm chút nữa về chiêm tinh học, thì người ta sẽ ngưỡng mộ chiêm tinh học tây phương, bởi mỗi lá số được chính xác tới từng phút. Thế nhưng, tử vi vẫn là tử vi, vẫn có những lời giải đoán kỳ quái, chính xác tới độ chiêm tinh cũng phải kính ngưỡng !. Người bạn tôi, vốn là một nhà sử học, cũng là một viện sỹ hàn lâm, giáo sư, nghiên cứu nhiều năm về chiêm tinh, cũng phải sửng sốt trước cái uyên thâm của tử vi, cũng như tính cụ thể và độ chính xác của nó !!!. Ông ta có nói. Chiêm tinh học có hạnh phúc một thời đã được các nhà toán học, vật lý học, cũng như triết học châu âu, vì sinh kế mà nghiên cứu nó, như Kopecnik, Gauss, ... Chính họ bằng kiến thức và trí tuệ của mình đã tạo nên phong cách, phương pháp luận cho môn chiêm tinh học.
Tử vi, vốn ngày xưa, Tiền nhân đâu có vấn nạn số lá số ít ỏi này. Tiền nhân ta vẫn giải đoán chính xác, nhưng đáng tiếc, những huyền thoại về một lá số đoán cho nhiều cuộc đời lại không thấy ghi lại trong sử sách, cũng như truyền khẩu. Bởi vậy, có thể võ đoán rằng, vấn nạn này đã được lờ đi. Tử vi được sử dụng như một công cụ, mà không được thâm cứu cho đàng hoàng. Có chăng, chỉ là những bổ sung nhằm phục vụ cho những lợi ích trước mắt.
Khái niệm Mệnh chủ - do Tôi được đưa ra, vốn không phải là nhằm vào mục đích giải quyết vấn nạn này. Trên tuvilyso.net có người cũng đưa ra và nghiên cứu nó. Chỉ đáng tiếc, nó được đưa ra hơi muộn, sau khi Tôi đã chứng nghiệm trên dưới 20 lá số bằng pương pháp xác định mệnh chủ - nếu sơm hơn, thì có thể mọi người có quyền nghĩ rằng, Tôi đã học được từ người này chăng ?.
Nhưng điều quan trọng mà Tôi cần phải nói, nếu các bạn có quan tâm tới lý thuyết mệnh chủ đó thì hãy tìm hiểu cho thấu đáo, tránh tình trạng Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Bởi lý thuyết mệnh chủ mà Tôi đề xướng hoàn toàn không có bản chất như vậy. Cách tìm mệnh chủ, dù người ta cố gắng đoán ra, cũng vẫn cứ là không phải. Và đặc biệt là cách dùng mệnh chủ, lại càng phải thận trọng. Bởi dùng sai, đương nhiên dẫn đến kết quả sai. Như nhiều người, có một thời tôn thờ phương pháp sao treo, sao rung bởi những kết quả giải đoán kinh ngạc của nó. Cũng đã có cố gắng học hỏi và tìm tòi phương pháp đó, để mà sử dụng. Nhưng hỡi ôi, tất cả đều đi vào bế tắc, dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Để rồi khi dùng không được thì nguyền rủa nó, vứt bỏ nó. Thậm chí, khi thấy nó xuất hiện trở lại thì có thái độ kỳ thị !.
Mệnh chủ, tổng quát hơn sao treo rất nhiều. Nền tảng của nó không cùng một nền tảng của sao treo. Song về hình thức, có thể xem sao treo như một người bạn xa nhau lâu ngày gặp lại vậy !. Mệnh chủ có những quy tắc xác định với tính chất khẳng định, chứ không phải bằng linh cảm, không phải bằng sự ứng hợp, như tìm dụng thần trong tử bình. Nếu hiểu như là tìm dụng thần thì đó là một tai họa cho tử vi. Tìm mệnh chủ, có đầy đủ điều kiện cần và đủ. Thiếu chúng, dù chỉ một điều kiện nhỏ, cũng đưa tới sự mơ hồ cho việc xác định mệnh chủ, khiến cho luận đoán rơi vào sự thiếu quyết đoán.
Nhưng vai trò của mệnh chủ không dừng ở chỗ giải đoán. Nếu các bạn quan tâm đã từng nghe nói, Tôi đã từng có một chủ đề gọi là Cải Số, thì Mệnh chủ chính là chìa khóa để giải quyết nó. Tuy rằng, có thể nói, cho đến nay, vấn đề cái số tôi đã chứng minh được nhiều mệnh đề và có tính ứng dụng khá đặc sắc. Song phải nói thẳng rằng, Cải số, thật vô cùng khó.
Một lá số trong chủ đề giải đoán cho những người được hứa bên tuvilyso.net đã được dùng để giải đoán cho người cha - lá số của mylive123 - đã thấy sự đắc dụng của giải số.
Thật vậy, với lá số ấy, Tôi đã giải đoán: Nếu là ngày xưa thời không thể qua khỏi. Nhưng với thời nay thì lại khác. Khả dĩ có thể hóa giải. Và Tôi đã đoán cụ thể cách hóa giải. Sau này được chính thân chủ tường min. Rõ ràng với căn bệnh nhồi máu cơ tim, mà dẫn đến tồn tại cục máu đông nằm ngay trong buồng tim, không có cách nào lấy ra được, trừ phi phải đại phẫu. Thử hỏi, với ca ấy mà ngày xưa, tim làm sao mổ. Vậy có phải là không thể qua khỏi hay không !. Đó là số Chết - đúng không ?. Nhưng ngày nay, chuyện mổ tim, lấy máu đông trong buồng tim bằng đại phẫu đã được giải quyết. Nhờ đó mà bệnh nhân được cứu sống !. Đó chẳng phải là Cải Số thì là cái gì đây !.
Giải đoán được đến nhwu thế, chỉ vẽ đường đi được đến như thế, không có mệnh chủ, ắt không thể giải đoán nổi !!!.
Nhưng mệnh chủ, dùng đâu có đơn giản. Các bạn không nên thông qua những gì mà Tôi chưa công bố, làm cái việc râu ông nọ cắm cằm bà kia, để rồi thất vọng mà trách Tôi đấy nhé !. Muốn dùng được mệnh chủ, phải có hệ thống lý thuyết dẫn đường, như giải một phương trình toán học vậy. Phải có phương pháp giải !. Mà muốn có phương pháp giải, thời phải học bao nhiêu lý thuyết toán, lý mới có thể sử dụng được chúng. Chứ đâu có phải là vài câu khơi khơi mà dùng được ngay. Tử vi, nếu đúng về môn học, xét theo khoa học, hay nôm na là lý học, thời nó phức tạp và khó khăn hơn học khoa học như ta học trong trường cho đến bậc đại học, cũng như đi làm tiến sỹ nhiều. Xin các bạn đừng vội vã.
Thân ái.


Cùng trao đổi về các vấn nạn của tử vi 26-03-10, 03:36 PM

Anh Vân Từ thân mến !.
Trước hết Tôi phải nói rõ sơ đồ 12 cung số của Tử vi. Nhưng thực ra, khi đề cập đến cung an mệnh và cung an thân, thời phải nói tổng quát là tử vi chia làm 13 cung !!!. Chứ không phải là 12 cung.
Tuy rằng, lập luận sau đây không phải là một cách chứng minh. Bởi một sự chứng minh, nó đúng như một mệnh đề toán học, bắt buộc phải có hệ thống và lô gíc chặt chẽ. Mà ở đây việc trình bày như thế là bất khả !. Nên cần xem đó như là một sự gợi ý có tính hữu lý, để hiểu cơ cấu 12 cung.
Cần phải thấy rằng, như Tôi đã có lần mở một chủ đề bên TVLS, về cái gọi là Mệnh - Thân. Thực chất, chúng ta cần phải biết mệnh - thân có gốc âm dương !. Đây là một quan niệm then chốt trong việc hiểu tử vi, và cơ chế 12 cung. Vốn 12 cung trên bảng số, không phải là một sự sắp đặt mang tính xã hội, hay quan niệm của đời người. Nó vốn là Không - Thời gian Lý số. Đó là một không - thời gian mà mọi vận động Nhân Sinh đều được "nhúng chìm" trong đó. Mọi hành vi, ăn uống, nhịp thở, cũng như tình yêu, sự ái ân, tham vọng, hay nhận thực, mọi nghị lực, ý chí của một con người, cũng như của cả một xã hội, ... đều phải tồn tại, hiện hữu ở trong Nó !!!. Từ Không - Thời gian này, người xưa đã thiết lập một hệ thống các Độ Đo - cái mà trong Toán học ngày nay, người ta hay gọi nó là Metric, một khái niệm của topo học. Và nếu muốn hiểu được metric, thời phải nắm được topo. Đây cũng như vậy !. Một không - thời gian lý số khi đã được xây dựng, phối hợp với một quy luật tổng quát nhất của vận động nhân sinh đó là Vòng Tràng Sinh, thì sẽ cho ra một cấu trúc lá số với 12 cung, xác định bởi Mệnh - Thân thuộc một cung. tiếp đến là các cung: phụ mẫu, huynh đê, phúc, phu thê, điền trạch, tử túc, quan, tài, nô, tật và Ri.
Riêng với cung mệnh. Bởi mệnh - thân có gốc âm dương. Một sự phối hợp tư tưởng Đạo của cả ba đạo: Phật - Nho - Lão, sẽ cho ta một cung Thân di động. Chính vì thế, mỗi khi giải đoán tử vi, với Thân cung, người giải đoán không có Minh Triết của Ba Đạo này dẫn đường, thì không thể lĩnh hội được nó, và do đó, không thể giải đoán một cách tinh vi, biến hóa, cũng sẽ đưa tới các kết quả xơ cứng và khập khiễng. Thậm chí, đa phần ảnh hưởng ngược lại các kết quả đã được nhìn thấy trên các cung cố định, từ đó mà có những kết luận, hay kết quả giải đoán sai lầm nghiêm trọng. Khiến cho nhiều thầy bị bể mu rùa, vỡ kính râm đeo mắt và phải bỏ guốc mà chạy !!! http://huyenkhonglyso.com/images/smi...yahoo11/14.gif
Bởi vậy. Một sự đi sâu vào lý thuyết, hoàn toàn là khó khăn và không dễ hiểu chút nào, ngay cả đối với những bậc đã thâm cứu mà không có những kiến thức đông phương lý học vững trãi, thì cũng rất khó.
Cho nên, chúng ta, theo tôi, trong phạm vi này, chỉ nên có những sự nghiệm chứng. Chẳng hạn như thông qua một lá số như lá số mà anh Vân Từ đã đưa ra, với những yêu cầu cụ thể.
Có một điểm nữa mà Tôi cũng muốn thổ lộ với quý vị rằng: Thế nào là một sự nghiệm lý ?.
Từ xưa tới nay, người ta vốn chỉ hiểu, nghiệm lý là tìm hiểu một cuộc đời đã xảy ra, với một lá số của cuộc đời đó. Bằng việc, liệt kê các biến cố cuộc đời, sau đó Rà xem theo từng biến cố chúng ăn với cách cục thế nào, cách cục nào, cung nào, vận nào mô tả được biến cố đó. ... Theo tôi, đó là một cách hiểu sai, và nguy hiểm cho hậu học. Bởi vì, dễ đưa người nghiệm lý tới chỗ suy đoán theo kiểu: GỌT CHÂN CHO VỪA GIÀY, Chứ trong 100 người nghiệm lý, Tôi tin rằng, có tới 99, 99 % số người nghiệm lý sa vào căn bệnh đó. Và sẽ muôn đời không thể tiến bộ được.
Nay chúng ta nên hiểu nghiệm lý là như thế này:
Đưa ra một lá số. Lá số đó, có chắc chắn một cuộc đời thực, đã trải nhiều biến cố. Chúng ta hãy nghiệm lý về những biến cố quá khứ, bằng cách đoán lại, miêu tả lại quá khứ đó. Tất nhiên, đó là một bài toán cực khó và giàn trải, nên để cô đọng, chúng ta, những người đưa lá số phải nắm vững thông tin về người đó, và yêu cầu giải đoán những năm có những thông tin xác định.
Để mở đầu cho chủ đề này. Tôi sẽ giải quyết lá số mà anh Vân Từ đưa ra. Đề nghị anh Vân Từ cho tôi một đến hai biến cố hoặc thông tin cơ bản về người có số, để Tôi xác định mệnh chủ.
Thân ái.

Về Tuần Triệt Không thể nói chung chung như vậy được. Tuần và Triệt tác dụng khác nhau, và cũng từng sao, hay cách cục mà có những tác dụng cũng khác nhau. Có những cách cục, quả thực nó đảo ngược. Nhưng số đó không nhiều. Đồng thời, có những lúc Tuần - Triệt tác động theo cơ chế cặp âm dương, hoặc theo cơ chế của ngũ hành, ... chứ không chỉ đơn thuần là sao với sao mà thôi.
Trường hợp hai sao đồng cung cũng vậy. Nó tác động theo có chế mà nó thực hiện, chứ không có chuyện đồng tăng, hoặc đồng giảm. Như chẳng hạn, Nhật Nguyệt gặp Tuần, thì đang sáng trở thành Tối. Nhưng cái Tối này không phải là cái Tối của nhật nguyệt hãm địa. Và Nhật Nguyệt gặp Triệt cũng vậy. đang sáng cũng trở thành tối, và cũng không phải là cái tối của nhật nguyệt hãm địa. Ví dụ: Tuần gặp Nhật sáng, thì học hành, hay công danh sẽ bị mất, như học vẫn giỏi, song thi đâu trượt đó. Hay bị lỡ làng, không may mắn dẫn đến tai nạn trong học tập, trong khi Nhật hãm thì học trò dốt, gàn dở và ương bướng. Gặp Triệt thì việc học đâu có bị sao đâu, nhưng rất hay bị xui xẻo, tai vạ khiến cho học giỏi, thông minh cũng chẳng ích gì. Như đi thi thì gặp tai ách mà bỏ thi chẳng.
Thế nên, gặp cả hai đồng cung, thì cứ như là bị vây tứ phía vậy. Chứ không phải là cường độ tai ách tăng lên !.
Nói về Tuần Triệt, cả một cuốn sách nói cũng không hết. Nên chỉ có thể nói, đại khái là vậy.

Trích:

Nguyên văn bởi Ducminh Xem bài gởi

Bác Vui Vui và mọi người có suy nghĩ thế nào về chuyện mổ đẻ để chọn lấy ngày giờ sinh tốt đẹp cho đứa bé. Việc này ko phải là hiếm, nếu nó đúng là có tác dụng thì chọn lấy giờ sinh để có lá số thật đẹp cho con cái sau này xem ra cũng là 1 biện pháp hay

Vấn đề này thuộc về bài toán Cải số. Vì thế, nếu đứng ở ngoài bài toán này, tự nhiên, vấn đề sẽ rơi vào tình trạng: Nói mãi không hết, biện giải mấy cũng không thuyết phục. Mặc dù, trong thực tế, ai cũng thấy rất nguy hiểm, mà cái lợi chỉ thuần túy suy đoán, chứ chưa thể có chứng thực vững chắc.
Chỉ với thường lý như vậy, thiết nghĩ cái việc mổ đẻ càng tránh được bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Chỉ trong trường hợp cấp cứu, buộc phải mổ, thì mới phải tiến hành.
Nay trong chủ đề này, bởi chủ đề Cải số chưa đăng trình. Tôi chỉ có mấy lời sơ lược như vầy.
Phàm cái việc mổ đẻ là động đến dao kéo, thuốc mê, gây tê, rồi máu huyết hao hụt, đau đớn, ... xét về tượng sao, đó chính là ta đã chủ động "đưa các sao Kiếp sát, Thiên hình, Hóa kỵ, Riêu - Y, Bạch hổ, Khốc - Hư, Thất sát, Tuyệt, v. v... rất nhiều tác động lên cơ thể người mẹ của đương số một cách trực tiếp, và tác động lên đương số một cách gián tiếp, đôi khi cũng trực tiếp. Các sao đó đều có hãm có đắc, có thích ứng hay không thích ứng. Sáng sủa và thích ứng, thời cứu được mẹ và con, nếu tối hãm thì khác gì tự mình gây họa cho mình. Tùy vào lá số của người mẹ ứng vận kỳ, gặp những hung sát tinh như vậy - cần nhớ rằng, chúng không hẳn là sao, nhưng hóa khí của chúng là tương thích, tương căn, tương phối với những tác động của y khoa. Biết xem tử vi chính xác, biết được số của người được sinh chính xác, nếu ứng hợp vận kỳ lại đắc địa thì việc mổ lấy giờ sinh là hợp lý và lợi ích, cũng như phải cân phân đồng thời với lá số người mẹ. Như vậy, để việc mổ là lợi ích, xét trên lý số là cực kỳ khó khăn, bởi vì lá số thực của trẻ sơ sinh là chúng ta hoàn toàn không biết, mà đoán mò lại càng không nên. Thỉnh thoảng trong y khoa, bác sỹ sản phụ cũng có thể dựa vào việc đo thai kỳ mà xác định được ngày giờ sinh. Song cũng khó đảm bảo 100% chính xác. Đó là khi dám quyết đoán về việc luận số tử vi chính xác.
Còn như, trong hầu hết các thầy giải tử vi. Chỉ nội yêu cầu: anh có dám khẳng định phương pháp luận giải của anh là chính xác, khả tín hoàn toàn ?. Chỉ như vậy thôi, đã khối thầy ú ớ rồi. Thành tích cũng chưa có để minh chứng, lấy gì mà đảm bảo đây ?. Lý luận thì như dăm ba trường phái như Thái tuế, ... lấy gì dám chắc, khác gì đưa con mình ra cho người ta làm thí nghiệm.
Vì thế, việc mổ đẻ, tưởng lấy giờ tốt, ai dè tương ngay cho người mẹ một đám hung đồ, sát tinh. Trẻ sơ sinh, làm sao mà không dính chùm. Bởi nó tác động nay vào phúc đức của trẻ sơ sinh là chắc chắn. Lợi đâu chưa biết, thấy ngay cái hại nhãn tiền. Vậy mà cứ tưởng bở con mình sinh vào giờ làm vua thiên hạ, người mẹ thì cố gắng nhịn đau. rồi còn chuyện, nếu mà phải rạch bụng ra lấy con, thì khả năng đứa bé sẽ khó có em sau này, đó chẳng phải là bạc phước rồi còn gì ?. Tự mình hại mình đó.
Sơ mấy lời như vậy. Để rồi vào chủ đề Cải số, tôi sẽ lý giải tương minh hơn.
Thân ái.



15-11-10, 02:48 AM

Xem lại mới giật mình. Tôi dùng từ thành công không được "đắt". Mệnh chủ, thành hay bại, vẫn phải tùy vào phúc. Có phúc thì thành, vô phúc thì bại. Nhưng nếu bại, với mệnh chủ lớn, không thành công cũng sẽ thành nhân, kể cả là xú nhân như Mao chẳng hạn là thành công do có mệnh chủ rất lớn và một phúc rất tốt.
Cho nên, thay vì chứ thành công, tôi đổi lại sử dụng câu: Mệnh chủ lớn là người không tầm thường, dù có bị phá cách đến cách mấy. Có lẽ chuẩn hơn.
Thân ái.

08-02-11, 06:55 PM

Trích:

Vậy sự Chế dựa trên dựa vào nguyên lý nào thưa chú? Và khi sao bị chế nó sẽ trở nên vô tác dụng?

Sự chế hóa dựa trên lý tính của sao, âm dương ngũ hành là cơ sở của sự vận hành, tương tác các sao.
Khi sao bị chế nó không mất lý tính của nó, mà bị Kềm tỏa, làm cho lý tính bị điều khiển. Vì thế, khi sao bị chế mà được hội tụ nhiều sao khác đồng đảng với nó thì nó quật khởi chế ngược lại sao đã chế khắc nó. Ví dụ như tử vi chế được hỏa linh, nhưng khi hội thêm kình đà, riêu thì tử vi chỉ có nước cặp giáo chạy dài. Hay như chỉ cần dính thằng kiếp không thì lúc đó Hỏa Linh như con chuột đi xem con mèo trong cũi như trẻ con đi xem hổ ở vườn bách thú vậy.

Trích:

Thưa chú vuivui có thể nói cái lý ngũ hành là bí ẩn lớn nhất của tử vi. Các cung, các tinh đẩu đều mang một hành nào đó thậm chí còn có những tinh đẩu có hẳn 2 hành thế nhưng rốt cuộc khi giải số người ta chỉ dựa vào các cách cục và tính chất của tinh đẩu mà thôi. Theo chú cái lý ngũ hành đóng vai trò như thế nào trong tử vi?

Ngũ hành không phải là bí ẩn của tử vi. Nó vẫn được minh thị, nhưng vì ít người hiểu được nó trên phương diện tổng quát nói chung, thì sao mà hiểu được nó trong tử vi thế nào ! đấy là do học mà không hiểu, chứ nó không phải là vấn đề bí ẩn. Bí ẩn lớn nhất của tử vi là Tại sao người xưa lại có thể thiết lập được bảng tử vi, diễn tả cuộc đời con người ? Thế thôi.
Đã gọi là tử vi đẩu số thì giải tử vi phải dựa vào lý tính của sao. Ngũ hành âm dương có vai trò, nhưng là vai trò nền tảng, chứ không thể đóng vai trò luận đoán biến cố được. Ví như giải phương trình vi phân thì lý thuyết vi tích phân là nền tảng của nó, nhưng nghiệm của nó phải được biểu diễn bởi các hạng tử có trong phương trình. Trong nghiệm của nó, các phép vi tích phân có mặt như là kết cấu của công thức nghiệm. Ý nghĩa của nghiệm được suy luận trên các hạng tử của công thức nghiệm của phương trình.
Vậy thôi !
Thân ái.


Thư nhận định và đánh giá lý thuyết vòng thái tuế 11-07-10, 01:02 AM

Qua mấy ngày chúng ta suy ngẫm về đoạn văn này của cố tác giả Thiên Lương. Hẳn nhiên chúng ta có nhiều nhận định. Nhưng trước hết, chúng ta cần xác định, đây là vấn đề học thuật. Không vì một bất cứ lý do cá nhân nào, cũng như không vì chuyện phải kính trọng một vị tiền bối mà chúng ta không được phép đặt tính đúng sai lên bàn cân để mổ xẻ. Song dù sao, khi bước vào phản biện. Bất cứ ai, hoặc muốn tham gia phản biện, hoặc bảo vệ. Xin đừng vì lý do cá nhân mà vi phạm. Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị.
Tác giả Thiên Lương đã có quan niệm về vòng thái tuế, trong quan hệ với hai vòng lộc tồn và vòng tràng sinh. Tác giả đã đặt vấn đề:

Trích:

Hai mươi năm gần đây, lần chắp nối lại tơ duyên với Tử Vi lần cuối, tự đặt câu hỏi tại sao lại 3 vòng: Thái Tuế, LộcTồn, Tràng Sinh. Sao không 2 vòng, 4 hay 5 vòng. Rồi tìm ngay nguyên nhân nào sinh ra vòng Lộc Tồn, Thái Tuế, và Tràng sinh. Thấy ngay đáp ứng do Thiên can, Địa chi và Nạp âm của tuổi. Tưởng Thanh nhân phân tách đời thế nhân không phải là sơ sài, thật là đầy đủ.

Từ tư tưởng này, cụ Thiên Lương cho rằng ba vòng lộc tồn, thái tuế và tràng sinh lần lượt tương ứng với ý nghĩa mỗi vòng là đại diện của một Tài trong tam tài thiên – địa – nhân. Đó là: vòng Lộc tồn là vòng thiên can, vòng thái tuế là vòng địa chi, và vòng tràng sinh là vòng nhân sinh. Bởi vòng lộc tồn xác định can niên sinh, vòng thái tuế xác định bởi chi của tuổi. Vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi.
Chúng ta thấy ngay tác giả Thiên Lương đã sai cơ bản ngay từ đây. Lần lẫn cho rằng vòng tràng sinh xác định bởi nạp âm của tuổi. Chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp, vòng tràng sinh được xác định bởi nạp âm của cung an mệnh, có tên gọi là Hành của Cục. Chứ không phải được xác định bởi ngũ hành bản mệnh.
Nay có thể có người, để bảo vệ cái ý nghĩa vòng tràng sinh là vòng của tài nhân, bên cạnh vòng thiên và vòng địa tương ứng lộc tồn và thái tuế. Biện lý rằng, vòng tràng sinh được xác định bởi ngũ hành nạp âm. Do nạp âm là sự phối hợp của thiên can và địa chi, vì thế mà tổ hợp thiên can, địa chi và nạp âm của nó cho ta một tam tài. Thưa rằng, đúng như vậy. Một tổ hợp thiên can địa chi và nạp âm cho ta một tam tài, trong tam tài vũ trụ thiên địa nhân có thập thiên can, thập nhị chi và lục thập hoa giáp. Cấu trúc tương ứng, cho phép mỗi ngũ hành nạp âm thuộc tam tài thiên địa nhân với mỗi can và mỗi chi tương ứng, chứ không có chuyện một nạp âm xác định được bởi bất cứ một cặp can chi bất kỳ nào khác. Bởi vậy, ba vòng lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh, vốn nó không phải là một hệ thống tam tài cho một lá số. Bởi vậy, khi xét một lá số xác định, ba vòng này không thể đóng vai trò đó là ba vòng thiên địa nhân của đương số được. Từ lý do này, khi giải đoán, chúng ta không được phép râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cho rằng đương số đứng trong tam tài, với đại diện của tam tài là ba vòng, lộc tồn, thái tuế, và tràng sinh. Từ đó mà nói, không được xem có sự tồn tại của cái gọi là đắc hay hẵm ba vòng này, tương ứng khi mệnh có thái tuế, lộc tồn và tràng sinh đóng hay thuộc tam hợp của chúng. Để mà nói, đắc được ba vòng, đương số được thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là một ngộ nhận căn bản. Không chỉ là đưa chúng ta tới sự giải đoán sai, mà còn sai lầm về minh triết sâu sắc. Bẻ cong lý luận của tử vi. Đẩy lý luận của tử vi vào chỗ suy luận chủ quan.
Thân ái.


Phép Lưu Cung trong đoán Hạn 06-11-10, 04:47 AM



Msg 1

Kể từ lúc ông VDTT phỏng dịch một số bài luận tử vi của ông Trần Thế Hưng, một tử vi gia xứ Đài mà theo thông tin của ông VDTT thì tử vi gia này cũng khá nổi danh. Nội dung của các bài đó có đề cập tới một phương pháp luận vận hạn. Đó là phương pháp lưu cung. Tôi đã có ý định viết một bài giới thiệu về phương pháp này. Không phải nhằm "chạy đua" với những tử vi gia xứ Đài, mà nhằm mục đích lưu ý những người học tử vi cần lưu ý tới những ngộ nhận và sai lầm về sự vận dụng của tác giả đối với phương pháp này. Nhưng công việc bận rộn, cứ lần chần mãi. Mới rồi lại thấy có người cũng có tinh thần cầu thị, nhưng sở học chưa tới đã vội sử dụng phương pháp này và trình bày luận đoán của mình theo phương pháp đó. Sai mà lại không biết là Sai, lại còn phê như sau:

Trích:

Tác giả VuiVui không sao hiểu cách Lưu Cung và các chuyển vận rất động rất tinh tế, nên có lời phê bình ấu trỉ và ganh tị nhắm vào lão HC tại VietLySo cách nay chừng 2-3 ngày . Đó là sự thiếu sót quê mùa đến đáng buồn của lý số gia hàng nội dập theo1 khuôn mà lại cho mình là đỉnh cao của thiên hạ .


Nguồn TVLS.net
.............
Quả nhiên sự lấn cấn của tôi là hợp lý. Tôi thật không hiểu, khi người ta học tử vi lâu năm, lại còn tham gia nghiên cứu mà lại có thể hiểu sai và vận dụng sai một phương pháp sơ đẳng như vậy. Thực ra phương pháp lưu cung không mới. Nói như những người lâu năm lăn lộn trong lĩnh vực bói toán hay nghiên cứu tử vi thì phương pháp này được xem như là phương pháp cổ lỗ. Cổ lỗ cả về hai nghĩa;
-Nghĩa thứ nhất. Cổ quá rồi. Trở thành chuyện "xưa như trái đất" khi mà bàn đến nó.
-Nghĩa thứ hai. Nó không những đơn giản mà còn đầy khiếm khuyết, cần phải được nhiều phương pháp khác bổ trợ một cách trực tiếp. Chứ không phải là bổ trợ theo kiểu như: Anh dùng tử, tôi dùng tử bình, còn anh kia dùng nhân tướng, anh nữa xài Hà Lạc, ... rồi chúng ta ráp lại với nhau để có sự luận giải chung nhất, hy vọng đưa ra kết quả luận đoán chính xác nhất có thể.
Nói một cách đơn giản nhất, sự phối hợp, chẳng hạn như: phối phép lưu cung với phép lưu thái tuế và các sao lưu.
Đọc những dòng trên của người lầm lẫn bởi sự thiếu mạch lạc trong tư duy, thiếu căn cơ vững chắc không chỉ nền tảng lý học đông phương mà ngay trong lĩnh vực tử vi cũng mơ hồ. Chung quy cũng chỉ vì học thuật không có căn bản. Nay tôi trình bày ở đây, hy vọng hóa giải phần nào cho các bạn học tử vi, kẻo sai lầm.
Trước hết tôi trình bày phép luận hạn tổng quát. Cái này được trình bày ở hầu hết các sách vở tử vi. Tuy nhiên mức độ hệ thống có khác nhau, chỉ bởi vì nó phụ thuộc vào trình độ thực có của tác giả.
Trước hết nói về Đại vận 10 năm.
Chúng ta cứ thừa nhận đại vận 10 như một sự tất nhiên, đó là giai đoạn 10 năm của mỗi con người trong cả một đời người. Chúng được sắp xếp theo một trật tự xác định, khởi từ mệnh, lấy theo số Cục mà định. Ví dụ, cục thủy là số 2, thì 10 năm đại vận đầu tiên sẽ ở mệnh cung, tính từ tuổi 2 đến hết năm 11 tuổi. Các đại vận kế tiếp được sắp xếp theo quy luật: dương nam âm nữ xếp theo chiều thuận, nghĩa là đại vận kế tiếp, ví dụ 12-21 sẽ ở cung phụ mẫu, tiếp nữa là đại vận 22-31 nhập cung phúc đức, và cứ thế ta an tiếp các đại vận tiếp theo. Đối với âm nam dương nữ thì an ngược lại, đại vận 12-21 nhập cung bào, đại vận 22-31 nhập cung phu/thê, và cứ thế tiếp tục cho các đại vận sau nữa.
Đến đây chúng ta phải tự hỏi. Xác định cung an mệnh trên lá số. Nếu không lý đến vận trình, rõ ràng cung an mệnh, đúng là cung an mệnh của lá số xác định toàn bộ cuộc đời. Nói cách khác, cung an mệnh là một cung cuộc đời. Phải chăng, cung mà đại vận 10 năm nó nhập sẽ là cái gì ?. Câu trả lời sẽ rất tự nhiên, nó chính là Cung Vận đại diện cho cung an Mệnh khi Mệnh "trôi" tới đó. Mà người xưa – hãy nhớ là người xưa, chớ không phải là người nay, chứng tỏ rằng tư tưởng, chuyển thành phương pháp, đã Cổ lắm rồi – mới nói, đó là Mệnh Vận. Lẽ tự nhiên, Người xưa cũng dễ dàng coi rằng, Mệnh như "tâm" của lá số, hay nói cách khác, như là Tâm Vị của 12 cung lá số. Vây thì, khi mệnh trôi, tức là mệnh vận dịch chuyển, thì chẳng có lý do gì ngăn cản các cung khác không dịch chuyển theo theo cái thế tương quan bắt buộc. Cái thế tương quan này nó nằm trong luật nhân quả chi phối trong việc xây dựng lá số tử vi. Cái này, khi có dịp trao đổi về triết đông trong bài toán tử vi, tôi sẽ đề cập tới sau.
Theo lẽ đó, khi có mệnh vận, đương nhiên tương ứng sẽ có 11 cung vận là phụ mẫu vận, phúc vận, điền vận, ....
Nếu chỉ dừng tới đại vận 10 năm. Sẽ rất là đơn giản, và cũng chẳng có gì đáng phải bàn. Vấn đề sẽ phức tạp hơn ở chỗ, khi ta xét đến vận lưu niên, rồi ứng dụng nó để đoán vận. Hiểu đúng, hay bá láp là ở chỗ này nó lòi ra ngay.
Bởi vì. Chẳng hạn, khi xét vận lưu niên. Chúng ta có ba cung. Lưu niên đại vận, Lưu niên tiểu vận và cung Lưu thái tuế an vị. Có câu hỏi tự nhiên bật ra: Vậy trong ba cung này, cung nào sẽ là Mệnh vận lưu niên đây ?.
Chỉ mới tới đây thôi, đã thấy ngay cái người viết nói tôi phê bình ấu trĩ và ganh tị thực đã không hiểu gì về vấn đề này. Chúng ta hãy thực nghiệm khi ông ta luận lá số Đặng Tiểu Bình, về hạn Bố của Đặng chết.

Trích:

Năm cha của Đặng bị Thổ Phỉ chặt đầu là năm 1938 tức năm Mậu Dần, tức các thứ sau đây giải thích tại sao cha chết:
1. Đặng lúc đó đuợc 1938 - 1904 = 35 t AL, gốc DH tại Hợi, tức Lưu cung Phụ tại Tý .
2. Năm Mậu an Lưu Kình trực xạ vào Lưu Phụ tại Tý, gia Lưu Đà La, Tang Hổ cố định, Lưu Tang, Lưu Khốc, Lưu Hư là cách khóc cha .
3. TH năm Mậu Dần an tại cung Thân tức Lưu Phụ tính theo TH, an tại Dậu cũng hứng Kình Đà Kỵ Kiếp Sát Thái Duơng, cũng là cách chết cha .
Nên nhớ Tuần Triệt của lá số Đặng ăn mạnh vào cung Duơng nên thiếu thời Đặng gian nan nếm mùi tân khổ, xa cách cha (Triệt an giữa Mệnh và Phụ) còn Tuần vào Di phá Thiên Mã nhiều lần, gia hại Lộc Tồn làm cho cách Mã Lộc Khốc Khách kém hay, thất bại ê chề . Ngay cả khi hạn hành vào cung Di tức lúc này Tuần và Triệt có cơ hội phá nhau để Đặng đuợc tháo gỡ Triệt tại Mệnh nhưng lúc đó Đặng đã hơn 60 tuổi thì Triệt đâu còn gì để Tuần phá nên Tuần siết cung Di, làm hại Mã, thất Lộc rất nhiều đối với Lưu Mệnh của Đặng .


Nguồn TVLS.net
................
Chỉ cần với những gì tôi đã trình bày ở trên, các bạn cũng đã có thể vạch được chỗ ấu trĩ của lời luận giải này. Xin mời các bạn tự nhiên, rồi tôi sẽ tiếp tục. Chúng ta sẽ đi tiếp tới mục tiêu nhận chân lời giải của Trần Thế Hưng.
Xin nhớ, đây không phải là sự phản biện, mà chỉ là đóng góp giúp các bạn học tử vi nhận rõ đường lối trong việc học tử vi. Khả dĩ nhận ra đúng sai của cái gọi là Lý trong tử vi luận. Bởi như tôi đã nói, tôi chỉ phản biện trực tiếp với tác giả, chứ không muốn phản biện qua bất cứ trung gian nào.
Xin cám ơn sự quan tâm của các bạn.
Thân ái.

07-11-10, 07:08 PM

Chúng ta tiếp tục.
Theo cái lý trên, chúng ta thấy sự xuất hiện các cung lưu, như phụ mẫu lưu, huynh đệ lưu, phúc lưu, ... có vẻ như rất tự nhiên. Và chính đó là lý do hết sức thuyết phục về sự tồn tại của các cung này. Điều này đưa tới sự đòi hỏi vận dụng chúng vào giải đoán vận hạn. Song cần nhớ rằng, đó không phải là những chứng minh sự tồn tại của các cung lưu, mà chỉ là những lời biện giải thuyết phục mà thôi. Việc chứng minh bài toán cung lưu phức tạp và khó khăn nhiều. Ta có thể hình dung nó tương tự như việc bổ đề Langlands. Cái bổ đề này được xem là đúng đắn khá là tự nhiên, nhưng đối với các nhà toán học, sự tự nhiên một cách cảm tính, cho dù đó là những cảm tính thiên tài, thì vẫn không thể nào làm cho các nhà toán học yên tâm được, cũng như không thể bảo đảm cho sự đúng đắn tuyệt đối của cái bổ đề ấy. Việc chứng minh các bổ đề ấy khó, vì thế, đã qua hơn 30 năm kể từ khi bổ đề ấy được phát biểu, chẳng có ai chứng minh được nó. Cho dù các nhà toán học vẫn cứ thừa nhận và sử dụng nó. Cuối cùng, người chứng minh nó là NBC, và giải thưởng fields đã dành cho người chứng minh được nó. Vì vậy, chúng ta hãy cứ thừa nhận các cung lưu như một sự tự nhiên, còn chứng minh nó một cách chặt chẽ thì ... đành phải chờ một ai đó, nếu như tôi không công bố phép chứng minh của tôi.
Tuy nhiên cần phải nói trước rằng thừa nhận là một chuyện. Còn sử dụng được chúng trong đoán vận lại là một chuyện khác. Sẽ có nhiều người, do sử dụng không được có thể đi tới sự phủ nhận chúng. Nếu sử dụng được chúng hiệu quả, tất sẽ thấy sự hay ho ở chúng. Nhưng cũng có người sử dụng sai. Khi ấy ngoài sự hồ nghi – đó là tốt nhất và chỉ có người thông minh mới có thể được như vậy – còn có người cứ mù quáng tin tưởng theo, rồi giải đoán công ra gà, gà ra vịt. Sai mà không biết mình sai, đó mới là điều nguy hiểm.
Như trên, tôi có đặt ra câu hỏi, trong ba cung niên vận. Cung nào là Mệnh vận lưu niên ?.
Thực ra câu trả lời này rất dễ, và cũng rất tự nhiên. Đó chính là cung Đại vận lưu niên. Cái lý rất đơn giản, bởi vì nó được khởi từ đại vận 10 năm tính đi. Khi cung đại vận lưu niên xuất hiện, bây giờ ta gọi là mệnh vận lưu niên cũng được. Đương nhiên, các cung lưu niên cũng sẽ xuất hiện theo đó. Có người nói rằng, xem như vậy thì dường như mỗi hạn ta đều có một lá số mới chồng lên lá số cũ. Mà muốn xem tới vận lưu niên, tức là ta đã có ba lá số chồng lên nhau. Đó là các lá số: Lá số đầu tiên là lá số tổng quát, lá số thứ hai là lá số lưu đại vận 10 năm, lá số thứ ba là lá số đại vận lưu niên. Cùng với nó có tiểu vận lưu niên và cung có thái tuế nhập. Thêm bao nhiêu sao lưu nữa thì ... chúng ta sẽ tá hỏa bởi chỉ mới đoán đến vận lưu niên thôi mà đã quá ư là phức tạp. Làm sao xử lý được tới ba lá số chồng đống lên nhau. Rồi các sao sẽ được an vị thế nào ?. Tại sao khi lá số lưu xoay chuyển như thế mà các sao lại "đứng ỳ ra đó", chỉ có một số sao là dịch chuyển, đó là các sao lưu mà thôi ?.
Chúng ta đã thấy sự phức tạp, và đưa tới ngày càng mơ hồ, khiến cho những ai muốn học và nghiên cứu tử vi cũng phải phát nản lòng ?.
Thực ra không phải như vậy. Đó là bởi vì, chúng ta đã có ý niệm sai ngay từ đầu rằng kết quả giải đoán đến vận lưu niên là đã có ba lá số chồng lên nhau. Cũng như bài toán lưu cung. Việc chứng minh hoàn toàn không đơn giản. Nhưng chúng ta có thể tạm đồng ý với nhau bởi vì những lý do sau:
-Lý, mệnh và vận phân ly. Cái lý này, như tôi đã có nghe, ngày trước ông VDTT đã có đề cập tới đó là ý kiến của một số tử vi gia Đài cảng. (tôi tôn trọng trình tự thời gian vì nó đã được công bố trước, chứ thực ra cái lý này tôi đã biết từ khi mới bắt đầu học tử vi, rất lâu trước khi sự kiện này được ông VDTT nhắc đến)Theo ý kiến này, sự thiết lập ba lá số chồng lên nhau là tự nhiên, từ đó đương nhiên, người ta có thể xét chỉ một lá số lưu cuối cùng mà thôi. Nhưng sẽ khiên cưỡng, bởi vì từ đó phải tuyệt đối an sao lưu toàn bộ. Nhưng với những sao an theo năm thì còn có thể. Những sao an theo tháng, ngày giờ thì lấy cái gì để an đây ?. Chả nhẽ lại suy từ ngũ hành của cung an mệnh vận ?. Đây là điều bất khả do tính đa trị cuả nó, cũng như về lý rất khiên cưỡng.
-Lý, mệnh vận liên kết. Sẽ đưa tới sự lược bỏ rất lớn đối với các lá số lưu, khiến chúng ta, suy cho cùng kỳ lý – bởi sự không nắm được bản chất cấu trúc của tử vi – thì sẽ lược bỏ vô tội vạ, cuối cùng thì chẳng có một lá số lưu nào cả, hay chỉ là những cung lưu về mặt hình thức mà thôi.
Nhưng thực tế thì, cả hai lý trên đều đúng. Có điều, nghiêng hẳn bất cứ về cái lý nào, cũng đều cực đoan cả. Trong tử vi luận, khác với lý luận hay lô gíc thông thường của khoa học là khi suy luận giải các bài toán khoa học, người ta thường "làm quá" các giả thiết, hay các chứng cứ, cũng như điều kiện của bài toán để tìm ra lời giải của bài toán, thì tử vi luôn không được phép làm như vậy. Tại sao vậy. Giải thích nôm na rằng làm như vậy là vi phạm cái lý âm dương. Nhưng để hiểu được thì không đơn giản tý nào.
Đây là một điều rất khó cho người viết khoa học về tử vi, bởi mỗi bước đi phải có chứng minh chặt chẽ. Muốn làm được việc đó, cần phải trình bày hệ thống lý thuyết từ "a đến z". Trong một bài như thế này là không thể, chỉ còn có cách là chúng ta cứ phải thừa nhận những điều, ít nhất là có thể xem như rất hiển nhiên mà thôi.
Quay trở lại hai lý trên, chúng ta đương nhiên phải chọn giải pháp "trung dung". Nhưng trung dung tới mức độ nào, lại còn phụ thuộc vào trình độ của tử vi gia. Ở trình độ này, người giải sẽ phải vận dụng thêm nhiều phép phối hợp khác. Một trong các phép đó, chính là bên cạnh lưu cung còn có lưu sao ?. Nên nhớ, cung tiểu hạn lưu niên và lưu thái tuế là do tự thân nó có, chứ không phải là sự phối hợp thêm do yêu cầu của bài toán lưu cung.
Theo lý đó, tử vi gia phải thiết lập một sự phối hợp sao cho việc giải đoán các biến cố sao cho biến cố được giải đoán phải có những biến cố không được phép xảy ra nhiều lần trong đời. Chẳng hạn như trong lá số của họ Đặng. Biến cố cha chết bị chặt đầu không thể được xuất hiện từ hai lần trở lên. Đến đây, chứng ta thấy ngay, với lối giải đoán mà tôi trích dẫn trên, chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra và thời điểm mà cha ông ta bị chặt đầu, có nghĩa là phải chết vài lần, thậm chí theo kiểu chết không toàn thây.
Thật vậy. Xét ngay trong đại vận ở Hợi cung, lấy năm mậu dần để thể hiện sao lưu chúng ta thấy lý luận của anh ta thế này:
-Năm 1938 mậu dần Đặng 35 tuổi, đại vận đương nhiên nhập cung Hợi, phụ mẫu lưu sẽ ở cung Tý – đúng.
-Năm mậu lưu Kình trực xạ vào cung phụ mẫu lưu tại Tý, gia lưu Đà cùng tang hổ cố định. Lưu Tang hợp chiếu từ thìn cung, gia hội lưu khốc lưu hư từ tam hợp chiếu về Tý cung lưu phụ mẫu. Nên nhớ, Lưu tang ở tam hợp !.
Chúng ta xét 8 năm sau, đó là vào năm Bính Tuất. Lưu Kình Lưu Đà như lưu năm có can Mậu, vì thế ta cũng sẽ nói được, lưu kình trực xạ vào cung Tý nơi phụ mẫu họ Đặng lưu trú 10 năm. Tang Hổ cố định thì đương nhiên 10 năm cha họ Đặng lưu trú ở đó, tất gặp luôn luôn. Năm bính tuất, lưu khốc lưu hư cũng nằm ở thìn và thân cung, chỉ khác chiều là năm mậu dần thì lưu khốc ở thìn, lưu hư ở thân, năm bính tuất thì lưu hư ở thìn còn lưu khốc ở thân. Nhưng lưu Tang lưu hổ thì mới khiếp, nhè ngay cung Tý, nơi cha Đặng ở mà phạm, chứ không tam hợp chiếu mỗi Tang lưu như năm Dần.
-Còn Tiểu hạn, năm Dần rơi vào Mệnh tại cung thân, kêu rằng lưu phụ mẫu theo tiểu hạn là cung Dậu – học không đến nơi đến chốn, lại còn bịa ra chi tiết này – rồi luận ép rằng: Hứng kình đà kỵ kiếp sát thái dương là cách chết cha. Xin hỏi, thái dương đồng cung thái âm, thái dương ở sửu vượng hơn thái âm, sao chết cha mà không chết mẹ ?.
Nay xét năm bính tuất, cứ theo cái lý luận đó thì lưu phụ mẫu theo tiểu hạn lưu niên sẽ là cung Tị, xơi luôn Đà Kỵ Thái dương Kiếp sát Kiếp Không (điạ) cùng thiên không hội thêm nhị hao bại địa. (địa kiếp địa không vỗ mặt)
Chúng ta hãy so sánh:
Năm mậu dần và năm bính tuất, những tiêu chí như nhau là lưu kình trực xạ. Nhưng lưu đà cùng tang hổ cố định, tang lưu và khóc hư lưu thì năm bính tuất nặng hơn nhiều, cũng là lưu đà, nhưng tang hổ hội cả lưu tang lưu hổ nhập cung phụ mẫu lưu, đây mới là cách tang tóc (nhưng nếu chỉ như vậy cũng chưa đủ tang tóc xảy ra, huống chi là nhẹ hơn thì càng khó xảy ra). Còn lưu khốc lưu hư thì như nhau. Vậy xét lưu can chi năm thì năm bính tuất nặng hơn năm mậu dần.
Tiểu hạn năm Dần, rơi vào thân cung, thì năm tuất ở thìn cung. Xét về vị trí thì như nhau – nếu không để ý đến triệt. Thực ra triệt ở đây sẽ làm giảm cái xấu đi, còn năm tuất thì không có triệt, nên cái xấu y nguyên. Nhưng thôi, không xét đến triệt nữa. Nếu năm dần, lưu phụ mẫu cung tại dậu hứng kình đà kỵ kiếp sát, thì năm bính tuất lưu phụ mẫu cung sẽ chịu đà kỵ kiếp sát cùng địa không địa kiếp nhị hao, phối hợp với cách tang tóc lưu tang gặp tang, lưu hổ gặp hổ thì dễ quyết đoán tang cha hơn nhiều so với năm mậu dần. Cùng cách thái dương đà kỵ mà không bị triệt ngăn trở. Như thế theo cùng cách xét như nhau, để khỏi ngụy biện vì nó thế này, còn cái kia thì thế khác, chúng ta cũng thấy tiểu hạn lưu phụ mẫu năm bính tuất cũng nặng hơn năm mậu dần. Chúng ta hãy nhớ, năm bính tuất họ Đặng 43 tuổi là năm cuối của cùng đại vận ở Hợi cung, chung đại vận với năm 35 tuổi.
Như thế, theo cái kiểu xem số như trên,trong một đại vận, cha họ Đặng bị chặt đầu ít nhất là hai lần ?. Rõ ràng là vô lý.
Chúng ta cứ theo cái kiểu lý luận lưu cung ấy, dù muốn biện bạch kiểu gì thì cũng thấy năm bính tuất nặng hơn năm mậu dần. Nhưng cha họ Đặng chết năm 1938 là thực tế, chúng ta không thể dịch nó sang năm bính tuất để mà nói năm mậu dần nhẹ hơn năm bính tuất, nên cha họ Đặng suýt chết năm mậu dần, mà đến năm bính tuất mới chết.

Bây giờ chúng ta quan tâm tới lưu niên tiểu vận.
Có câu hỏi, tại sao xem vận lưu niên lại có lưu niên tiểu vận, mà xem vận 10 năm – ít nhất là như vậy – thì lại không có lưu niên kiểu như tiểu vận vậy ?. Tức là xem đại vận 10 năm, chỉ có hai cung, mệnh vận và thái tuế lưu chứ không có ba cung như xem lưu niên vận.
Trả lời câu hỏi này không dễ, nhưng có thể nói đại lược đó là do tính ước lệ của thời gian. Từ cái điểm khác nhau này chúng ta có thể trả lời tiểu vận lưu niên không phải là mệnh vận lưu niên, mà chỉ có đại vận lưu niên mới là mệnh vận lưu niên mà thôi. Đã không là mệnh vận thì làm sao lấy đó để mà xuất hiện thêm lưu cung phụ mẫu được chứ ?!.
Cũng có thể có người ngụy biện rằng, năm mậu dần cha Đặng đã chết, thì dù năm bính tuất có nặng hơn thì lấy đâu ra người cha nữa để mà chết. Chẳng có gì đảm bảo là những năm sau năm mậu dần họ Đặng không bị nhiều tai ách nặng hơn ?.
Xin thưa rằng, đó là xem mệnh, biến cố tại mệnh, chứ không phải là xem biến cố cho phụ mẫu. Chả thế mà Thái thứ Lang đã nói. Xem hạn chết là phải tìm đến đại vận xấu nhất, rồi tìm đến năm xấu nhất, tiếp tìm đến tháng, rồi ngày, rồi giờ xấu nhất. Tìm đủ như vậy, khi đó mới dám quyết là hạn chết. Bởi vì, cái chết chỉ có một lần thôi. Còn như tìm không được, chỉ trách đó là vì mình tìm không được cái Xấu Nhất mà thôi.
Thân ái.

Trích:

Lưu niên tiểu hạn (và lưu thái tuế) không phải là mệnh vận lưu niên nhưng ta vẫn xét đến nó khi giải đoán cho mệnh. Nhưng khi xem như thế ta có cân nhắc đến ảnh hưởng của các cung tam hợp và xung chiếu của cung lưu niên tiểu hạn (và lưu thái tuế) lên mệnh không ạ?

Tam hợp và xung chiếu là các quan hệ tạp thành cách cục trong tử vi, nó giống như các phép toán trong các công thức toán học vậy. Sau khi cách cục hình thành, người ta mới dùng để luận giải. Cách cục hình thành từ mệnh vận thì luận đoán cho ra thông tin của mệnh tại vận đó. Có câu hỏi xuất hiện tự nhiên rằng : Luận cách từ mệnh vận cho thông tin của mệnh trong vận đó, vậy thì luận cách cục từ LNTH và Thái tuế thì cho ra thông tin về cái gì ?.
Đây là câu hỏi tự nhiên, nhưng là câu hỏi mang tính chất rất trừu tượng, do đó mà câu trả lời cũng không thể hy vọng có tính chất rạch ròi, như hai chia hai bằng một được. Ta nên hiểu như thế này.
Phàm những gì được giải đoán từ lá số tất thảy đều thuộc về những biến cố cuộc đời của đương số. Đoán về mệnh vận dài hạn, cũng như mệnh vận ngắn hạn. Có khi đều cho ra những biến cố cụ thể, mà những biến cố đó chỉ xảy ra trong thời gian một năm, thậm chí còn thời gian ít hơn một năm, nghĩa là chỉ vài tháng thôi. Nhưng cho dù chỉ là vài tháng, chúng ta cũng chỉ thấy nó thể hiện trong đại vận 10 năm, vậy mà trong vận một năm hay nhiều năm trong đại vận đó lại chẳng thấy nó xảy ra. Nhưng rồi trong một năm nào đó, và trong năm đó, chỉ có vài tháng là xảy ra. Chúng ta nói rộng ra cho dễ hiểu, chẳng hạn có số nào đó bị tù đày, nhìn trên số tổng quát thấy rõ là số bị tù. Nhưng trong thực tế thì người có số chỉ bị tù vài năm thôi, chứ không bị tù cả đời. Và vài năm đó chỉ xảy ra trong đại vận nhất định nào đó mà thôi. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Cho nên mới có câu hỏi: Số bị tù, nhưng khi nào mới bị tù ?.
Đấy là nói về vận. Còn với LNTH và Lưu thái tuế thì hiểu thế nào ?.
Trên tinh thần hiểu như trên khi nói tính tương đối của Vận, thì cái gọi là thông tin từ LNTH và LTT cũng là thông tin về Mệnh tại vận đó. Một sự tổng hợp thông tin có được từ cả ba cung đó, sẽ cho ta một bức tranh toàn diện hơn về các biến cố đối với mệnh trong bối cảnh toàn diện của các quan hệ mọi mặt của đời sống, hơn là khi mà ta chỉ khu trú, giới hạn trong việc xét thông tin mỗi một cung vận của mệnh. Vì thế, khi thấy một cách cục trong một cung, không nên võ đoán vội ra tiêu chí ngay, mà phải xem xét trên tổng thể, nếu thấy chúng xuất hiện với tần xuất nhiều lần thì tiêu chí, hay biến cố sẽ càng chắc chắn xảy ra. Thay vì chỉ có một lần xuất hiện ở một cung, mệnh vận lưu niên chẳng hạn, thì không nên vội kết luận. Điều này càng có ý nghĩa trong hóa giải. Chẳng hạn như mệnh vận lưu niên thấy tai nạn giao thông xảy ra, nhưng tiểu hạn lưu niên lại thấy được hóa giải và lưu thái tuế lại thấy chẳng hạn như vợ con yên bình thì có thể đoán quyết là tai nạn sẽ không xảy ra, mà chỉ hú hồn thôi, hoặc giả tai nạn có xảy ra nhưng nhẹ và được cứu thoát kỳ lạ, ... Cho nên gặp những trường hợp đó rất khó nói ra, bởi khi nói ra rất dễ làm trò cười cho thiên hạ nghe giải đoán, hoặc lại bị cho là hù dọa lấy tiền, lấy danh, ... mà không nói ra thì ...đáng tiếc những trường hợp như thế lại gặp rất nhiều trong giải số.

Trích:

Theo chú viết thì khi xem đại vận thì ngoài mệnh vận còn có lưu thái tuế phải không ạ? Đây là điều mới đối với cháu nên cháu hỏi cho chắc ạ.

Đúng vậy.
Thân ái.
Linh Xương Đà Vũ và Cải Số Những người xem tử vi, có lẽ không ai là không biết cái bộ này ?. Sách vở đều cho rằng, gặp bộ này là số: Nào là tự tử, nào là bị bức tử, bị độc tử, …Nhưng có lẽ, khi gặp nó, hầu như chỉ đoán đến thế thôi. Hạn gặp nó, tất bị hung họa nặng, có thể dẫn đến cái chết thảm thương. Bộ này ở cung nào, gây tai ách cho cung đó. Nhưng nặng nhất, và có ý nghĩa xác định phải là ở những cung: Mệnh – Thân, Phu/Thê, Tử tức, Phụ mẫu, Huynh đệ. Và cả những cung trong tam hợp hay xung chiếu với Mệnh. Khi câu hỏi, có cái gì chế hóa, hay hóa giải được nó không ?. Gặp nó thì Cải số như thế nào ?. Thì với sự hiểu biết về nó đơn sơ như vậy, thời không thể giải được !. Vì thế, câu hỏi đặt ra, thực thì nó tác hóa như thế nào ?. là một lẽ tự nhiên. Phải nói rằng, Linh Xương Đà Vũ rất độc. Cái độc của nó không phải chỉ là ở cái chết của đương số. Mà cái độc của nó nằm ở chỗ bức tử đương số. Cái chết nào rồi thì cũng là chết. Có cái chết nặng tựa Thái sơn, có cái chết nhẹ tựa Lông Hồng. Có cái chết đau đớn quằn quại, trên phương diện tinh thần cũng như thể xác. Có cái chết tưng tửng. Ra đi vào cõi vĩnh hằng mà cứ như không có chuyện gì xảy ra cả. Thì cái chết do bộ Linh Xương Đà Vũ gây ra, quả thật thuộc về cái chết đớn đau. Nặng nhất về tinh thần. Sau nữa là sự giày vò về thể xác. Người xem tử vi có kinh nghiệm, thấy rằng đằng nào cũng chết, nếu gặp Linh Xương Đà Vũ thì thà gặp Kiếp sát Hình Hổ hơn. Nhìn về mặt lý số, thấy cái anh Kiếp sát Hình Hổ sát khí nặng như thế, sao lại bảo thà gặp nó hơn là gặp Bộ Linh Xương Đà Vũ ?. Thật ra, tuy sách vở đều đề cập bốn sao, đủ cả bốn sao: Linh tinh, Văn xương, Đà la, Vũ khúc. Nhưng thật ra, cái bộ này, nhân của nó là Linh Xương Đà. Mà hạt nhân trung tâm lại chỉ có Xương Đà mà thôi !. Thực ra Vũ khúc không phải là cái nhân họa của bộ này. Người ta có thể thấy, nếu không phải là Vũ khúc, có thể là một sao khác. Chẳng hạn như thế Vũ khúc bằng Kiếp sát, hoặc cả bộ như Cơ Lộc Mã cũng vẫn nguy hiểm như là với Vũ khúc. Nhưng cái cách bức tử con người ta sẽ khác nhau, cũng như nguyên nhân kích hoạt cái bộ Linh Xương Đà sẽ khác nhau mà thôi. Điểm đặc biệt, nếu là Vũ khúc, thì bất kể Vũ có thể miếu vượng, vẫn hung hiểm như thường. Bởi vì đó là do khả năng chế giải của Vũ khúc với Linh Đà, đặc biệt là Đà la âm hiểm và tàn độc, khi Vũ khúc gặp nó, khác nào Chuột gặp Mèo đang đói. Thế nhưng Linh Xương Đà mà gặp phải Thiên phủ thì đương số chỉ lao đao thôi, chứ sức mấy mà bức tử nổi đương số. Tùy mỗi cách cục gặp Linh Xương Đà, mà gia giảm hung họa khác nhau. Vũ khúc thì bị bức tử vì cùng quẫn. Âm Dương thì bị bức tử vì tuyệt vọng, bế tắc không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cơ Lộc Mã thì bế tắc, tuyệt đường sinh nhai, chứ không phải là cứ đi ăn mày là thoát. … Như đã nói, cái Nhân của nó là Linh Xương Đà. Nhưng cái Hạt nhân trung tâm, chính là Đà Xương. Có điều, nó liên quan đến sự thành cách. Không phải cứ thấy Xương Đà là tá hỏa tam tinh. Việc thành cách, kiểu gì cũng có những dạng sau đây: -Mệnh – Thân hay trong tam hợp có cả Xương lẫn Đà, và chỉ khi chúng thực là sao bản mệnh mới đúng là thành cách Xương Đà. Khi ấy, vào Vận, chỉ cần gặp Linh, các cách cục tham gia hội họp ra sao, đều là ở vị thế thay cho Vũ khúc mà thôi, đó gọi là biến cách. Gặp một Linh, là đủ quyết đoán rồi. Nếu ngay trong mệnh thân không có sao hay cách cục hóa giải Xương Đà, hay có sao ngăn chặn Đà la. Thì Họa tất sẽ xảy ra. -Gặp cả ba sao này trong mệnh – thân và tam hợp, mà không có sao hay cách cục khác chia cắt chúng, thì cách này thành với điều kiện Đà Xương phải là sao bản mệnh, còn nếu chỉ có Linh là sao bản mệnh thì cũng không sợ, cho dù cách cục đã thành. -Nếu chỉ có một sao Xương hay Đà, dù là sao bản mệnh, khi nhập vận gặp Đà hay Xương, thì cũng không thành cách. Nhưng trái lại, gặp Linh thì vẫn hung hiểm như thường, nhưng khi ấy không phải là hung hiểm của bộ Linh Xương Đà. Vì thế, dù có thấy cả bộ, chớ có đoán rằng đương số sẽ bị bức tử !. Đoán như thế, mu rùa có thể bị đập bể có ngày đó. Hi Hi … -Xương và Đà gặp nhau kết thành hạt nhân trung tâm của cách, cũng phải xét đoán cho tinh. Đừng thấy khi Đà la độc thủ Dần – Thân là miếu địa mà đã vội cho hạt nhân này là cách cục tốt. Đừng tưởng Văn xương yếu liễu đào tơ, khuê các mà gặp được người anh Hùng – Đà la độc thủ cung VCD tại Dần – Thân là miếu địa, dẫu có gia thêm Bắc đẩu bội tinh (Ấn Tướng) để trở thành anh hùng QDND mà đã vội mừng. Các bậc phụ mẫu chớ có đem gả bán con gái mình vào những nơi như vậy. Đừng tưởng đó là trai anh hùng, gái thuyền quyên gặp nhau. Nhầm to đấy. Ây là đưa con gái mình vào chỗ chết. Sướng cũng chết, mà khổ cũng chết. Còn khi Đà la hãm địa, thì khỏi nói rồi. -Sợ nhất là khi Xương gặp Kỵ. Nó mà thành cách Xương Đà, thì chả cần gặp Linh. Đơn sơ như vậy cũng đủ hồn về chín suối rồi, bởi khi ấy cả hai đứa đều “tranh nhau” làm sao bản mệnh. Còn nhiều biến cách nữa, từ cái hạt nhân này. Mỗi biến cách đều có những luận giải khác nhau. Cần cẩn thận xét đoán, không thì nó tốt lại tưởng là xấu và ngược lại. Đơn cử như Linh Xương Đà hội đủ thành cách là cách cực xấu. Nhưng nếu có thấy Vũ được thay bằng Cự – cho dù là hãm địa – mà hóa Quyền thì trước cùng cực, nhưng sau đại phát, cách này là phản vi kỳ cách, người có cách này, làm quân nhân thì lên tướng, cầm quân đánh đông dẹp bắc, uy quyền khét tiếng. Đi buôn thì lỗ lên lỗ xuống, trốn chui trốn lủi, cuối cùng hanh thông, độc bá thiên hạ (đây chỉ là cách dùng hình ảnh thôi nhé, đừng tưởng thành vua thành chúa, rồi khi không được làm vua, làm chúa đến đòi đập mu rùa thì oan khiên lắm). Xem thế, bộ Linh Xương Đà thật vi diệu, nhiêu khê. Phải tường tận thì mới mong cải được số do nó gây ra. Không phải cứ thấy Linh Xương Đà, thầy bói kê đơn Cải số, là cứ cho một toa thuốc là sẽ giải được đâu. Có khi uống nhằm thuốc độc, nặng thêm, đẩy con người ta tới chỗ cùng cực hơn đó. Ví như lá số Endopain. Lá số này, dẫu có thấy Đà la nhị hợp cũng không thành cách Xương Đà được. Vì vậy, lá số này không bị hại về Linh Xương Đà cố định. Nhưng ở vận 44-53 tất sẽ bị hại, lý do chính là bộ Linh Xương Đà Sát lưu động bị Liêm Phủ ở Mệnh rung dữ dội kích hoạt mà sụp đổ. Số này, đại vận này giàu có, mặc dù từ nay đến lức 44 có một lần bị rung chuyển, nếu nói về số lượng nhà cụ thể, thời tử vi, như Tôi thì bó tay, đơn giản là vì, một triệu đô, người ta có thể mua vài ba căn nhà, nhưng cũng có khi lại chỉ có một căn mà thôi. Cũng có thể dùng Mai hoa dịch hay các môn khác mà đoán ra số lượng nhà cửa đã có. Nếu theo tử vi, chúng ta có thể xem xét ở dạng, tổng số tài sản, ước lượng là bao nhiêu. Thời, cái lá số này, vào thời điểm này thì tiền mặt không có bao nhiêu, đủ dùng xài (tiền mặt có bao nhiêu đều nhăm nhe đầu tư buôn bán). Nhưng tài sản nằm trong bds cũng đã có trên 10 triệu Mỹ kim rồi. Sơ lược về cách Linh Xương Đà Vũ là như vậy !. Nên nhớ, không phải là hỏi cách giải bộ này, mà phải là cải số, khi bị bộ này tác hóa. Tuy nhiên, biết được căn nguyên của nó, mới chỉ là bước đầu gọi là chẩn đoán bệnh. Còn giải, tức là kê toa thuốc ra sao, lại là chuyện khác, chuyện của cải số. Có những nguyên tắc của nó. via Tử Vi Lý Số: LẬT LẠI CHỦ ÐỀ CẢI SỐ. Đây là một vấn đề, về thường lý, nó rất nan giải. Từ đó dễ dẫn đến những ngộ nhận sau: -Sau khi tìm được phép Cải số, ví dụ như trường hợp của Jany. Việc tìm người có lá số như đã được chỉ dẫn là vô cùng khó. Ngay cả khi đã tìm được rồi, chắc gì người ấy đã có thể cùng với mình kết thành phu thê ?. Về thường lý thì đúng là vậy. Nhưng về lý số thì không như vậy !. Thật vậy. Lấy ví dụ, người có bệnh. Tìm thầy có khả năng chữa đúng được bệnh cho mình là khó. Nhiều khi, với bệnh nan y, lại vô cùng khó. Nhưng đó là công cuộc, là vận động nhân sinh. Nó không thuộc về cái gọi là lý luận của y học. Vì thế, đương nhiên, không chỉ bệnh nhân, người nhà của bệnh nhân, bạn bè, …cùng nỗ lực tìm kiếm. Đó chính là sự vận động nhân sinh, là sự nỗ lực của con người trong việc chữa bệnh. Còn khi gặp rồi, đương nhiên, khi người thầy thuốc thấy đúng con bệnh mà mình có khả năng chữa. Có khi nào người thầy thuốc đó từ chối không chữa, để mặc cho bệnh nhân chết không ?. Có thể có, nhưng ít lắm. Và cái phần trăm nhỏ nhoi đó, nó không thuộc về cái gọi là lý luận y học. Nó thuộc về y đức. Cải số cũng gần giống như vậy. Tìm được người đúng như đã được chỉ dẫn. Khó thật. Nhưng đó là sự vận động của con người, sự cố gắng, bản lĩnh và nghị lực cùng với biết bao nhiêu nhân tố khác nữa !. Có thể người ta bảo rằng, gặp được đó cũng là Phúc. Vâng !, đúng là Phúc. Nhưng trên phương diện mệnh lý tử vi, thì phúc đó không phải là phúc theo cái lý của tử vi !. Đó là cái Phúc tổng quát hơn nhiều. Nó thuộc về lý luận nào, chẳng ai nói tới cho cụ thể được. Có người thì bảo đó là do Phúc thực tại. Ừ thì là Phúc thực tại. Khi mà ta không sờ được nó, không thấy được nó bằng xương bằng thịt. lại chẳng có một cái lý luận cơ bản nào hướng dẫn. Thì nói thế nào mà chẳng được. Thế nên, nếu nói Mệnh, mà chẳng nói là mệnh lý tử vi, thì nói thế nào mà cũng được. Nhưng ở đây, rõ ràng, bệnh được chỉ ra trên mệnh, chính là theo cái lý của tử vi. Thì muốn chữa cái bệnh đó, thời dùng chính lý tử vi mà chữa. Chứ nếu chỉ nói chung chung như : Bảo con bệnh rằng: cứ tu đi, làm việc thiện, hãy thanh tâm, hãy ăn chay, mà quên đi cái cần có là phải dùng y học để chữa bệnh, thì đó đâu phải là chữa bệnh. Mệnh cũng thế. Phải nói bằng chính cái lý của tử vi thời để chữa cho cái mệnh lý tử vi. Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, mệnh vẫn có thể chữa, hay cải được bằng những phép chữa mệnh tổng quát hơn trên nền tảng mệnh lý tổng quát nhất. Nhưng rõ ràng, người ta, nếu theo phương pháp đó, từ xưa đến nay, vẫn đã và đang, có lẽ cũng là sẽ vẫn làm thì không thể có một môn học xác định. Cũng như kiểu chữa bệnh bằng tập thể dục vậy. Tất nhiên sẽ khỏe mạnh, nhưng y học sẽ không thể phát triển nếu cứ lấy đó làm phương pháp bao trùm cho hết thảy. Khi đã tìm ra rồi. Thì khỏi lo. Một lá số đã ứng như thế, khi gặp nhau, họ sẽ thấy sự cần thiết phải có nhau. Về mặt lý số, đó gọi là ứng số. Cho dù trên lá số của Jany, người chồng đúng số là người chẳng ra gì !. xem ra, có vẻ thấy mâu thuẫn ?. Nhưng thực không phải vậy. Bởi đây là sự vận dụng những nguyên lý tổng quát nhất, có tính chất nền tảng của tử vi vào thực tiễn đời sống. Có thể hình dung như thế này: Một chiếc xe ô tô. bạn đang lái nó, nhưng đến giữa đường bị hỏng, chẳng hạn như két nước làm mát bị vỡ. Khi đó, đương nhiên chiếc xe đó bị hỏng, không thể tiếp tục được hành trình. Nếu cố gắng thực hiện hành trình, thời máy sẽ cháy. Hệ lụy của nó là vô lường. Nhưng nếu bạn là người có kiến thức về động cơ, hay xe. Bạn sẽ có cách khắc phục nó để đi tới nơi có thể sửa chữa. Hoặc như bạn có cái quạt điện, nhưng nó lại bị nóng khi chạy, chạy lâu sẽ cháy. Bạn tìm cách làm mát nó, thì bạn sẽ dùng được nó. Tôi lấy ví dụ đó, để cho thấy rằng, con người ta, đối với hệ động lực hoạt động theo các nguyên lý vật lý, thì khi nó bị sự cố, muốn khắc phục sự cố, người ta cũng phải vận dụng những định luật khác khả dĩ khắc phục được sự cố đó. Các định luật đó cũng vẫn sẽ là những định luật vật lý. Thì ở cải số cũng vậy. Trường hợp trên lá số gặp người chồng chẳng ra gì, thì bằng những nguyên lý vận hành mà tử vi tiềm tàng, chúng ta khai thác nó, vận dụng nó đúng đắn thì những điểm yếu trên lá số, như lá số Jany về người chồng, rồi cả việc sinh đẻ, là có khả năng khắc phục. Nếu Bạn là cái người có biết về trường hợp giờ Kim sà, mà Tôi đã đưa ra tới ba lá số: Một lá số của người thầy, hai là số của người con nuôi, và cuối cùng là số của người con dâu. Tổ hợp cả ba lá số đó chính là đã có sự sắp xếp về lý số để cho cái mục tiêu Cải số, khắc phục cái tính lý nguy hiểm của giờ Kim sà có thể được thực hiện. Bạn nói đúng. Việc tìm những lá số đó khả dĩ đối với thời đại ngày xưa. Nhưng ở thời đại ngày nay, người ta vẫn nỗ lực được, và cao nhất là bằng tâm và đức. Cùng với sự kiên tâm, tất sẽ có khả năng thành công. Với sự lần lượt, đầu tiên phải tìm cho được người thầy. sau đến đứa con nuôi. Cứ kiên tâm làm, cánh cửa vào kho tàng dần sẽ mở toang !.Tôi không còn bao nhiêu bài nữa, cũng như đã hứa không tranh luận. Nhưng viết như apollo như trên, thật là chẳng hiểu gì cả. Không chỉ có thể chứng minh ràng mạch cái bộ Linh Xương Đà Vũ, mà cách này còn có thể nhìn từ nhiều khía cạnh để nhìn rõ bản chất. Vì thế, apollo có hiểu hay không, không còn là vấn đề của Tôi, nhưng trong chủ đề này của Tôi, Là người đề cập đến cách cục này, nên vì trách nhiệm với bạn đọc, ở mức độ cho phép, Tôi viết thêm ý nữa, nếu bạn đọc có hiểu, thì tốt, nếu không hiểu thời đành chịu. Trước hết cần thấy rõ bản chất hung họa của bộ Linh Xương Đà Vũ. Do bức đương số đến chỗ tự vẫn. Tiến trình của hung họa cũng do đó mà bộc lộ rõ ràng. Từ Hung đến Sát. Ta thấy rõ, Đà chủ hung, Linh chủ sát. Tuy rằng cả hai đều âm độc. Từ đó mà suy, thấy rõ Đà đến trước, Linh đến sau. Ép đương số cho đến chết. Quá trình là rõ ràng, chẳng có cái chết nào chết trước, phiền muộn, lo lắng sau cả !!! Xem Bộ Linh Xương Đà Vũ, thấy ngay Đà là hung, Linh thì Sát, Vũ là kết cục cũng là nội dung của họa hại, bởi thế, nếu không phải là Vũ, mà là Cơ Lộc Mã thì tuyệt đường sinh nhai mà chết. Còn nhiều biến cách nữa. Biến cách Linh Đà Xương Vũ rất phức tạp và tinh tế. Trong đó, thấy rõ chỉ có ba sao đóng vai biến hóa là Xương Đà Vũ. Mỗi biến hóa là một biến cách. Chỉ có Linh cố định, ngồi ỳ một chỗ. Nhưng như thế không có nghĩa đó là nhân. Cái nhân của cách cục ở đây chỉ rõ là cái nhân gây họa. Chứ không phải là một cái nhân tĩnh tại. Có hiểu được lẽ biến hóa đó, mới có thể hy vọng vận dụng được biến hóa của Linh Xương Đà Vũ. Đừng nhìn thấy, đương số nào bị dính Linh Xương Đà Vũ là có kết cục của cái chết, rồi nói rằng Linh chủ Sát, gây nên cái chết mà cho rằng đó là hạt nhân trung tâm. Nắm bộ này theo cách đó, thì làm sao hiểu được biến hóa và vận dụng biến cách của Kiếm chiêu, qua một chiêu này. Bao nhiêu trường hợp ví dụ mà mọi người đã hỏi, đủ thấy biến hóa của Bộ này như thế nào. Nếu lấy sự cố định của Linh mà luận làm trung tâm, thì làm sao hiểu được căn nguyên, cội rễ của hung họa. Viết đến thế này là quá nhiều. Tôi sẽ không trình bày thêm.

Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/index.php?...ch__1#entry701
Copyright © TuViLySo.org
Mệnh Chủ Trước hết về mệnh chủ. Tôi nhắc lại, mệnh chủ dùng để định cách cục. Cũng như phương trình vật lý toán, muốn giải thích hiện tượng, hiệu ứng, ... vật lý được biểu diễn bởi phương trình xác định thì phải xác định nghiệm của phương trình đó. Rồi từ nghiệm đó người ta mới lý giải cái vấn đề được đặt ra. Có nghiệm trực tiếp và có cả nghiệm gián tiếp. Nhưng đều thu được từ việc giải phương trình đó mà ra. Trong tử vi cũng vậy, phải xác định cách cục rồi thì mới luận được. Phép hội sao là phép xác định cách cục cổ điển. Nó đòi hỏi phải có hai điều kiện như tôi đã đưa ra. Điều kiện thứ nhất nói đên tính xác xuất khả dĩ lớn nhất, tức là tìm ra đặc điểm chung của cách cục. Người ta đã thấy ngay bản chất của điều kiện này. Phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, linh cảm, năng khiếu của người giải đoán. Tức là tổng quát hóa. Điều kiện thứ hai là tính khả dụng, tức là áp dụng cụ thể vào thực tế thì liên hệ trực tiếp tới vốn sống, kinh nghiệm và sự hiểu đời – liên quan tới ngũ sự, … – của người giải đoán. Chả thế mà chúng ta vẫn hay nghe nói những người giỏi luận tử vi nào la cần năng khiếu, cần giác quan thứ sáu, cần trải đời, v. v. .. Trước kia chúng ta chỉ hay nghe nói thế thôi, nhưng nay thì thấy rõ, bản chất của nó là do cái phép hội sao nó yêu cầu tới hai điều kiện trên, do đó số người giỏi tử vi mới ít như vậy, và cũng ít người có thể theo được đến cùng. Tức là đặc biệt hóa. Nhưng tiền nhân ta đã không thỏa mãn sớm như vậy. Họ đã nghiên cứu, mày mò để tìm cách hóa giải những khó khăn của hai điều kiện trên. Phép hóa giải đầu tiên là việc đưa ra hai sao chủ mệnh và chủ thân ở thiên bàn của lá số. Nhưng phép này ta thấy ngay là thô thiển – tuy nhiên trong một vài trường hợp, mà đối với xã hội xưa kia thì cũng thấy khá là đủ bởi đâu có phức tạp và phong phú như cuộc sống xã hội hiện đại. Thô thiển là bởi vì, hai sao chu thân mệnh được xác định như là quy tắc cố định theo năm sinh. Mỗi năm có một cặp sao mà thôi. Dễ thấy là cho dù mỗi lá số, với cùng cặp chủ mệnh thân tuy luận sẽ có khác nhau, nhưng cùng một lá số là không có cách gì luận khác nhau được cả. Tinh tế hơn chút nữa chúng ta cũng thấy, mỗi năm có tới hơn 8 ngàn lá số. Chúng ta lại luận theo kiểu xác định cách cục chính tinh phụ tinh thì chúng ta sẽ rơi vào cái thế tự trói chân tay minh. Ví dụ như chúng ta thấy có cách phủ tướng triều viên. Đương nhiên không thể bỏ. Lại chỉ có một cặp chủ thân mệnh, nên không thể thoát ra khỏi hai cái giới hạn đó. Chỉ còn có cách mở bằng gia hội thêm sao, chế hóa, … các bạn nào chưa làm thì bây giờ làm thử xem. Sẽ rơi vào mê hồn trận. Tệ hơn nữa là luận xong rồi, chẳng biết có đúng không nữa. Mà khi biết là sai thì cũng chẳng biết sai ở đâu. Cứ thử đi !. Rồi các bạn sẽ còn gặp nhiều chuyện bất khả, và tức mình hơn nữa. Cái phép chủ mệnh thân này nó cổ lỗ, và thô tới mức nhiều người còn không thèm học. Đặc biệt là những người của phái đông a. Tiền nhân ta khi nghiên cứu tử vi đều nhận ra điểm này mà tìm cách khắc phục nó. Một hướng khác phục có lẽ là phổ biến nhất hiện nay, nhưng nguồn khởi của nó, thú thực tôi không dám xác quyết, vì thực tế nắm được là những gì truyền lại, lại không có những kiểm chứng khoa học. Nên chỉ viết ra đây, xem như là một chút thư giãn, khỏi bức bối mà thôi. Số là khi giải đoán những lá số mệnh VCD tiền nhân ta đã đúc kết khá nhiều công thức. Nhưng phảng phất thấy vai trò của những hung tinh, cát tinh đặc biệt. Mà một trong các thông số đặc biệt đó là sự đồng hành với ngũ hành bản mệnh của một vài tinh đẩu có trong cách cục được nêu bởi các công thức – tuy không phải là tất cả một cách tuyệt đối – nhưng phảng phất và dễ tìm được cái lý để các tinh đẩu đó lộ diện. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, sẽ gặp ngay cản trở bởi tính hạn chế của sự đồng hành chỉ trong cung mệnh. Tiền nhân ta tháo gỡ khó khăn này bằng cách không hạn chế xét sao nòng cốt chỉ ở trong khuôn khổ một cung an mệnh, hay cung an thân mà mở rộng ra tới cung thiên ri, tài và quan. Nhưng có một số người không hiểu lại giàu trí tưởng tượng liền mở rộng cho các cung khác nữa, có biết đâu rằng do hạn chế bởi sự mất cân đối của ngũ hành, nên sự mở rộng càng lớn thì tính mất cân đối càng lớn và do đó tính phi lý càng rõ nét, đưa tới sự vận dụng ngày càng mơ hồ hơn, gượng ép hơn. Hơn hết là cho dù sự mở rộng hợp lý, nó vẫn gặp những trở ngại không vượt qua được. Thực tế là phương pháp định cách cục dừng lại ở đây rồi lại loanh quanh trở về với phép hội sao và kết hợp cả hai. Nhưng lối thoát vẫn không thể có, người đời không chịu dừng lại và thế là cách mạng, là sáng tạo. Nhưng hầu hết đều nhằm vào cải tiến cách luận và trên cơ sở đó mà đưa thêm nhiều thông số, nhiều biến hóa của cách cục, tinh đẩu. Phép lưu tứ hóa, phép thái tuế, phép hóa khí, … tất thảy chỉ là những phép nhằm giải quyết vấn đề là do phép định cách cục bị hạn chế, nên phải mở rộng “phạm vi hoạt động” của cách cục, sao cho cải thiện được cái điều kiện thứ nhất là xác xuất khả dĩ lớn nhất – tức là sẽ khắc phục sự mơ hồ của tâm linh phần nào – và khả dụng lớn nhất vì khi cho cách cục biến hóa thì cái kinh nghiệm sống, sự trải đời của người giải đoán mới có “đất dụng võ”. Như thế, giải đoán đã phát triển thành hai hướng, hướng nâng cấp phép định cách cục và Hướng thứ hai là mở rộng phạm vi hoạt động của cách cục. Rõ ràng hướng thứ hai rất dễ được chấp nhận, và thực tế nó đã được hào hứng tiếp đón. Nhưng rút cục, tình hình tuy có được cải thiện, song vấn nạn vẫn còn đó. Tổ tiên phái đông a – bằng con đường riêng của minh – đã phát minh ra sao treo. Nhưng giữ thật kỹ. Cho nên, mặc cho đời xoay chuyển, càn khôn nổi sóng gió thế nào Nó vẫn lẳng lặng giữ yên “một bờ cõi”. Thiên hạ bàn tán xôn xao, tò mò hay chọc ngoáy, Nó vẫn sản sinh ra những lời đoán thần kỳ. Ẩn hiện như rồng lượn khiến người đời ngưỡng mộ mà phải liệt nó vào những giai thoại. Phương pháp sao treo, vượt lên phép nòng cốt – mặc dù sự ra đời của sao treo chưa chắc đã là do sự khắc phục hạn chế của các phép định cách cục trên – mà là do họ đã hiểu được bản chất thực của tử vi. Nhưng tự nhiên, nó giải quyết được hàng loạt vấn nạn của môn tử vi. Song, nó vẫn im lặng. Nó trở thành bí truyền. Phương pháp mệnh chủ tiếp nối nền tảng của phép treo sao. Có vậy thôi. Không nên thấy nó có chữ mệnh chủ mà ngộ chữ rồi hỏi thế còn thân chủ đâu rồi !