ĐỆ NHỊ CẤP hay ĐỢT II

Tập vận Chu Thiên

* Điều kiện: Trường chay. (Nếu thập Trai thì chỉ TỊNH, ĐỊNH, TRỤ THẦN)

Công phu là để tu tập cho sự tiến hóa của CHƠN THẦN, gìn giữ cho TÁNH MẠNG nên mỗi khi đến giờ công phu, người tu tịnh phải tịnh định 15 phút để cho CHỦ NHÂN ÔNG phát hiện hầu chữa trị các TÀ DỤC để duy trì CHÁNH TÍN, khỏi bị sa ngã lầm lạc. Có như vậy thì Chánh Đạo mới có thể sáng tỏ được. Còn về căn bịnh thì là việc bình thường đừng lo sợ mà căn bịnh phát tác Người tu tịnh cần nhớ: Bốn mùa tuy có phân định nhưng cũng còn bất trắc phong vân thì tấm thân tứ đại làm sao mà khỏi họa phước.

I. Đệ Nhất Cửu: Tập vận CHU THIÊN 36 VÒNG.

1. Tọa thiền.

2. Tịnh Hư Vô 15 phút.

(1. và 2.: Tâm yên, trí lặng, vạn duyên đốn tuyệt, ngũ quan bế, hít thở thật nhẹ, chậm rãi, liên tục dài và sâu).

3. Hai bàn tay lật ngửa đặt sát bụng cùng bắt ấn Tý. Bàn tay trái đặt trên bàn tay mặt.

4. Đọc KIM QUANG CHÚ (3 lần).

5. Vừa NÍN THỞ vừa NIỆM DANH THẦY, vừa tưởng tượng lấy ngón tay giữa của bàn tay mặt họa PHÙ TAM THIÊN ở trước mặt.

6. Cong lưỡi lên ổ gà, miệng ngậm răng khít, mắt nhìn hướng chót mũi.

7. Vận CHÂU THIÊN
: Hít Vô nhẹ và dài, dùng tư tưởng đưa hơi thở từ HUYỀN QUANG KHIẾU theo mạch NHÂM (ở trước ngực) -> đến Rún -> HẬU MÔN hay HẠ THƯỚC KIỀU (nhíu hậu môn kẻo hơi thở theo hậu môn vọt thẳng ra ngoài thì hỏng) -> chuyển đến huyệt VĨ LƯ, nín hơi một cái, rồi từ từ thở ra cũng nhè nhẹ theo đường xương sống (mạch Đốc) -> đến NÊ HƯỜN CUNG -> HUYỀN QUANG KHIẾU.

Đó là một vòng châu thiên. Thực hiện 36 vòng Châu Thiên mới nghỉ. Nhớ hít vô bao nhiêu thì thở ra cho thiệt hết nếu không bụng sẽ càng ngày càng lớn.

8. XẢ: xoa hai tay nóng rồi úp lên mặt và bụng.

9. Nằm theo ngủ pháp.

II. Đệ Nhị Cửu:

Tập vận Có THIÊN 72 vòng. Từ Đệ Nhị đến Đệ Cửu, dẫn hơi thở chạy đều không ngừng đâu hết.

III. Đệ Tam Cửu:

Tập vận CHU THIÊN 144 vòng.

IV. Đệ Tứ Cửu:


Tập vận CHU THIÊN 288 vòng.

V. Đệ Ngũ Cửu:

Tập vận CHU THIÊN 360 vòng.

VI. - IX. Đệ Lục Cửu đến Đệ Cửu Cửu:


Vẫn tập vận CHU THIÊN 360 vòng.

Khi đã vận chu thiên thì nên vận liên tục, tứ thời càng tốt, vì ngưng vận thì KHÍ tan.

Đức ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN có dặn: Phải bền chí luyện Tứ Thời liên tục thì sẽ thấy hiệu nghiệm và huyền diệu.

TÍ: Tấn dương hỏa hay thu lấy khí Dương đang phát triển trong vũ trụ.

NGỌ: Thối âm phù hay thu lấy khí âm đang lên mà giảm khí âm trong cơ thể vì cực âm thì sinh Dương.

MẸO, DẬU:
Giờ Mộc Dục nghĩa là Đại Tịnh để lóng được lưu thanh, kiểm điểm sám hối để giảm bớt dục niệm.

Chánh pháp là TỊNH TÂM. TÂM TỊNH thì nhơn dục sẽ lặng yên và lý Đạo sẽ thông suốt. Khi TÂM ĐỊNH thì THẦN TRỤ và sẽ có ẤN CHỨNG: Đó là thất tình lục dục giảm lần hoặc uế trược châu thân bị tẩy trừ, chân khí trở nên thanh thuần nên rất sáng suốt. Bước vào Đệ Nhị Cấp thì có thể bảo vệ châu thân chống được độc khí lan tràn và hòa nhập với vũ trụ. Muốn ĐỊNH TÂM thì người tu tịnh phải TÁNH MẠNG SONG TU nghĩa là TU TÁNH và LUYỆN MẠNG.

- TU TÁNH: tức là sửa những tánh xấu, những tánh làm phiền người và làm khổ mình như sửa tánh độc tài thành tánh dung hòa tức là biết lắng nghe ý kiến của người khác, sửa tánh vụn vặt bươi móc thành tánh bao dung và tha thứ, sửa tánh ích kỷ thành tánh vị tha, sửa tánh cố chấp thành tánh hỉ xả...

"Những tánh xấu thường do nhơn dục sanh ra mà bổn tánh của con người ở phía sau nhơn dục. Cho nên kẻ học Đạo muốn giác ngộ bổn tánh thì phải hồi hướng về nội giới, vượt qua những hình danh, sắc tướng, phiền não, vượt qua và vượt qua mãi đến cõi lòng chưa phát động thì sẽ thấy được bổn tánh...”

- LUYỆN MẠNG: là rèn luyện bổn mạng tức là bản thân để có một đời sống lành mạnh và đạo đức. Hằng ngày nghiêm túc gìn giữ giới luật để định Ý và kềm TÂM.

“... Tánh Mạng song tu có khó chi

Tâm phàm Tịnh, Định lố huyền vi

Nhãn quan, Nhĩ thính khai Trung Phủ

Sẽ thấy trường sanh chẳng hạn kỳ...”

Đức ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN